Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đời sống kinh tế của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 2010)...

Tài liệu đời sống kinh tế của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 2010)

.PDF
136
126
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ LIÊN ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên – 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ LIÊN ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 - 2010) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh 2. TS. Nguyễn Thị Quế Loan Thái Nguyên – 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và TS. Nguyễn Thị Quế Loan đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Hỷ, UBND các xã: Nam Hòa, Minh Lập, Linh Sơn…, các cán bộ và nhân dân – nơi tôi đã đến điền dã đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Ngày 15 tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Tạ Thị Liên i Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2010)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và TS Nguyễn Thị Quế Loan là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố. Người thực hiện Tạ Thị Liên ii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn .......................................................................................................i Lời cam đoan ..................................................................................................ii Mục lục ..........................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... v MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ VÀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN......................................... 7 1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên............................................................... 7 1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ...................................................... 11 1.3. Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ..... 14 1.3.1. Nguồn gốc tộc người.................................................................... 14 1.3.2. Địa bàn định cư............................................................................ 17 1.3.3. Tình hình kinh tế, xã hội của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 ................................................................ 23 Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 1986)................................... 27 2.1. Nông nghiệp....................................................................................... 27 2.1.1. Trồng trọt..................................................................................... 27 2.1.2. Chăn nuôi .................................................................................... 40 2.2. Sản xuất thủ công nghiệp ................................................................... 43 2.3. Hoạt động trao đổi và buôn bán.......................................................... 48 2.4. Kinh tế khai thác từ tự nhiên .............................................................. 49 Chương 3. BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2010)............ 62 3.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu ..................................................................................................... 62 iii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.1.1. Yếu tố nội sinh............................................................................. 62 3.1.2. Yếu tố ngoại sinh ......................................................................... 63 3.2 Những biến đổi trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu .................. 70 3.2.1 Biến đổi trong sản xuất nông nghiệp ............................................. 70 3.2.2 Lâm nghiệp ................................................................................... 95 3.2.3 Ngành nghề................................................................................... 97 3.2.4 Khai thác tự nhiên....................................................................... 101 KẾT LUẬN............................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 106 PHỤ LỤC iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết là Đọc là HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TL Tài liệu TS Tiến sĩ TT Thứ tự tr trang UBND Ủy ban nhân dân iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam có quá trình di cư tới Việt Nam từ hàng trăm năm trước do những biến cố lịch sử. Sau những năm định cư, chung sống với các dân tộc anh em khác, họ đã góp phần xây dựng nên hình ảnh một quốc gia với cộng đồng 54 dân tộc và nền văn hóa đa dạng. Dân tộc Sán Dìu cũng giống như các dân tộc Sán Chay, Dao, Hoa… có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc thiên di sang Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Người Sán Dìu cũng có bản sắc dân tộc riêng không hòa lẫn với các dân tộc khác, được thể hiện ở những giá trị văn hóa đặc trưng, ngôn ngữ riêng và ý thức tự giác tộc người. Từ khi bắt đầu thiên di đến và sống quần cư trên đất nước Việt Nam cho đến nay, người Sán Dìu đã từng bước thích nghi, có những chuyển biến không ngừng về các hoạt động kinh tế và sản xuất. Đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào Sán Dìu nói riêng dưới ánh sáng của chế độ mới – xã hội chủ nghĩa đã biến đổi nhiều, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng VI (12/1986) đến nay. Đồng Hỷ là một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên có nhiều người Sán Dìu trên con đường di cư đã quần tụ sinh sống lâu dài và đông đảo nhất trong tỉnh. Là dân tộc có dân số lớn thứ hai trên địa bàn huyện sau đồng bào Kinh, hoạt động kinh tế của người Sán Dìu cũng đồng thời góp phần đáng kể vào hoạt động kinh tế và chuyển biến kinh tế của nhân dân các dân tộc Đồng Hỷ. Hoạt động kinh tế của đồng bào Sán Dìu đã được một số nghiên cứu đề cập rải rác ở các công trình khác nhau. Tuy nhiên, để hệ thống những hoạt động trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu sau năm 1945 và những chuyển biến trong đời sống kinh tế của họ từ sau 1986 tại Đồng Hỷ lại chưa 1 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ có công trình nào đi sâu và đề cập cụ thể. Vì những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài:“Đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2010)” làm luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu được nhiều nhà khoa học tìm hiểu ở nhiều lĩnh vực như lịch sử tộc người, đời sống văn hóa, giao thoa văn hóa… với những quy mô và mức độ khác nhau. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: - Cuốn “Người Sán Dìu ở Việt Nam” của tác giả Ma Khánh Bằng (1983). Trong sách này, tác giả đã nghiên cứu khái quát về tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Sán Dìu (nhà ở, trang phục, ăn uống, quan niệm về hôn nhân và gia đình, một số tục lệ trong đời sống…) ở Việt Nam. - Cuốn “Văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang” (2003) do Nịnh Văn Độ chủ biên và cuốn “Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang” (2003) Ngô Văn Trụ - Nguyễn Xuân Cần chủ biên. Các tác giả đã đi vào tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Bắc Giang, hai địa phương có dân số người Sán Dìu khá đông trên cả nước. - Cuốn “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Duy (2004). Tác phẩm lần lượt trình bày văn hóa các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ. Dân tộc Sán Dìu nằm trong phần Bảy – Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hán, trong đó gồm các nội dung: Văn hóa sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. - Tác phẩm “Phong tục nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam” của tác giả Diệp Trung Bình (2005) đã khái quát đôi nét về người Sán Dìu và đi sâu vào những nghi lễ đời người từ khi sinh ra đến khi chết đi. - Nghiên cứu về người Sán Dìu ở Thái Nguyên phải kể đến Luận án Tiến sĩ “Tập quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên” (2008), trong đó tác 2 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ giả đã đề cập tới nhiều khía cạnh văn hóa liên quan đến tập quán ăn uống của đồng bào và những biến đổi của nó. - Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Khảo sát loại hình hát soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang” (2011) của Nguyễn Thị Mai Phương. Ngoài khảo sát về người Sán Dìu và loại hình hát soọng cô ở địa bàn nghiên cứu, tác giả tìm hiểu về giá trị nội dung, nghệ thuật và vấn đề bảo tồn. - Cuốn “Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam” của GS.TS Hoàng Nam (2011) có đề cập tới kinh tế truyền thống và văn hóa truyền thống của đồng bào Sán Dìu. - Cuốn “Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu” của tác giả Diệp Trung Bình (2012). Trong phần Nguồn lương thực, thực phẩm cho ta thấy những nét khá cụ thể về đời sống kinh tế nông nghiệp truyền thống và khai thác từ tự nhiên của người Sán Dìu trước đây. - Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử “Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2010)” của Hoàng Liên Gấm (2012). Trong Luận văn, trước khi đi vào văn hóa tinh thần và những biến đổi của văn hóa tinh thần là những khái quát về tộc người cũng như địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân. - Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử “Tổ chức xã hội và văn hóa làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2011)” của Mai Thị Hồng Vĩnh (2013). Luận văn đã khái quát về người Sán Dìu ở Đồng Hỷ, tìm hiểu về tổ chức xã hội và văn hóa làng của người Sán Dìu trong phạm vi thời gian nghiên cứu. Do nhiệm vụ và mục đích khác nhau nên các nghiên cứu trên nên các nghiên cứu trên chưa tìm hiểu về đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên một cách có hệ thống. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề này để nghiên cứu. 3 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu thành phần dân cư, dân tộc, các truyền thống lịch sử quý báu của nhân dân các dân tộc Đồng Hỷ. - Điều tra, tìm hiểu những đặc điểm hoạt động kinh tế trong cộng đồng người Sán Dìu tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1945 – 2010. 3.3. Phạm vi - Không gian: Những địa bàn sinh sống tập trung người Sán Dìu như: Nam Hòa, Linh Sơn, Minh Lập, Hóa Trung, Hóa Thượng. - Thời gian: 1945 – 2010 - Nội dung nghiên cứu: Đời sống kinh tế của người Sán Dìu 4. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1945 – 2010. Qua đó thấy được sự chuyển biến trong đời sống của người Sán Dìu ở địa phương này. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu: Tài liệu thành văn: Các sách, các bài báo, tạp chí… Tài liệu điền dã thu thập tại địa bàn nghiên cứu 4 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu quan trọng được tác giả thực hiện nhằm thu thập được những tư liệu về đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ đó là phương pháp điền dã dân tộc học. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn tìm hiểu về đời sống kinh tế của đồng bào Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ trong thời gian 1945 – 2010. Từ đó chỉ ra các đặc điểm kinh tế của người Sán Dìu ở địa phương này. - Tìm hiểu những chuyển biến trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu từ khi thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1986 đến 2010) qua đó thấy được những chính sách quan tâm đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương đối với đồng bào Sán Dìu đã đạt được hiệu quả, góp phần nhất định vào sự thay đổi đời sống của họ. - Qua kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đóng góp thêm một nguồn tư liệu cho việc biên soạn lịch sử địa phương và cho những công trình nghiên cứu sau có liên quan. Luận văn đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên ngành: Lịch sử địa phương và Dân tộc học. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương: 5 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Chương 2. Đời sống kinh tế của người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 - 1986) Chương 3. Biến đổi trong đời sống kinh tế của người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2010) 6 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ VÀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Đồng Hỷ là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về phía Đông Bắc. Địa phận của huyện dài từ 21o32’ đến 21o51’ vĩ Bắc, 105o46’ đến 106o04’ kinh Đông. Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn, trong đó huyện lị được đặt tại thị trấn Chùa Hang. Phía Bắc huyện Đồng Hỷ giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Huyện Đồng Hỷ ở cách phủ 14 dặm về phía đông bắc, đông tây cách 41 dặm, nam bắc cách nhau 97 dặm. Phía đông đến địa giới huyện Tư Nông 6 dặm, phía tây đến địa giới huyện Phú Lương phủ Tùng Hóa 35 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phổ Yên 45 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Vũ Nhai 52 dặm” [25, tr. 157]. Địa hình Đồng Hỷ chủ yếu là đồi núi, thấp dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Do địa hình đồi núi của địa phương chiếm ưu thế nên tính phân bậc được thể hiện rõ nét hơn những vùng khác. Dựa trên đặc điểm hình thái, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân tích hình thái trắc lượng, mà trước hết là các số liệu chia cắt sâu của địa hình có thể chia ra 3 nhóm hình thái địa hình: đồng bằng, đồi và núi. Huyện Đồng Hỷ có độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển. Trong đó, cao nhất là Lũng Phương (xã Văn Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600 m, nơi thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng với 20 m. Ở phía Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp có nhiều khe suối với độ cao trung bình là 120 m. Tuy nhiên, xen kẽ giữa các dãy núi là thung lũng thấp có 7 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đặc điểm địa hình và khí hậu tạo ra cho địa phương có thế mạnh phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520,59 km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa Hang – xưa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Núi Voi, còn có tên là núi Thạch Tượng, núi Tượng Lĩnh ở xã Hoá Thượng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy núi làm căn cứ chống quan quân nhà Lê – Trịnh. Đồng Hỷ cũng như các địa phương khác của Thái Nguyên đều mang những đặc điểm của khí hậu miền Bắc nước ta. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương, Bình Xuyên khí hậu lam chướng hơi nhẹ" [25, tr. 163]. Khí hậu ở địa phương được chia làm 02 mùa rõ rệt (mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau). Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm. Ngược lại, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 23 độ C. Ở các vùng đồi núi cao khoảng 600 m trị số này giảm xuống 20 độ C và từ 900 – 1000 m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn từ 18 độ C trở xuống. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2) nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C (ở các vùng đồi núi từ 400 m trở lên có thể có tới 5 tháng). Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 16 độ C ở vùng thấp; ở vùng núi là dưới 9 độ C. Mùa lạnh ở Thái Nguyên dài hơn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 10 – 15 ngày, các huyện miền núi dài hơn các huyện miền xuôi 5 – 7 ngày. Những đợt không khí lạnh tràn về làm nhiều ngày nhiệt độ trung bình xuống dưới 15 độ C. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dưới 17 độ C. Mùa đông nhiệt độ đã thấp lại 8 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ có sự dao động mạnh mẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa nóng, ở vùng thấp có 5 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 25 độ C, là các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Ở vùng có độ cao trên dưới 500 m chỉ còn 3 tháng có nhiệt độ trung bình vượt quá 25 độ C. Vùng thấp, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28 - 29 độ C. Mùa nóng ở huyện Đồng Hỷ nói riêng Thái Nguyên nói chung ngắn hơn ở Hà Nội, dài hơn ở Cao Bằng, vùng thấp mùa nóng kéo dài 5 tháng, lên miền núi chỉ còn 4 – 5 tháng. Ở đây vào mùa hè cũng có những ngày nóng gió Tây rất có hại cho con người, vật nuôi và cây trồng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 mm. Chế độ mưa có thể phân biệt thành 2 mùa, mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. Mùa mưa trùng với mùa nóng, thời kỳ có lượng mưa tháng vượt 100 mm kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ít trùng với mùa lạnh, từ tháng 11 đến tháng 3 lượng mưa chỉ từ 200 đến 400 mm, bằng 10% đến 15% lượng mưa cả năm. Sông suối ở Đồng Hỷ nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào sông Cầu. Mật độ sông suối trung bình là 0,2 km/km2. Sông Cầu là sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, nằm ở ranh giới phía Tây huyện Đồng Hỷ dài 47 km. Sông là nguồn cung cấp nước chính của huyện, cho phép khai thác vận tải đường thuỷ với tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Tuy nhiên, chế độ dòng chảy thất thường, về mùa mưa thường gây úng lụt, mùa khô nước sông xuống thấp gây hạn hán. Ngoài ra, huyện còn có nhiều sông suối: Khe Mo, Ngàn Me... và nhiều hồ nước nhỏ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Huyện Đồng Hỷ có hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển. Tổng chiều dài đường bộ 729,8 km, trong đó quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn qua huyện 15,5 km là tuyến quan trọng nhất; đường liên xã 57,5 9 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ km, đường xã 170 km và đường liên xóm 403,9 km. Hầu hết đường liên xã, liên xóm đều được bê tông hóa. Điều đó tạo thuận lợi cho huyện có thể giao lưu văn hoá, thương mại với các huyện và tỉnh lân cận. Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản rất phong phú. Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi "Mỏ vàng Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6 lạng. Sắt ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương... Mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 2.500 cân" [25, tr. 180]. Cụm mỏ sắt Trại Cau có khối lượng khoảng 20 triệu tấn, là mỏ sắt được sắp xếp vào loại tốt nhất. Ngoài ra, còn có các loại khoáng sản có giá trị như: chì, kẽm ở làng Hích, làng Mới, đá vôi ở Hóa Thượng v.v… Là huyện miền núi nên từ xa xưa, đồi rừng Đồng Hỷ có rất nhiều tre, nứa, gỗ quý, chim thú quý hiếm. "Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phát, sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa, gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ tấu, gỗ xoan các thứ ở trên đều sản ở các châu: Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương" [25, tr. 180 – 181]. Hiện nay, do đặc trưng địa hình đồi núi và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngành nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi nằm ở vị trí thứ yếu. Diện tích lâm nghiệp của địa phương chỉ tập trung các loại rừng tái sinh, ít gỗ quý hiếm, diện tích rừng chỉ có ý nghĩa trong việc sử dụng làm đồ sinh hoạt gia đình và làm nhà. Diện tích rừng đầu nguồn thường xuyên bị xâm phạm do khai thác gỗ, củi bừa bãi và việc đốt nương làm rẫy vẫn chưa được ngăn chặn triệt để làm cho đất trống, đồi trọc vẫn còn một diện tích không nhỏ. Đất rừng, đồi núi của huyện Đồng Hỷ chiếm 85% diện tích tự nhiên. Phần lớn rừng bị nghèo kiệt. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp từ năm 1991 đến 1998 giảm bình quân 4,7% do rừng đang ở thời kỳ phục hồi và chủ trương đóng cửa rừng của Nhà nước. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước người dân đã ý thức được mối nguy hại của nạn phá rừng, phong trào trồng cây gây rừng đang được duy trì thực hiện. Ngoài rừng tái sinh được chăm 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ sóc bảo vệ, mỗi năm bình quân toàn huyện trồng được 150 ha rừng. Xét về tiềm năm lâu dài tiềm năng kinh tế lâm nghiệp của huyện Đồng Hỷ là rất lớn. Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên của huyện Đồng Hỷ tương đối phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản của nhân dân các dân tộc trong huyện Đồng Hỷ nói chung và người Sán Dìu nói riêng. 1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Từ năm 1986 trở về trước, Đồng Hỷ là huyện có kinh tế thuần nông với thành phần kinh tế tập thể là chủ yếu. Trong nông nghiệp, cây lương thực (bao gồm lúa và hoa màu) chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là cây chè. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, bình quân lương thực đầu người đạt 142 kg/người/ năm (cả màu). Từ năm 1987, nhờ có đường lối Đổi mới của Đảng, nền kinh tế của huyện có bước phát triển đa dạng, phong phú, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2000 nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ lệ 31,9%, thương mại – dịch vụ chiếm 42,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 25,5%. Năm 2009 nông – lâm nghiệp chiếm 21,57%, thương nghiệp – dịch vụ chiếm 41,65%; công nghiệp – xây dựng chiếm 36,78%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2002 – 2006) là 10,2%. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 là 10,71% [34, tr. 1]. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Từ năm 2000, Đồng Hỷ tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở xác định bốn cụm công nghiệp chính: cụm công nghiệp Nam Hòa, cụm công nghiệp Quang Trung – Chí Son (xã Nam Hòa), cụm công nghiệp Quang Sơn (xã Quang Sơn) và cụm công nghiệp Đại Khai (xã Minh Lập) phù hợp với tiềm năng thế mạnh từng vùng; động viên, khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế đầu tư cho sản xuất. Nghề truyền thống được duy trì, phát triển tạo thêm nghề mới, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường. 11 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Năm 2009 trên địa bàn huyện có 84 doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 714 tỉ đồng, chiếm 36,78% tổng giá trị thu nhập quốc dân toàn huyện [34, tr. 1]. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng từ 25,5% năm 2000 lên 34,7% năm 2006 đưa cơ cấu kinh tế của huyện từ “nông – lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ” (năm 2000) sang cơ cấu “công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – nông lâm nghiệp – dịch vụ” (năm 2006) với tỉ lệ tương ứng 36,9% - 24, 0% và 39,1%. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2002 – 2006 của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 17,4%/năm. Nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất chính của huyện Đồng Hỷ. Từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, nhất là từ năm 1991 đến nay, sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, xóa bỏ độc canh, tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp đã đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, đưa các loại giống mới vào sản xuất đại trà, nâng hệ số sử dụng đất, do đó trong thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ ổn định bình quân 5,2% mỗi năm. Năng suất cây trồng tăng dần đều. Riêng lúa năm 1991 đạt 14,2 tạ/ha lên 42,58 tạ/ha năm 2005 (tăng hơn 3 lần) đưa tổng sản lượng lương thực tăng từ 24.118 tấn năm 1998 lên 37.274 tấn năm 2006, sản lượng lương thực từ năm 1998 đến năm 2006 bình quân mỗi năm tăng trên 1.800 tấn. Bình quân lương thực xấp xỉ 300kg/người/năm. Đồng Hỷ có một số cây lương thực mang tính hàng hóa như cây chè, cây ăn quả và những cây công nghiệp ngắn ngày. Toàn huyện có 2.538 ha chè, hàng 12 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ năm cho thu hoạch 19.554 tấn chè búp tươi hàng hóa; có 2.979 ha cây ăn quả thu hoạch 3.500 tấn quả. Giá trị sản xuất vườn đồi đạt 22 triệu đồng/ha. Chăn nuôi thành một ngành chính và có tỉ suất hàng hóa cao. Năm 2002, tổng đàn lợn của huyện có 46.585 con và xuất chuồng 2.517 tấn thịt lợn hơi thương phẩm. Năm 2006 cả đầu lợn và trọng lượng xuất chuồng đều tăng 4,3%. Riêng đàn bò tăng 35,7% so với năm 2002 [32, tr. 938]. Lâm nghiệp Đất rừng, đồi núi của Đồng Hỷ chiếm 85% diện tích đất tự nhiên. Phần lớn rừng bị nghèo kiệt. Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp của huyện từ năm 1991 đến năm 1998 giảm bình quân 4,7% do rừng đang ở thời kỳ phục hồi, cộng với chủ trương đóng cửa rừng của Nhà nước. Trong những năm gần đây, huyện đã có chính sách về rừng nên tốc độ phục hồi khá mạnh. Ngoài rừng tái sinh được chăm sóc bảo vệ, mỗi năm bình quân toàn huyện trồng được 150 ha rừng. Xét về lâu dài tiềm năng lâm nghiệp của huyện là rất lớn [32, tr. 938]. Thương mại – dịch vụ Mạng lưới thương mại – dịch vụ được mở rộng xuống đến từng thôn xóm. Các khu vực kinh doanh, bao gồm chợ khu vực được nâng cấp mở rộng, mặt hàng đa dạng, phong phú đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân các xã vùng cao và miền núi. Nhìn chung thị trường Đồng Hỷ những năm gần đây phát triển mạnh và lành mạnh. Giá trị mức bán lẻ năm 2006 đạt 198,912 tỷ đồng. Toàn huyện có 1.527 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ. Một số chợ chính : chợ Chùa Hang (thị trấn Chùa Hang), chợ Trại Cau (thị trấn Trại Cau), chợ Trại Cài (xã Minh Lập), chợ Khe Mo (xã Khe Mo), chợ Văn Hán (xã Văn Hán)…[32, tr. 937]. 13 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan