Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dư luận xã hội của sinh viên khoa luật – đại học huế về hôn nhân đồng giới luận ...

Tài liệu Dư luận xã hội của sinh viên khoa luật – đại học huế về hôn nhân đồng giới luận văn ths. xã hội học

.PDF
130
1137
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO DƢ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUỀ VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội - 2014 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 7 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 8 2.1. Nghiên cứu về đồng tính .................................................................... 8 2.2. Nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới .......................... 11 3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................... 12 3.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................. 13 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 13 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 13 4.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 13 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 13 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 13 5.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................... 13 5.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 14 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................... 14 6.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 14 6.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 14 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................ 15 7.1. Phương pháp luận............................................................................. 15 7.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 15 8. Khung phân tích .................................................................................... 18 9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 18 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 19 1.1. Khái niệm công cụ của đề tài ............................................................ 19 1.1.1. Khái niệm dư luận xã hội .............................................................. 19 2 1.1.2. Khái niệm sinh viên ...................................................................... 21 1.1.3. Khái niệm đồng tính ...................................................................... 21 1.1.4. Khái niệm giới ............................................................................... 21 1.1.5. Khái niệm hôn nhân ...................................................................... 22 1.1.6. Khái niệm hôn nhân đồng giới ...................................................... 22 1.1.7. Khái niệm thái độ .......................................................................... 22 1.2. Lý thuyết áp dụng .............................................................................. 23 1.2.1. Lý thuyết dán nhãn ........................................................................ 23 1.2.2. Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới ................................................... 27 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 28 CHƢƠNG 2: DƢ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI .......... 31 2.1. Con đƣờng hình thành dƣ luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ................................................................... 31 2.1.1. Kênh giao tiếp đại chúng (truyền thông đại chúng) ...................... 31 2.1.2. Kênh giao tiếp cá nhân .................................................................. 36 2.2. Thực trạng dƣ luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới .. 39 2.2.1. Dư luận xã hội của sinh viên về đồng tính .................................... 39 2.2.2. Dư luận xã hội của sinh viên về quan hệ sống chung đồng giới .. 48 2.2.3. Dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới........................................................................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76 1. Kết luận .................................................................................................. 76 2. Khuyến nghị ........................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DLXH Dư luận xã hội HN&GĐ Hôn nhân và Gia đình HNĐG Hôn nhân đồng giới ISEE Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường SV Sinh viên 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đối tượng SV cùng thảo luận về hợp pháp hóa HNĐG ................. 37 Bảng 2.2: Quan điểm của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính .......... 42 Bảng 2.3: Cách sinh viên gọi người đồng tính................................................ 45 Bảng 2.4: Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính............................... 46 Bảng 2.5: Kênh cung cấp thông tin về việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng .................................................................................... 49 Bảng 2.6: Hình thức tổ chức đám cưới ........................................................... 51 Bảng 2.7: Đánh giá của SV về dự thảo Luật ................................................... 55 Bảng 2.8: Hiểu biết của sinh viên về khái niệm “hôn nhân đồng giới” .......... 56 Bảng 2.9: Khó khăn của người đồng tính nếu HNĐG không được công nhận .... 58 Bảng 2.10: Lý do sinh viên ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới .. 64 Bảng 2.11: Lý do sinh viên không ủng hộ hôn nhân đồng giới ...................... 66 Bảng 2.12: Hành vi của SV để pháp luật công nhận HNĐG .......................... 69 Bảng 2.13: Các quyền cần được công nhận của cặp đôi sống chung đồng giới ... 72 5 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Nguồn cung cấp thông tin về việc hợp pháp hóa HNĐG .......... 32 Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân của đồng tính .............. 40 Biểu đồ 2.3: Thái độ của SV đối với việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng .......................................................................................... 50 Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa năm học với cách hiểu về HNĐG .................. 57 Biểu đồ 2.5: Thái độ của SV đối với việc hợp pháp hóa HNĐG ở VN .......... 61 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) đã khẳng định: “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi, hay bất cứ thân trạng nào khác” [24]. Đến ngày 7 tháng 3 năm 2012, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Tuy nhiên hiện nay, sự kỳ thị đối với người đồng tính vẫn đang diễn ra. Hiện nay trên thế giới có 15/193 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới (HNĐG), 76 quốc gia, pháp luật còn phân biệt đối xử và tội phạm hóa những mối quan hệ đồng giới, người đồng tính bị bắt, truy tố và phạt tù. Khác với nhiều nước trên thế giới, quan hệ đồng giới ở Việt nam không bị tội phạm hóa nhưng luật pháp vẫn quy định: “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” [7]. Việc pháp luật cấm kết hôn đồng giới cũng một phần làm xã hội hiểu sai và có định kiến đối với người đồng tính. Với mỗi con người, kết hôn là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, đặc biệt với người đồng tính, đó là ước mơ, là quyền bình đẳng mà họ đang đấu tranh để được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp. Theo kết quả cuộc điều tra của Trung tâm ICS năm 2012 thực hiện với hơn 2000 người đồng tính tham gia thì có 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký, 4% muốn được sống chung không đăng ký [16]. Dù pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng người đồng tính vẫn sống chung với nhau, vẫn tổ chức đám cưới, chứng tỏ các quy định của pháp luật đã không theo kịp với sự phát triển 7 của cuộc sống. Do đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt pháp luật. Pháp luật cần phải được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Đã đến lúc, vấn đề hợp pháp hóa HNĐG ở Việt Nam cần phải được xem xét nghiêm túc dưới nhiều chiều cạnh khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu DLXH để có thêm quan điểm về vấn đề này. Thái độ của dư luận xã hội đối với HNĐG ra sao? Đặc biệt là DLXH của sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước, họ có suy nghĩ gì về vấn đề nhạy cảm này. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về đồng tính 2.1.1. Trên thế giới Nhóm tác giả A.Cloete, L.C.Simbayi, S.C.Kalichman (2008), đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính nam bị nhiễm HIV”. Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Cape của Châu Phi. Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến những người đồng tính nam và chú ý đến hành vi tình dục của đồng tính nam có AIDS. Đề tài đã khảo sát 92 đồng tính nam có HIV và 330 người bình thường có HIV. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những đồng tính nam bị nhiễm HIV cảm thấy cô đơn, bị phân biệt đối xử. Họ bị mất việc làm, nơi ở. Tuy chỉ ra được những tác động và hệ quả của quan hệ tình dục không an toàn nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về đồng tính nam và chưa phân tích sâu về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính. 2.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu về đồng tính ở Việt nam hiện nay chưa nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến chủ đề “đồng tính”. 8 Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của tác giả Jacob Aronso (2002) “Tình dục đồng giới ở Hà Nội: Chốn công cộng và tình dục nơi công cộng, không gian Gay”. Trong nghiên cứu này, Jacob Aronso đã mô tả tình hình tình dục đồng giới tại Việt Nam và thái độ, nhận thức, phản ứng từ người dân địa phương về vấn đề đồng tính. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đồng tính nam ở Việt Nam đang chịu áp lực nặng nề từ phía gia đình và xã hội; đó chính là những rào cản tâm lý khiến họ không thể sống là chính mình. Đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2009) “Sống trong một xã hội dị tính: câu chuyện từ 40 người nữ yêu nữ Quan hệ với cha mẹ” đề cập đến câu chuyện của 40 người nữ yêu nữ. “Quan hệ với cha mẹ” là một cuốn trong bộ báo cáo “Sống trong một xã hội dị tính”. Nghiên cứu được thực hiện ở Hà Nội từ tháng 03 đến hết năm 2009. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này không xác định đối tượng là nữ tính hay lesbian mà xác định là những người nữ yêu nữ. Như vậy, có nghĩa là cứ người nữ mà có yêu người nữ khác thì là đối tượng nghiên cứu, bất kể là người đó coi mình là người đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái hay hoàn toàn không gọi mình bằng những khái niệm đó. Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu đã mô tả một cách chân thật và sống động những câu chuyện riêng tư của người nữ yêu nữ, đặc biệt là diễn biến họ nhận ra mình là người nữ yêu nữ, tìm hiểu điều đó tác động đến cuộc sống của người nữ yêu nữ như thế nào. Tác giả Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp (2005) đã nghiên cứu đề tài: “Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục”. Nghiên cứu đã khảo sát 36 MSM và những người thân, bạn bè, cán bộ y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh khá hoàn chỉnh về thành phần xã 9 hội và định hướng tình dục. Hầu hết các MSM đều bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ những người thân và xã hội. Nhiều tác giả (2013) đã cho ra đời quyển sách: “Những câu chuyện chưa được kể”. Đây là tập hợp 14 truyện ngắn do các cán bộ của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số đã làm việc trong suốt một thời gian dài cùng nhóm 16 nam giới yêu nam giới trẻ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những câu chuyện này là những trải nghiệm về cuộc sống của những người đồng tính. Qua quyển sách, các tác giả muốn xã hội, người thân và bạn bè của người đồng tính hiểu hơn và có cái nhìn đúng đắn, tích cực hơn; đặc biệt là không phân biệt đối xử và kỳ thị với người đồng tính. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2011) đã thực hiện nghiên cứu: “Tác động của truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng”. Nghiên cứu tập hợp 502 bài báo về người đồng tính và các vấn đề liên quan đăng trên 4 báo in gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công An Nhân dân và 6 báo mạng. Đây là những bài báo được đăng trên các báo vào 3 năm: năm 2004, 2006 và 2 quý đầu năm 2008. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định tính. Trong đó kết quả phân tích định lượng được dùng để giải thích cho dữ liệu định tính. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các cộng đồng đồng tính gồm những ai; các khái niệm liên quan đến xu hướng tình dục bị sử dụng nhầm lẫn; bên cạnh đó là cách khắc họa chân dung người đồng tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng; đặc biệt là mức độ kỳ thị trong các bài báo…Đây là một nghiên cứu được đánh giá cao bởi nó đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân của nhận thức và thái độ xã hội về vấn đề đồng tính có thể nằm ở thông điệp mà các phương tiện truyền thông đại chúng đem lại. Những thông điệp mang tính định kiến sẽ tạo ra hay củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị. 10 2.2. Nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới 2.2.1. Trên thế giới Ở Mỹ, các cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy phần lớn ủng hộ về hôn nhân đồng giới, chiếm 50%. Trong hơn một thập kỷ, sự ủng hộ về vấn đề này đang ngày càng tăng, cao nhất vào năm 2010. Vào 8/2010, kênh truyền hình CNN đã trở thành nơi đầu tiên có số lượng người ủng hộ hôn nhân đồng tính lớn nhất. Tuy nhiên, những ý kiến ủng hộ vấn đề này vẫn còn ít ở những tôn giáo chính thống, những người trẻ, những người có trình độ giáo dục cao. Phụ nữ thường có sẽ ủng hộ nhiều hơn nam giới. Trường đại học Quinnipiac (2013) đã tiến hành khảo sát hôn nhân đồng giới. Kết quả cho thấy, có 56% người Mỹ trưởng thành và 57% ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi đó 36% không ủng hộ. Số liệu khảo sát của tờ PostABC cho thấy có 55% người Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng giới trong khi 40% không ủng hộ. Bài viết của tác giả Lydia Saad (2013) về “quan điểm hôn nhân đồng tính”. Phương pháp điều tra được thực hiện bằng cách phỏng vấn qua điện thoại trong thời gian từ 10-14/7/2013 với tỷ lệ mẫu ngẫu nhiên của 2027 người trưởng thành, sinh sống ở tất cả 50 bang của Mỹ. Kết quả dựa trên tổng số mẫu của người trưởng thành, 95% tin tưởng vào sai số lấy mẫu là +- 3 điểm phần trăm. Với câu hỏi “Bạn nghĩ rằng nên pháp luật nên ủng hộ hôn nhân của những cặp đồng tính hay không?”, câu trả lời được thể hiện qua biểu đồ 1. Kết quả khảo sát cho thấy, có ít nhất 60% người dân ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc bao gồm Đảng Dân chủ, người lớn tuổi từ 18-34, những người ít khi đi nhà thờ, người phương Đông. Những nhóm bày tỏ sự ủng hộ dưới 50% bao gồm Tin Lành, người trên 55 tuổi, người miền Nam và nam giới. 11 2.2.2. Ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới được công bố mà chỉ mới có các cuộc khảo sát lấy ý kiến của người dân về vấn đề sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình. Trong các cuộc khảo sát này, Bộ tư pháp mới chỉ lấy ý kiến người dân về việc ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng chứ chưa có một số liệu cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó, một số Viện nghiên cứu như Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã thực hiện một số nghiên cứu về đồng tính nhưng chưa có nghiên cứu nào về dư luận xã hội của người dân về hôn nhân đồng tính mà chỉ có một vài khảo sát đối với cộng đồng LGBT về hôn nhân đồng giới. Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam (2012) đã thực hiện cuộc điều tra về hôn nhân đồng giới. Cuộc điều tra đã thực hiện khảo sát với hơn 2.000 người đồng tính tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 71% số người tham gia khảo sát mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký, 4% muốn được sống chung không đăng ký. Tuy nhiên những nghiên cứu về dư luận của nhóm LGBT đã phần nào nói lên quan điểm của cộng đồng LGBT đối với hôn nhân đồng tính. Họ mong muốn được công nhận hôn nhân để những người đồng tính có thể được sống chung và được pháp luật công nhận. Có thể nói, hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề đồng tính. Tuy nhiên, nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới thì chỉ mới có trên thế giới. Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới, đặc biệt là dư luận của sinh viên. Việc nghiên cứu dư luận xã hội sẽ giúp hiểu rõ hơn quan điểm, nhận thức, đánh giá của SV về hôn nhân đồng giới. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 12 3.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như: khái niệm đồng tính, khái niệm hôn nhân đồng giới, khái niệm dư luận xã hội; lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, lý thuyết dán nhãn, để tìm hiểu DLXH của SV về hôn nhân đồng giới như: nhận thức của sinh viên về đồng tính, HNĐG; quan niệm của họ về ủng hộ hay không ủng hộ hôn nhân đồng giới, ... Qua đó, phần nào làm sáng tỏ hơn những lý thuyết đã được vận dụng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa những ý kiến, đánh giá, phản ứng của dư luận về HNĐG. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý xã hội; góp phần đưa ý kiến của SV vào việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới. Từ đó, đưa ra các kiến nghị của SV về vấn đề hợp pháp hóa HNĐG ở Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên về HNĐG. Phân tích thực trạng dư luận xã hội của sinh viên về HNĐG. Đưa ra các khuyến nghị của SV về hình thức chung sống đồng giới và quyền của những cặp đôi đồng giới sống chung. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới. 5.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên Khoa Luật - Đại học Huế. 13 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Không gian nghiên cứu: Khoa Luật – Đại học Huế 5.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 – 05/2014 5.3.3. Nội dung nghiên cứu Hôn nhân đồng giới chưa được công nhận ở Việt Nam, bên cạnh đó, xuất phát từ việc Nhà nước tiến hành thảo luận lấy ý kiến về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có liên quan đến hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, tác giả đã tập trung nghiên cứu dư luận xã hội sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong đó tập trung khai thác các nội dung sau: con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa HNĐG, thực trạng dư luận xã hội về hợp pháp hóa HNĐG; các đề xuất của sinh viên về quan hệ sống chung đồng giới và quyền của những cặp đôi đồng giới sống chung. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới được hình thành thông qua con đường nào? Thực trạng dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới hiện nay như thế nào? Các giải pháp của SV về quan hệ sống chung đồng giới và quyền của các cặp đôi đồng giới? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Con đường hình thành DLXH của SV được hình thành thông qua kênh truyền thông đại chúng và kênh giao tiếp cá nhân. Thực trạng DLXH của sinh viên cụ thể như sau: Sinh viên đã có những hiểu biết tương đối chính xác về nguyên nhân, biểu hiện của người đồng tính; tỷ lệ sinh viên ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nhiều hơn so với phản đối. 14 Sống chung có đăng ký là giải pháp được phần lớn SV lựa chọn khi hôn nhân đồng giới chưa được công nhận ở Việt Nam. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng để lý giải các hiện tượng, hoạt động được nghiên cứu giúp người nghiên cứu trong quá trình nhìn nhận, đánh giá các vấn đề xã hội của đề tài. Chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan niệm mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ qua lại, không một sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ. Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ, dư luận xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần, phản ánh thực tế của xã hội. Dư luận xã hội lại có tác động đến tồn tại xã hội. Những đánh giá, ý kiến của dư luận xã hội sẽ giúp họ lựa chọn những phương án hành động để thúc đẩy hoặc hạn chế vấn đề mà họ đang quan tâm. Bên cạnh đó, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất cả sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian, thời gian xác định và luôn vận động và biến đổi. Việc những nhà lập pháp đưa ra dự thảo sửa đổi một số điều trong Luật Hôn nhân và gia đình là sự phản ánh thực tiễn về cuộc sống của những người đồng tính nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ là định hướng đúng đắn cho người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trong thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã phân tích số liệu thứ cấp gồm các công trình nghiên cứu, bài viết về dư luận xã hội, về đồng tính, hôn nhân đồng giới và các đề tài nghiên cứu có liên quan được thực 15 hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo nhiều văn bản pháp luật có liên quan như Luật Hôn nhân gia đình năm 2000; Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi… 7.2.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến Đề tài sử dụng bảng hỏi cấu trúc với hình thức trưng cầu ý kiến. Cách thức chọn mẫu nghiên cứu như sau: Đối với phỏng vấn cấu trúc, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ sẽ được sử dụng dựa trên các tiêu chí (tầng) là ngành học, năm học và giới tính. Khoa luật gồm có 2441 sinh viên với 2 ngành học là Luật kinh tế (806 sinh viên) và Luật học (1635) với 792 sinh viên nam và 1649 sinh viên nữ. Khung lấy mẫu của nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau. Khung lấy mẫu Luật Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng Nam Nữ Tổng theo giới SL 139 304 443 % 31 69 100 SL 153 288 441 % 35 65 100 SL 111 220 331 % 34 66 100 SL 149 271 420 % 35 65 100 552 1083 1635 Luật kinh tế % mỗi năm 27 27 20 Nam Nữ Tổng theo giới 73 184 257 28 72 100 107 228 335 32 68 100 60 154 214 28 72 100 27 240 566 806 100 % mỗi năm 32 42 26 100 Dung lượng mẫu: Do sự hạn chế về nguồn lực, nghiên cứu sẽ tiến hành phòng vấn 365 sinh viên (với độ tin cậy là 95% và sai số chọn mẫu là 0,05, 16 trong đó đã bao gồm 10% lượng mẫu phụ). Công thức tính dung lượng mẫu như sau : n Trong đó: Nt 2 0.25 2441  1.96 2  0.25   332 N 2  t 2 0.25 2441  0.05 2  1.96 2  0.25 N: là tổng thể n: là dung lượng mẫu điều tra  : sai số chọn mẫu t: độ tin cậy Cơ cấu mẫu theo ngành học, năm học và giới tính được cụ thể ở bảng sau: Cơ cấu mẫu Luật Luật kinh tế Nam Nữ Tổng theo năm Năm 1 21 45 66 11 27 38 Năm 2 23 43 66 16 34 50 Năm 3 17 33 50 9 23 32 Năm 4 22 41 63 Tổng theo giới 83 162 245 36 84 120 Tổng Nam Nữ Tổng theo năm 365 Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn sinh viên Khoa Luật để khảo sát bởi vì sinh viên Khoa Luật được đào tạo để trở thành những người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Đối với những vấn đề có liên quan như sự thay đổi của các dự thảo Luật sẽ là điều họ quan tâm và có nhiều bàn luận. 17 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 08 sinh viên dựa trên bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực trạng dư luận xã hội về HNĐG. 8. Khung phân tích - Điều kiện KT-CT-XH - Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ - Hiểu biết - Đặc điểm cá nhân: giới tính, năm học… Dư luận xã hội của SV về hôn nhân đồng giới Truyền thông đại chúng Dư luận xã hội của SV về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Con đường hình thành DLXH Kênh giao tiếp đại chúng Kênh giao tiếp cá nhân Thực trạng DLXH của SV về HNĐG DLXH của SV về đồng tính 9. Cấu trúc của luận văn DLXH của SV về quan hệ sống chung đồng giới DLXH của SV về hợp pháp hóa đồng giới Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; Chương 2: Thực trạng dư luận xã hội của sinh viên khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới. 18 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm công cụ của đề tài 1.1.1. Khái niệm dư luận xã hội Dư luận xã hội hay còn gọi là công luận xã hội là một trong những hiện tượng tinh thần xã hội từ lâu đã được sử dụng khá phổ biến bởi các nhà tâm lý học, xã hội học cũng như các nhà chính trị. Nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh Jonsonberi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này vào năm 1159 và cho đến thế kỷ XVIII thuật ngữ này được mọi người công nhận. Thuật ngữ DLXH còn có những cách gọi khác như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng [10, tr.44]. Dư luận xã hội được hiểu là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các sự kiện, hiện tượng. Khi một sự kiện xã hội xuất hiện và tác động đến số đông thì mỗi người trong đó nêu ý kiến thể hiện sự đánh giá của mình. Từ đó trong các nhóm nhỏ xuất hiện các ý kiến tập thể do sự tương tác ý kiến giữa các cá nhân, sau đó mới trở thành dư luận xã hội trong các nhóm xã hội lớn. Như vậy, trong đề tài này, DLXH của SV về HNĐG chính là sự đánh giá, thái độ của SV về việc hợp pháp hóa HNĐG. Chủ thể của DLXH Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư luận (ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác. Có thể chia các cách tiếp cận về chủ thể của DLXH thành hai nhóm quan điểm. Nhóm thứ nhất xem xét về chủ thể của DLXH theo cấp độ của hệ thống xã hội. Trong nhóm này có ba dạng ý kiến. Cấp độ toàn hệ thống xã hội. Cấp độ các giai cấp tập đoàn lớn trong xã hội. 19 Cấp độ nhóm xã hội [10, tr.49]. Nhóm quan điểm thứ hai, đại diện là J.Habermas không quan tâm đến tiêu chí số lượng mà quan tâm đến đặc điểm của chủ thể. Với ông, vấn đề quan trọng là không phải có bao nhiêu người phát ngôn ra một điều gì đó mà là những người đó có những đặc điểm nào [10, tr.50]. Khách thể của DLXH Khách thể của DLXH chính là những sự kiện vấn đề mà nó đề cập đến. Đó là những sự kiện, vấn đề mà người ta cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc động chạm đến lợi ích chung. Trong đề tài này, khách thể của DLXH chính là việc sửa đổi Luật HN&GĐ có liên quan đến hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Các con đƣờng hình thành DLXH DLXH được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân và kênh giao tiếp đại chúng. Hai con đường này không độc lập hoàn toàn mà kết hợp với nhau tạo nên con đường hình thành DLXH [10, tr.190]. Cấu trúc của dƣ luận xã hội DLXH được hình thành trên cơ sở tương tác ý kiến cá nhân. Các ý kiến cá nhân hình thanh trên cơ sở tâm thế, thái độ của họ, do đó, nếu xét theo chiều cạnh “chất” thì DLXH gồm 3 thành phần tình cảm, duy lý và ý chí. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn xem dư luận xã hội là dư luận của quần chúng, là những ý kiến của nhân dân về những vấn đề mà họ quan tâm. Vì thế công tác nghiên cứu dư luận xã hội được hết sức coi trọng. Sự khác biệt giữa DLXH với tin đồn [10, tr.66] Những tiêu chí Dƣ luận xã hội Tính kiểm chứng của Vấn vấn đề được đề cập đến đề của Tin đồn DLXH Vấn đề của tin đồn có thường liên quan đến thể là những vấn đề của lĩnh vực công cộng. cá nhân và cũng có thể Nguồn kiểm chứng về là những vấn đề công 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan