Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát luận ...

Tài liệu đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát luận văn ths. xã hội học

.PDF
92
572
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN VIỆT NGA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NGHÈO, CẬN NGHÈO ĐÔ THỊ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT (Khảo sát tại một số tỉnh phía Bắc) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN VIỆT NGA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NGHÈO, CẬN NGHÈO ĐÔ THỊ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT (Khảo sát tại một số tỉnh phía Bắc) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội - 2009 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện, luận văn cao học với nghiên cứu về: “Đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát” (Khảo sát tại một số tỉnh phía Bắc) đã được hoàn thành. Báo cáo này đã được thực hiện với sự hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các quý thầy cô trong khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại lớp Cao học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Hoa đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của TS. Nguyễn Thị Thu Hà trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Để hoàn thành được luận văn này, tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ về số liệu của Văn Phòng Hỗ trợ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội – Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường Vùng. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên khuyến khích của người thân, bạn bè, đồng nghiệp… tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, dù đã hết sức nỗ lực hoàn thiện luận văn, song khó có thể tránh được những hạn chế, sai sót. Chính vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của quý thầy cô và các bạn nhằm hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, 2009 Học viên Nguyễn Việt Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài. 5 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 8 2.1. Ý nghĩa lý luận. 8 2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 8 3.1. Mục đích nghiên cứu 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu 9 4.2. Khách thể nghiên cứu 9 4.3. Phạm vi nghiên cứu. 9 4.4. Mẫu nghiên cứu 9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 10 5.1. Phương pháp luận 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu 10 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin. 10 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin. 12 6. Giả thuyết nghiên cứu. 12 7. Khung lý thuyết 13 NỘI DUNG CHÍNH 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14 1.1. Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học 14 1.1.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của George Homans 14 1.1.2. Lý thuyết cái “vòng luẩn quẩn” & cú huých từ bên ngoài của Samuellson 15 1.2. Khái niệm công cụ 16 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 19 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 22 1.4.1. Phường Quyết Thắng -Thành phố Sơn La 22 1.4.2. Phường Thái Bình-Thành phố Hoà Bình 22 1.4.3. Phường Liễu Giai-Thành phố Hà Nội 23 1 CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NGHÈO, CẬN NGHÈO DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT 25 2.1. Thực trạng đời sống người dân nghèo, cận nghèo đô thị 25 2.1.1. Thu nhập 25 2.1.2. Chi tiêu 35 2.1.3. Tình trạng vay mượn của các hộ gia đình nghèo 36 2.2. Tác động của lạm phát đến đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị 39 2.2.1. Tình hình lạm phát trên thế giới và trong nước 39 2.2.2. Tác động của lạm phát đến đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị 41 2.3. Khả năng ứng phó với lạm phát của người dân nghèo, cận nghèo đô thị 54 2.3.1. Nguồn vốn ứng phó với lạm phát của người nghèo 54 2.3.2. Các ứng phó của người dân nghèo, cận nghèo đô thị với tác động của lạm phát 62 2.4. Tác động của các chính sách hỗ trợ với đời sống của các nhóm nghèo đô thị 69 2.4.1. Tổng quan chính sách xoá đói giảm nghèo và chính sách hỗ trợ chống lạm phát 69 2.4.2. Quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ đối với người dân nghèo, cận nghèo đô thị 71 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77 1. Kết luận. 77 2. Khuyến nghị. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 85 2 Danh mục bảng Bảng 2.1: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ………………………………....... 26 Bảng 2.2: Các khoản thu từ trồng trọt …………………………………………….. 30 Bảng 2.3: Các khoản thu từ chăn nuôi ……………………………………………. 33 Bảng 2.4: Tình trạng thiếu lương thực tại các địa bàn nghiên cứu ……………..... 38 Bảng 2.5: Tác động của lạm phát đối với đời sống người dân nghèo, cận nghèo đô thị 44 Bảng 2.6: CPI và tốc độ tăng giá của một số mặt hàng năm 2007 và 7 tháng đầu 45 năm 2008 …………………………………………………………… Bảng 2.7: Nguyên nhân suy giảm lợi nhuận hoạt động làm ăn …………………. 46 Bảng 2.8: Tác động của lạm phát đến việc giáo dục con cái …………………… 52 Bảng 2.9: Tác động của lạm phát đến việc chăm sóc sức khoẻ của các thành viên 52 trong gia đình ……………………………………………………………. Bảng 2.10: Các loại đất sản xuất của các hộ gia đình hiện đang giữ chủ quyền ... 55 Bảng 2.11: Nguồn vốn vay của các hộ gia đình nghèo, cận nghèo đô thị ………. 57 Bảng 2.12: So sánh mục đích sử dụng vốn vay của các hộ gia đình nghèo, cận 58 nghèo tại 3 đô thị ……………………………………………………………… Bảng 2.13: Một số biện pháp ứng phó tác động của lạm phát đối với hoạt động 63 sản xuất kinh doanh …………………………………………………………… Bảng 2.14: Biện pháp ứng phó liên quan đến chất lượng bữa ăn…………………. 64 Bảng 2.15: Các hình thức cắt giảm chi tiêu cho các mối quan hệ xã hội ………….. 66 Bảng 2.16: Cách thức ứng phó với những tác động của lạm phát đối với việc GD 67 Bảng 2.17: Cách thức ứng phó của người nghèo trước các tác động của lạm phát 68 đối với sức khoẻ của các thành viên trong gia đình …………………………....... Bảng 2.18: Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ………………………………………. 3 73 Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm 2008 …. 27 Biểu đồ 2.2: Các khoản thu nhập từ tiền lương, phụ cấp và trợ cấp xã hội ………. 28 Biểu đồ 2.3: Các khoản thu từ buôn bán dịch vụ, làm thuê ………………………. 29 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình …………………………………. 35 Biểu đồ 2.5: Mục đích vay tiền của các hộ gia đình ……………………………… 37 Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng, giảm giá tiêu dùng qua các năm ………………………. 41 Biểu đồ 2.7: Tác động của lạm phát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ 46 gia đình ……………………………………………………………………………. Biểu đồ 2.8: Tác động của lạm phát đến chất lượng cuộc sống …………………... 48 Biểu đồ 2.9: So sánh chất lượng bữa ăn 6 tháng đầu 2008 và 6 tháng đầu 2007 49 Biểu đồ 2.10: So sánh việc mua sắm quần áo của 6 tháng đầu 2008 với 6 tháng 50 đầu 2007 …………………………………………………………………………... Biểu đồ 2.11: Số thành viên trong độ tuổi lao động ……………………………… 59 Biểu đồ 2.12: Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động có việc làm …………………. 59 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu nguồn thu của các hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm 2008 …. 61 Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ các hộ được hưởng chính sách của Nhà nước từ năm 2007 đến nay .. 72 Biểu đồ 2.15: Đánh giá của người dân về tính kịp thời trong việc triển khai các chính 75 sách 6 tháng đầu năm 2008 ………………………………………………................... Danh mục sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Tác động của lạm phát đến đời sống người dân nghèo, cận nghèo đô thị 43 Sơ đồ 2.2: Huy động các nguồn vốn ứng phó với lạm phát của người dân nghèo, 55 cận nghèo đô thị ………………………………………………………………….. Sơ đồ 2.3: Các biện pháp ứng phó với lạm phát của người nghèo………………... 63 Danh mục hộp: Hộp 1: Chăn nuôi năm 2008: Hết dịch bệnh, thiên tai đến… lạm phát ………………. 34 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sau hơn 20 năm Đổi mới, bằng những nỗ lực vượt bậc với những thời cơ và sự hỗ trợ, Việt Nam đã bước ra thế giới với vị thế ngày càng trang trọng hơn. Trong nhiều năm, tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức ổn định và Việt Nam đã từng được ví như con hổ đang chuyển mình. Từ một quốc gia có tới ½ dân số sống trong cảnh nghèo đói với những mức độ khác nhau vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, năm 2008 lần đầu tiên Việt Nam bứt ra khỏi vị trí các nước có thu nhập thấp. Song song với những sự thay đổi tích cực của nền kinh tế vĩ mô, đời sống của các nhóm xã hội, đặc biệt là các nhóm nghèo cũng đã có những sự đổi thay đáng kể, miếng bánh an sinh xã hội ngày càng to hơn và theo đó phần của các nhóm yếu thế cũng được nhiều hơn. Những thay đổi về chuẩn nghèo liên tiếp trong giai đoạn 1993-2005 cho thấy rất nhiều những vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống của các nhóm nghèo ở Việt Nam hiện nay. Chuẩn nghèo của Việt Nam vẫn đang theo xu hướng tiệm cận với chuẩn nghèo của khu vực và thế giới như chính sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Bên cạnh đó là những cơ hội thoát nghèo ngày càng nhiều hơn dành cho người nghèo. Trên thực tế, Việt Nam là một điển hình trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, đây là điều mà cả thế giới đã công nhận. Bằng chứng là tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm xuống đáng kể từ 58,1% năm 1993 xuống chỉ còn 28,9% năm 2002 và thực sự ấn tượng với con số 16% vào năm 2006. Xu hướng giảm nghèo của Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì và khu vực nông thôn có tốc độ giảm nghèo nhanh hơn khu vực độ thị, điều này cho thấy quyết tâm “tấn công nghèo đói” của Việt Nam. Ghi nhận cho những thành công này của Việt Nam, ông Kofi Anna – nguyên Tổng thư ký LHQ đã từng phát biểu rằng: “Quá trình thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) của Việt Nam đặc biệt ấn tượng. Nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo mang tính lịch sử. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với nhiều nước khác chưa cao, nhưng chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã đạt được mức tương đương hoặc bằng các nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam rất nhiều” [8]. Sự ghi nhận này cũng là một nguồn động lực rất lớn để Việt Nam tiếp tục vững bước trên chặng đường chinh phục các mục tiêu Thiên niên kỷ. 5 Tuy nhiên, như hai mặt của một vấn đề, câu chuyện về xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam bên cạnh những thành tựu và những bài học thành công cũng không thiếu những ví dụ chưa thành công và có một thực tế thành tích giảm nghèo của Việt Nam còn thiếu bền vững cũng như khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng có xu hướng dãn ra. Bẫy nghèo luôn ở trạng thái rình rập và có thể sập bất kể lúc nào, người nghèo sẽ lại càng nghèo trong khi nhóm cận nghèo lại rơi xuống nhóm nghèo. Bẫy nghèo truyền thống được nhiều người thừa nhận bao gồm 5 yếu tố và rõ ràng trong bối cảnh hiện tại bẫy nghèo này cần phải được cấu trúc lại và bổ sung nhân tố mới. Nhân tố mới ở đây chính là các cú sốc xã hội, điển hình là lạm phát trong năm 2008. Trong bẫy nghèo truyền thống, không có yếu tố lạm phát nhưng rõ ràng khó có thể khẳng định lạm phát hay các yếu tố còn lại trong bẫy nghèo truyền thống có tác động mạnh hơn tới người nghèo. Người nghèo từ trước tới nay mới chỉ quen và thậm chí được hỗ trợ để ứng phó với thiên tai, thất học, ốm yếu…chứ chưa quen ứng phó với lạm phát. Chính vì thế những cú sốc về kinh tế một mặt tạo ra những người nghèo mới, mặt khác làm những người nghèo cũ trở nên nghèo sâu hơn. Đối với Việt Nam nói riêng và đại đa số các nền kinh tế khác trên thế giới nói chung, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến mọi sự thay đổi kinh tế thế giới dù là nhỏ nhất cũng có thể tạo ra những hiệu ứng domino trên toàn cầu. Thời điểm cuối năm 2007, nhiều nền kinh tế chủ đạo của thế giới như Mỹ, Nhật Bản chững lại kéo theo sự phát triển chậm lại của kinh tế thế giới nhưng Việt Nam vẫn vững vàng vượt qua thời điểm này với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong hơn 20 Đổi mới (8,5%). Tuy nhiên bước sang năm 2008, tình hình kinh tế vĩ mô đã có nhiều thay đổi nhanh chóng, lạm phát tăng cao tác động đến toàn thể các nhóm xã hội buộc Chính phủ phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và chuyển trọng tâm điều hành nền kinh tế đất nước sang ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã đạt đến mức kỷ lục trong vòng 10 năm (12,63%) [16]. Năm 2008, tình hình lạm phát của Việt Nam cũng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn có chiều hướng tăng mạnh hơn so với năm trước, cuối năm 2008 con số này đã lên tới 19,89% [14]. Lạm phát còn được gọi là bão giá và sức tàn phá của cơn bão này đối với người nghèo có lẽ không kém những cơn bão của tự nhiên. 6 Có nhiều người cho rằng, lạm phát của Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với việc giá lương thực tăng và như vậy với một đất nước có đa số người dân làm nông nghiệp, Việt Nam nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng (trong đó đa số là người nghèo) được hưởng lợi từ lạm phát. Thực tế, không phải như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế cao sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói. Và ngược lại với những tăng trưởng kinh tế thấp (thậm chí là âm), cùng các bất ổn về kinh tế vĩ mô (trong đó có lạm phát) có thể tạo ra một gánh nặng cho người nghèo [1]. Mặc dù, giá lương thực tăng cao thậm chí là cao nhất trong các nhóm hàng nhưng giá vật tư nông nghiệp đầu vào cũng tăng chóng mặt và duy trì trong một thời gian dài. Tuy nhiên, giá lương thực tăng cao nhưng bản thân đại đa số nông dân không phải là những người trực tiếp bán sản phẩm của mình ra thị trường mà qua các thương lái, điều đó cũng có nghĩa một phần nhiều lợi nhuận từ tăng giá thuộc về thương lái. Do đó, người nông dân nói chung và người nghèo nói riêng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi trong bối cảnh giá cả tăng cao. Ngoài ra, đối với nhóm nghèo đô thị vốn không có lương thực để bán thì rõ ràng lạm phát đã và đang ảnh hưởng một cách toàn diện tới cuộc sống vốn đã khó khăn của họ khi mà tốc độ tăng giá, mức độ tăng giá ở đô thị cũng cao hơn và nhanh hơn ở nông thôn, đặc biệt chi phí ở đô thị cũng luôn đắt đỏ hơn so với khu vực nông thôn. Với nhóm dân nghèo ở đô thị, tác động của lạm phát được biểu hiện khá rõ ràng ngay trong mâm cơm, trong những sinh hoạt hàng ngày của họ. Khác với nhóm nghèo nông thôn, phần lớn người nghèo đô thị không có hoặc rất ít ruộng đất và sinh kế lại bấp bênh. Do đó, có thể nhận thấy rằng sức ép của lạm phát đối với các nhóm dân nghèo ở đô thị còn gay gắt hơn so với các nhóm nghèo ở khu vực nông thôn. Ở khía cạnh chính sách, hầu hết các chính sách, chương trình xoá đói giảm nghèo đều tập trung vào các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì thế việc đánh giá về đời sống của các người dân nghèo đô thị trong bối cảnh tác động của lạm phát và nghiên cứu các biện pháp ứng phó của chính những người dân này sẽ là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị về chính sách và hướng tới một chuẩn nghèo mới theo hướng bám sát với tình hình thực tiễn của xã hội, có lợi cho người nghèo nói chung và người nghèo ở đô thị nói riêng khi mà những dự báo về sự nhích lên của tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị đã xuất hiện [23]. Với mục tiêu này, tác giả đã thực hiện đề tài: “Đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát” (Khảo sát tại một số tỉnh phía Bắc) 7 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 2.1. Ý nghĩa lý luận. Về phương diện khoa học, đói nghèo vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học. Kinh tế học tập trung vào các diễn biến của nền kinh tế với các chỉ số rõ ràng, cụ thể. Ngành dân số xem xét đói nghèo với cách nhìn nhận về chất lượng sống của các hộ nghèo, những nguyên nhân, giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho các hộ gia đình này. Xã hội học nghiên cứu đói nghèo dưới nhiều chiều cạnh và góc độ khác nhau trong mối tương quan với các vấn đề khác để tìm ra bản chất, xu hướng…của thực trạng đói nghèo bằng việc lý giải các hiện tượng xã hội dưới hệ thống các lý thuyết chuyên ngành. Các kết quả trong nghiên cứu này có thể góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học đại cương như: lý thuyết phân tầng xã hội, lý thuyết hành động xã hội…cũng như áp dụng, chứng minh các quan điểm của xã hội học kinh tế, xã hội học đô thị… 2.2. Ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu về đói nghèo không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn. Những kết quả và những khuyến nghị về chính sách tốt từ các nghiên cứu về đói nghèo sẽ là cơ sở quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những quyết sách có lợi cho người nghèo. Mặc dù thế giới ngày càng phát triển, của cải vật chất cũng ngày càng nhiều hơn nhưng không vì thế mà thế giới không còn đói nghèo cho dù ở những nước phát triển nhất. Với nghiên cứu này, hy vọng đời sống của nhóm dân nghèo tại đô thị dưới tác động của lạm phát sẽ được chỉ ra một cách khoa học và những bài học cũng như những khuyến nghị đưa ra thực sự có thể đóng góp vào việc tạo ra những thay đổi tích cực về mặt chính sách, cũng như cung cấp những cách thức hỗ trợ hiệu quả giúp cho người dân nghèo từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đời sống của người nghèo, cận nghèo tại các đô thị ở một số tỉnh phía Bắc dưới tác động của lạm phát cũng như nghiên cứu về các giải pháp ứng phó của người nghèo để có thể đưa ra một số các khuyến nghị về chính sách đối với người nghèo nói chung và người nghèo tại các đô thị nói riêng. 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tác động của lạm phát đến đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị. - Đánh giá khả năng ứng phó của người dân nghèo, cận nghèo đô thị đối với tác động của lạm phát. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó của người dân nghèo, cận nghèo đô thị đối với các biến động kinh tế-xã hội. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát. 4.2. Khách thể nghiên cứu. - Người dân nghèo, cận nghèo đô thị ở một số tỉnh phía Bắc. Do hạn chế về điều kiện thời gian và kinh phí, khách thể nghiên cứu cụ thể được xác định là người dân nghèo, cận nghèo đô thị của một số tỉnh: Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình - Phạm vi thời gian: 8/2008 – 10/2009 - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đời sống người dân nghèo, cận nghèo đô thị là một lĩnh vực khá rộng bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu một số khía cạnh trong đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị như: thu nhập, chi tiêu, tình trạng vay mượn của các hộ gia đình; một số tác động của lạm phát lên đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị với các khía cạnh cụ thể: hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sinh hoạt, giáo dục, sức khoẻ; ứng phó của họ với các tác động của lạm phát và một số tác động của chính sách đối với đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị. 4.4. Mẫu nghiên cứu Dung lượng mẫu: là 180 đơn vị trong đó mỗi địa phương gồm 60 đơn vị mẫu theo tỷ lệ 30 hộ nghèo và 30 hộ cận nghèo tính theo chuẩn nghèo, cận nghèo hiện tại của Việt Nam ở khu vực đô thị. Phương pháp chọn mẫu: Dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu, mẫu được chọn trong nghiên cứu chủ yếu là theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. 9 Lập danh sách các hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo quy định ở khu vực đô thị. Sau đó, chọn ngẫu nhiên hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo sẽ tham gia khảo sát đánh giá về đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận quan trọng giúp người nghiên cứu trong quá trình nhìn nhận và đánh giá vấn đề nghiên cứu. Theo đó, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ. Đứng trên góc độ của quan điểm này khi nhìn vào đời sống của người dân nghèo, cận nghèo chúng ta cũng có thể thấy nó cũng chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố xung quanh: từ các yếu tố chủ quan của chính bản thân những người dân nghèo cho đến các nhân tố từ chính môi trường kinh tế - xã hội xung quanh họ, trong đó có tác nhân lạm phát. Do đó, để có thể tìm hiểu và lý giải được các vấn đề trong đời sống của người dân nghèo, cận nghèo ở đô thị, chúng ta cần phải xem xét nó trong mối tương quan với rất nhiều các nhân tố khác, bao gồm cả nhân tố chủ quan như đặc trưng nhân khẩu học và đặc trưng về lao động, việc làm cũng như các nhân tố khách quan như tình trạng lạm phát, các chính sách xoá đói giảm nghèo. Mặt khác, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi sự vật đều tồn tại trong tính không gian và thời gian xác định, luôn vận động, biến đổi. Bản thân nghèo đói - mặc dù vẫn luôn là một thách thức “cố hữu” của nhân loại trong nhiều thế kỷ nay, tuy nhiên nó lại không phải là một hiện tượng bất biến, nó vẫn có sự vận động và biến đổi theo thời gian. Bẫy nghèo truyền thống vẫn được biết đến với những nhân tố cơ bản như: đông con, thiên tai, dịch bệnh; ốm yếu, vô quyền…nay đã đã có sự bổ sung thêm những nhân tố mới - lạm phát. Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử có một ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận trong cách nhìn nhận, đánh giá về đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin. - Phân tích số liệu thứ cấp: Toàn bộ số liệu của luận văn này được khai thác từ bộ số liệu của dự án: “Đánh giá ảnh hưởng của tình trạng lạm phát đến đời sống các nhóm 10 nghèo” (Nghiên cứu trường hợp một số tỉnh phía Bắc Việt Nam) do Văn phòng Hỗ trợ Tư vấn, Giám định và Phản biện Xã hội thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiến hành năm 2008. Dự án này đã thực hiện 360 bảng hỏi, cụ thể là: 180 bảng hỏi cho nhóm nghèo, cận nghèo ở khu vực đô thị và 180 bảng hỏi cho nhóm nghèo, cận nghèo ở khu vực nông thôn. Bảng hỏi được thiết kế bao gồm hai phần chính: đời sống của người dân nghèo, cận nghèo và tác động của lạm phát đối với đời sống của họ. Các câu hỏi phần đời sống của các hộ nghèo và cận nghèo tập trung vào các vấn đề như: tình trạng hộ nghèo; tình trạng kinh tế và tư liệu sản xuất của hộ gia đình; các nguồn thu nhập căn bản và các khoản chi tiêu chủ yếu của hộ gia đình trong 6 tháng qua. Phần câu hỏi về tác động của lạm phát đến đời sống của người dân nghèo và cận nghèo thu thập các thông tin về mức độ tác động của lạm phát đối với đời sống của các hộ gia đình; biểu hiện cụ thể của những tác động này trên bốn lĩnh vực chủ yếu là hoạt động sản xuất; chất lượng sinh hoạt; giáo dục và y tế. Ngoài hai phần thông tin chủ yếu này, bảng hỏi cũng thiết kế một số câu hỏi đánh giá về vai trò và tính hiệu quả, kịp thời của các chính sách hỗ trợ, xoá đói giảm nghèo đối với người dân nghèo và cận nghèo trong bối cảnh lạm phát. Để đáp ứng các mục tiêu của luận văn, tác giả đã khai thác bộ số liệu của dự án về nhóm nghèo, cận nghèo của khu vực đô thị (bộ số liệu từ 180 bảng hỏi cho nhóm nghèo, cận nghèo ở khu vực đô thị). Đối với dự án này, tác giả đã được tham gia với tư cách thành viên nghiên cứu, trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng bộ công cụ cũng như quá trình khảo sát thu thập thông tin và viết các báo cáo chuyên đề cho dự án. Vì vậy có thể hiểu rõ về mục tiêu cũng như kết quả của dự án cũng như có điều kiện thu thập thêm các thông tin định tính phục vụ cho luận văn của mình. - Phương pháp quan sát: đây là một phương pháp được sử dụng dụng nhằm kiểm chứng các thông tin đã thu thập được từ bảng hỏi cũng như nhằm cung cấp thêm thông tin cần thiết cho việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Việc quan sát ở đây chủ yếu là quan sát về điều kiện sống, sinh hoạt của nhóm dân nghèo ở một số khu vực đô thị phía Bắc. 11 - Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng nhằm bổ sung thêm các thông tin chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu. Nguồn tài liệu được sử dụng chủ yếu: sách, báo, tạp chí, tài liệu trên mạng Internet… - Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin đa dạng, chi tiết để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu. Trong đề tài này, người nghiên cứu tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng khác nhau như: người dân, cán bộ chính quyền phường, tỉnh. 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin. Thông tin định lượng được xử lý bằng chương trình SPSS. 6. Giả thuyết nghiên cứu. - Đa số người dân nghèo, cận nghèo đô thị đều chịu tác động tiêu cực của tình trạng lạm phát. - Có sự khác biệt giữa người nghèo, cận nghèo đô thị tại các địa phương về khả năng ứng phó với tác động của lạm phát. - Người nghèo, cận nghèo đô thị ít nhận được các chính sách hỗ trợ ứng phó với tác động của lạm phát. 12 7. Khung lý thuyết ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CÁC CHÍNH SÁCH XĐGN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI LẠM PHÁT LẠM PHÁT ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGHÈO, CẬN NGHÈO ĐÔ THỊ - THU NHẬP - CHI TIÊU - CÁC ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI NGHÈO 13 ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH CÁC ĐẶC TRƯNG NHÂN KHẨU HỌC CÁC ĐẶC TRƯNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học 1.1.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của George Homans. George Homans (1910 – 1989), nhà xã hội học người Mỹ, một trong các tác giả của lý thuyết trao đổi xã hội, nổi tiếng với chủ trương đưa con người trở lại xã hội học. Trong các lý thuyết của mình Homans đưa ra mô hình lựa chọn duy lý của hành vi cá nhân trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản đã được khái quát thành các định đề sau:  Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của con người, hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có khả năng được lặp lại.  Định đề kích thích: nếu một (nhóm) kích thích nào trước đây đã từng khiến cho một hành động nào đấy được khen thưởng thì một (nhóm) kích thích mới càng giống với kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành động tương tự trước đây được lặp lại bấy nhiêu.  Định đề giá trị: Kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu. Và khi thấy mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt được nó.  Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.  Định đề giá trị suy giảm (nhàm chán): Càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.  Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người ta sẽ hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức, không hài lòng [18, tr313]. Như vậy, có thể thấy rằng con người là một động vật duy lý, trước khi thực hiện hành động con người quan tâm nhiều nhất tới vấn đề lợi ích và phần thưởng, và thường xuyên tìm cách cân đối vấn đề này làm sao khi thực hiện hành động này có thể đem lại phần thưởng cao nhất. Sự xem xét, tính toán này không chỉ căn cứ vào khả năng của chủ thể mà còn căn cứ vào những giá trị, chuẩn mực, phong tục truyền thống. 14 Bản thân mỗi người dân nghèo, với tư cách là một chủ thể của hành động, những suy nghĩ và tính toán để đưa ra những hành động hay những quyết định để đảm bảo cuộc sống của họ trước tình trạng giá cả leo thang cũng là một sự lựa chọn đầy hợp lý (đối với họ) dựa trên các điều kiện thực tế, với những nguồn vốn cũng như những nhu cầu thực tế mà họ có. Sự tính toán này, nhằm đem lại cho họ một phần thưởng có giá trị cao nhất phù hợp với khoản chi phí mà họ đã bỏ ra. Trên thực tế, để đối phó với “cú sốc” lạm phát - một tác nhân mới trong cuộc sống của người nghèo, cũng là một thách thức khá lớn, bởi vốn dĩ cuộc sống của họ cũng đã có quá nhiều thử thách khác nhau. Hơn thế nữa, bản thân họ, nguồn vốn mà họ có về vốn con người, vốn tài sản, vốn xã hội… dường như cũng không đủ “chi phí” để giúp họ vượt qua cơn sóng gió của lạm phát. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của Homans có thể giúp chúng ta lý giải một cách hợp lý các hành vi,cách thức ứng phó của người dân nghèo đối với tình trạng lạm phát khi chính bản thân họ cũng có quá ít những lựa chọn để ứng phó một cách tích cực. Do đó, khi người nghèo “nhịn” các nhu cầu sinh học như ăn uống, hay cả những nhu cầu xã hội: cưới xin, ma chay…để ứng phó với lạm phát cũng là hành vi bình thường. 1.1.2. Lý thuyết cái “vòng luẩn quẩn” & cú huých từ bên ngoài của Samuellson [15, tr95];[26] Paul Adam Samuellson (1915) là nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái Kinh tế học vĩ mô tổng hợp. Samuellson cho rằng, có 4 nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Đó là: nhân lực, tài nguyên, tư bản, kĩ thuật. Tuy nhiên, ở các quốc gia kém phát triển thì cả 4 nhân tố này đều trong tình trạng khan hiếm hoặc chất lượng thấp. Sự yếu thế của bốn nhân tố này, cộng hưởng vào nhau tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn của sự nghèo khổ. Điều này được ông mô tả qua sơ đồ: 15 Tiết kiệm đầu tư thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích luỹ thấp Năng suất lao động thấp Để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, bên cạnh việc cải thiện các yếu thế của mình như nhân lực, kỹ thuật, tư bản hay tài nguyên, Samuellson cũng đặc biệt đề cao vai trò của cú huých từ bên ngoài. Cú huých mang tính đột phá này theo ông chính là cú huých đầu tư FDI. Ở khía cạnh vi mô, cuộc sống của người nghèo là một vòng luẩn quẩn. Người nghèo vẫn thường là những nhóm yếu thế trong xã hội, sự yếu thế của họ được thể hiện trên nhiều phương diện, nghèo cả về vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn nhân lực thậm chí là cả vốn xã hội… Trên thực tế, sự cộng hưởng của những thiếu hụt này cũng khiến cho cái đói nghèo vẫn mãi quanh quẩn trong cuộc sống của họ. Do đó, để phá vỡ được vòng luẩn quẩn đó, cần có những cú huých thực sự kết hợp giữa nội lực của người nghèo và sự hỗ trợ bên ngoài. Điều này không chỉ giúp người nghèo thoát nghèo, mà còn hướng đến thoát nghèo bền vững. 1.2. Khái niệm công cụ.  Nghèo [43], [29], [30]: Nghèo là thuật ngữ diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương và từng thời điểm nhất định. Thông thường các yếu tố đói nghèo được xác định bằng các chuẩn nghèo, cách tính chuẩn nghèo của các quốc gia, các tổ chức cũng rất khác nhau, ví dụ: - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia. - Theo Ngân hàng thế giới: một người nghèo khi có mức thu nhập 1 USD/người/ngày theo sức mua tương đương (PPP). 16 Ngoài ra còn có nhiều cách tính chuẩn nghèo cũng như các định nghĩa khác nhau về nghèo. Trong giai đoạn 1993 đến năm 2005, Việt Nam đã có 4 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2005, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau: từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn và từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực đô thị. Đây cũng là căn cứ chính cho việc xác định hộ nghèo ở đô thị trong nghiên cứu này. Theo quyết định số 117/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/8/2008 về điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, hộ cận nghèo được xác định là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình so với hộ nghèo (khu vực nông thôn từ 201 ngàn đồng đến 260 ngàn đồng/người/tháng và khu vực thành thị từ 261 ngàn đồng đến 338 ngàn đồng/người/tháng).  Lạm phát [17],[33]: Cũng giống như định nghĩa về nghèo, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lạm phát. Theo Mac: “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt qua nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân”, theo Samuelson “Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung”. “Lạm phát thường được hiểu là lạm phát giá mua hàng của người tiêu dùng và được biểu thị bằng chỉ số giá người tiêu dùng, gọi ngắn gọn là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” (Nguyễn Minh Huệ, Tổng cục Thống kê). Tóm lại có thể hiểu một cách đơn giản: Lạm phát là tình trạng giá cả tăng nhanh và kéo dài.  Đô thị [41]; [4]; [5]: Có nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị, trong nghiên cứu này, đô thị được xác định dựa trên các đặc điểm theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: Đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: 1. Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; 2. Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan