Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại việt nam...

Tài liệu Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại việt nam

.DOC
27
166
52

Mô tả:

Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................2 I.Giới thiệu chung về nhiên liệu sạch:........................................................................4 1.Nâng cao chất lượng xăng dầu đang sử dụng:.....................................................4 2. Một số nguồn nhiên liệu mới:.............................................................................5 2.1.Biodiesel:.......................................................................................................5 2.2.Biogas:...........................................................................................................6 2.3.Hydro:............................................................................................................6 2.4.Ethanol:.........................................................................................................7 2.5.LPG và CNG:................................................................................................8 2.6.Nhiên liệu tổng hợp:......................................................................................9 II. Tình hình sử dụng nhiên liệu hiện nay tại Việt Nam:.........................................10 III. Tình hình sử dụng và kinh doanh năng lượng sạch của các nước trên thế giới: 14 1.Việc sử dụng năng lượng và nhiên liệu sạch của các nước trên thế giới:.........14 1.1. Nhiên liệu Ethanol:.....................................................................................14 1.2. Biến than thành nguồn năng lượng sạch:...................................................14 1.3. Nguồn năng lượng tái sinh:........................................................................15 1.4. Năng lượng gió:..........................................................................................15 1.5. Biogas:........................................................................................................16 1.6. Nhiên liệu hydro:........................................................................................17 2.Vấn đề sản xuất và kinh doanh năng lượng, nhiên liệu sạch trên thế giới:.......18 IV. Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam:.....................................20 1. Dự báo định tính:..............................................................................................20 2. Dự báo định lượng:...........................................................................................21 KẾT LUẬN..............................................................................................................24 1 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, con người đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu, và một trong những vấn đề bức thiết đó chính là sự ô nhiễm môi trường ngày càng ra tăng trên phạm vi toàn thế giới. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là vô số các tác nhân có ảnh hưởng xấu đến môi trường làm nảy sinh các vấn đề như: diện tích rừng bị thu hẹp, thiếu nước ngọt, trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao, gió bão, lũ lụt, hoả hoạn nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, bầu không khí bị vẩn đục, đất đai bị bào mòn khô cằn, đa dạng sinh học bị phá vỡ, tầng Ôzon (O3) bị bào mòn, xuất hiện nhiều lỗ thủng; mưa axit ngày càng nhiều... Đây thực sự đang là những thách thức đe doạ đến sự tồn vong và phát triển của cả hành tinh chúng ta. Vậy tương lai loài người sẽ ra sao? Chính vì thế hơn bao giờ hết, tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và mỗi cá nhân chúng ta nói riêng phải có ý thức sâu sắc về vấn đề này, đồng thời phải coi việc chung tay góp sức khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và duy trì một môi trường sống sạch cho toàn cộng đồng là nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân mình. Cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các phương tiện có động cơ nói chung luôn thải vào không khí từ vô số những loại khí độc hại như Khí thải chứa Hydrocarbon, CO, SO2, CO2, NOx, SOX, oxit chì v.v.và đặc biệt là ô nhiễm về bụi. Mức độ ô nhiễm bụi khói một số điểm ở HN qua đo thực tế đã tới 500g/m3, gần bằng mức độ ô nhiễm khói lẫn trong sương mù năm 1952 ở Luân Đôn làm hàng nghìn người tử vong. Hiện nay lượng khí thải từ môtô xe máy hiện đang bị thả nổi không kiểm soát được, lượng các chất độc hại trong không khí tại các đô thị Việt Nam đều vượt, thậm chí gấp hơn hai lần tiêu chuẩn cho phép ở những khu vực mật độ giao thông cao. Nhận thức rõ được phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới phải đi đôi với bảo vệ môi trường mới đảm bảo được sự phát triển bền vững,Đảng và nhà nước ta đã đề ra chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành tháng 12/2003: cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, áp dụng SXSH, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường. Cùng với quan điểm “coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm”. Như vậy, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, một trong những vấn đề chúng ta phải giải quyết đó là tình trạng ô nhiễm do khí thải từ phương tiện giao thông cơ giới nói chung đặc biệt đối với phương tiện giao thông là ôtô, xe máy nói riêng. Có 5 biện pháp kiểm soát được đề ra như: thứ 2 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam nhất là kiểm soát công nghệ sản xuất môtô xe máy, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2-4. Thứ hai sử dụng nhiên liệu sạch, có động thái kiên quyết tách các chất độc hại như chì (VN đã làm ), lưu huỳnh... ra khỏi xăng. Thứ ba phải quy hoạch giao thông hợp lý giảm thiểu tắc nghẽn giao thông vì khi các phương tiện bị tắc nghẽn nồng độ khí thải độc hại tăng đột biến. Thứ tư có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy. Thứ năm là có lộ trình loại bỏ xe máy cũ. Tuy nhiên, thực hiện kiểm soát khí thải của phương tiện giao thông tại Việt Nam là rất khó khăn khi: lượng xe quá lớn, đòi hỏi một lực lượng thiết bị và nhân lực lớn, thói quen sử dụng ôtô, xe máy tự do của người dân khiến các nhà quản lý vẫn phải nghiên cứu cân nhắc. Vì vậy có thể nói sử dụng nhiên liệu sạch trở thành phương án khá hiệu quả trong dài hạn đối với Việt Nam để có thể bảo vệ một môi trường sống khỏe cho toàn cộng đồng. Hiện chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ trong kinh doanh năng lượng sạch trên thế giới. Việc sản xuất và kinh doanh năng lượng sạch trên thế giới đang ngày càng phát triển để đối phó những lo ngại về: môi trường bị đe dọa nghiêm trọng; an ninh năng lượng, về nguồn dầu lửa đang cạn kiệt, giá dầu thế giới tăng cao. Hầu hết các quốc gia đều chú trọng đa dạng hóa nguồn năng lượng nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Đây là bước tiếp cận phát triển bền vững đầy triển vọng, đặt nền móng cho ngành công nghiệp nhiên liệu mới trong thế kỷ 21. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, nhóm sinh viên bọn em đưa ra đề tài : “ Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam” trong dài hạn. Nhóm sinh viên bọn em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với việc tìm tài liệu, tham khảo các thông tin liên quan đến đề tài của mình để hoàn thành bài với chất lượng cao nhất có thể. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp và khả năng tổng hợp phân tích các thông tin còn hạn chế nên những thiếu sót là không tránh khỏi. Nhóm chúng em rất mong được các thầy cô trong bộ môn nhận xét cho ý kiến để chúng em có thể hoàn thành bài tốt hơn trong những lần sau. Chúng em xin trân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. 3 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam I.Giới thiệu chung về nhiên liệu sạch: 1.Nâng cao chất lượng xăng dầu đang sử dụng: Hiện nay thị trường Việt Nam, các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy…) đang sử dụng 3 loại xăng là RON 90, RON 92 và RON 95; và dầu Diesel 0.05%S. Xăng RON 90, 92, 95 là đều là 3 loại xăng không chì (hàm lượng chì tối đa cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 7143:2002 là 0.013g/l) nhưng so với các nước như Singapo hay các nước châu Âu thì hàm lượng benzen (chất độc, tác nhân gây ung thư), hàm lượng lưu huỳnh (chất liên quan đến mưa axit và gây tức ngực cho người khi ngửi phải loại khí thải), hàm lượng hydrocacbon thơm… vẫn còn ở mức cao. Cũng như vậy đối với dầu diesel, mặc dù đã theo kịp so với tiêu chuẩn trên thế giới (0.05% lưu huỳnh) nhưng hàm lượng cặn cácbon, hàm lượng tro, tạp chất dạng hạt … vẫn còn khá lớn. Như vậy, để xăng dầu “sạch” hơn thì cần phải giảm hàm lượng các chất có hại như lưu huỳnh, benzen, giảm hàm lượng Fe và Mn… Ngoài ra còn phải chú trọng đến việc đưa những loại xăng có trị số octane cao hơn vào sử dụng. Thuật ngữ “trị số octane” được thể hiện bằng RON và MON (RON là chữ viết tắt của Research Octane Number - chỉ số Octane nghiên cứu và MON là chữ viết tắt của Motor Octane Number - chỉ số Octane động cơ) có khả năng chống kích nổ, giúp động cơ làm việc tốt và là yếu tố có tính chất quyết định đến quá trình vận hành của động cơ. Ngày nay công nghệ chế tạo động cơ đốt trong đã phát triển rất mạnh và hầu hết xe máy, ôtô lưu thông tại Việt Nam, kể cả xe Trung Quốc đều có tỷ số nén nổ rất cao từ 9,1 đến trên 10. Những loại động cơ này sử dụng các loại xăng 83, 90 sẽ không có hiệu quả cao. Cụ thể những loại xăng 90,83 có trị số octane thấp (với xăng 90 là 90 và xăng 83 là 83) thì những động cơ có hệ số nén nổ cao sẽ gặp khó khăn khi khởi động, hiệu suất của động cơ thấp, tiêu hao nhiên liệu nhiều, tuổi thọ động cơ giảm và gây ô nhiễm môi trường. Để động cơ hoạt động tốt cần những loại xăng có chất lượng cao hơn, trị số octane cao hơn. Chẳng hạn với xăng 95 có trị số octane là 95 (theo phương pháp RON). Loại xăng này rất phù hợp với tất cả những động cơ xe sản xuất từ năm 1980 trở lại đây. Việc sử dụng xăng chất lượng cao như RON 95 tuy giá cao hơn so với xăng 92, 90, 83 nhưng sẽ cháy hết khi đốt nên động cơ hoạt động mạnh mẽ, tiêu hao nhiên liệu thấp, tăng tuổi thọ xe. 4 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam 2. Một số nguồn nhiên liệu mới: 2.1.Biodiesel: Bản chất của Biodiesel là sản phẩm Ester hóa giữa methanol hoặc ethanol và acid béo tự do trong dầu thực vật hoặc mỡ động vật.Tùy thuộc vào loại dầu và loại rượu sử dụng mà alkyl Ester có tên khác nhau: * Nếu đi từ dầu cây đậu nành (soybean) và Methanol thì ta thu được SME (soy methyl Esters). Đây là loại Esters thông dụng nhất được sử dụng tại Mỹ. * Nếu đi từ dầu cây cải dầu (rapeseed) và Methanol thì ta thu được RME (rapeseed methyl Esters). Đây là loại Esters thông dụng nhất được sử dụng ở châu Âu. Theo tiêu chuẩn ASTM thì Biodiesel được định nghĩa: “là các mono alkyl Ester của các acid mạch dài có nguồn gốc từ các lipit có thể tái tạo lại như:dầu thực vật, mỡ động vật, được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel”. Biodiesel bắt đầu được sản xuất khoảng giữa năm 1800, trong thời điểm đó người ta chuyển hóa dầu thực vật để thu Glycerol ứng dụng làm xà phòng và thu được các phụ phẩm là methyl hoặc ethyl Ester gọi chung là biodiessel. Ngày 10/08/1893 lần đầu tiên Rudolf Diesel đã sử dụng Biodiesel do ông sáng chế để chạy máy. Năm 1912, ông đã dự báo: “Hiện nay, việc dùng dầu thực vật cho nhiên liệu động cơ có thể không quan trọng, nhưng trong tương lai, những loại dầu như thế chắc chắn sẽ có giá trị không thua gì các sản phẩm nhiên liệu từ dầu mỏ và than đá”.Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu mỏ đang cạn kiệt và những tác động xấu lên môi trường của việc sử dụng nhiên liệu, nhiên liệu tái sinh sạch trong đó có Biodiesel đang ngày càng khẳng định vị trí là nguồn nhiên liệu thay thế khả thi. Để tưởng nhớ nguời đã có công đầu tiên đoán được giá trị to lớn của Biodiesel, Nation Board Biodiesel đã quyết định lấy ngày 10 tháng 8 hằng năm bắt đầu từ năm 2002 làm ngày Diesel sinh học Quốc tế (International Biodiesel Day). (Nguồn: website http://www.congnghegiaukhi.com bài viết “Giới thiệu về biodiesel” ngày 23/8/2007) 5 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam 2.2.Biogas: Không trực tiếp bắt nguồn từ dầu mỏ như gas, nhưng xét trên phương diện cổ sinh học, biogas có “họ hàng” với dầu mỏ và có lịch sử không thua kém. Biogas là hỗn hợp khí gồm metan và cacbon oxit sinh ra từ quá trình hoạt động phân huỷ hợp chất hữu cơ của các sinh vật yếm khí (không có oxy). Cả dầu mỏ và biogas đều sinh ra do tác động của vi sinh vật, nhưng biogas lại được sản xuất hết sức nhanh chóng, chỉ vỏn vẹn hai tuần so với hàng triệu năm của dầu mỏ và khí tự nhiên. Được biết đến ở Trung Quốc ngay từ đầu Công nguyên, năm 1884, nhà bác học Pháp Louis Pasteurs tiên đoán: “Biogas sẽ là nguồn nhiên liệu thay thế cho than đá trong tương lai”. Nhưng phải tới khi khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, biogas mới bắt đầu được chú ý. Nguyên nhân quan trọng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu tới biogas là cách thức và nguyên liệu để sản xuất ra nó. Dựa trên phương pháp “đánh giá theo chu trình sống” LCA (Life cycle Assessment), các nhà môi trường học kết luận, quá trình sản xuất biogas giảm tới 40% khí thải cacbonic do được sản xuất thông qua quá trình phân huỷ các chất thải hữu cơ của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và các hoạt động sinh hoạt của con người… “Nhất cử lưỡng tiện”, biogas vừa đóng vai trò thay thế dầu mỏ trong tương lai vừa làm “đẹp lòng” những nhà hoạt động môi trường vốn khó tính và kiên định. (Nguồn: website http://www.vietbao.vn bài viết “Truy tìm nguồn năng lượng mới cho xe hơi” ngày 27/7/2005) 2.3.Hydro: Hydro là một loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong tất cả các loại nhiên liệu trong thiên nhiên, đã được sử dụng làm nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ. Đặc điểm quan trọng của hydro là trong phân tử không chứa bất cứ nguyên tố hóa học nào khác, như cacbon (C), lưu huỳnh (S), nitơ (N) nên sản phẩm cháy của chúng chỉ là nước (H2O), được gọi là nhiên liệu sạch lý tưởng. Hydro được sản xuất từ nước và năng lượng mặt trời, vì vậy hydro thu được còn gọi hydro nhờ năng lượng mặt trời (solar hydrogen). Nước và ánh nắng mặt trời có vô tận và khắp nơi trên hành tinh. Năng lượng mặt trời được thiên nhiên ban cho hào phóng và vĩnh hằng, khoảng 3x1024 J/ngày, tức khoảng 104 lần năng lượng toàn thế giới tiêu thụ hằng năm. Vì vậy, hydro nhờ năng lượng mặt trời là nguồn nhiên liệu vô tận, sử dụng từ thế kỷ này qua thế kỷ khác bảo đảm an toàn năng lượng cho loài người mà không sợ cạn kiệt, không thể có khủng hoảng năng lượng và bảo đảm độc lập về năng lượng cho mỗi quốc gia, không một quốc gia nào độc quyền sở hữu hoặc tranh giành nguồn năng lượng hydro như từng xảy ra với năng lượng hóa. 6 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam Hiện đã có nhiều mẫu xe chạy bằng hydro (hydrogen car) và xe kết hợp giữa động cơ đốt trong bằng hydro và động cơ điện có tên gọi xe ghép lai (hybrid car) được gọi chung là dòng xe hoàn toàn không có khói xả (Zero Emission Vehicle ZEV) của các hãng ôtô nổi tiếng như Honda, Ford, Mercedes Benz... trưng bày giới thiệu trong các cuộc triển lãm quốc tế về ôtô. (Nguồn: website http://www.congnghedaukhi.com bài viết “Nhiên liệu sạch Hydro nguồn năng lượng mới thay thế dầu-khí trong tương lai”) 2.4.Ethanol: Ethanol thường được biết là các đồ uống có cồn, nay đang được một số người xem là nguồn nhiên liệu thay thế cho xăng dầu và được sử dụng ngày càng nhiều. Ethanol là một chất cồn có thể chế tạo được từ gần như bất cứ loại nguyên liệu nào .Hiện nay, các chuyên gia đã biết cách biến đổi cỏ từ các thảo nguyên, gỗ thừa thành ethanol để tạo ra nguồn cung cấp loại nhiên liệu mới. Không giống như xăng dầu, ethanol là nguồn năng lượng có thể tái chế được, có nguồn gốc thực vật - một nguồn hấp thụ khí cácbonic tự nhiên. Việc sản xuất và tiêu thụ ethanol có thể thải ra ít khí CO2 vào khí quyển hơn loại năng lượng lấy từ dầu mỏ. Ethanol sản xuất từ ngô (ảnh: Epoch Times) 7 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam Ở Hoa Kỳ, trên 90 phần trăm ethanol được điều chế từ ngô. Ethanol có thể được pha trộn với xăng. Ở Mỹ tỷ lệ pha trộn này thường là 5 phần trăm ethanol và 95 phần trăm xăng. Nhưng có một số xe hơi có thể dùng một loại nhiên liệu hỗn hợp có chứa đến 85 phần trăm ethanol. E85 là nhiên liệu trộn 85% Etanol và 15% xăng dầu, có khả năng cung cấp hàng triệu năng lượng cho hàng triệu phương tiện sử dụng nhiên liệu linh động và hơn 1000 trạm phục vụ cung cấp nhiên liệu trên đường.Những người cổ vũ cho việc sử dụng ethanol nói rằng loại nhiên liệu pha trộn này giá rẻ hơn xăng nguyên chất. Nhiên liệu Ethanol rẻ hơn xăng nguyên chất (Ảnh: AP) (Nguồn: website http://www.voanews.com bài viết “nhiên liệu Ethanol ngày 23/6/2005” và website http://www.thiennhien.net bài viết “Ethanol: năng lượng thần kì hay hi vọng hão huyền? ngày 14/6/2007”) 2.5.LPG và CNG: LPG thực chất là khí dầu mỏ hóa lỏng, có thành phần chủ yếu là propane (C3H8) và butane (C4H10), tồn tại dưới dạng lỏng với áp suất khoảng 7 atm. Trong khi đó, CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane (CH4) được lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ. Những loại khí này rẻ hơn khoảng 25% so với xăng và 10% so với diesel, đồng thời là nhiên liệu sạch vì không chứa benzene và các hydrocarbon thơm khác. Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, hai loại nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc như NO, CO..., và hầu như không 8 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam phát sinh bụi. Ngoài ra, chúng cũng không gây đóng cặn tại bộ chế hòa khí, do đó kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng động cơ và khi cháy không tạo màng. (Nguồn: website http://www.vnexpress.net bài viết “LPG và CNG - nhiên liệu giá rẻ cho ôtô, xe máy” ngày 3/10/2003) 2.6.Nhiên liệu tổng hợp: Nhiên liệu tổng hợp không có hợp chất sulfur như dầu diesel tổng hợp được sản xuất từ khí than bằng công nghệ hoá lỏng Fischer-Tropsch.Hiện liệu tổng hợp theo phương pháp FT là loại nhiên liệu hydrocarbon lỏng được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu phi dầu mỏ như khí thiên nhiên, than đá, gỗ, nguyên liệu sinh khối có thể tái tạo. Ưu điểm của nhiên liệu tổng hợp từ khí tự nhiên là chúng hầu như không chứa các hydrocarbon thơm, các hợp chất chứa lưu huỳnh và nitơ... là các tác nhân chủ yếu thải ra những chất độc hại vào không khí. Quy trình sản xuất xăng sạch được thực hiện theo nguyên tắc hóa lỏng khí tự nhiên, hòa trộn, gia nhiệt, ôxy hóa cùng các chất xúc tác... Khí sau khi được hóa lỏng được trộn vào xăng bình thường có tác dụng làm giảm hàm lượng chì trong xăng cũng như các chất gây ô nhiễm môi trường. Hiểu một cách đơn giản, nó được xem như phụ gia pha thêm vào xăng để đảm bảo được tính chống kích nổ của xăng. Khí tự nhiên ở đây được hiểu là khí lấy ở các mỏ khí và các khí đồng hành thu được trong quá trình khai thác dầu mỏ. Quá trình tổng hợp theo phương pháp FT cũng tạo được nhiên liệu GTL (gas-to-liquid) sử dụng cho động cơ diesel hiện dùng cho hệ thống xe bus của California. Công ty Mossgas của South Africa và Shell của Indonesia đã có kế hoạch tổng hợp nhiên liệu GTL cho động cơ diesel dùng trên các xe tải hạng nặng. Nhiên liệu GTL này đã tỏ ra sử dụng tốt trên động cơ, giảm được các thành phần độc hại trong khí xả của so với nhiên liệu dầu diesel truyền thống]. Loại nhiên liệu tổng hợp Dimethyl ether (DME) cũng làm giảm bồ hóng trong khí xả do trong mạch vòng của nhiên liệu này có chứa oxygen. Hai loại nhiên liệu này có thể dùng làm nhiên liệu thay thế cho dầu diesel và LPG (khí ga hoá lỏng) mà không phải thay đổi nhiều kết cấu các hệ thống của động cơ. (Nguồn: website Tạp chí công nghiệp http://irv.moi.gov.vn bài viết “Các nguồn năng lượng cho ô tô trong thế kỉ XXI” ngày 13/3/2007 và website http://www.vnpexpress.net bài viết “Sản xuất xăng sạch từ khí thiên nhiên” ngày 22/06/2001) 9 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam II. Tình hình sử dụng nhiên liệu hiện nay tại Việt Nam: Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng 4 loại nhiên liệu chính là xăng 90, 92, 95 và dầu Diesel 0.05% S. Nói về chất lượng nhiên liệu và những ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khoẻ con người tại Việt Nam, những khảo sát gần đây tại Hà Nội của Chương trình không khí sạch Việt Nam - Thuỵ Sỹ (SVCAP) cho thấy nồng độ benzen và một số chất độc hại khác trong bầu không khí rất đáng báo động. Cụ thể theo tiêu chuẩn của Tỏ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ benzen là 5 microgam/m3 nhưng ở Hà Nội thì nồng độ này cao hơn rất nhiều. Cần biết rằng đây là chất cơ thể không thể bài tiết nên nó tích tụ trong tế bào và gây ra các bệnh ung thư…Ngoài ra, nồng độ các hợp chất độc hại của lưu huỳnh và các loại ôxít nitơ cũng đang ở mức rất cao. Ở xăng có nồng độ benzen còn ở dầu diesel thì có nồng độ lưu huỳnh vượt quá tiêu chuẩn, điều này gây tác hại rất lớn đến môi trường và sức khoẻ con người. Nói rõ hơn về hậu quả của khí thải, khí thải động cơ xe là loại khí thải tác động lớn nhất đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ chế tạo động cơ đốt trong đã phát triển rất mạnh và hầu hết xe máy, ôtô lưu thông tại Việt Nam, kể cả xe Trung Quốc đều có tỷ số nén nổ rất cao từ 9,1 đến trên 10. Vì vậy những loại động cơ này sử dụng các loại xăng 83, 90 sẽ không có hiệu quả cao. Cụ thể những loại với những loại xăng có trị số octane thấp thì khi sử dụng cho những động cơ có hệ số nén nổ cao sẽ gặp khó khăn khi khởi động, hiệu suất của động cơ thấp, tiêu hao nhiên liệu nhiều, tuổi thọ động cơ giảm và gây ô nhiễm môi trường. Để động cơ hoạt động tốt cần những loại xăng có chất lượng cao hơn, trị số Octane cao hơn. Chẳng hạn với xăng A95, A98 có trị số Octane tương ứng theo phương pháp RON là 95 và 98. Những loại xăng này rất phù hợp với tất cả những động cơ xe có tỉ số nến nổ cao. Trong thời gian qua, tại Việt Nam ôtô, xe máy đã được lắp những động cơ khá hiện đại, nhưng do thị trường không có bán xăng chất lượng cao, nên nhà sản xuất thường phải lắp thêm 1 bộ phận tự điều chỉnh để xe vận hành bình thường, nhưng như vậy vẫn không phải là tối ưu, các tính năng của xe thường không phát huy hết. Việc sử dụng xăng chất lượng cao như A95 tuy giá cao hơn so với xăng 92, 90, 83 nhưng sẽ cháy hết khi đốt nên động cơ hoạt động mạnh mẽ, tiêu hao nhiên liệu thấp, tăng tuổi thọ xe, tính ra lại tiết kiệm hơn nhiều. 10 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam Bảng chỉ tiêu chất lượng xăng 90-92-95 không chì (nguồn website Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex) TT Tên chỉ tiêu Xăng không chì 90 92 95 Phương pháp thử 90 79 TCVN 2703:2002 (ASTM D 2699) ASTM D 2700 1 Trị số Octane, min - theo phương pháp nghiên cứu (RON) - theo phương pháp moto (MON) 2 Hàm lượng chì, g/l, max 0,013 TCVN 7143:2002 (ASTM D 3237) 3 Thµnh phÇn cÊt ph©n ®o¹n: - §iÓm s«i ®Çu, oC - 10% thÓ tÝch, max - 50% thÓ tÝch, max - 90% thÓ tÝch, max - §iÓm s«i cuèi, oC, max - CÆn cuèi, % thÓ tÝch, max B¸o c¸o 70 120 190 215 2.0 TCVN 2698:2002 (ASTM D 86) 4 5 ¡n mßn m¶nh ®ång ë 50oC/3 giê, max Hàm lượng nhựa thực tế (đã rửa dung môi), mg/ 100ml, max. 92 81 95 84 Loại 1 5 6 Độ ổn định ôxy hóa, phút, min. 480 7 Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max 500 8 Áp suất hơi (Reid) ở 37,8 oC, kPa 43 - 75 9 Hàm lượng benzen, %thể tích, max 2,5 10 Hydrocacbon thơm, %thể tích, max 40 11 Olefin, %thể tích, max 38 12 Hàm lượng ôxy, % khối lượng, max 2,7 13 Hàm lượng Metal content (Fe, Mn), mg/l 5 14 Khối lượng riêng (ở 15oC), kg/m3 Báo cáo 15 Ngoại quan Trong, khôn có tạp chất lơ lửng 11 TCVN 2694:2000 (ASTM D 130) TCVN 6593:2000 (ASTM D 381) TCVN 6778:2000 (ASTM D 525) TCVN 6701:2000 (ASTM D 2622)/ ASTM D5453 TCVN 7023:2002 (ASTM D 4953)/ ASTM D 5191 TCVN 6703:2000/ (ASTM D 3606)/ ASTM D4420 TCVN 7330:2003 (ASTM D1319) TCVN 7330:2003 (ASTM D1319) TCVN 7332:2003 (ASTM D4815) TCVN 7331:2003 (ASTM D3831) TCVN 6594:2000/ (ASTM D 1298) ASTM D 4176 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam Bảng chỉ tiêu chất lương nguyên liệu Diesel (nguồn website Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex) 500250 0TCV N 6701:2 002 (ASTM D 2622)/ ASTM D 5453T T 2Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max. 1 Tên chỉ tiêu Mức Chỉ số xêtan, min. AST M D473 7 46 Nhiệt độ cất, oC, 90% thể tích, max. 360 4 Điểm chớp cháy cốc kín, oC, min. 55 TCVN 6608:2000 (ASTM D 3828)/ ASTM D 93 5 Độ nhớt động học ở 40oC, mm2/ s 2 - 4,5 6 Cặn các bon của 10% cặn chưng cất, %khối lượng, max. 0,3 7 Điểm đông đặc, oC, max. +6 3 8 9 10 11 12 Khối lượng riêng ở Hàm lượng tro, %khối lượng, max. Hàm lượng nước, mg/kg, max. Tạp chất dạng hạt, mg/l, max. Ăn mòn mảnh đồng ở 50oC, 3 giờ, max. 820 - 860 12 Phương pháp thử 0,01 200 10 Loại 1 TCVN 6594: 2000 (ASTM D 1298)/ ASTM 4052 TCVN 2698:2002/ (ASTM D 86) TCVN 3171:2003 (ASTM D 445) TCVN 6324:1997 (ASTM D 189)/ ASTM D 4530 TCVN 3753:1995/ ASTM D 97 TCVN 2690:1995/ ASTM D 482 ASTM E203 ASTM D2276 TCVN 2694: 2000/ (ASTM D 130-88) Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam 500250 0TCV N 6701:2 002 (ASTM D 2622)/ ASTM D 5453T T 15oC, kg/m3 13 14 Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử Độ bôi trơn, µm, max. Ngoại quan 460 Sạch, trong ASTM D6079 ASTM D4176 Bảng so sánh chất lượng xăng đang sử dụng tại Việt Nam, Singapore và châu Âu (nguồn website http://www.platts.com/Oil/Resources/) Tên chỉ tiêu Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg.max Trị số octane (MON) Hydrocacbon thơm, % thể tích max Việt Nam Tiêu chuẩn (ASTM, ID…) Singapore Châu Âu RON 95 Ron 90,92,95 Ron 92,95,97 0.05% 0.0010% 0.0010% 79-81-84 85 85 40 X 35 13 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam Bảng so sánh chất lượng nhiên liệu Diesel (nguồn website Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex) Stt Tên chỉ tiêu Việt Nam 0,05% Sulfur 5 Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg.max Chỉ số xêtan, min Nhiệt độ cất, oC, 90% thể tích, max. Nhiệt độ cất, oC, 95% thể tích, max. Điểm chớp cháy cốc kín oC, min. 6 Độ nhớt động học ở 40 oC, cSt (3) 1 2 3 4 7 8 9 Cặn các bon của 10% cặn chưng cất, % khối lượng, max. Điểm đông đặc, oC, max. Hàm lượng tro, % khối lượng, max. 500 2500 46 Tiêu chuẩn (ASTM, ID…) In đô nê Trung Singapore xi a Quốc 50ppm D2-0,2% Unipec Sulfur 0,050% 0,0050% 0,5 500 2500 (%) (%) 48 51 45 (48) 46 0,050,2% 48 360 357 X X 360 370 X (2) 370 345 X X X 55 66oC 66oC 55 66oC 2,0-4,5 2,0-4,5 2,0-4,5 150 (oF) 1,6-5,8 (oF) 2-4,5 1,7-5,5 0,3 0,2 0,05% 0,15 0,10% 0,1 o +6 9 9 65 ( F) +6 9 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 X 0,05% (%) X 0,05 (%) X 1 1 10 Hàm lượng nước, mg/kg, max. 200 11 Tạp chất dạng hạt, mg/l, max. Ăn mòn mảnh đồng ở 50oC, 3giờ max. 10 0,05% (%) X Loại 1 1 12 Châu Âu X 0,05% (%) X 1 1,0 820-860 0,87 X X X Sạch, trong X 3,0 X 2 X 0,2 X 13 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3 820-860 14 Độ bôi trơn, um, max 460 15 Ngoại quan Sạch, trong 16 17 Mầu sắc, max (color max) Điểm sương (cloud point max) Cặn lọc (Filter Blocking Tendency max) Tổng chất thơm % min ( Aromatics) Tổng số Acid max Tỷ lệ polyaromatic Hydrocarbons max Tỷ lệ cặn (Sediment by Extraction) Hàm lượng chiết nước (Water distilation Vol.%) X X 0,820,86 460 Sạch, trong 2 8 X 1,4 1,4 X X X X 15 15 X X X X X 0,5 0,6 0,25 0,25 X X 15% X X X X X 0,01 0,05 0,02 X X X X X 0,05 18 19 20 21 22 23 (1) Dấu X đánh dấu chỉ tiêu các nước không áp dụng (2) 1 cSt = 1 mm2/s 14 0,82-0,86 460 Sạch, trong 2 8 0,820,87 X 200 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam III. Tình hình sử dụng và kinh doanh năng lượng sạch của các nước trên thế giới: Có ba yếu tố gây ra cơn sốt năng lượng sạch: giá xăng dầu cao, lo ngại về an ninh năng lượng và mối quan tâm ngày càng tăng về tình trạng ấm nóng toàn cầu. Các chuyên gia hàng đầu cho rằng việc sử dụng và cung ứng năng lượng sẽ thay đổi tận gốc trong vài thập kỷ tới. 1.Việc sử dụng năng lượng và nhiên liệu sạch của các nước trên thế giới: 1.1. Nhiên liệu Ethanol: Nhu cầu tiêu thụ ethanol trên thế giới đang có xu hướng tăng là cơ hội thuận lợi giúp Brazil thúc đẩy phát triển nguồn nhiên liệu này. Brazil là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc điều chế nhiên liệu ethanol từ cây mía và tiềm năng lớn để mở rộng diện tích trồng mía. Chính phủ Brazil dự kiến tăng gấp ba kim ngạch xuất khẩu ethanol trong 3-4 năm tới, từ 3,5 tỷ lít năm 2006 lên gần 9 tỷ lít vào năm 2012. Trong chương trình phát triển kinh tế năm 2007-2010, ở lĩnh vực năng lượng, Brazil tập trung đầu tư xây dựng 121 nhà máy sản xuất dầu sinh học mới nhằm đẩy mạnh phát triển nhiên liệu ethanol. Theo kế hoạch, tới năm 2015, Brazil dự kiến sẽ sản xuất 36,9 tỷ lít ethanol, tương đương với 636 nghìn thùng xăng/ngày với hy vọng nguồn nhiên liệu thay thế này có thể cạnh tranh với thị trường xăng thế giới. 1.2. Biến than thành nguồn năng lượng sạch: Chính phủ Trung Quốc, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp đang nỗ lực nhằm biến các nguồn than giàu có của đất nước thành nguồn năng lượng sạch bằng cách sử dụng công nghệ than sạch. Tập đoàn Huaneng TQ, nhà sản xuất điện dùng nhiên liệu than lớn nhất TQ, đã liên kết với các nhà phân phối điện toàn cầu và các công ty than để thiết kế, xây dựng nhà máy điện chạy than "không khí thải" đầu tiên trên thế giới. TQ là một trong những quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới với dự đoán lên tới 2,9 tỷ tấn năm 2020. TQ cũng đang phát triển một kỹ thuật giảm thiểu khí cácbon điôxít phát sinh trong quá trình sử dụng than, tiến tới đạt mức phát thải gần bằng 0. Sản phẩm khí hóa này rẻ hơn 50% so với những sản phẩm quốc tế cùng loại. Các công ty của TQ cũng tham gia rất tích cực vào một kế hoạch nghiên cứu và thử nghiệm của công nghệ phát triển than sạch. 15 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam 1.3. Nguồn năng lượng tái sinh: Chương trình môi trường LHQ (UNEP) đã đánh giá cao định hướng đa dạng hóa năng lượng đang nổi lên ở nhiều nước châu Á thông qua việc phát triển và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh. UNEP cũng nhấn mạnh các nguồn năng lượng tái sinh và năng lượng sạch đang giúp châu Á giải quyết mức độ ô nhiễm nặng về không khí, đồng thời tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn các nguồn đầu tư quốc tế phát triển năng lượng tới châu Á. Trung Quốc đang dẫn đầu châu Á và thế giới về đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái sinh với mục tiêu đưa năng lượng tái sinh chiếm 10% tổng nguồn cung cấp năng lượng của nước này vào năm 2010. Hơn 30 triệu người Trung Quốc hiện nay đang sử dụng nước nóng từ năng lượng mặt trời. Các nước Thái Lan, Malaysia và Philippines cũng đã có những chương trình phát triển chiến lược về năng lượng tái sinh, các nguồn thực vật địa phương như cây cọ, mía... Theo UNEP, nhiên liệu diesel sinh học có thể giảm tới 78% lượng khí thải đi-ô-xít các-bon. Do chi phí cho việc trồng cây nhiên liệu lấy dầu rất thấp, hơn nữa chúng lại rất sẵn trong tự nhiên nên trong tương lai, diesel sinh học có thể được sản xuất ra với chi phí thấp hơn nhiều so với diesel lấy từ dầu mỏ. Brazil hiện là nước dẫn đầu Mỹ la-tinh trong việc sử dụng năng lượng sinh học tái sinh. Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cho rằng, việc phát triển năng lượng sinh học sẽ phục hồi ngành sản xuất mía đường ở một số nước, như ở Brazil có tới một triệu chiếc ô-tô chạy bằng năng lượng sản xuất từ cây mía. Nhiều nước Ðông - Nam Á cũng có những chương trình phát triển chiến lược về năng lượng tái sinh, như Malaysia sử dụng xe ô-tô chạy bằng nhiên liệu sinh học được chế biến từ nguồn dầu cọ phong phú trong nước hay Philippines sử dụng phế liệu của ngành mía đường để sản xuất năng lượng. Malaysia, nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, đã xây dựng 10 nhà máy sản xuất diesel sinh học từ dầu cọ để xuất khẩu. Thái-lan khẳng định sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học là mục tiêu của nước này trong vài thập kỷ tới. 1.4. Năng lượng gió: LHQ đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc cách mạng nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Trong các nguồn năng lượng mới như sức gió, pin mặt trời, tấm nhiệt mặt trời, địa nhiệt, thủy điện cỡ nhỏ và sinh học, thì năng lượng bằng sức gió phát triển nhanh nhất vì có lợi thế rẻ tiền, dồi dào, dễ áp dụng, sạch và không làm hại môi trường. Châu Âu đang dẫn đầu thế giới về năng lượng bằng sức gió. Hiệp hội Năng lượng 16 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam sức gió châu Âu ước tính đến năm 2020 khoảng 195 triệu người, tức một nửa số dân lục địa này, có thể sử dụng điện bằng sức gió. Tại Mỹ, việc sử dụng điện bằng sức gió đã tăng đến 35%. Trung Quốc cũng đề ra mục tiêu tăng gấp đôi mức sản xuất điện từ sức gió hiện nay. Ấn Độ đang dẫn đầu châu Á về năng lượng gió. 1.5. Biogas: Việc nghiên cứu và ứng dụng Biogas đã xuất hiện từ lâu. Phát triển mạnh nhất là ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thụy Điển, Đức, Đan Mạch … Ở Trung Quốc, tổng sản lượng Biogas của cả nước là 2000 triệu m 3/năm. Biogas chủ yếu được sử dụng và mục đích đun nấu, thắp sáng hay chạy các động cơ phát điện. Cho đến năm 1979, Trung Quốc đã có 301 trạm phát điện nhỏ sử dụng Biogas. Ở Ấn Độ, chương trình năng lượng và và nước sạch nông thôn đã được triển khai từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hàng năm có khoảng 200.000 hộ gia đình Ấn Độ chuyển từ sử dụng năng lượng củi đốt sang sử dụng Biogas. Cho đến nay Ấn Độ đã có đến hơn 2.000.000 trạm Biogas. Thụy Điển vừa đưa ra một tàu hỏa chở khách thân thiện với môi trường chạy bằng biogas (sinh ra từ sự phân hủy chất hữu cơ) được cho là lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2005. Tàu hỏa này, được lắp với hai động cơ xe buýt sử dụng biogas, có thể chở 54 hành khách. Chiếc xe này có thể chạy 600km trước khi cần tiếp nhiên liệu và có thể đạt vận tốc 130km/h. Tàu hỏa chạy bằng biogas đã được Thụy Điển đưa vào phục vụ vào tháng 9/2005 với lộ trình 80km ven biển. Theo tin của AFP, Thụy Điển đã có nhiều xe buýt chạy bằng biogas và hàng ngàn xe hơi chạy bằng xăng dầu pha hoặc với biogas hoặc với khí tự nhiên. Mới đây chính phủ Thụy Điển tuyên bố: trong vòng 15 năm họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không dùng xăng dầu. Trong khi các nước khác lo ngại trước việc giá dầu mỏ tăng lên thì người Thụy Điển chẳng có gì phải lo. Năng lượng hạt nhân và thủy điện hiện dùng sẽ bị thay thế bằng “khí mê tan sinh vật” (biogas) lấy từ phân, rác ... Để khuyến khích, chính phủ tuyên bố các lọai ô tô dùng biogas được miễn nộp thuế cầu đường, tiền đỗ xe v.v…. Nhờ đó năm ngoái số xe “sạch” ấy tăng 4 lần; dự kiến đến cuối năm nay sẽ chiếm 20% tổng số xe bán được. 17 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam 1.6. Nhiên liệu hydro: Đột phá đầu tiên sử dụng hydro làm năng lượng là năm 1992, khi hãng công nghiệp của Canada “Ballard Power System” thử nghiệm thành công xe ôtô chạy bằng năng lượng hydro với công suất động cơ 150kw/h, lớn gấp 15 lần so với dự kiến của các kỹ sư. Sau đó, vào năm 1994, hãng “Volkswagen” của Đức chế tạo thành công ôtô hạng nhẹ chạy bằng nhiên liệu hydro. Một năm sau, hãng “General moto” sử dụng thành công ôtô điện EV1. Đến năm 1997, hãng Toyota lần đầu tiên chế tạo hàng loạt ôtô chạy bằng xăng và điện. Năm 2002, ôtô chạy bằng các nguồn nguyên liệu thay thế được tung ra trên thị trường. Gần đây hãng BMW cho xuất xưởng ôtô có động cơ đốt trong chạy bằng nguyên liệu hydro. Thậm chí, ở Mỹ đang nghiên cứu khả năng chế tạo xe tăng chạy bằng nguyên liệu hydro. Tháng 9/2002, EU thông qua chương trình dài hạn chuyển sang nền kinh tế hydro trên quy mô toàn châu Âu. Kế hoạch này dự kiến thực hiện trong vòng năm mươi năm và có thể so sánh vơí các cuộc cách mạng công nghiệp. Dự báo, cuộc cách mạng hydro sẽ đụng chạm đến tất cả của nền kinh tế thế giới, như làm sôi động thị trường đầu tư, gia tăng đột biến năng suất lao động ở EU, làm đảo lộn nền công nghiệp ô tô, tạo ra thị trường xuất khẩu mới, mạng năng lượng mới, hàng triệu việc làm và giảm chi phí bảo vệ môi trường. Theo tính toán, đến năm 2020, thuận lợi từ nền công nghiệp hydro sẽ đạt tới con số gần 2.000 tỷ USD. Nền kinh tế hydro sẽ thực hiện sự phân bố năng lượng đồng đều và bình đẳng trên quy mô hành tinh, không phụ thuộc vào vị trí lắp đặt đường ống và phương tiện chuyên chở nguyên liệu. Mỗi một quốc gia, một địa phương có thể tự tạo cho mình nguồn năng lượng hydro tại chỗ. Sẽ không còn các nước nhập khẩu và xuất khẩu hydro. Các nước đang phát triển sẽ có được nguồn năng lượng rẻ. Toàn bộ hệ thống nền chính trị thế giới sẽ thay đổi. Sẽ không còn các công ty dầu mỏ xuyên quốc gia với những thủ đoạn chính trị nguy hiểm. Thời đại “chiến tranh dầu mỏ sé kết thúc. Tất nhiên, sẽ còn lâu mới có thiên đường trên Trái Đất bởi lẽ, những ai làm chủ được công nghệ tiên tiến, sẽ kiểm soát được nguồn năng lượng hydro. Theo tính toán của các chuyên gia hãng dầu mỏ “shell”, để xây dựng một nhà máy hydro và trạm cung cấp nhiên liệu ở Mỹ, phải đầu tư 19 tỷ USD, ở Anh là 1,5 tỷ USD, ở Nhật Bản là 6 tỷ USD. (Nguồn: trang web http://www.quangtri.gov.vn) 18 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam 2.Vấn đề sản xuất và kinh doanh năng lượng, nhiên liệu sạch trên thế giới: Việc sản xuất và kinh doanh năng lượng sạch trên thế giới đang ngày càng phát triển để đối phó những lo ngại về an ninh năng lượng, về nguồn dầu lửa đang cạn kiệt, giá dầu thế giới tăng cao, môi trường bị đe dọa nghiêm trọng. Kinh doanh năng lượng sạch là một lĩnh vực đầu tư mới mẻ và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cộng đồng quốc tế đang tăng cường đầu tư cho năng lượng tái sinh như sức gió, nước hay ánh sáng mặt trời... ước tính năm 2005, đầu tư vào lĩnh vực này đạt tới 63 tỷ USD. Dự báo, ngành kinh doanh này sẽ tăng trưởng mỗi năm 20-30% trong vòng một thập niên. “Xu hướng thay thế công nghệ phát điện truyền thống bằng năng lượng mặt trời có thể là cơ hội tạo ra của cải và việc làm lớn nhất trong thế kỷ 21”, Ngân hàng Đầu tư Jeffries ở London nhận định. Tại một hội nghị về năng lượng mặt trời có đến 6.500 người tham dự ở San Jose năm ngoái, Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger tuyên bố chắc như đinh đóng cột: “Năng lượng sạch là tương lai”. Năm năm qua, sản xuất năng lượng từ dầu mỏ và than đá chỉ tăng 2-3% mỗi năm, trong khi năng lượng bằng sức gió và năng lượng mặt trời tăng khoảng 30%. Theo tính toán của Công ty Tư vấn Venture Business Research, số vốn mà các quỹ mạo hiểm và quỹ đầu tư tư nhân đổ vào lĩnh vực này đã tăng gấp bốn lần trong vòng hai năm, từ 500 triệu đô la năm 2004 lên 2 tỉ đô la năm 2006; còn theo Công ty Tư vấn New Energy Finance, nếu tính toàn bộ thì vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch trên toàn thế giới năm 2006 lên tới 63 tỉ đô la, hơn hai lần mức 30 tỉ đô la năm 2004. California là tiểu bang có tham vọng lớn nhất nước Mỹ trong việc sử dụng năng lượng mặt trời qua chương trình “Một triệu mái nhà mặt trời”. Tiểu bang dành ra 2,9 tỉ đô la trong 10 năm để tài trợ chi phí và vận động liên bang giảm thuế 30% cho các doanh nghiệp và gia đình nào lắp đặt pin mặt trời. Mục tiêu của California là đến năm 2010 có 20% sản lượng điện được tạo ra từ các nguồn tái sinh được. Có 21 trong 50 tiểu bang của Mỹ đặt mục tiêu tương tự. Chính quyền các tiểu bang nông nghiệp có chính sách khuyến khích sản xuất ethanol từ bắp ngô, trợ cấp cho nông dân trồng bắp, cho nhà máy pha trộn ethanol vào xăng, cho trạm xăng lắp đặt thiết bị chứa và bơm ethanol và cho người tiêu dùng sử dụng nó. Một vài tiểu bang quy định xăng dầu phải có một hàm lượng ethanol nhất định khiến nhu cầu và giá ethanol tăng cao. So với Mỹ, châu Âu còn khuyến khích nhiều hơn việc sử dụng năng lượng sạch. Liên hiệp châu Âu đòi hỏi đến năm 2010 có 5,75% nhiên liệu cho giao thông 19 Dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch tại Việt Nam không có nguồn gốc hóa thạch, 18% điện năng tạo ra từ các nguồn tái sinh được. Để đáp ứng đòi hỏi này, theo Ngân hàng Goldman Sachs, sản lượng điện mặt trời ở châu Âu phải tăng trưởng mỗi năm 30%. Đức là thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất châu Âu vì nhà nước trợ cấp rất lớn để các dự án điện mặt trời bán điện chỉ với giá 73 xu Mỹ/kwh. Trên thế giới có 49 quốc gia có chương trình khuyến khích năng lượng sạch như vậy, kể cả các thị trường lớn mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Năng lượng tái sinh còn là một lĩnh vực quan trọng giúp các nước châu Á, nhất là ở các vùng nông thôn tạo môi trường thu hút đầu tư quốc tế. UNEP cho biết, đến nay, đã có hơn 40 dự án năng lượng sạch đang được triển khai ở các nước đang phát triển và các nước này có thể nhận được nguồn đầu tư vào năng lượng sạch lên tới 100 tỷ USD trong những năm tới. Trung Quốc là nước dẫn đầu châu Á về đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái sinh với mục tiêu đưa năng lượng tái sinh chiếm 10% tổng nguồn cung cấp năng lượng của nước này vào năm 2010. Hơn 30 triệu người Trung Quốc đang sử dụng nước nóng từ năng lượng mặt trời. Ấn Ðộ đã quy hoạch 39,2 triệu ha trồng cây gia-tơ-ro-pha để có thể thay thế 20% nhu cầu nhiên liệu diesel trong năm năm tới. Indonesia và Philippines đã thu hút hơn 20 triệu USD đầu tư nước ngoài trồng các loại cây cung cấp nhiên liệu sinh học. Liên Hiệp châu Âu (EU) đặt mục tiêu đến năm 2010 có 5,75% nhiên liệu cho giao thông không có nguồn gốc hóa thạch, 18% điện năng tạo ra từ các nguồn tái sinh được. Chính phủ Pháp có kế hoạch nâng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu sạch lên 5,75% vào năm 2008 và 10% vào năm 2010. Thụy Ðiển đã đưa ra một kế hoạch táo bạo phấn đấu để vào năm 2020, trở thành nước đầu tiên trên thế giới phát triển nền kinh tế không lệ thuộc vào dầu mỏ, tức là thay thế tất cả các nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng những nguồn năng lượng có thể tái tạo. Một con số nổi bật là chương trình môi trường LHQ (UNEP) vừa cho biết, các thị trường buôn bán liên quan lĩnh vực khí thải gây hiệu ứng nhà kính ước đạt 2 nghìn tỷ USD vào năm 2012. Chi phí đầu tư sản xuất điện mặt trời khá lớn nên các dự án sẽ không triển khai được nếu không có trợ cấp hào phóng của chính phủ. Sản lượng càng tăng thì giá thành thiết bị càng giảm cho nên trợ cấp của chính phủ đóng vai trò xúc tác ban đầu, giảm dần và loại bỏ hẳn khi tương quan sản lượng/giá cả đạt tới mức nào đó. Năm 1994, Nhật bắt đầu quảng bá điện mặt trời. Theo Công ty Sharp - nhà sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới, để có 1 kw điện cần đầu tư một hệ thống trị giá 16.000 đô la và chính phủ tài trợ nửa giá. Năm đó có 500 hệ thống được lắp đặt tại Nhật. Một thập niên sau chi phí đầu tư mỗi kw chỉ còn 6.000 đô la, và mỗi năm có 60.000 hệ thống được lắp đặt, từ năm ngoái chính phủ không trợ cấp nữa. Hiện nay Nhật Bản là nơi duy nhất có khách hàng mua thiết bị sản xuất điện mặt trời mà không có sự tài trợ của chính phủ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất