Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam...

Tài liệu Động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam

.DOC
103
829
86

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Động cơ là hiện tượng tâm lý phức tạp, có ý nghĩa đối với cá nhân. Động cơ thúc đẩy con người hành động, thúc đẩy con người có những hành vi ứng xử nhất định. Với tư cách là cái thúc đẩy con người hoạt động, động cơ gắn liền với sự thoả mãn các nhu cầu được phản ánh trong tâm lý con người, trở thành động lực thôi thúc con người hoạt động. Động cơ là cái khơi dậy tính chủ thể và xác định xu hướng hoạt động của chủ thể. Các nhà tâm lý học trên thế giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của động cơ đối với hoạt động của con người, đối với sự phát triển nhân cách của con người. Nhà tâm lý học Nga, A.N.Leonchiev đã khẳng định:“ Sù phát triển nhân cách của con người biểu thị về mặt tâm lý học trong sự phát triển về mặt động cơ của nhân cách”. Macxim gooki, nhà văn người Nga, người hiểu biết sâu sắc về con người đã viết:“ Ở trên đời này, không có gì quan trọng hơn và đáng chú ý hơn là những động cơ hành động của con người”. Trong qu Trong quá trình học tập, muốn nâng cao kết quả học tập thì phải hình thành động cơ học tập đúng đắn cho mỗi cá nhân. Động cơ là cái thúc đẩy học viên ham thích, là cái liên quan đến những cảm giác vui thích do lao động trí óc đem lại. Như vậy, nếu học viên có hứng thó với việc học thì học viên sẽ hình thành động cơ học tập gắn với việc hoàn thiện tri thức. Đây chính là động cơ có ý nghĩa tích cực trong hệ thống các động cơ học tập. Vì thế, trong quá trình đào tạo thì phải hình thành động cơ học tập cho học viên một cách đúng đắn. Với vị trí là đơn vị hành chính cơ sở, cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của nhà nước Việt Nam, cấp xã (xã, phường, thị trấn ) giữ vai trò nền tảng, quyết định việc hiện thực hoá sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt ở cơ sở, quyết định sự phát triển của phong trào quần chúng ở địa phương. Đồng thời đây cũng là nguồn quan trọng, cung cấp cán bộ cho các cấp trên ở cơ sở. Do đó việc xây dựng đội ngò cán bộ cấp xã, 1 đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn giữ một tầm quan trọng đặc biệt. Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Trong những năm qua, công tác giáo dục lý luận chính trị đã có nhiều cố gắng đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương pháp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác giáo dục lý luận chính trị cũng còn một số hạn chế, yếu kém: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa chịu khó học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ... Vì vậy, một đòi hỏi bức xúc đặt ra là cần phải đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị mà trước hết là đổi mới về phương pháp, kiện toàn cơ chế quản lý, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị. Qua thực tế đào tạo tại trường chính trị tỉnh Hà Nam, chóng tôi nhận thấy một bộ phận học viên tích cực, hăng say học tập. Kết quả học tập của các học viên luôn đạt được điểm tốt. Một bộ phận khác học thụ động, học vì điểm, học để lấy bằng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do động cơ đi học ở những học viên này là khác nhau. Do vậy, việc tìm ra những yếu tè ảnh hưởng đến động cơ đi học lý luận chính trị của học viên, qua đó đề xuất một sè biện pháp giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học một cách đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên là yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam, tìm hiểu yếu tè ảnh hưởng tới động cơ đi học. Trên cơ sở đó đề xuất một sè biện pháp giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học lý luận chính trị một cách đúng đắn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam. 2 3.2 Khách thể nghiên cứu Đối tượng điều tra là 239 học viên (Nam: 128 học viên; Nữ :111 học viên), trong đó: - Líp trung cấp lý luận chính trị Thanh vận hình thức học tại chức (2006 - 2008), tổng số 48 học viên. - Líp trung cấp lý luận chính trị TC12 hình thức học tại chức(2006 2008), tổng số 60 học viên. - Líp trung cấp lý luận chính trị TC11 hình thức học tại chức(2006 2008), tổng số 71 học viên. - Líp trung cấp lý luận chính trị K8 hình thức học tập trung (2006 2008), tổng số 50 học viên. 4. Giả thuyết khoa học Việc đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam bởi nhiều động cơ khác nhau. Các động cơ được sắp xếp theo một hệ thống thứ bậc. Trong đó động cơ nhận thức chiếm ưu thế, các động cơ khác chiếm vị trí Ýt quan trọng hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về động cơ và động cơ đi học lý luận chính trị. 5.2. Tìm hiểu thực trạng động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam. 5.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ đi học lý luận chính trị của học viên, qua đó đề xuất một sè biện pháp giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học lý luận chính trị một cách đúng đắn. 6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Vì thời gian có hạn nên chúng tôi coi nhiệm vụ thứ 2,3 là nhiệm vụ chính của đề tài. Chúng tôi chỉ nghiên cứu học viên học hệ trung cấp chính trị. 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng ba nhóm phương pháp 3 nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra viết - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Phương pháp đàm thoại 7.3. Phương pháp thống kê toán học 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ VÀ ĐỘNG CƠ ĐI HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề động cơ hoạt động là vấn đề trung tâm của tâm lý học. Đây là vấn đề có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, kích thích hoạt động của cá nhân. Động cơ hoạt động đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu. Mỗi trường phái, mỗi nhà tâm lý học có cách nhìn nhận động cơ ở khía cạnh khác nhau, nhưng lại thống nhất về vai trò, chức năng của động cơ. Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của khoa học tâm lý. 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài * Nghiên cứu của các nhà tâm lý học Phương Tây Ngay từ đầu, các nhà tâm lý học phương Tây đã chú ý đến hiện tượng tâm lý thúc đẩy hành vi con người và đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về động cơ. + Trường phái phân tâm học Đứng đầu là S.Freud(1856 - 1939), ông đã tuyệt đối hoá vai trò của bản năng, coi đó là động lực cơ bản của hành vi con người. Trong tác phẩm “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục”, tác giả đã khẳng định năng lượng “libido” là căn nguyên, cội nguồn của mọi hành vi con người. Năm 1920, trong tác phẩm “ Mặt bên kia của nguyên tắc thoả mãn”và sau đã là “Tôi và nó”, S.Freud đã trình bày mô hình nhân cách với cấu trúc ba bộ phận: Cái Êy (id) cái tôi (ego) Siêu tôi (Superego) Freud đã xem xét con người nói chung và vấn đề động cơ nói riêng dưới góc độ sinh vật thuần tuý mà chưa chú ý đến bản chất xã hội của nó. A.Adler (1870 - 1937) đã đưa ra ý kiến thay yếu tố bản năng tình dục 5 bằng yếu tố quyền lực. Theo ông, động lực cơ bản của hành vi con người là ý chí quyền lực, ý chí hùng mạnh. Một sè ý kiến trong trường phái phân tâm mới như R.Horney, E.Fromm đã bắt đầu chú ý đến sự ảnh hưởng của xã hội tới hành vi của con người. Trong cách giải thích của họ thì yếu tố bản năng vẫn còn bộc lé vai trò chủ đạo đối với việc thúc đẩy hành vi con người. + Trường phái tâm lý học hành vi Đại diện là J.Watson (1878 - 1958) cho rằng: phải lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của mình. Thuyết hành vi cổ điển (J.Watson) chủ trương đi tìm mô hình động cơ và những quy luật của nó trong việc nghiên cứu động vật và sử dụng những kết quả thu được để giải thích hành vi con người, đưa đến lý do giải thích hành vi con người theo công thức S - R(kích thích – phản ứng). Đồng thời, tính tích cực, tính chủ thể của con người sống thực đã bị tước bỏ. Điều này dẫn đến kết luận: không cần thiết phải nghiên cứu động cơ. Có thể nói thuyết hành vi cổ điển chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề động cơ. Chủ nghĩa hành vi mới(E.Tolman, K.Hull, B.F.Skinner) muốn nghiên cứu khâu trung gian giữa S và R mà chủ nghĩa hành vi cổ điển bỏ qua. Các tác giả này cho rằng, yếu tố trung gian bao gồm ý định, chương trình, hình ảnh, tri thức, kỹ xảo. Tuy nhiên, cái quy định động cơ vẫn là những kích thích vật lý từ bên ngoài và những nhu cầu của cơ thể lúc tiếp nhận kích thích đó. Chủ nghĩa hành vi mới tuy chưa giải thích thấu đáo về động cơ, nhưng đã để lại một bước tiến trong lịch sử tâm lý học khi nghiên cứu hiện tượng tâm lý - động cơ. + Dòng phái tâm lý học nhân văn Đại diện tiêu biểu của dòng phái này là A.Maslow, C.Rogers. Các tác giả này lấy nhân cách làm đối tượng nghiên cứu của mình, điểm xuất phát là xem nhân cách như là hệ thống trọn vẹn, với cái tôi vốn 6 có, bẩm sinh. A.Maslow, trong thuyết “Tù khẳng định” đã cho rằng:“ Động lực chính của nhân cách là mong muốn trở thành cái nó có thể thực hiện bằng tất cả khả năng, ý chí của mình”. Ông đã xây dựng hệ thống thứ bậc gồm có 5 loại nhu cầu: - Nhu cầu sinh lý: nhu cầu thoả mãn đói, khát, sinh dục, những nhu cầu này mang tính chất bản năng, có cả ở động vật. - Nhu cầu an toàn: nhu cầu về sự yên ổn, trật tự, an ninh. - Nhu cầu yêu thương, nhu cầu lệ thuộc. - Nhu cầu tự thực hiện nh nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tri thức, nhu cầu nghệ thuật. - Nhu cầu được thừa nhận: nhu cầu thành đạt. Điểm nổi bật trong lý là A.Maslow đã tìm ra mối quan hệ gắn bó giữa nhu cầu và động cơ. Điều này có ý nghĩa lớn cho việc tìm hiểu về động cơ hoạt động của con người. + Tâm lý học Ghestal Tâm lý học Ghestalt ra đời vào 1913 do M.Wertheimer (1880 - 1943), V.Kohler(1887 - 1967) và K.Koffka(1886 - 1941) xây dựng nên. Trường phái này chủ yếu nghiên cứu về tri giác và các quy luật của nó, ngoài ra còn nghiên cứu một phần về tư duy. K.Lewin - mét trong những đại diện của trường phái này đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề nhân cách, vấn đề động cơ. Ông và các cộng sự đã lấy khái niệm“trường tâm lý” để làm cơ sở nghiên cứu tâm lý người, trong đó có vấn đề về động cơ. Tóm lại: Các nhà tâm lý học phương Tây đã có nhiều quan niệm về nguồn gốc, hệ thống những động lực thúc đẩy và định hướng hoạt động của con người. Mặc dù có cách lý giải khác nhau song các nhà tâm lý học đều thừa nhận rằng: Hoạt động của con người phải do những động lực thúc đẩy và hướng tới những mục đích nhất định của cuộc sống. Đó là những đóng góp rất 7 đáng trân trọng trong lĩnh vực nghiên cứu động cơ của con người. Tuy nhiên, các tác giả khi xác định bản chất của động cơ, phần lớn nghiêng về bản năng sinh vật. Quan niệm về động cơ còn bó hẹp trong năng lượng thuần tuý vốn có của con người. * Nghiên cứu của các nhà tâm lý học Xô Viết Vấn đề động cơ trong tâm lý học mác xít được giải quyết trên cơ sở triết học, chứa đựng trong các luận điểm của C.Mácvà Ph.Ăngghen về con người và động lực thúc đẩy hoạt động của con người. C.Mác, khi lý giải bản chất của con người đã đưa ra luận điểm: “ Bản chất của con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con ngưòi là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Điều này cho thấy, nghiên cứu động cơ con người phải xuất phát từ con người có thực, con người trong điều kiện xã hội lịch sử, con ngưòi hoạt động. Ph.Ăngghen giải thích:“ Đáng lẽ phải giải thích hoạt động từ nhu cầu của mình(những nhu cầu đó tất nhiên đã được phản ánh vào đầu óc người ta và đã làm họ ý thức về nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích hoạt động của mình từ tư duy của mình, và chính vì thế dần dần xuất hiện thế giới duy tâm”[14,tr 651]. Các luận điểm triết học trên được vận dụng vào các công trình nghiên cứu của L.X.Vưgôtxki, A.N.Leonchiev, X.L.Rubinxtein, A.V.Petrovxki, A.R.Luria, B.F.Lomov… đã đưa đến những phát hiện khoa học về động cơ. B.F.Lomov, trong tác phẩm “ Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm lý học” đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của động cơ trong nhân cách cũng như tính phức tạp của quá trình hình thành động cơ. A.N.Leonchiev, trong cuốn “ Hoạt động, ý thức, nhân cách” đã cho rằng, động cơ là thành phần tất yếu, là cấu trúc của hoạt động, có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động. X.L.Rubinxtein, khi nghiên cứu lĩnh vực động cơ, đã nhận xét: Động cơ là yếu tố thúc đẩy, định hướng cá nhân tích cực tham gia vào các quá trình 8 xã hội khác nhau, làm cho nhân cách có khuynh hướng năng động, tức là thể hiện mặt hoạt động của nó. P.A.Rudich, tác giả chủ biên của cuốn“Tâm lý học”(1974) đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về động cơ. Ông quan tâm đến các dạng động cơ cụ thể như động cơ lao động, động cơ của hành vi ý chí, động cơ hoạt động thể thao…Ông viết:“Cái chiếm vị trí lớn nhất trong các động cơ hoạt động của con người là khát vọng đạt được sự đánh giá có tính chất xã hội với hoạt động của mình”[23,tr 119]. Bên cạnh những nghiên cứu về động cơ nói chung , vấn đề động cơ học tập cũng được một số tác giả đề cập tới: B.G.Ananhiep, A.N.Leonchiev, X.L.Rubinxtein, L.I.Bozovic, A.K.Markova, P.M.Iacopson… X.L.Rubinxtein đã mô tả động cơ học tập của học sinh, biểu hiện ra bên ngoài thông qua hứng thó học tập của học sinh. Ông nhấn mạnh: Cần phải tìm ở mỗi giai đoạn phát triển lứa tuổi ở học sinh những động cơ thích hợp. Từ năm 1946, A.N.Leonchiev đã có công trình nghiên cứu: “ Sự phát triển động cơ học tập của học sinh”. Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi ở học sinh có thái độ cần thiết với quá trình đó. Muốn vậy phải hình thành ở học sinh động cơ học tập có ý nghĩa, đó là loại động cơ vừa kích thích học sinh học tập, vừa có ý nghĩa riêng của bản thân chủ thể. Vì vậy việc giáo dục động cơ học tập cho học sinh không thể tách rời cuộc sống và hoạt động của học sinh. L.I.Bozovic cùng với M.G.Morozova và L.S.Slavina đã tiến hành nghiên cứu”Sự phát triển động cơ học tập của học sinh Liên Xô bắt đầu từ trẻ mẫu giáo cho đến học sinh líp cuối cấp phổ thông trung học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động học tập của trẻ không phải do một động cơ duy nhất thúc đẩy mà luôn được thúc đẩy bởi nhóm động cơ khác nhau về ý nghĩa. Các động cơ học tập này luôn biến đổi ở học sinh, phụ thuộc vào lứa tuổi, vào mục đích của cuộc sống đặt ra và phụ thuộc vào mối quan hệ của trẻ với chính quá trình học tập. Trong công trình nghiên cứu của L.I.Bozovic(1951) và các cộng sự của 9 bà đã đặt ra vấn đề tìm hiểu và phát hiện quan hệ của học sinh đối với hoạt động học tập về mặt tâm lý học. Nhờ có quan hệ đó mà động cơ có được một lực kích thích. Bà chỉ ra rằng, hoạt động học tập của học sinh được xác định bằng động cơ học tập, trong đó có hai thành phần quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là động cơ xã hội và động cơ được nảy sinh trong quá trình học tập. P.M.Iacopson cho rằng: “ Động cơ học tập cũng như hoạt động được con người ý thức, là kết quả của sự chế biến những tác động mà họ tiếp nhận từ gia đình và ngoài xã hội, và như vậy nó tạo ra quan hệ có ý thức của người đó đối với những tác động đó”. Ông phân chia động cơ học tập thành 3 loại: Thứ nhất là động cơ tiêu cực, học để tránh những điều kiện khó chịu, tránh tai vạ nh bị mắng, bị phạt, bị lưu ban…. Thứ hai là động cơ nằm ngoài động cơ học tập có tính chất tiêu cực, động cơ này có thể là định hướng vì lợi Ých của xã hội, của tập thể(tình cảm nghĩa vụ đối với tổ quốc, đối với người thân,đối với tập thể…), còng có thể định hướng vì lợi Ých cá nhân(học để vào đại học, để có địa vị xã hội trong tương lai). Thứ ba là động cơ nằm trong chính quá trình học tập (nhu cầu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, khát vọng hiểu biết điều mới lạ). Theo P.M.Iacopson ba loại động cơ này không bao giê biểu hiện riêng biệt, thuần tuý, chúng kết hợp với nhau, hoà với nhau trong một hệ thống nhiều động cơ thuộc các bình diện khác nhau. Tuy nhiên trong sự kết hợp Êy có những động cơ có ưu thế chi phối bộ mặt động cơ của học sinh nói chung. M.I.Alekseeva đã nghiên cứu đặc điểm học tập ở học sinh líp 5 và líp 8, xác định con đường hình thành động cơ học tập tích cực cho học sinh. Kết quả cho thấy, ở học sinh thiếu niên, động cơ học tập chia nhóm rất rõ.Đó là những động cơ mà học sinh ý thức được rõ ý nghĩa xã hội của việc lĩnh hội tri thức, hiểu được việc học tập là cần thiết để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này, nguyện vọng là người có Ých cho xã hội. Nguyễn Kế Hào dùa vào kết quả nghiên cứu trên học sinh líp 5 và líp 8 10 ở Nga đã chỉ ra: Động cơ nhận thức ở học sinh sẽ được phát triển ở mức cao cả về số lượng và chất lượng khi hoạt động học tập của học sinh được tổ chức một cách hợp lý cả về nội dung và phương pháp theo nguyên tắc khái quát lý luận đã được V.V.Đavưdov và Đ.B.Econhin khởi thảo. Nếu việc dạy học được xây dựng trên những nguyên tắc khái quát hoá lý luận thì động cơ học tập chiếm ưu thế ở phần lớn học sinh là động cơ bên trong. Động cơ này bền vững, nó xác định tính chất học tập và quyết định kết quả học tập của học sinh. Còn nếu việc dạy học được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc khái quát hoá kinh nghiệm thì động cơ học tập của học sinh không bền vững và có tính chất tình huống.[8,tr 35] 1.1.2 .Các nghiên cứu ở Việt Nam Bên cạnh các tác giả nước ngoài thì các tác giả Việt Nam còng tiến hành nghiên cứu và ứng dụng động cơ vào thực tiễn. Vấn đề động cơ được nghiên cứu và xem xét ở nhiều khía cạnh trong các dạng hoạt động khác nhau. Điều này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như: Thứ nhất: Nghiên cứu về động cơ nói chung. Lê Hương, trong bài “Cấu trúc động cơ của con người” đã cho rằng: “ Trong cấu trúc động cơ của con người có thể có hai thành phần, hai khía cạnh khác nhau là nội dung và hình thức”. Mạc Văn Trang khi bàn về động cơ đã khẳng định, động cơ chính là cái vì nó mà ta hoạt động. Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Nhu cầu, hứng thó, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động cơ của hành vi, của hoạt động. Thứ 2: Nghiên cứu về động cơ chính trị - đạo đức Phạm Thị Nguyện Lãng có công trình “Cơ sở tâm lý học của việc hình thành động cơ vì xã hội của học sinh cấp III(luận án tiến sĩ tâm lý học). Phạm Thị Hưng Trinh có bài: “ Động cơ hoạt động tự quản ở trẻ em 9 tuổi trường thực nghiệm Giảng Võ”. 11 Các tác giả này cho rằng, muốn rèn luyện nhân cách tốt cho học sinh phảI hình thành, phát triển động cơ đúng đắn. Đó là những động cơ mang tính chất xã hội nh: không vụ lợi, vì người khác… Nguyễn Ngọc Phú đã có công trình nghiên cứu:“ Động cơ hành vi kỷ luật và vấn đề rèn luyện tính kỷ luật ở đội ngò sĩ quan trẻ”, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ luật quân sù ”…Các nghiên cứu này đi sâu làm rõ vai trò, biểu hiện cũng như các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến động cơ hành vi kỷ luật. Tác giả khẳng định: Động cơ hành vi kỷ luật là các động lực bên trong thúc đẩy quân nhân hành động tuân theo các đòi hỏi của điều lệnh, điều lệ quân sự, mệnh lệnh chỉ thị quân sự của cấp trên, pháp luật của nhà nước. Động cơ hành vi kỷ luật là cơ sở trực tiếp của hành vi kỷ luật của quân nhân. Thứ ba là nghiên cứu về động cơ nghề nghiệp có các tác giả: Phạm Tất Dong, trong cuốn “ Nghề nghiệp tương lai ” [2], đã nêu lên một số vấn đề như: Nghề nghiệp và lùa chọn nghề nghiệp, hứng thó và năng lực nghề nghiệp, những lời khuyên, hiểu biết khi chọn nghề…. Tác giả Đào Lan Hương, trong“ Bước tìm hiểu thái độ nghề nghiệp của giáo viên tâm lý - giáo dục của một số trường sư phạm Hà Nội”(luận văn thạc sĩ năm 1985), đã đi từ khái niệm của A.N.Leonchiev và B.F.Lomov về động cơ để đưa ra khái niệm “động cơ nghề nghiệp”. Theo tác giả, “ xét động cơ nghề sư phạm ta phải xét lý do chọn nghề của giáo viên”[ 9, tr24]. Bước đầu nghiên cứu cũng chỉ ra các mặt trong cấu trúc động cơ nghề sư phạm. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến, trong “Tìm hiểu động cơ chọn nghề của sinh viên cao đẳng sư phạm Đà Lạt – Lâm Đồng” [luận văn thạc sĩ năm 1998] đã đi đến kết luận: Động cơ chủ đạo thúc đẩy sinh viên vào học nghề dạy học tại trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt là để có việc làm khi ra trường. Các động cơ khác thì được xếp ở vị trí kế tiếp hoặc thứ yếu. Nguyễn Xuân Bính có bài: “Phân tích động cơ nghề nghiệp của học sinh”. Theo tác giả, bất kỳ hoạt động nào cũng do nhiều động cơ thúc đẩy trong sự liên hệ nhau có tính thứ bậc. Hướng kết hợp giữa các động cơ quyết 12 định hình thức hoạt động chủ đạo. Tác giả Trần Trọng Thuỷ có bài: “Sự sẵn sàng tâm lý đối với hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sư phạm”. Lê Nhị Hà và Nguyễn Quang Uẩn có nghiên cứu: “Tìm hiểu sự sẵn sàng tâm lý của sinh viên sư phạm đối với hoạt động của người giáo viên”. Ngoài các nghiên cứu trên có thể kể đến: Phạm Thị Nguyện Lãng với nghiên cứu: “Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh phổ thông trung học”; Triệu Thị Phương với nghiên cứu: “Một số đặc điểm hứng thó và ý định nghề nghiệp của học sinh phổ thông trung học”… Nhìn chung, các tác giả đi nghiên cứu chủ yếu về thực trạng động cơ chọn nghề, động cơ hoạt động nghề, xác định yếu tố chi phối đến động cơ nghề nghiệp của họ. Các nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề hướng nghiệp ở trường phổ thông, tìm hiểu ảnh hưởng của giáo viên phổ thông nh là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến động cơ chọn nghề của học sinh. Thứ tư: Nghiên cứu về động cơ học tập có các tác giả sau: Từ năm 1976, Đặng Xuân Hoài đã báo cáo: “Vấn đề động cơ và nhân cách” và sau này, bà cùng với các cộng sự đã nghiên cứu nhiều về động cơ xã hội ở lứa tuổi cấp I và cấp II. Tác giả đã khẳng định: Động cơ xã hội được hình thành từ những quan hệ giao lưu nảy sinh trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tập thể dưới hình thức tự quản với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể [8, tr57]. Năm 1980, Lê Đức Phóc đã tiến hành nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lưu ban. Trong luận án của mình, Nhâm Văn Chăn Con khi tìm hiểu động cơ học tập của học sinh cấp II ở Lào đã đưa ra kết luận:“ Động cơ học tập ở học sinh gồm cả những động cơ có đối tượng (xuất phát từ bản thân hoạt động học tập) và cả những động cơ quan hệ(xuất phát từ quan hệ của trẻ với những người xung quanh) và khẳng định thêm: hoạt động học tập được thúc 13 đẩy bởi một hệ thống động cơ có nội dung khác nhau, có chức năng khác nhau, có vị trí khác nhau trong cấu trúc thứ bậc của động cơ, có ý nghĩa khác nhau với bản thân trẻ”. Tác giả đã nghiên cứu động cơ học tập của các nhóm học sinh có lực học khác nhau và đưa ra nhận xét:“ Nét đặc trưng ở những học sinh khá, giỏi là những động cơ nhận thức luôn ở vị trí mạnh, ưu thế so với những động cơ xã hội trong cấu trúc hệ động cơ học tập” Trong những năm gần đây, một số tác giả nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh tiểu học đã đưa ra nhận xét: - Động cơ nhận thức bắt đầu mới chỉ hình thành ở một số học sinh líp 1,2 với mức độ phát triển thấp… Sù hứng thó của trẻ với phương pháp khám phá nội dung tri thức đôi khi mới xuất hiện. - Động cơ học tập ở học sinh líp 4, 5 bao gồm những động cơ gần(học để có điểm tốt), động cơ xa(học sau này để làm việc tốt), động cơ nhận thức(để hiểu biết), và cả động cơ vật chất(học để được thưởng)… Mét vài động cơ ngoài còn tồn tại ở khá nhiều em(học để giỏi hơn bạn, học để bố mẹ không sai làm việc vặt). Trong công trình nghiên cứu động cơ học tập của học sinh líp 1 dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường, Trịnh Quốc Thái đã đưa ra nhận xét: hoạt động của nhóm học sinh líp 1 theo các phương pháp nhà trường khác nhau(phương pháp nhà trường theo phương pháp cải cách giáo dục và phương pháp truyền thống ) đều được thúc đẩy bởi một hệ thống những động cơ có nội dung phong phú và đa dạng. Nét đặc trưng chung về động cơ học tập của hai nhóm học sinh líp 1 theo học 2 phương pháp nhà trường khác nhau: động cơ xã hội chiếm ưu thế hơn động cơ nhận thức trong động cơ học tập[26, tr120]. Tóm lại, động cơ vốn là vấn đề phức tạp trong tâm lý học, song đã trở thành đề tài thu hót của nhiều nhà nghiên cứu. Động cơ hoạt động quy định xu hướng phát triển của nhân cách. Nhân cách được hình thành trong hoạt 14 động và bởi hoạt động. Bất cứ hoạt động nào cũng chịu sự chi phối thúc đẩy của nhiều động cơ. Các tác giả nghiên cứu động cơ và động cơ học tập đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là những phát hiện và đóng góp của các nhà tâm lý học Xô Viết. Trong nước, các nghiên cứu về động cơ khá phong phú, phản ánh tâm huyết nghiên cứu trong việc giải thích hiện tượng tâm lý này. Hầu hết các công trình nghiên cứu động cơ học tập chủ yếu ở lứa tuổi học sinh, ở các giai đoạn tuổi khác chưa đề cập đến nhiều. Việc triển khai hệ thống lý luận đã thu được vào nghiên cứu động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị chưa có đề tài nào đề cập tới. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ động cơ đi học lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Hà Nam. 1.2. Động cơ 1.2.1. Một sè quan niệm tâm lý học về động cơ B.Ph.Lomov, khi nêu quan niệm về động cơ, đã rất chú ý đến vấn đề nhu cầu. Ông thừa nhận:“Động cơ của nhân cách có liên hệ chặt chẽ với những nhu cầu chế định hành vi con người một cách khách quan và có quy luật . Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu”[ 13, tr147]. Theo tác giả, mối liên hệ giữa nhu cầu và động cơ là không đồng nhất, bản thân nhu cầu không phải là động cơ, điều này làm cho các hình thức thể hiện của nhu cầu cũng cực kỳ phong phú. Những nhu cầu giống nhau có thể được thực hiện trong những động cơ khác nhau và đằng sau những động cơ giống nhau có thể là những nhu cầu khác nhau. Mặt khác, mét động cơ có thể biểu hiện của một vài nhu cầu. Khẳng định nhu cầu là nguồn gốc của động cơ, tác giả nhấn mạnh đến bản chất xã hội nhu cầu. Ông nhắc đến luận điểm của A.Maslow về tháp nhu cầu với các mức độ, thứ bậc của chúng để thể hiện khía cạnh không tán thành của mình,“Đặc điểm của các mức độ nêu trên là hết sức vô định hình”[13,tr 472]. Đó là nhu cầu của cá nhân trừu tượng, tách khỏi hệ thống xã hội. Theo 15 B.Ph.Lomov, khi phân tích về nhu cầu như là nền tảng của động cơ, không được xuất phát từ quan niệm trừu tượng về nhân cách nói chung, mà từ chỗ cá nhân có thật sù tham gia vào hệ thống quan hệ xã hội như thế nào. Nói cách khác, nhu cầu phải được xét bối cảnh xã hội cụ thể của cá nhân.Trong cấu trúc hoạt động theo B.Ph.Lomov, khái niệm động cơ được hiểu với mức độ rộng lớn hơn, tác giả cho rằng:“Động cơ là kích thích trực tiếp, nguyên nhân trực tiếp của hoạt động, nhưng động cơ không quy định hoạt động trong những điều kiện cụ thể”[dẫn theo17,tr 200]. Như vậy cùng động cơ có thể được thực hiện trong các hoạt động khác nhau; không phải chỉ duy nhất một động cơ thôi thúc nhân cách vào hoạt động này hay hoạt động khác. Có thể có nhiều động cơ, lúc đó hoạt động sẽ trở thành hoạt động đa động cơ. A.N.Leonchiev, người kế tục trực tiếp sự nghiệp của L.X.Vưgôtxki, đã có cống hiến to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về động cơ. Vấn đề cấu trúc hoạt động đã được ông làm sáng tỏ và đã trở thành cơ sở khoa học cho nhiều ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Theo ông, hoạt động của con người là hoạt động có đối tượng. Trong mối quan hệ với chủ thể, đối tượng là cái khách quan,hấp dẫn, kéo và chi phối các động tác của chủ thể về phía mình. Theo đó, đối tượng được xem là động cơ của hoạt động. Ông đã đi đến kết luận:“Động cơ là đối tượng vật chất hay tinh thần kích thích hoạt động và hướng hoạt động về phía bản thân nã ” [12,tr 116 - 117]. Động cơ gắn liền với hoạt động, không có hoạt động nào là không có động cơ. Ông đã nêu lên mối quan hệ gắn bó giữa hoạt động, đối tượng và nhu cầu. Trong cuốn“Hoạt động, ý thức và nhân cách”, ông viết:“Điều chủ yếu là đằng sau nã bao giê cũng là nhu cầu, nó bao giê cũng đáp ứng một nhu cầu này hay nhu cầu khác” [12,tr117] . Điều này có nghĩa là, về bản chất thì hoạt động bao giê cũng nhằm vào thoả mán các nhu cầu nào đó của con người. A.N.Leonchiev và Đ.B.Econhin đã nêu khái niệm:“ Cái gì phản ánh trong đầu con người sẽ thúc đẩy hoạt động và hướng hoạt động vào việc thoả mãn một nhu cầu nhất định thì gọi là động cơ của hoạt động Êy” [ 12,tr14]. 16 Trong khi bàn về nhu cầu với tư cách là cơ sở của động cơ, A.N.Leonchiev còn chỉ rõ:“ Trong bản thân cái trạng thái có tính chất nhu cầu của chủ thể Êy chưa hề ghi rõ một cách dứt khoát rằng chính vật thể nào, đối tượng nào có khả năng thoả mãn nhu cầu….đối tượng này còn cần phải được phát lé ra. Chỉ nhờ kết quả của sự phát lé nh vậy thì nhu cầu mới có được tính đối tượng của nó, cái vật được nhận biết Êy thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động , tức là trở thành động cơ”[12,tr 220]. Nh vậy, việc chuyển hoá thành động cơ là một quá trình phức tạp và có quy luật. Các nhà tâm lý học Việt Nam đã có sự thống nhất cao với các nhà tâm lý học Xô Viết nhất là ý kiến của A.N.Leonchiev và B.Ph.Lomov …khi bàn về khái niệm động cơ. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng:“Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan, mét khi chúng bộc lé ra, được chủ thể nhận biết sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Khi Êy, nó sẽ trở thành động cơ của hoạt động” [34,tr189]. Từ điển Bách khoa Việt Nam có nêu:“Động cơ hoạt động của con người là nguyên nhân bên trong thôi thúc con người hành động để thoả mãn một nhu cầu nào đó” [28,tr 881]. Từ điển Tâm lý học của nhà xuất bản chính trị quốc gia Matxcơva nêu khái niệm: "Động cơ là lực thúc đẩy hoạt động, quan hệ với việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Đó chính là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài gây nên tính tích cực của chủ thể và quyết định phương hướng hoạt động của chủ thể” [dẫn theo29,tr 23]. Theo các nhà tâm lý học quân sự:“Động cơ hoạt động là những cái thúc đẩy con người hoạt động và trả lời câu hỏi: vì cái gì mà con người hoạt động?”. Để có một khái niệm về động cơ, nhất thiết phải có sự khác biệt còng nh mối liên hệ giữa động cơ với hiện tượng tâm lý gần gũi với nó, cụ thể là với nhu cầu, mục đích, đối tượng của hoạt động… - Động cơ và nhu cầu 17 Trong tâm lý học hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nhu cầu, nhưng nhìn chung, các nhà tâm lý học thừa nhận rằng:“ Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu khách quan biểu hiện sự cần thiết về một cái gì đó cần được thoả mãn của con người trong cuộc sống hoạt động” [21,tr 249]. Nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú, tuỳ thuộc vào căn cứ nhất định để phân chia cụ thể. Cách phân chia phổ biến nhất và được nhiều nhà tâm lý chấp nhận là dùa vào đối tượng của nhu cầu. Theo đó nhu cầu gồm: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi khách quan cần được thoả mãn về phương tiện sinh hoạt vật chất của con người nh nhu cầu ăn, ở, mặc, phương tiện sinh hoạt… Nhu cầu tinh thần là những đòi hỏi khách quan cần được thoả mãn về mặt chính trị - đạo đức, thẩm mỹ, nhận thức, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội…. Đặc trưng nhất của nhu cầu là có tính đối tượng. Tức là nhu cầu bao giê cũng là sự đòi hỏi về một cái gì đó. Trong mối quan hệ với động cơ, bản thân nhu cầu không phải là động cơ mà động cơ là sự thể hiện của nhu cầu, phản ánh nội dung đối tượng của nhu cầu. - Động cơ và đối tượng của hoạt động Đối tượng của hoạt động là cái nằm trong thế giới khách quan, được chủ thể nhận biết, tác động và chiếm lĩnh. Theo các nhà tâm lý học, chỉ khi nhu cầu gặp đối tượng của hoạt động thì lúc đó nhu cầu mới trở thành động cơ của hoạt động. A.N.Leonchiev cho rằng, việc nhu cầu gặp đối tượng của hoạt động là một sự việc đặc biệt. Ông viết:“Chỉ khi nào gặp được đối tượng đáp ứng, thì khi đó lần đầu tiên nhu cầu mới trở thành có năng lực, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động” [12,tr100]. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà đối tượng của hoạt động có thể trùng khớp hoàn toàn hoặc không trùng khớp với đối tượng của nhu cầu, giữa 18 chúng có quan hệ gắn bó, không tách rời. - Động cơ và mục đích Các nhà tâm lý học khẳng định: Mục đích là biểu tượng trong đầu óc con người về kết quả nhằm đạt tới của hành động. Trong mối quan hệ với động cơ thì mục đích của hành động chỉ là sự cụ thể hoá của động cơ. Kế thừa thành tựu của tâm lý học Mác Xít, tâm lý học Việt Nam, căn cứ vào các phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng: Động cơ là những cái được phản ánh, trở thành lực đẩy bên trong, định hướng con người hoạt động chiếm lĩnh đối tượng, đáp ứng nhu cầu của cá nhân. 1.2.2. Bản chất của động cơ Động cơ thúc đẩy và xác định sự lùa chọn xu hướng của hoạt động mà vì nó hành động được thực hiện. Động cơ là nguyên nhân, cơ sở của sự lùa chọn hành động và hành vi[9,tr 67]. Vấn đề là cái gì có thể động cơ hoá hành vi của con người hay nói cách khác là thúc đẩy con người hoạt động theo hướng đã định. Trong số những biểu hiện của tâm lý có ảnh hưởng tới sự xuất hiện kích thích, cần thiết biến thành các yếu tố thúc đẩy hành động như: - Lý tưởng chính trị - đạo đức, biểu tượng về tương lai… tương đối bền vững thì có thể ảnh hưởng đến hành vi, hệ thống các hành động. - Các hứng thó như đối với thể thao, nghệ thuật, học tập, vui chơi.. - Khát vọng đối với cuộc sống tinh thần và vật chất, với hoạt động sáng tạo, với cuộc sống gia đình. - Nhu cầu về một cái gì đó. - Các tình cảm mạnh. - Các quan niệm về đạo đức, sự cần thiết phải xử sù phù hợp với hoàn cảnh. - Thãi quen, truyền thống, phong tục tập quán. - Sù bắt chước… Tóm lại, bản chất của động cơ là cái tạo nên tính tích cực cá nhân, là động lực kích thích con người hoạt động. Khi nghiên cứu động cơ hành động 19 của con người có tác dụng rất lớn. Thứ nhất là giúp phân tích và giải thích các đặc điểm hành động của con người trong mọi tình huống xảy ra. Điều này có nghĩa là phải thấy được các loại động cơ và cơ chế hoạt động của nó. Thứ hai là phân tích, giải thích hành vi của con người ở dạng hoạt động. Thứ ba là phân tích động cơ của con người để hiểu được mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. 1.2.3.Nguồn gốc của động cơ Khi bàn về nguồn gốc nảy sinh của động cơ thì mỗi trường phái khác nhau nhìn nhận ở góc độ khác nhau. Tuy nhiên, xét theo trường phái tâm lý học mác xít thì tính tích cực được nảy sinh từ nhu cầu, nhu cầu như là sự khởi nguồn tạo nên tính tích của hoạt động của con người. A.N.Leonchiev rất chú trọng đến mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu. Ông đã khẳng định:“Nhu cầu với tính chất là sức mạnh nội tại chỉ có thể thực thi trong hoạt động. Nói cách khác, nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện tiền đề cho hoạt động.. ”[12,tr221]. Nhu cầu bao giê cũng là sự cụ thể về một cái gì đó cần được thoả mãn, là những đòi hỏi khách quan của con người trong cuộc sống và hoạt động. Muốn tồn tại và phát triển, con người phải được thoả mãn nhu cầu nhất định. Như C.Mac nói: Không phải tư duy của con người là nguyên nhân thúc đẩy nó hành động mà nhu cầu mới là động lực đầu tiên thúc đẩy hành động của con người. Không có nhu cầu của con người thì không thể có bất cứ hoạt động nào. Như vậy, động cơ là cái con người phản ánh và trở thành động lực thúc đẩy bên trong, định hướng hoạt động của con người vào những đối tượng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó. Hoạt động của con người nhằm chiếm lĩnh đối tượng để thoả mãn nhu cầu của cuộc sống. Động cơ chính là phản ánh sự biểu hiện nhu cầu của con người. Động cơ chính là nhu cầu đã được cụ thể hoá. Trên cơ sở đó, cùng một nhu cầu thường nảy sinh nhiều động cơ, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan