Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm....

Tài liệu Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm.

.DOC
64
845
101

Mô tả:

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- —  – ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM ĐỊA ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ : THUNG CẢ, Xà SỦ NGÒI, THÀNH PHỐ HÒA BÌNH : CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- —  – ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 (Tổng Giám đốc) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013 CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 Số: 01/2013/TTr-DA CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------Hòa Bình, ngày tháng năm 2013 TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ Kính gửi: - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình; - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình; - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình; - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình; - Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình - Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hòa Bình; - Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;  Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;  Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;  Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC;  Quyết định số 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng cơ chế phát triển sạch CDM” với các nội dung chính sau:  Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM;  Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò + Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm) + Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư + Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas  Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình  Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: + Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân cư nuôi gia công; + Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống; + Nhà máy giết mổ gia súc; + Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp; + Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;  Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 12,124,243,000 đồng.  Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;  Kết luận : NPV = 594,975,345,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 34.6% ; thời gian hoàn vốn sau 6 năm. => Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước. Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM”nói trên. Nơi nhận: - Như trên - Lưu TCHC. CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 (Tổng Giám đốc) MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư...................................................................................................1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án..............................................................................................1 CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN........................................................2 II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước.............................................2 II.1.1. Môi trường vĩ mô.........................................................................................................2 II.1.2. Ngành chăn nuôi Việt Nam..........................................................................................2 II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án....................................................................................4 II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước.............................................................4 II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung.................................................................7 II.2.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình..........7 II.3. Căn cứ pháp lý.................................................................................................................9 II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư...........................................................................................10 CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN....................................................................................12 III.1. Địa điểm thực hiện dự án.............................................................................................12 III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng......................................................................12 III.3. Quy mô dự án...............................................................................................................13 III.4. Nhân sự dự án..............................................................................................................13 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............................................................................15 IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn rừng......................................................................................15 IV.2. Trang trại chăn nuôi bò................................................................................................19 IV.3. Nhà máy giết mổ gia súc..............................................................................................21 IV.3.1. Quy trình giết mổ gia súc..........................................................................................22 IV.3.2. Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổ......................................................................25 IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạch.........................................................................................25 IV.4.1. Các sản phẩm từ lợn rừng.........................................................................................25 IV.4.2. Các sản phẩm từ bò...................................................................................................25 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................27 V.1. Đánh giá tác động môi trường.......................................................................................27 V.1.1. Giới thiệu chung.........................................................................................................27 V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.........................................................27 V.2. Tác động của dự án tới môi trường..............................................................................27 V.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng............................................................................27 V.2.2. Giai đoạn vận hành.....................................................................................................28 V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.......................................................................................29 V.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng..........................................................29 V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động.......................................................30 V.4. Kết luận..........................................................................................................................31 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN..................................................................32 VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư...........................................................................................32 VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư...........................................................................................33 VI.2.1. Nội dung...................................................................................................................33 VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư..........................................................................................36 VI.2.3. Vốn lưu động............................................................................................................37 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................38 VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn.....................................................................................38 VII.2. Tiến độ sử dụng vốn...................................................................................................38 VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án........................................................................................38 VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay..........................................................42 CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH........................................................44 VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán....................................................................44 VIII.2. Tính toán chi phí của dự án......................................................................................45 VIII.2.1. Chi phí nhân công..................................................................................................45 VIII.2.2. Chi phí thức ăn.......................................................................................................47 VIII.2.3. Chi phí hoạt động...................................................................................................49 VIII.3. Doanh thu từ dự án....................................................................................................50 VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án...................................................................................52 VIII.4.1. Báo cáo thu nhập của dự án...................................................................................52 VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự án.........................................................................................53 VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợ..............................................................................................54 VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội............................................................................54 CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN....................................................................55 IX.1. Nhận diện rủi ro...........................................................................................................55 IX.2. Phân tích độ nhạy.........................................................................................................55 IX.3. Kết luận........................................................................................................................57 CHƯƠNG X: KẾT LUẬN...................................................................................................58 X.1. Kết luận.........................................................................................................................58 X.2. Kiến nghị.......................................................................................................................58 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần T & T – 159  Mã số doanh nghiệp :  Ngày cấp :  Nơi cấp :  Địa chỉ trụ sở : Tầng 9, Tòa nhà HAXICO. đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội  Đại diện pháp luật : Chức vụ: I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch  Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò + Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm) + Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư + Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas  Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình  Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: + Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân cư nuôi gia công; + Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống; + Nhà máy giết mổ gia súc; + Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp; + Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;  Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 12,124,243,000 đồng.  Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 1 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước II.1.1. Môi trường vĩ mô Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Theo Tổng cục Thống kê, quý II năm 2013 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong tháng 8 năm 2013, tổng đàn trâu cả nước ước tính giảm 2.5% so với cùng kỳ năm 2012, đàn bò giảm 3%. Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt do giá sữa ổn định nên doanh nghiệp mở rộng quy mô. Chăn nuôi lợn chưa ổn định, ước tính tổng số lợn cả nước giảm từ 1-1.5% so với cùng kỳ năm 2012. Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, dịch bệnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người nuôi, tổng số gia cầm cả nước ước tính giảm khoảng 1.5-2% so với cùng kỳ năm trước. II.1.2. Ngành chăn nuôi Việt Nam Ngành nông nghiệp đang đóng góp 24% GDP cả nước và trong đó công lao của ngành chăn nuôi không nhỏ. Đây cũng là một trong những ngành quan trọng để chuyển đổi cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành chăn nuôi vẫn tự phát, thiếu quy hoạch và định hướng dẫn đến nguy cơ phá sản. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 2 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM Theo thống kê, hiện ngành chăn nuôi Việt Nam có sản lượng thịt gia súc đứng thứ nhất khu vực ASEAN, thứ 2 châu Á, thứ 6 thế giới; sản lượng thịt gia cầm đứng thứ 2 khu vực; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng đầu các nước ASEAN và thứ 12 thế giới. Nhiều năm qua ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ 5-7%/năm, so với 2-2.5%/năm của ngành trồng trọt. Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2000, tổng sản lượng thịt cung cấp ra thị trường đạt 1.83 triệu tấn, tổng sản lượng sữa đạt 64,000 tấn, nhưng đến năm 2011 tăng lên lần lượt là 4.31 triệu tấn và 360,000 tấn. Con số này đã góp phần tăng lượng tiêu thụ thịt bình quân từ 23.6kg/người trong năm 2000 lên 48.3kg/người trong năm 2011, tiêu thụ sữa từ 0.3kg/người lên 3.8kg/người, tiêu thụ trứng đạt 83 quả/người/năm. Tuy vậy, ngành chăn nuôi vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn do thiếu chính sách hỗ trợ, quy hoạch, định hướng phát triển. Mãi đến năm 2012 và nhất là những tháng đầu năm 2013, khi thị trường liên tục biến động theo chiều hướng xấu, những bất ổn bắt đầu lộ rõ và ngành chăn nuôi đang đứng bên bờ vực phá sản, cơ quan quản lý mới gấp rút vào cuộc. Theo Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 23,500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, không được kiểm soát, hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi. Để thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2020, hơn 50 tỉnh, thành trên cả nước đã hoàn thành quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, nhưng ngân sách đầu tư cho ngành chăn nuôi rất hạn chế nên doanh nghiệp (DN) và hộ nông dân phải tự lo, không định hướng được lợi thế từng địa phương để tạo nguồn cung bền vững. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành chăn nuôi chỉ tập trung khâu sản xuất thức ăn. Các khâu mấu chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành như con giống, chế biến, giết mổ và xử lý môi trường có lợi nhuận thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Do ít được quan tâm, ngành chăn nuôi trong nước chỉ phát triển theo kiểu phong trào, khi giá lên cao đồng loạt nuôi gây khủng hoảng thừa dẫn đến giá giảm; khi lỗ lại ngưng nuôi khiến nguồn hàng khan hiếm. Theo nhiêu chuyên gia, sự bất ổn của ngành chăn nuôi thời gian qua một phần do các giải pháp, dự báo thị trường hàng năm đối với ngành thực hiện qua loa, không sát với thực tế khiến DN đầu mối không nắm được nhu cầu thị trường; chăn nuôi tràn lan theo phong trào thay vì tập trung vào vật nuôi lợi thế để gia tăng lợi nhuận. Trước thực trạng ngành chăn nuôi trong nước đứng trước nguy cơ phá sản và rơi vào tay DN ngoại, mới đây Cục Chăn nuôi đã đưa ra mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013-2015. Theo đó, ngành chăn nuôi được tổ chức lại theo hướng phát triển các trang trại quy mô vừa và lớn, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, gắn kết các trang trại với nhau để cân bằng cung cầu, kiểm soát giá thành, nâng cao lợi nhuận cho DN, hộ chăn nuôi. Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại nhà nước cho ngành chăn nuôi vay ưu đãi lãi suất 10%/năm để tái hoạt động. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn bị từ chối cho vay vì không có khả năng trả nợ cũ và không có phương án kinh doanh tốt. Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Việt Nam nên đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức công tư. Theo đó, Nhà nước giao khoán một phần dịch vụ, công trình cho lĩnh vực tư nhân quản lý với những thỏa thuận về mục tiêu, chiến lược, kết quả nhằm giải tỏa áp lực về vốn và công nghệ, đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và môi trường. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Nhà nước nên mở ra các chính sách thu hút DN đầu tư vào những lĩnh vực còn trống như con giống, giết mổ, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ các DN chăn nuôi đầu tư sản xuất thức ăn, hình thành một chuỗi khép kín nhằm giảm sức ép cạnh tranh của DN ngoại. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 3 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg như sau: + Quan điểm phát triển 1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, bò đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. 4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. + Mục tiêu phát triển 1. Mục tiêu chung a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%; c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. 2. Chỉ tiêu cụ thể a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm. b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn. đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. + Định hướng phát triển đến năm 2020 1. Chăn nuôi gia súc: phát triển nhanh quy mô gia súc ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản, bò thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. 2. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 3. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM 4. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở. + Các giải pháp 1. Quy hoạch a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực như lợn, bò. Phát triển chăn nuôi lợn, bò trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. 2. Về khoa học và công nghệ a) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất. b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống gốc. Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống, tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm. c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp công suất lớn. e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái. f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi. h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi. 3. Về tài chính và tín dụng a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: - Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch. - Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. - Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống cho phát triển ngô, đậu tương… - Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi. b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp. c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn. d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành. đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác. 4. Về đất đai Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất. 5. Về thương mại a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè... b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường. 6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi a) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận. 7. Phòng chống dịch bệnh a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất. b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi. II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao. Toàn tỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn. Trong phát triển mô hình, ngoài những vật nuôi phổ biến còn nuôi một số con đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím. Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính, đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân từ 6% - 6.5%/năm. II.2.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình + Mục đích cơ bản của CDM (Cơ chế Phát triển sạch) Trong 2 thập kỷ tới, ước tính các mức phát thải KNK của các nước đang phát triển sẽ vượt các mức phát thải của các nước phát triển. Một trong những vấn đề gay cấn nhất để đối phó với biến đổi khí hậu là làm thế nào giảm được sự tăng phát thải KNK từ các nước đang phát triển. Trong hoàn cảnh đó, CDM có thể đóng góp vào việc giảm phát thải ở các nước đang phát triển bằng cách đưa ra khuôn khổ để thực hiện các dự án hợp tác giữa các nước đang phát tirển và các nước phát triển. Các nước đang phát triển (nước chủ nhà) có thể nhận được những lợi ích từ các hoạt động dự án CDM, như chuyển giao công nghệ và tài chính từ các nước đầu tư, giúp họ đạt được sự phát triển bền vững, trong khi các nước phát triển có thể sử dụng CERs để đạt được các chỉ tiêu giảm phát thải KNK. Bằng cách đó, CDM được dùng làm công cụ đa lợi ích cho việc giảm phát thải KNK một cách chi phí - hiệu quả và phát triển bền vững. + Quan điểm của Việt Nam về CDM Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất. Với việc tự nguyện tham gia CDM, Việt Nam mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu. Và thông qua CDM, Việt Nam sẽ có những sự đầu tư bổ sung và chuyển giao công nghệ. Chính phủ Việt Nam đã chỉ định Văn phòng quốc gia về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon (NOCCOP) thuộc Vụ hợp tác quốc tế (ICD), Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối Quốc gia về CDM (CNA). + --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM + Vùng thực hiện dự án: Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 466,252.86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 66,759 ha, chiếm 14.32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41.67%; diện tích đất chuyên dùng là 27,364 ha, chiếm 5.87%; diện tích đất ở là 5,807 ha, chiếm 1.25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172,015 ha, chiếm 36.89%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45,046 ha, chiếm 67.48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25,356 hecta, chiếm 60.51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4,052 ha, chiếm 6.06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135,010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3,126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6,385 ha. Giao thông thuận lợi, tài nguyên tự nhiên phong phú đã tạo lợi thế cho Hòa Bình tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình: Hòa Bình – vùng thực hiện dự án Tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 35%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trên tinh thần đó, tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung vào hai con lợn, gà, như ưu tiên cấp đất ở những nơi có nguồn nước, ở xa khu dân cư, giao thông thuận tiện. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào địa phương. UBND tỉnh Hòa Bình còn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư vào tỉnh. Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã đầu tư bảy trại sản xuất lợn giống giống ngoại với quy mô 1,200 con nái/trại và --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM hai trại lợn thương phẩm (5,000 con/trại). Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng các cơ sở chăn nuôi này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trước hết là tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ (bình quân mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40 lao động). Trại nuôi lợn giống Dũng Linh ở thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy có quy mô 1,200 nái do Công ty cổ phần CP Việt Nam đầu tư từ ba năm nay, bình quân mỗi tháng xuất khoảng 5,000 con lợn giống. Theo đó, hơn 40 lao động có việc làm và thu nhập ổn định với mức ba triệu đồng/tháng. Một số cơ sở còn xây nhà ở, nhà trẻ trong khu vực trang trại để công nhân có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc. Cùng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ trang trại và hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã và đang triển khai một loạt các công việc mang tính chiến lược để lĩnh vực chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững. Đó là quy hoạch các vùng chăn nuôi hàng hóa phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái của từng địa phương; tổ chức lại hệ thống chăn nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng Trung tâm giống và vùng giống trong nhân dân để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tăng diện tích ngô lên 32.000 ha/năm để có sản lượng 130.000 tấn ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. II.3. Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;  Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;  Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐBXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”;  Quyết định 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư Thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp. Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước ngày càng cần một khối lượng lớn hơn, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm như lợn rừng. Do vậy cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu trong lành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lưới giao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quan trọng. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể nhưng sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn nuôi cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung, trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng thức ăn lợn còn nhiều bất cập…Hơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặt trong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh. Do đó, khả năng cung cấp cho thị trường tại tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần T & T – 159 chúng tôi quyết định đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch”. Công trình này có ý nghĩa vì vừa xử lý được môi trường chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, vừa có thể tăng doanh thu cho chủ trang trại từ việc bán các tín chỉ giảm phát thải từ công trình khí sinh học thông qua cơ chế phát triển sạch CDM, đặc biệt đây là công trình phát triển năng lượng tái tạo, chuyển hóa chất thải chăn nuôi thành nguồn điện chạy bằng khí biogas. Tóm lại, việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN III.1. Địa điểm thực hiện dự án Dự án được thực hiện tại Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình. III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng Công ty Cổ phần T & T – 159 đã thực hiện đền bù hoàn chỉnh 118 ha đất sạch tại thung cả xã Sủ Ngòi thành phố Hòa Bình. III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” bao gồm 3 hợp phần: + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò + Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm) + Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư + Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas Trang trại chăn nuôi lợn rừng + bò Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ biogas TỔ HỢP Nhà máy giết mổ gia súc + Chế biến thực phẩm Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM III.3. Quy mô dự án Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 118 ha bao gồm các hạng mục sau: STT I II 1 a b c d 2 a b c d e III IV V Hạng mục Khu điều hành + nghiên cứu Đất phục vụ chăn nuôi lợn rừng và bò lấy thịt Đất phục vụ nuôi lợn rừng Nhà điều hành dây chuyền lợn rừng Nhà ở công nhân Kho và khu chế biến thức ăn tinh cho lợn Khu nuôi lợn rừng Đất chăn nuôi bò Nhà điều hành dây chuyền bò Tổng kho thức ăn tinh và khu chế biến thức ăn Kho cỏ khô Hồ ủ cỏ tươi Đất nuôi bò thịt vỗ béo Khu bò cách ly Khu nhà máy sản xuất phân vi sinh Khu thu lợn và bò nuôi gia công ngoài trại và giết mổ III.4. Nhân sự dự án 1. Nhân viên quản lý chung Giám đốc Kế toán trưởng Nhân viên kế toán Trưởng phòng hành chính nhân sự Nhân viên văn phòng Nhân viên kỹ thuật Bảo vệ 2. Nhân công trang trại lợn rừng Trưởng trại lợn thịt Trưởng trại lợn nái Công nhân chăn nuôi lợn Tổ nhà bếp + vệ sinh Kỹ thuật cơ điện 3. Công nhân trang trại bò Công nhân máy cày Công nhân cắt cỏ Công nhân chăm sóc, thu gom phân thải Y Tế 4. Công nhân trại giết mổ Trưởng trại Công nhân thu gom --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM Công nhân giết mổ 5. Nhân viên quầy bán thịt III.5. Tiến độ thực hiện dự án Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan