Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Doko_vn_55335_anh_huong_cua_dong_nhan_dan_te_tang_gia_8793...

Tài liệu Doko_vn_55335_anh_huong_cua_dong_nhan_dan_te_tang_gia_8793

.DOC
46
127
58

Mô tả:

Luận văn Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ của các nền kinh tế với xu hướng vận động nhằm xây dựng một nền kinh tế toàn cầu thống nhất. Các nước ngày càng mở rộng việc hợp tác với nhau trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thông qua quan hệ thương mại trao đổi hàng hóa dịch vụ. Xu thế này mang đến cho các nước những cơ hội lớn để tăng khả năng phát triển và cũng tạo ra tầm ảnh hưởng đối với các nước khác. Trong điều kiện hàng hóa được trao đổi từ nước này sang nước khác một cách khá dễ dàng như hiện nay,việc một nước đưa ra những chính sách thay đổi hay có biến động trong nền kinh tế cũng gây ra những thay đổi trong quan hệ kinh tế với các nước khác. Mức độ ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào nhiểu yếu tố như nền kinh tế đó là lớn hay nhỏ, thị trường hàng hóa của nước này trên thế giới, các quan hệ khác như chính trị, văn hóa, xã hội… và để đánh giá những ảnh hưởng này còn phải xột trờn nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng ta đã nhìn thấy tầm ảnh hưởng của nền kinh tế một quốc gia tới toàn thế giới thông qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 vừa qua. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Khủng hoảng tài chính bựng phỏt tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão". Không chỉ những nền kinh tế lớn mới có ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khác mà các nền kinh tế mới nổi có triển vọng tăng trưởng kinh tế hết sức khả quan, ngày càng tham gia vào việc giải quyết vấn đề toàn cầu, tăng cường hợp tác phát triển. Trong số đó phải kể đến một đất nước được xem là cường quốc sau Mỹ hiện nay, đó là Trung Quốc. Với diện tích lớn, qui mô dân số, tổng lượng kinh tế, dự trữ ngoại hối, vị thế một trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc… Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ quốc tế, Trung Quốc càng nổi rõ thân phận "một nước lớn trên thế giới", không những vì mức dự trữ ngoại hối rất lớn, mà cũn vỡ Trung Quốc bắt đầu trở thành lực lượng quan trọng để ổn định thị trường tiền tệ quốc tế. Thuyết "cân bằng khủng hoảng tiền tệ" Trung-Mỹ nói từ một khía cạnh khác cho thấy vị thế rất quan trọng của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Cũng vì thế, Trung Quốc không những cần tăng tốc cải tạo và tái tạo thể chế tiền tệ trong nước, mà còn phải phát huy vai trò trong cuộc xây dựng lại trật tự tiền tệ quốc tế, trong đó cơ chế nhóm G20 vừa thành lập là một vũ đài quan trọng. Chính sách phá giá tiền tệ trước kia góp phần giúp cho hàng hóa Trung Quốc xâm nhập hiệu quả vào thị trường quốc tế. Hiện nay trước những sức ép từ các nước đặc biệt là Mỹ buộc Trung Quốc phải định giá lại đồng nhân dân tệ cho phù hợp. Chính phủ Trung Quốc đã phải nâng giá nhân dân tệ nhằm làm ổn định nền kinh tế. Điều này tác động không nhỏ tới nền kinh tế Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khỏc trờn thế giới. Việt Nam là một quốc gia láng giềng, có quan hệ lịch sử lâu dài và hiện nay cũng là một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Trung Quốc. Vì thế những thay đổi trong chính sách nói chung và trong chính sách tiền tệ nói riêng của Trung Quốc cũng có những tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Phân tích những ảnh hưởng của yếu tố này không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sắc nét hơn về quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn tận dụng được những lợi thế từ việc tăng giá nhân dân tệ đem lại cho Việt Nam. Thêm vào đó Đô la Mỹ có nhiều biến động bất thường như hiện nay cùng với xu hướng tăng giá của đồng nhân dân tệ sẽ tạo ra tác động kép tới nền kinh tế Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu và đánh giá những ảnh hưởng này em đã thực hiện đề án “Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam” nhằm đưa ra một số ý kiến giúp Việt Nam có những bước đi phù hợp trong việc điều chỉnh tỷ giá để thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo tiến trình phân tích từ lý thuyết tới thực tế, đưa ra cái nhìn từ tổng thể tới chi tiết, đề án của em được chia thành ba chương cụ thể như sau: Chương I: “Khỏi quỏt về Tỷ giá hối đoái”. Trình bày những nét khái quát về Tỷ giá hối đoái, những yếu tố tác động và ảnh hưởng của nó tới các biến số trong kinh tế. Chương II: “Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam”. Ảnh hưởng của nhân dân tệ trên nhiều lĩnh vực như cán cân thương mại, đầu tư, lạm phát nhưng chú trọng tới ảnh hưởng tới cán cân thương mại giữa hai quốc gia. Chương III: “Giải pháp tận dụng lợi thế và hạn chế những bất lợi từ việc nhân dân tệ tăng giá tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam”. Đưa ra một số giải pháp cụ thể để cái thiện chính sách tiền tệ, hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, gia tăng thu hút đầu tư. NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm cơ bản về TGHĐ (TGHĐ) 1.1. TGHĐ Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi hoạt động thương mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính vì thế việc hiểu rõ khái niệm về TGHĐ là điều cần thiết trong giai đoạn tự do trao đổi hàng hóa, tiền tệ như ngày hôm nay. Theo Alan C. Shapiro: Multinational Financial management. Sixth edition, Page 50: “An exchange is, simply, the price of one nation’s currency in terms of another”. (Nghĩa là: TGHĐ, một cách giản đơn là giá của một đồng tiền quốc gia này được biểu thị bằng đồng tiền của quốc gia khác). Theo pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005, tại Khoản 9, Điều 4: “TGHĐ của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Theo PGS.TS Nguyễn Công Nghiệp trong cuốn TGHĐ – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh. NXB Tài chính, năm 1996, trang 3: “ Về hình thức, TGHĐ là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài; là hệ số qui đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ”. “Về nội dung, TGHĐ là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ (sự vận động của vốn, tín dụng…) giữa các quốc gia”. Tuy có cách diễn đạt khác nhau như vậy nhưng thực chất TGHĐ được hiểu là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các nước khác nhau. Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, TGHĐ có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ... Ví dụ: TGHĐ giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam là 1USD = 19.500 VND. Nghĩa là 19.500 VND mua được 1USD. TGHĐ của nhân dân tệ và đồng Việt Nam là 1CNY = 2,849.49VND. Nghĩa là 2,849.49 VND mua đc 1 nhân dân tệ. *Phân loại Nhìn chung, TGHĐ được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ vào mục đích xem xét, nghiên cứu mà chúng ta quyết định sử dụng loại tỷ giá nào. Thông thường tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế. TGHĐ danh nghĩa là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo nội tệ và chưa tính đến sức mua của đồng tiền. TGHĐ thực là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo giá tương đối giữa các nước. Tỷ giá này tăng lên đồng tiền trong nước được coi là bị giảm giá thực so với đồng tiền nước ngoài và khi tỷ giá này giảm thì đồng tiền trong nước được coi là bị tăng giá thực so với đồng tiền nước ngoài. TGHĐ hiệu quả thực là tỷ giá được điều chỉnh theo một số các tỷ giá thực của các nước đối tác thương mại. Tỷ giá này được xem là thước đo hữu hiệu khả năng cạnh tranh của một nước trong quan hệ thương mại với các nước khác bởi nó xét đến tỷ giá thực giữa đồng tiền của một nước với nhiều nước tham gia trao đổi thương mại với nước đó. TGHĐ thực cân bằng là mức tỷ giá mà tại đó nền kinh tế đồng thời đạt cân bằng bên trong (cân bằng trên thị trường hàng hoá phi mậu dịch) và cân bằng bên ngoài (cân bằng tài khoản vãng lai). Tỷ giá thực cân bằng có mối quan hệ mật thiết với các biến số kinh tế khỏc, nó thể hiện độ nhạy của các biến kinh tế đối với chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là trong ngắn và trung hạn. 1.2. Thế nào là tăng giá đồng tiền Do chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên TGHĐ thường xuyên biến động. Sự biến động này xảy ra khi có sự tăng giá hoặc giảm giá các đồng tiền. TGHĐ tăng tức là đồng tiền trong nước giảm so với đồng tiền nước khác. TGHĐ giảm tức là đồng tiền trong nước tăng so với đồng tiền của nước khác. Tăng giá tiền tệ là việc tăng giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác so với mức mà chính phủ đã cam kết trong chế độ TGHĐ cố định. Việc đồng Việt Nam tăng giá tức là tăng giá trị so với các ngoại tệ khác như USD, EUR… Ví dụ đầu năm 1980, đồng frăng trị giá 25xu, và ngày 4/4/1991, nó trị giá 17,7xu. Đồng frăng đã sụt giá 30%. Ngược lại, chúng ta có thể nói rằng đồng đụla Mỹ tăng giá 40%. 1.3. Các nhân tố tác động làm tăng giá đồng tiền Sự hình thành TGHĐ là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Những yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho TGHĐ thay đổi. Tỷ giá có thể tăng hoặc giảm theo từng thời kỳ hoặc do chính sách tỷ giá của nhà nước đưa ra. TGHĐ, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp được quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, TGHĐ cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức TGHĐ tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Ta có thể hình dung cơ chế hình thành tỷ giá được hiển thị từ khi cú sốc khác nhau về cung và cầu ngoại tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đú cú một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng. Chúng ta có thể thấy, TGHĐ trên thị trường luôn thay đổi. Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của TGHĐ với những mức độ và cơ chế khác nhau. TGHĐ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố tác động theo một cách khác nhau, ở những mức độ cụ thể khác nhau. Để nhìn nhận một cách rõ nét và chính xác thì chúng ta phải tách riêng từng yếu tố, xem xét nó trờn từng khía cạnh. Qua đó ta mới có cái nhìn chính xác nhất về mức độ của các yếu tố này lên TGHĐ, từ đó xác định biên độ giao động của tỷ giá. Trước tiên ta xét tác động của cỏn cân thương mại đến TGHĐ trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm TGHĐ giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, TGHĐ tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành TGHĐ. TGHĐ cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đú chớnh là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, TGHĐ sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, TGHĐ sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. Trong điều kiện giá cả trong nước ổn định, tình hình lạm phát ở mức nhỏ không đáng kể, đầu tư ra nước ngoài cũng ảnh hưởng tới TGHĐ do cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp...) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu...) . Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, TGHĐ sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, TGHĐ giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,TGHĐ tăng. TGHĐ sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài rũng õm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Lạm phát ảnh hưỏng đến TGHĐ. Khi các yếu tố khác trong nền kinh tế không đổi đối với một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với TGHĐ không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, TGHĐ tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dựng ớt hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, TGHĐ tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho TGHĐ tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy TGHĐ tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và TGHĐ tăng. Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến TGHĐ đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưũi kỳ vọng rằng TGHĐ sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và TGHĐ sẽ giảm nhanh chóng. Trên thực tế, TGHĐ bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể. Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, làm cho TGHĐ luôn biến động không ngừng. Sự biến động của tỷ giá cũng tác động ngược trở lại các yếu tố trên và một số yếu tố khác trong nền kinh tế vĩ mô. Những ảnh hưởng qua lại này làm cho các yếu tố khác trong nền kinh tế cũng thay đổi: tăng lên hoặc bị kìm hãm. Việc nghiên cứu các tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế cũng rất cần thiết và quan trọng. 2. Tác động của TGHĐ tới các quan hệ kinh tế 2.1. Tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô Trong một nền kinh tế mở, có sự giao lưu, thông thương hàng hóa giữa các nước với nhau thì mỗi sự biến động của TGHĐ đều có những ảnh hường đến các biến số kinh tế cũng như các quan hệ quốc tế về kinh tế với các nước trên thế giới. Trong nhiều trường hợp tác động này là rất mạnh mẽ có thể làm thay đổi vị thế kinh tế của một đất nước, tất nhiên là dưới tác động của những yếu tố khỏc. Xột về mặt vĩ mô của nền kinh tế tỷ giá có tác động tới rất nhiều yếu tố và được sử dụng như một công cụ tương đối hữu hiệu để nhà nước ổn định nền kinh tế. Dưới đây ta sẽ tách riêng và phân tích yếu tố tỷ giá tác động thế nào tới các biến số kinh tế với giả thiết các yếu tố khác không thay đổi. 2.1.1. TGHĐ và mức giá cả hàng hóa Với điều kiện không có lạm phát, các yếu tố về giá trị thực của hàng hóa được đảm bảo như ban đầu. Tỷ giá giảm làm cho giá hàng hóa nhập khẩu bằng nội tệ giám. Giá hàng hóa nhập khẩu giảm làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế giảm tạo áp lực giảm lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá tăng, giá hàng hóa nhập khẩu tính băng nội tệ tăng, tạo áp lực tăng lạm phát. Các tác động này được thể hiện qua công thức sau: P = a.PD + (1 – a). E. P*M Trong đó: a: là tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước (1 – a): là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu PD: là mức giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ P*M: là mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tình bằng ngoại tệ E : là tỷ giá( số đơn bị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ) P: là mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế. Trong trường hợp này TGHĐ được sử dụng như một công cụ hiệu quả nhằm điều chỉnh mức lạm phát trong nền kinh tế, cân bằng giá cả. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu muốn kiềm chế lạm phát, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ; muốn kích thích lạm phát ra tăng, NHTW sử dụng chính sách phá giá nội tệ; muốn duy trì giá cả ổn định, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. 2.1.2. TGHĐ và tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm Từ công thức tính thu nhập quốc dân: Y = C + I + G + X – M Trong trường hợp các yếu tố chi tiêu cho tiêu dùng C, đầu tư I, chi tiêu của chính phủ G không thay đổi, phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng lên và nhập khẩu M giảm, tác dụng trực tiếp làm cho thu nhập quốc dân Y tăng lên. Phỏ giá cũng làm cho các ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tăng lên do lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa được nâng cao, từ đó mở rộng việc sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ngược lại, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nâng giá nội tệ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp. Như vậy, chính sách tỷ giá có thể được dùng như công cụ làm tăng trường kinh tế và tạo việc làm. Áp dụng chính sách phá giá nội tệ sẽ làm tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Nếu muốn giảm sức nóng của nền kinh tế thỡ nờn sử dụng chính sách nâng giá nội tệ. 2.1.3. TGHĐ và cán cân vãng lai Chính sách tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu cấu thành cán cân vãng lai. Khi chính phủ định giá nội tệ thấp sẽ tạo điều kiện cho cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Khi chính phủ áp dụng chính sách nâng giá nội tệ sẽ làm kìm hãm xuất khẩu, kích thích nhập khẩu điều chỉnh cán cân thương mại từ thặng dư sang cân bằng hoặc thâm hụt. Còn với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự hoạt động cân bằng. 2.1.4. TGHĐ và việc thu hút đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài đối với một quốc gia là hết sức cần thiết cho sự vận động của nguồn vốn trong nước. Đầu tư nước ngoài chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó TGHĐ cũng góp phần không nhỏ vào sự thay đổi của hoạt động này. Chớnh sách định giá thấp nội tệ sẽ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Do đó mỗi đồng ngoại tệ sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn mang lại tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Ngược lại khi định giá nội tệ cao sẽ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bởi vì mỗi đồng ngoại tệ sẽ đổi được ít nội tệ hơn. Hơn thế nữa, khi nội tệ được định giá cao sẽ tiềm ẩn một cuộc phá giá nội tệ khiến cho các nhà đầu cơ có thể ồ ạt rút vốn để bảo toàn giá trị đồng tiền của họ. 2.1.5. TGHĐ và nợ nước ngoài Nợ nước ngoài của một nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ TGHĐ. Nợ nước ngoài gồm toàn bộ khoản tiền gốc và lãi phải trả cho nước ngoài khi đến hạn. Giá trị nợ khi qui đổi sang nội tệ sẽ chịu biến động của TGHĐ. Nếu nội tệ giảm giá thì khoản nợ nước ngoài qui đổi ra nội tệ sẽ tăng lên gây áp lực trả nợ cho đất nước. Ngược lại khi nội tệ tăng giá, thì giá trị phải trả bằng nội tệ giảm. Một yêu cầu được đặt ra đó là phải sử dụng một cách có hiệu quả khoản nợ nước ngoài này nếu không muốn tạo áp lực trả nợ thậm chí là khủng hoảng nợ như một số nước đang phát triển hiện nay. 2.2. Tác động của TGHĐ tới hoạt động xuất nhập khẩu Hàng hóa xuất nhập khẩu chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế, chính sách thương mại của một quốc gia, thói quen tâm lý tiêu dùng, giá cả hàng hóa. Trong cỏc nhõn tố cơ bản trên, giá cả là nhân tố mà TGHĐ có thể tác động tới. Các yếu tố khác tác động tới giá không thay đổi thì khi tỷ giá tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá, nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyờn thỡ thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sữ tăng lên. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu có thể giám giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ nhằm kích thích cầu hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ, tạo điều kiện cạnh tranh cao hơn trên thị trường nước ngoài. Ngược lại, TGHĐ giảm làm cho hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm nhu cầu của hàng xuất khẩu dẫn tới giảm khối lượng hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Những mặt hàng khác nhau thì tác động của tỷ giá tới cầu hàng hóa là không giống nhau. Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng hóa đó với giá cả. Thêm vào đó, tác động nêu trên của TGHĐ mới chỉ xét tới mặt khối lượng mà chưa xét tới tổng giá trị. Ví dụ trong trường hợp tỷ giá tăng, khối lượng hàng hóa xuất khẩu gia tăng mà giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm khiến cho chiều hướng biến đổi của tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. Để đánh giá ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ lên tổng kim ngạch xuất khẩu, cần xác định mối tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu (nhập khẩu) và TGHĐ. Tương quan này được biểu thị bằng hệ số co giãn của xuất khẩu (nhập khẩu) đối với tỷ giá nx (nm) và được xác định bằng công thức sau: Trong đó: X là tổng kim ngạch xuất khẩu M là tổng kim ngạch nhập khẩu E là TGHĐ Hệ số co giãn nx (nm) chi biết tổng kim ngạch xuất khẩu X (nhập khẩu M) thay đổi bao nhiêu khi E thay đổi một đơn vị. TGHĐ có tác động mạnh tới xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển hơn so với các nước đang phát triển do hàng hóa xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển thuộc nhúm cỏc hàng hóa có hệ số co giãn với xuất khẩu cao. Nghiên cứu của Gylfason công bố năm 1987 cho thấy hệ số co giãn xuất khẩu bình quân của các nước công nghiệp phát triển là 1,11 trong khi đó chỉ có 3/9 nước đang phát triển trong nghiên cứu có hệ số co giãn xuất khẩu lớn hơn 1. Trong dài hạn và ngắn hạn thì khối lượng hàng hóa xuất khẩu có sự co giãn khác nhau. Khối lượng xuất khẩu ít co giãn trong ngắn hạn và co giãn nhiều trong dài hạn. Điều này là do phản ứng của người tiêu dùng thường diễn ra chậm, phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm hơn so với thay đổi tỷ giá, tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường. 2.3. Tác động của tỷ giá tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu Trên thị trường nước ngoài, một hàng hóa có khả năng cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại sẽ xuất khẩu được khối lượng lớn và tạo được uy tín của người sử dụng. Một hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường phải đảm bảo ba yếu tố: thứ nhất đó là tính đa dạng của hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài, thứ hai là các nhân tố cơ bản tạo ra sức mạnh bền vững cho hàng hóa liên quan tới chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếu thị trường của hàng hóa xuất khẩu, ba là các nhân tố liên quan tới giá cả bao gồm chi phí đầu vào sản xuất, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và TGHĐ. Để phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài về mặt giá cả, chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ so sánh giữa giá hàng hóa trong nước và giá hàng hóa nước ngoài: .Trong đó: E là TGHĐ danh nghĩa (theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp). P* là mức giá cả hàng hóa nước ngoài tính bằng ngoại tệ P là mức giá cả hàng hóa trong nước tính bằng nội tệ Ví dụ khi so sánh sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hòa Trung Quốc ta có: E là TGHĐ danh nghĩa giữa CNY và VND với 1CNY = E VND; P* là mức giá hàng hóa trung bình tại Trung Quốc tính bằng CNY, khi đú EìP* sẽ là mức giá cả trung bình tại Trung Quốc quy ra VND. Với P là mức giá cả trung bình của hàng hóa tại Việt Nam thì tỷ lệ cho biết mối quan hệ so sánh giữa giá cả hàng hòa trung bình tại Trung Quốc và Việt Nam. Xột các trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Tỷ lệ >1, ta có mức giá cả hàng hóa trung bình tại Trung Quốc lớn hơn tại Việt Nam. Điều này khiến cho hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh lớn hơn hàng hóa Trung Quốc về mặt giá. Trường hợp 2: Tỷ lệ hai quốc gia là như nhau. ta nói rằng mức giá cả trung bình tại Trường hợp 3: Tỷ lệ <1, ta có hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn và có ưu thế cạnh tranh về mặt giá hơn so với hàng hóa Việt Nam. Mà ta đã biết tỷ lệ chính là công thức tỷ giá thực. Như vậy có thể nói tỷ giá thực phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa một nước trên thị trường thế giới về mặt giá cả. Từ công thức trên ta có thế có những kết luận như sau: - Tỷ giá danh nghĩa E tăng lên làm cho tỷ giá thực tăng và nhờ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước về giá cả. - Tương quan giá cả hàng hóa giữa hai nước thay đổi cũng làm thay đổi tương quan cạnh tranh về giá giữa hàng hóa hai nước. Như vậy tỷ giá thực là một biến số phản ánh khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu một quốc gia và do vậy cần được xem xét trong khi đưa ra bất kỳ một chính sách nào liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại. Thêm vào đó sự thay đổi TGHĐ của các quốc gia khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia mình do nó tác động lên khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nước ngoài. CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TĂNG GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 1. Nguyên nhân đồng nhân dân tệ tăng giá Ngày nay khi nhắc tới Trung Quốc người ta nghĩ ngay đến một “điểm núng” của nền kinh tế thế giới. Sau 30 năm cải cách, chuyển sang nền kinh tế thị trường Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng đứng đầu thế gới, hàng hóa của Trung Quốc có mặt ở khắp nơi. Các nước xem Trung Quốc là một bạn hàng lớn và cũng là đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Có được sự phát triển vượt bậc như vậy phải kể đến thành công từ chính sách mà chính phủ Trung Quốc đưa ra. Trong số đó, chính sách được xem là đòn bẩy, bệ phóng cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động thương mại của Trung Quốc nói riêng là chính sách tỷ giá theo hướng phá giá tiền tệ. Từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đó cú những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá. Có thể chia thành 3 giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung Quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung Quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân Trung Quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Giai đoạn này nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn nếu như không muốn nói là trì trệ. Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993. Năm 1979, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Trung Quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ. Chính phủ Trung Quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố, sử dụng để hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Năm 1991, Trung Quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung Quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 CNY/USD lên 8,7 CNY/USD. Kèm theo đó là các quy định xoá bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép. Riờng cỏc giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung Quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. Từ năm 1994 đến nay Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc vẫn thực hiện cơ chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trước năm 1994, Trung Quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mại Trung Quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung Quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới… Chớnh vì sự phát triển nóng của đất nước này mà các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chính sách tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các nước, làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường vốn, tài chính quốc tế, đây là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều nước phản đối chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Trước sự lo ngại việc hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc trên thị trường , các nước gây áp lực mạnh buộc chính phủ Trung Quốc phải đưa ra những thay đổi cụ thể trong chính sách tỷ giá nhằm xác định lại giá trị thực của đồng tiền nước này. Trước sức ép của các nước khác đồng thời trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã phải tăng giá CNY để cân bằng xuất nhập khẩu và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng