Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự báo dân số việt nam bằng các mô hình thống kê...

Tài liệu Dự báo dân số việt nam bằng các mô hình thống kê

.PDF
111
524
104

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN TOÁN -------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DỰ BÁO DÂN SỐ VIỆT NAM BẰNG CÁC MÔ HÌNH THỐNG KÊ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Ts. VÕ VĂN TÀI PHẠM MINH TRỰC MSSV: 1090157 Ngành: TOÁN ỨNG DỤNG K35 CẦN THƠ – 05/2013 LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Võ Văn Tài, người Thầy đã tận tâm, tận lực, nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo để tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, quý Cô trong Khoa Khoa học Tự nhiên trường Đại học Cần Thơ đã truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Tôi xin cảm ơn cô CVHT Nguyễn Thị Hồng Dân đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học. Tôi xin cảm ơn các anh, chị đi trước cùng các bạn của tôi là những người luôn sát cánh bên tôi, ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài, cũng như những tháng ngày học đại học. Tôi cũng không quên cảm ơn gia đình, đã luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi hỗ trợ, động viên, quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất và cho tôi có được như ngày hôm nay. Trên đây là những lời cảm ơn chân thành của tôi về sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, anh chị, bạn bè, gia đình đối với tôi. Chúc Thầy Cô, anh chị và bạn bè đạt nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống! Cần Thơ, ngày 10 tháng 05 năm 2013 PHẠM MINH TRỰC i DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng và các tỉnh trong cả nước năm 2009 ........................................................................................ 8 Bảng 1.2: Tốc độ tăng dân số khu vực thành thị và nông thôn từ 2000-2010...... 11 Bảng 1.3: Phân bổ diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng năm 2010 ............................................................................................... 12 Bảng 1.4: HDI ở các vùng của Việt Nam 1989 .................................................... 13 Bảng 3.1: Dân số cả nước năm 1901 đến năm 2011 ............................................ 66 Bảng 3.2: Số dân Việt Nam theo nhóm tuổi và giới có tại cuộc Tổng điều tra 01/04/1999 ............................................................................................. 67 Bảng 3.3: Số dân Việt Nam theo nhóm tuổi và giới có tại cuộc Tổng điều tra 01/04/2009 ............................................................................................. 68 Bảng 3.4: Kết quả xử lý cho ta bảng tóm tắt các tiêu chuẩn đánh giá mô hình hồi quy đã xây dựng ở trên như sau: ........................................................... 71 Bảng 3.5: Kết quả dự báo của mô hình Cấp số nhân từ năm 2012-2020 ............. 73 Bảng 3.6: Những mô hình ARIMA có thể từ số liệu từ năm 1975 - 2011 ........... 76 Bảng 3.7: Kết quả dự báo mô hình ARIMA(0,2,1) từ năm 2012-2020 ............... 77 Bảng 3.8: Xác định các tập mờ Mô hình Chen ..................................................... 78 Bảng 3.9: Xác định mối quan hệ mờ Mô hình Chen ............................................ 79 Bảng 3.10: Xác định các tập mờ Mô hình Singh .................................................. 80 Bảng 3.11: Xác định mối quan hệ mờ Mô hình Singh ......................................... 81 Bảng 3.12: Xác định nhóm quan hệ mờ Heuristic và giá trị dự báo .................... 82 Bảng 3.13: Phân chia đoạn và sự phân bố các giá trị Mô hình Chen-Hsu ........... 83 Bảng 3.14: Phân chia đoạn và sự phân bố các giá trị lần 2 Mô hình Chen-Hsu .. 84 Bảng 3.15: Xác định các tập mờ Mô hình Chen-Hsu ........................................... 84 Bảng 3.16: Xác định các mối quan hệ mờ Mô hình Chen-Hsu ............................ 86 Bảng 3.17: Kết quả dữ liệu mờ hóa của các mô hình Chen, Singh, Heuristic và Chen-Hsu từ 1989 đến 2011 .................................................................. 86 Bảng 3.18: Những mô hình ARIMACH có thể theo Mô hình Chen-Hsu .............. 87 Bảng 3.19: Kết quả dự báo mô hình ARIMACH(1,2,1) từ năm 2012-2020 .......... 88 ii Bảng 3.20: Sự thay đổi và mờ hóa các biến dân số giai đoạn 1989-2011 ............ 89 Bảng 3.21: Kết quả nội suy dân số cả nước từ năm 1997 đến năm 2011............. 93 Bảng 3.22: Kết quả dự báo dân số cả nước từ năm 2012 đến năm 2020 ............. 93 Bảng 3.23: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi ASFR x ............................................. 94 Bảng 3.24: Cơ cấu giới tính dân số ngày 01/04/2009 .......................................... 95 Bảng 3.25: Dân số Việt Nam theo tuổi và giới tại thời điểm 01/07/2010 ............ 96 Bảng 3.26: Hệ số chuyển tuổi 10 năm .................................................................. 97 Bảng 3.27: Hệ số chuyển tuổi 5 năm .................................................................... 98 Bảng 3.28: Kết quả dự báo bằng phương pháp thành phần năm 2015 và 2020 ... 99 Bảng 3.29: Kết quả dự báo bằng phương pháp thành phần năm 2025 và 2030 . 100 Bảng 3.30: Tổng hợp và so sánh kết quả dự báo dân số cả nước. ...................... 101 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Đồ thị dân số Việt Nam giai đoạn 1901 – 2011 (đơn vị triệu người).. 67 Hình 3.2: Đồ thị các mô hình dự báo từ năm 1975 – 2011 và số liệu thực tế ...... 71 Hình 3.3: Đồ thị các mô hình dự báo từ năm 2000 – 2011 và số liệu thực tế ...... 72 Hình 3.4: Đồ thị dân số dự báo từ năm 2012 – 2020............................................ 73 Hình 3.5: Đồ thị dân số cả nước từ năm 1975 - 2011........................................... 74 Hình 3.6: Đồ thị dân số cả nước từ năm 1975 – 2011 lấy sai phân bậc 1 ............ 74 Hình 3.7: Đồ thị dân số cả nước từ năm 1975 – 2011 lấy sai phân bậc 2 ............ 74 Hình 3.8: Đồ thị hàm tự tương quan (ACF) ......................................................... 75 Hình 3.9: Đồ thị hàm tự tương quan riêng (PACF) .............................................. 75 Hình 3.10 Đồ thị kiểm định sự phù hợp của mô hình dự báo .............................. 77 Hình 3.11: Đồ thị dự báo của mô hình ARIMA(0,2,1) từ năm 2012–2020 ......... 78 Hình 3.12: Đồ thị dân số dự báo mô hình ARIMACH(1,2,1) từ năm 2012–2020. 88 Hình 3.13: Chức năng liên đới các giá trị tập mờ của biến thể ngôn ngữ “biến đổi dân số” ................................................................................................... 91 Hình 3.14: Đồ thị dân số thực tế và dự báo bằng mô hình Abbasov – Mamedova từ năm 1997 - 2020................................................................................ 94 Hình 3.15: Đồ thị tổng hợp và so sánh kết quả dự báo dân số cả nước.............. 102 iv MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3 II. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 IV. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 V. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ VIỆT NAM .............................................. 6 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................... 6 1.1.1 Phân bố dân cư ..........................................................................................6 1.1.2 Mật độ dân số ............................................................................................6 1.2 THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM ..................................... 6 1.2.1 Phân bố dân cư giữa các vùng và các tỉnh ................................................7 1.2.2 Tỷ số giới tính .........................................................................................10 1.2.3 Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn ...........................................10 1.2.4 Phân bố dân cư giữa đồng bằng và miền núi ..........................................11 1.2.5 Chất lượng của dân số Việt Nam ............................................................12 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM . 13 1.3.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................13 1.3.2 Lịch sử khai thác lãnh thổ .......................................................................15 1.3.3 Điều kiện kinh tế- xã hội .........................................................................16 Chương 2 CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO DÂN SỐ .................................................... 17 2.1 MÔ HÌNH HỒI QUY ..................................................................................... 17 2.1.1 Giới thiệu .................................................................................................17 2.1.2 Hồi quy tuyến tính đơn ............................................................................17 2.1.3 Hồi quy tuyến tính bội .............................................................................19 2.1.4 Hồi quy phi tuyến ....................................................................................21 2.1.5 Một số mô hình hồi quy phi tuyến ứng dụng trong dự báo dân số .........21 2.2 MÔ HÌNH DỰ BÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN .................. 27 2.2.1 Giới thiệu chung ......................................................................................27 2.2.2 Các bước thực hiện ..................................................................................28 2.3 MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN TRÊN DỮ LIỆU KHÔNG MỜ ................ 31 v 2.3.1 Khái niệm về chuỗi thời gian ..................................................................32 2.3.2 Một số quá trình quan trọng ....................................................................34 2.3.3 Một số mô hình dự báo............................................................................42 2.3.4 Phương pháp Box-Jenkins ......................................................................47 2.4 TIÊU CHUẨN ĐÁNH MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ CHUỖI THỜI GIAN ..... 49 2.4.1 Hệ số tương quan và hệ số xác định ........................................................49 2.4.2 Tiêu chuẩn phần dư .................................................................................53 2.4.3 Một số tiêu chuẩn đánh giá khác .............................................................54 2.5 MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN TRÊN DỮ LIỆU MỜ HÓA ...................... 55 2.5.1 Các khái niệm cơ bản về tập mờ .............................................................55 2.5.2 Các mô hình dự báo trên trên tập mờ ......................................................57 Chương 3 DỰ BÁO DÂN SỐ VIỆT NAM ............................................................ 64 3.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 64 3.1.1 Ý nghĩa của việc dự báo dân số ...............................................................64 3.1.2 Tình hình dự báo dân số ở Việt Nam ......................................................65 3.2 TỔNG QUAN VIỆC THỰC HIỆN ............................................................... 66 3.2.1 Số liệu ......................................................................................................66 3.2.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................69 3.3 KẾT QUẢ DỰ BÁO....................................................................................... 70 3.3.1 Mô hình hồi quy ......................................................................................70 3.3.2 Dự báo bằng mô hình chuỗi thời gian trên tập không mờ.......................73 3.3.3 Dự báo bằng mô hình chuỗi thời gian với dữ liệu đã mờ hóa .................78 3.3.4 Dự báo bằng ứng dụng chuỗi thời gian mờ Abbasov - Mamedova. .......88 3.3.5 Dự báo bằng phương pháp thành phần ....................................................94 MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 101 A. KẾT LUẬN .................................................................................................... 101 B. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 vi LỜI GIỚI THIỆU Việc đánh giá những vấn đề phát triển của đất nước có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm của dân số. Hiện nay dân số là một trong những vấn đề lớn mà nhân loại đặc biệt quan tâm. Mỗi quốc gia đều nhận thấy rằng yếu tố dân số ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh, tồn vong của nền kinh tế mình. Dự báo dân số là một thuộc tính không thể thiếu được trong tư duy con người bởi vì con người luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai,… Dự báo dân số là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán số dân trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo, cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của dân số trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học. Tuy nhiên, dự báo dân số cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. Dù định nghĩa có sự khác biệt nào đó, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo dân số là bàn về số dân tương lai. Dự báo dân số là một trong những dự báo quan trọng nhất trong hệ thống các dự báo và thường được thực hiện đầu tiên. Bởi vì kết quả dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, kinh tế, xã hội,… Chẳng hạn khi xác định kết cấu dân số có khả năng lao động theo độ tuổi và giới tính, người ta có thể tính toán được cán cân lao động trong tương lai của cả nước. Trong điều kiện số lượng và tỷ lệ người có tuổi tăng lên, việc dự báo số người về hưu, tình hình sức khỏe, khả năng lao động của họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Biết số lượng học sinh theo từng nhóm tuổi, từng năm để lập kế hoạch xây dựng trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng cấp học,… Cấu trúc của luận văn gồm có phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu một số khái niệm, thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân số Việt Nam. 1 Chương 2: Trình bày các mô hình hồi quy, phương pháp thành phần, phân tích chuỗi thời gian trên tập không mờ và tập mờ trong dự báo dân số. Chương 3: Xác định ý nghĩa của việc dự báo dân số, phương pháp và kết quả dự báo dân số bằng các mô hình hồi quy, phương pháp thành phần, phân tích chuỗi thời gian trên tập không mờ và tập mờ. 2 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ngày nay vấn đề dân số đặc biệt là việc gia tăng dân số đã trở thành một trong những vấn đề lớn mà nhân loại đặc biệt quan tâm đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Dân số vừa là yếu tố của sản xuất nhưng đồng thời cũng là yếu tố của tiêu dùng, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội tương lai cũng như lập kế hoạch chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm đúng quý và phù hợp thì việc nắm bắt tình hình phát triển dân số, quy mô, cấu trúc của nó là yêu cầu cần thiết và là thực tế khách quan. Dự báo dân số chính là để đáp ứng những yêu cầu nói trên. Hiện nay trong toán học có nhiều mô hình ứng dụng cho việc dự báo dân số. Ở các nước phát triển đây là việc làm thường kỳ, được chính phủ quan tâm và không ngừng được cải tiến. Ở Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác dự báo nói chung và dự báo dân số nói riêng còn nhiều hạn chế. Là sinh viên ngành Toán ứng dụng, em muốn vận dụng kiến thức thống kê được trang bị ở Trường để thực hiện đề tài Dự báo dân số Việt Nam bằng các mô hình thống kê cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn minh chứng tiềm năng to lớn sự đóng góp của ngành thống kê cho sự phát triển của đất nước. Đề tài này thực hiện thành công sẽ là tiền đề có thể áp dụng theo cách tương tự cho việc dự báo dân số ở các địa phương. II. Mục đích nghiên cứu - Tổng kết các mô hình thống kê có thể áp dụng được trong dự báo dân số. - Thử nghiệm các mô hình khác nhau trong dự báo dân số Việt Nam, sử dụng các tiêu chuẩn thống kê để lựa chọn mô hình phù hợp trong dự báo tổng số dân. - Dự báo được số dân theo nhóm 5 tuổi của các năm 2015, 2020, 2025 và 2030. 3 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các mô hình thống kê trong dự báo theo thời gian và dân số Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Tổng số dân Việt Nam từ năm 1975 – 2011 và các số liệu qua 2 cuộc tổng điều tra dân số 01/04/1999 và 01/04/2009. IV. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp lý thuyết liên quan đến các mô hình dự báo theo thời gian: Mô hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến, các mô hình của chuỗi thời gian mờ và không mờ, phương pháp thành phần. - Thử nghiệm với tất cả mô hình có thể có trong dự báo dân số, sử dụng các tiêu chuẩn thống kê để đánh giá, lựa chọn mô hình phù hợp trong dự báo tổng số dân. - Sử dụng phương pháp thành phần và các số liệu liên quan đến hai cuộc tổng điều tra dân số gần nhất để dự báo số dân theo nhóm 5 tuổi cho các mốc thời gian 2015, 2020, 2025 và 2030. - Sử dụng phần mềm thống kê R version 2.15.1 thực hiện các xử lý. V. Nội dung nghiên cứu Luận văn được cấu trúc gồm có phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dân số Việt Nam. Giới thiệu sơ lược về thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư ở Việt Nam. Chương 2: Các mô hình dự báo dân số. Trình bày các mô hình hồi quy, phương pháp thành phần, phân tích chuỗi thời gian trên dữ liệu không mờ và dữ liệu mờ hóa trong dự báo dân số. Chương 3: Dự báo dân số Việt Nam. 4 Xác định ý nghĩa của việc dự báo dân số và kết quả dự báo dân số bằng các mô hình hồi quy, phương pháp thành phần, phân tích chuỗi thời gian trên dữ liệu không mờ và dữ liệu mờ hóa, ứng dụng chuỗi thời gian mờ vào dự báo dân số. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ VIỆT NAM 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Phân bố dân cư Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. Để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ, người ta sử dụng tiêu chí mật độ dân số. 1.1.2 Mật độ dân số Mật độ dân số là số dân cư trú thường xuyên trên một đơn vị diện tích đất đai. Công thức tính: Mật độ dân số = P S Trong đó P là số dân sinh sống thường xuyên trên vùng lãnh thổ cần xác định, S là diện tích của vùng lãnh thổ đó. 1.2 THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2009 là 85,789,573 người, với sai số thuần là 0.3%. Như vậy, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Kết quả Tổng điều tra 01/04/2009 cho thấy, sau 10 năm (1999-2009) dân số nước ta tăng thêm 9.47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) trong thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009 là 1.2%/năm, giảm mạnh so với thời kỳ 10 năm trước 1989-1999 (mỗi năm tăng gần 1,200 nghìn người với tỷ lệ tăng hàng năm là 1.7%). Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Tỷ lệ này tính bình quân là trên 3%/năm trong những năm 1960, 2.8%/năm trong thời kỳ 6 1970-1979, và 2.1%/năm giữa hai cuộc Tổng điều tra 1979 và 1989, 1.7%/năm giữa hai cuộc Tổng điều tra 1989-1999. 1.2.1 Phân bố dân cư giữa các vùng và các tỉnh Quy mô dân số là 85,789,573 người được phân bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19,577,944 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (18,835,485 người) và Đồng bằng sông Cửu Long (17,178,871 người). Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số là 5,107,437 người. Số liệu cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là châu thổ của hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước. Dân số Việt Nam cũng phân bố không đều giữa các tỉnh, dân cư tập trung ở các đô thị lớn: Đông nhất là ở TP Hồ Chí Minh (3,414 người/km2), tiếp đến là Hà Nội (1,935 người/km2), thứ ba là Bắc Ninh (1,248 người/km2). Số liệu còn cho thấy, sau 10 năm tỷ trọng dân số của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng, của bốn vùng còn lại giảm. Điều đó cũng có nghĩa là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư lớn hơn. Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0.4%/năm) ở Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là vùng có quy mô dân số lớn thứ hai, tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long (0.6%/năm). Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất (3.2%/năm). Trong vùng này, thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân là 3.5%/năm, cao hơn một chút so với mức tăng chung của cả vùng, trong khi đó Bình Dương tăng tới 7.3%/năm, gấp 2.25 lần so với mức tăng chung của cả vùng. 7 Mặc dù Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất (5.1 triệu dân với mật độ dân số 93 người/km2), nhưng do vùng này có tỷ lệ nhập cư rất cao, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2.3%/năm trong thời kỳ 1999 - 2009. Rõ ràng trong 10 năm qua, dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng và với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng và các tỉnh trong cả nước năm 2009 Tỉnh/ thành phố Cả nước ĐB Sông Hồng Hà Nội Vĩnh Phúc Bắc Ninh Quảng Ninh Hải Dương Hải Phòng Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định Ninh Bình Trung du và miền núi Bắc Bộ Hà Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Bắc Giang Phú Thọ Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2) 331051.4 21063.1 3344.6 1231.8 822.7 6099.0 1650.2 1522.1 923.5 1567.4 860.2 1652.5 1389.1 86024.6 19625.0 6472.2 1003.0 1026.7 1146.6 1706.8 1841.7 1131.2 1784.0 786.4 1826.3 900.1 260 932 1935 814 1248 188 1034 1210 1225 1138 914 1105 648 95338.8 11095.2 116 7945.8 6724.6 4859.4 5870.4 6383.9 6899.5 3526.2 8323.8 3827.8 3532.5 9562.9 9112.3 14174.4 4595.2 727.0 512.5 295.3 727.5 614.9 743.4 1127.4 733.1 1560.2 1316.7 493.0 371.4 1083.8 789.0 91 76 61 124 96 108 320 88 408 373 52 41 76 172 8 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị TT- Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Tây nguyên Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Đông Nam Bộ Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu TP, Hồ Chí Minh Đồng bằng sông Cửu Long Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau 95885.1 18870.4 197 11133.4 16490.7 6025.6 8065.3 4747.0 5062.6 1283.4 10438.4 5152.7 6039.6 5060.6 5217.6 3358.0 7810.4 54640.6 9690.5 15536.9 13125.4 6515.6 9772.2 23605.2 6874.4 4049.2 2695.2 5903.4 1987.4 2095.5 3405.0 2919.2 1230.3 848.0 599.2 1088.7 890.5 1421.2 1219.2 1489.0 863.0 1159.7 565.7 1171.7 5124.9 432.9 1277.6 1733.1 492.0 1189.3 14095.7 877.5 1067.7 1497.1 2491.3 996.9 7165.2 306 177 204 105 126 215 694 136 237 247 171 222 168 150 94 45 82 132 76 122 597 128 264 555 422 502 3419 40518.5 17213.4 425 4493.8 2484.2 2360.2 2295.1 1479.1 3375.4 3536.8 6346.3 1401.6 1601.1 3311.8 2501.5 5331.6 1438.5 1673.9 1255.8 1004.4 1029.8 1667.7 2149.2 1687.9 1189.6 758.0 1293.2 858.4 1207.0 320 674 532 438 696 494 608 266 849 473 390 343 226 (Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), Niên giám thống kê 2009). 9 1.2.2 Tỷ số giới tính Tỷ số giới tính của Việt Nam luôn ở mức dưới 100, kể từ 1960 đến nay. Nguyên nhân chính của tình trạng này là nam giới có mức độ tử vong trội hơn. Tuy nhiên, tỷ số này có xu hướng tăng dần từ năm 1979 đến nay do ảnh hưởng của chiến tranh đã giảm dần và tỷ số giới tính khi sinh cũng tăng khá nhanh, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam đạt được 96.7 nam trên 100 nữ vào thời gian Tổng điều tra dân số năm 1999. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ số giới tính đã tiếp tục tăng lên và đạt mức 98.1 nam trên 100 nữ. Tỷ số giới tính cao hơn ở những vùng phát triển nhanh với các ngành nghề thu hút những người di cư là nam giới từ các nơi khác đến và ngược lại, tỷ số này sẽ thấp hơn ở những vùng có mức phát triển nhanh nhưng chủ yếu phát triển các ngành nghề thu hút lao động nữ là chính. Hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ đều có mức tăng dân số nhanh hơn mức bình quân chung của cả nước, song tỷ số giới tính của Tây Nguyên năm 2009 là 102.4 cao hơn tỷ số giới tính chung của cả nước, còn Đông Nam bộ là 95.3 thấp hơn tỷ số giới tính chung của cả nước. Điển hình và rõ nét nhất về tỷ số giới tính thấp là vùng Đông Nam bộ. Ở đây tỷ lệ tăng dân số hàng năm đã cao hơn rất nhiều, nhưng tỷ số giới tính năm 2009 lại thấp hơn đáng kể so với mức bình quân chung của cả nước. Bởi vì, thứ nhất Đông Nam bộ có thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước và chiếm tới 51% tổng dân số của cả vùng, thành phố này luôn có tỷ số giới tính thấp nhất cả nước trong cả 4 cuộc Tổng điều tra dân số vừa qua, thứ hai luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào 3 tỉnh thu hút dân lớn cả nước thuộc vùng Đông Nam bộ là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu luôn có số nữ nhiều hơn số nam. 1.2.3 Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn Trong tổng dân số của cả nước thì 25,374,262 người cư trú ở khu vực thành thị và 60,415,311 người cư trú tại khu vực nông thôn. Như vậy, đến nay đã có 29.6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23.5% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân năm là 3.4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0.4%/năm. Giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009, dân số cả nước đã tăng 9.47 triệu người. Trong đó 7.3 triệu người 10 (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị và khoảng 2.17 triệu người (chiếm 23%) tăng lên ở khu vực nông thôn. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất và tốc độ đô thị hoá khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57.1% (năm 1999 là 55.1%), vùng này có ba trung tâm đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng bằng sông Hồng có mức đô thị hoá cũng tương đối cao với 29.2% dân số thành thị (năm 1999 là 21.1%), vùng này có ba trung tâm đô thị lớn là Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Bảng 1.2: Tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2000-2010 Năm Dân số Thành thị Nông thôn 2000 1.35 3.32 0.74 2001 1.28 3.06 0.71 2002 1.17 2.97 0.58 2003 1.17 4.29 0.13 2004 1.20 4.23 0.16 2005 1.17 3.38 0.38 2006 1.12 3.20 0.34 2007 1.09 3.04 0.34 2008 1.07 3.90 -0.04 2009 1.06 3.21 0.18 Sơ bộ 2010 1.05 2.50 0.44 (Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK), Niêm giám thống kê 2009, NGTT 2010). Như vậy, những năm gần đây đang có xu hướng di dân mạnh từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên sự di dân tự phát này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về nhà ở, vệ sinh và môi trường. 1.2.4 Phân bố dân cư giữa đồng bằng và miền núi Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp (chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ). Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tài nguyên phong phú, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng: Tây Nguyên 95 người/km2, trung du và miền núi phía Bắc 117 người/km2. 11 Bảng 1.3: Phân bổ diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng, năm 2010 Diện tích Dân số Mật độ dân số Vùng (%) (%) (người/km²) Trung du và Miền núi phía Bắc 28.8 12.9 117 Đồng Bằng Sông Hồng 6.4 22.7 937 Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung 29.0 21.8 197 Tây Nguyên 16.5 6.0 95 Đông Nam Bộ 7.1 16.7 614 Đồng Bằng Sông Cửu Long 12.2 19.9 426 Tổng 100.0 100.0 262 1.2.5 Chất lượng của dân số Việt Nam Chỉ số phát triển con người (The Human Development Index - HDI) được tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, có thể coi là một chỉ báo về chất lượng dân số (cao nhất là 1, thấp nhất là 0). Chỉ số HDI của nước ta không ngừng tăng lên, từ 0.539 năm 1992 tăng lên 0.733 năm 2005. Tuy nhiên so với thế giới, chỉ số HDI của Việt Nam vẫn ở thứ hạng thấp, có 1.5% dân số Việt Nam bị thiếu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1.5-3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, chưa được phát hiện và điều trị sớm. Số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước rất lớn, khoảng 5.3 triệu người (chiếm 6.3% dân số),… Trong khi đó, hàng năm vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng gia tăng số người mới bị tàn tật, khuyết tật do tai nạn giao thông, lao động,… Ngoài ra, tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế. Thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, bé, nhẹ cân mà còn yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Đặc biệt, tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam chỉ đạt 60.2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới. Như vậy, trung bình, mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau so với 72.2 tuổi thọ bình quân. Năm 2005 chỉ xếp thứ 105 trên 177 nước được so sánh. Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, hiện nay cần xây dựng chính sách nâng cao chất lượng dân số. Nên thay mục tiêu “mỗi gia đình có 2 con” (đã đạt được) sang mục tiêu “2 con chất lượng cao” hay “2 con khỏe mạnh, có giáo dục và 12 được đào tạo”. Cần tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện việc nuôi, dạy con cái. Đây cần được coi là nhiệm vụ mới của các cộng tác viên dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Sớm nghiên cứu, phổ biến, triển khai thực hiện Điều 21 Pháp lệnh Dân số: “Biện pháp nâng cao chất lượng dân số”. Các nhà nhân khẩu học đã nhận định, năm 2020 sẽ là một năm bùng nổ dân số của Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng lên. Số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ lớn gấp 2 lần số phụ nữ ra khỏi tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, trong 10 năm tới, đoàn hệ phụ nữ sinh ra trong những năm 1975-1995 có quy mô đông nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam (khoảng 90 vạn người cho mỗi độ tuổi), nên nhóm phụ nữ 20-34 tuổi (giai đoạn dễ sinh nở nhất trong cuộc đời) đạt mức cực đại là 12.3 triệu người. Bảng 1.4: HDI ở các vùng của Việt Nam 1989 (hạng 1 có HDI thấp nhất theo nguyên tắc xếp hạng của UNDP) Các vùng Miền núi Bắc bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long HDI 0.386 0.504 0.454 0.468 0.322 0.462 0.412 Hạng 2 7 4 6 1 5 3 (Nguồn: Dân số học, nhà xuất bản chính trị quốc gia) 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM Sự phân bố dân cư của Việt Nam không đồng đều do có sự tác động của các nhân tố như sau: 1.3.1 Điều kiện tự nhiên Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng,…thì dân cư tập trung đông đúc. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng