Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử đổi mới phương pháp dạy học lịch sử...

Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

.PDF
255
398
98

Mô tả:

TRNH ĐÌNH TÙNG (Ch biên) ®æi míi ph−¬ng ph¸p DẠY HỌC LỊCH SỬ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2 Đi mi ph ng pháp dy hc Lch s 3 Mc lc MC LC Trang  LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................7  VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.................................................................................11 PGS. TS. Trnh Đình Tùng  DẠY HỌC LỊCH SỬ THÔNG QUA CÁC DI SẢN ........................................................23 PGS. TS Phm Mai Hùng  ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BỘ MÔN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................35 GS. TS. Nguy(n Th Côi  HỆ THỐNG KỸ NĂNG CẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................47 TS. Nguy(n Th Th+ Bình  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ......................................59 PGS. TS. Đ- H.ng Thái  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ..........................................................73 ThS. Li Th Thu Thúy  MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .......................................................................................87 TS. Nguy(n Xuân Tr 2ng 4 Đi mi ph ng pháp dy hc Lch s  VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .....................99 TS. Nguy(n Th Bích  SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ GỐC KHI DẠY BÀI "CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII" LỚP 10 THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC ...........109 TS. Nguy(n V6n Ninh  HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC HIỆU QUẢ LƯỢC ĐỒ GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ...........................................123 TS. Nguy(n Mnh H 7ng  TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI (LỚP 10 THPT - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ..........................................................133 PGS. TS. Tr8n Vi+t Th - ThS. Lê Th Ngc  MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỊCH SỬ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY .............................................................................141 PGS. TS. Đt  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ ĐỊA ĐIỂM XẢY RA SỰ KIỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC .............................................175 TS. Nguy(n Đ?c C ng  TĂNG CƯỜNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH VÀ LUYỆN TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......................187 TS. T 7ng Phi Ng Mc lc 5  MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................195 TS. Hà Th Lch  ĐẶC TRƯNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT ....................................................205 ThS. Nguy(n Th Quý  RÈN LUYỆN NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH - XU THẾ TẤT YẾU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ...........................................214 ThS. Ngô Th HiDn Thúy  ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ GẮN LIỀN VỚI BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Ở TRƯỜNG CHUYÊN .................................................221 Tr8n Trung Hi+u  TĂNG CƯỜNG KẾT HỢP CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC...........................................................................235 ThS. Ngô Th Lan H ng  VẤN ĐỀ TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY.................................................247 ThS. Đoàn Nguy>t Linh 6 Đi mi ph ng pháp dy hc Lich s L2i gii thi>u 7 LI GII THIU Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại, đổi mới từ mục tiêu, hệ thống giáo dục đến chương trình, nội dung dạy và học ở tất cả các bậc học. Sự nghiệp này đã đặt ra cho giáo dục phổ thông nhiệm vụ phải đổi mới căn bản toàn diện, trong đó có đổi mới về phương pháp dạy học để đào tạo được những lớp người “phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (Luật giáo dục, NXB CTQG Hà Nội, 2005). Cùng với các bộ môn khác ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử cũng đã chú trọng vào đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên Lịch sử thực sự yêu nghề, say sưa với công tác giảng dạy, lo lắng, đầu tư cho chuyên môn, tìm mọi biện pháp để có giờ dạy tốt, học tốt. Các nhà giáo dạy môn Lịch sử đã cố gắng vượt qua những khó khăn về vật chất trong cuộc sống, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tìm cách truyền cho học sinh những cảm hứng trong giờ học. Các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tổ chức khai thác kênh hình, bổ sung thêm nguồn tư liệu dạy học, tổ chức hội giảng, các kì thi giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm… Những hoạt động chuyên môn đó ít nhiều đã đạt hiệu quả nhất định, rất đáng được trân trọng. Nhiều giờ học Lịch sử đã diễn ra sinh động, hấp dẫn, học sinh tích cực làm việc, không khí học tập của học sinh sôi nổi, hứng thú hơn. 8 Đi mi ph ng pháp dy hc Lich s Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chậm biến đổi. Những biểu hiện tích cực nói trên không diễn ra thường xuyên, liên tục, mà chỉ ở một số trường chuyên, hay chỉ “rộ lên” ở những kì thi, hội giảng hoặc những đợt kiểm tra, thanh tra các cấp, chứ chưa thực sự chuyển biến trong ý thức của từng giáo viên và cán bộ quản lí. Bức tranh chung là sự chậm chạp đi theo “lối mòn” của phương pháp dạy học Lịch sử. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bất cập nữa trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Những vấn đề còn tồn tại đó dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường phổ thông mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa giáo dục chưa đáp ứng được đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…” (Luật Giáo dục, điều 27), và sẽ không kịp với sự phát triển của nền giáo dục thế giới trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quôc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học, phải có những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử đúng đắn, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay. Để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, tháng 8/2012 tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam”, đã nhận được nhiều tham luận của các nhà sử học, các nhà lí luận dạy học Lịch sử, các cán bộ giảng dạy ở các trường ĐHSP và đông đảo giáo viên trực tiếp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Do việc cần thiết phải đổi mới hơn nữa phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, được sự ủng hộ của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, các báo cáo khoa học thuộc chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” được tuyển chọn, biên tập, bổ sung thêm và xuất bản phục vụ đông đảo giáo viên Lịch sử ở trường phổ thông. L2i gii thi>u 9 Các bài trong cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề về phương pháp dạy học Lịch sử hết sức phong phú, từ việc sử dụng di sản văn hóa đến các phương pháp dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, thực hành bộ môn, tự học Lịch sử của học sinh… Hầu hết các tác giả đều khẳng định sự cần thiết phải chuyển đổi phương pháp dạy học từ dạy kiến thức sang dạy cách học cho học sinh, chú trọng đến phát triển năng lực cho các em… Đồng thời, nêu ra định hướng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều”; chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Với những nội dung đó, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy, cô giáo dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, đồng thời cho cả các học viên sau đại học, nghiên cứu sinh chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến với bạn đọc. PGS.TS.NGƯT. Nghiêm Đình Vỳ 10 PGS. TS Trnh Đình Tùng VD ph ng pháp dy hc Lch s 7 tr 2ng ph thông… 11 VÒ PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC LÞCH Sö ë TR¦êNG PHæ TH¤NG: THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P PGS.TS. Tr"nh Đình Tùng (*) Đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông là mục tiêu Hội thảo của chúng ta và cũng nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay theo tinh thần nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Đương nhiên, đây là một vấn đề lớn và rất khó. Nó đã đặt ra trong nhiều năm qua, cuốn hút sự quan tâm của cả xã hội, các nhà sử học, các nhà giáo dục Lịch sử và đông đảo GV Lịch sử trong cả nước. Nhiều hội thảo, nhiều công trình khoa học đã đặt ra và giải quyết. Tuy nhiên, cho đến nay, chất lượng bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn thấp, chưa đúng với vị thế của bộ môn, chưa đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Trước tình đó, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam – một tổ chức xã hội nghề nghiệp có uy tín đã vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông. 1. Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là quá trình sư phạm phức tạp. Quá trình đó là tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành như mục tiêu, nội dung, chương trình, SGK, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá... Mỗi yếu tố đó có vị trí, vai trò nhất định đối với quá trình dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông chỉ có thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó theo hướng tích cực. Một yếu tố nào đó lạc hậu sẽ ảnh hưởng tác động ngay (*) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 12 PGS. TS Trnh Đình Tùng đến chất lượng dạy học. Ví dụ, có một bộ chương trình, SGK chất lượng tốt, có đầy đủ phương tiện dạy học, song môi trường dạy học không tốt và môn Lịch sử trong quan niệm của xã hội, của HS, phụ huynh và cả các cấp lãnh đạo vẫn chỉ là môn phụ, thì sẽ không có chuyển biến lớn trong chất lượng của bộ môn. Hay các yếu tố khác, như trong đổi mới phương pháp dạy học, thầy và trò đều nỗ lực theo hướng phát huy năng lực nhận thức của HS, nâng cao năng lực tự học, song kiểm tra đánh giá mà lạc hậu, vẫn theo quan niệm chủ quan của người ra đề thì chất lượng dạy học bộ môn cũng sẽ không chuyển biến mạnh mẽ được. Từ quan niệm đó, chúng tôi cho rằng để chất lượng của bộ môn Lịch sử chuyển biến tích cực, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi một cách toàn diện tất cả các yếu tố tác động đến quá trình dạy học. Mỗi người chúng ta, căn cứ vào vị trí công tác của mình mà đóng góp vào các yếu tố nói trên. Các nhà sử học phải có những thành tựu khoa học Lịch sử chân thực hơn, hay hơn. Chương trình, SGK đúng đắn hơn, hấp dẫn hơn, kiểm tra đánh giá khách quan hơn... sẽ tác động tích cực đến chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. 2. Phương pháp dạy học Lịch sử (PPDHLS) ở trường phổ thông là một yếu tố cơ bản có vai trò quan trọng nhất của quá trình dạy học. Hoạt động của thầy và hoạt động của HS tạo ra phương pháp dạy học. Mọi yếu tố khác của quá trình dạy học phải thông qua hai hoạt động này mà phát huy tác dụng. Trong đó, hoạt động của thầy có vai trò quan trọng hơn cả. Vì dạy là dạy để mà học và học là học dưới sự điều khiển, hướng dẫn của thầy. Trong những năm gần đây, cùng với các bộ môn khác, bộ môn Lịch sử cũng đã chú trọng vào đổi mới phương pháp dạy học. Bởi chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Thực tế cho thấy, việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại, yếu kém, những bất cập VD ph ng pháp dy hc Lch s 7 tr 2ng ph thông… 13 trong việc đổi mới PPDHLS. Vì thế nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Về mặt tích cực, hầu hết chúng ta đều nhận thấy có rất nhiều GV Lịch sử ở trường phổ thông là những người yêu nghề, say sưa với công tác giảng dạy, lo lắng, đầu tư cho chuyên môn, tìm mọi biện pháp để có giờ dạy tốt, học tốt. Nhiều GV đã cố gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, những thiếu thốn về cơ sở vật chất, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tìm cách truyền cho HS những cảm hứng trong giờ học. Các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về đổi mới PPDHLS, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, tổ chức khai thác kênh hình, bổ sung thêm nguồn tư liệu dạy học, tổ chức hội giảng, các kỳ thi GV giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm... Những hoạt động chuyên môn đó ít nhiều đã đạt hiệu quả bước đầu. Nhiều giờ học Lịch sử đã diễn ra sinh động, hấp dẫn hơn, HS tích cực làm việc, không khí học tập của HS sôi nổi, hứng thú hơn. Tuy nhiên, nhìn chung PPDHLS vẫn chậm biến đổi. Những biểu hiện tích cực nói trên không diễn ra thường xuyên, liên tục, mà chỉ có ở một số trường chuyên, hay chỉ “rộ lên” ở những kỳ thi, hội giảng hoặc những đợt kiểm tra, thanh tra các cấp, chứ chưa thực sự chuyển biến trong ý thức của từng GV và cán bộ quản lý giáo dục. Bức tranh chung của việc đổi mới PPDHLS vẫn là một sự chậm chạp đi theo “lối mòn”. Thực trạng đó biểu hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, mặc dù có nhiều GV nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDHLS và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS, nhưng đó mới chỉ là nhận thức về mặt lý thuyết, còn thực tế thì rất chậm đổi mới. Nếu không có người dự giờ, không phải đợt thi hay hội giảng thì GV dạy theo kiểu tuỳ hứng, nội dung nào thuộc sở trường, thế mạnh của mình thì GV “phô diễn” hết kiến thức. Những tư liệu, phim ảnh, máy chiếu chỉ mang tính hình thức, không đi vào kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, đặc biệt là chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và hướng thái độ. 14 PGS. TS Trnh Đình Tùng Thứ hai, tuy một số GV nhận thức được mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là phải thay đổi quan niệm cũ trước đây: chuyển từ vai trò “thầy là trung tâm” sang “trò làm trung tâm” của quá trình dạy học, GV là người hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của HS. Song, về biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của HS thì chưa tốt. Một số GV quan niệm rằng, đặt nhiều câu hỏi là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Do đó, giờ học bị biến thành giờ “hỏi – đáp” quá căng thẳng, khô khan và làm cho HS ít hứng thú học tập. Bởi vì, hỏi – đáp chỉ là một cách, muốn phát huy cách dạy này phải kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là những phương pháp bộ môn. Thứ ba, một bộ phận GV, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy, trong giờ học Lịch sử, thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến, thậm chí hiện tượng đọc chép còn khá tràn lan. Mặt khác, cũng có một bộ phận GV tuy nhận thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung, PPDHLS nói riêng, nhưng lại cho rằng HS yếu kém không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của các em, nên cũng chỉ đọc chép, không rèn luyện cho các em năng lực tư duy độc lập, tự chiếm lĩnh kiến thức và trang bị phương pháp học tập tốt. Từ đó dẫn tới tình trạng HS ở trường phổ thông không thích học sử, học đối phó, nhồi nhét... Thứ tư, việc kiểm tra, đánh giá HS còn nặng nề về ghi nhớ sự kiện một cách máy móc, thuộc lòng mà ít chú ý đến kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét, kết luận. Việc kiểm tra chỉ mới hướng đến cho điểm, đối phó, chưa đánh giá được khả năng nhận thức lịch sử của HS. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đổi mới PPDHLS và ít tạo ra được hứng thú học tập Lịch sử cho HS. Thứ năm, do quan niệm sai lệch về “môn chính” và “môn phụ”, coi trọng các môn tự nhiên, xem nhẹ các môn xã hội trong giáo dục nên ở các trường phổ thông chưa chăm lo đúng mức đến việc cải tiến PPDHLS. Đồng thời, tình trạng “thực dụng” trong học tập của HS còn VD ph ng pháp dy hc Lch s 7 tr 2ng ph thông… 15 tồn tại khá nặng nề, thể hiện ở việc quan niệm rằng “thi gì học nấy”. Bên cạnh tình trạng “dạy thêm, học thêm” tràn lan, vô tổ chức, vượt chương trình đối với một số “môn chính” thì còn nảy sinh suy nghĩ giảm thời lượng một số “môn phụ”. Từ đó, không ít người cho rằng đổi mới, cải tiến PPDHLS cũng như những “môn phụ” khác trở nên không cần thiết. Thứ sáu, một bộ phận HS hiện nay chưa nhận thức đúng về vị trí, ý nghĩa, tác dụng của môn Lịch sử trong đời sống mà chỉ cho đó là môn học thuộc lòng với nhiều sự kiện khô khan, khó nhớ hoặc chỉ thích những câu chuyện lịch sử ly kì hấp dẫn. Lỗi này không chỉ về phía HS mà một phần trách nhiệm thuộc về GV, GV không hướng dẫn cho các em hiểu đúng về bộ môn. Nhiều em khi được hỏi “Học lịch sử để làm gì?” thì tỏ ra khá mơ hồ, không xác định được. Vì không hiểu nên không yêu thích, không say mê và chỉ học để đối phó với thi cử, kiểm tra. Một thực trạng nữa đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy – học Lịch sử là các em chưa biết cách học lịch sử. Phần lớn HS chỉ học thuộc lại những gì thầy cho ghi trên lớp, hoặc chi tiết hơn thì học trong GK. Với lượng kiến thức ngày càng tăng, các em phải mất rất nhiều thời gian để “nạp” vào đầu tất cả các sự kiện lịch sử, nhân vật, các con số... của một bài học. Điều đó dẫn đến tình trạng “học vẹt”, học mà không hiểu bản chất của vấn đề. Các GV rơi vào tình trạng ôm đồm kiến thức vì sợ HS không hiểu bài, dẫn đến tình trạng quá tải đối với các em. Việc xác định đúng trọng tâm của bài học không chỉ đòi hỏi người dạy nắm vững mục đích, yêu cầu của bài học mà còn phải có kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp dạy học đúng đắn. Việc hướng dẫn cho HS phương pháp học tập bộ môn vẫn chưa được coi trọng ở một số nơi. GV mới chỉ nặng về cung cấp kiến thức mà chưa chú ý chỉ ra con đường, cách thức để lĩnh hội kiến thức ấy. Vì thế, HS thường lúng túng khi tự học ở nhà, và khi kiểm tra trên lớp, các em gần như nhắc lại những gì thầy đã cho viết trong vở, khả năng diễn đạt bằng ý hiểu của mình rất kém. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề bất cập nữa trong quá trình thực hiện đổi mới PPDHLS ở trường phổ thông hiện nay. Những vấn đề còn 16 PGS. TS Trnh Đình Tùng tồn tại đó dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường phổ thông mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa giáo dục chưa đáp ứng được đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo...” (Luật giáo dục, điều 27), và sẽ không kịp với sự phát triển của nền giáo dục thế giới trong bối cảnh của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học, phải có những biện pháp đổi mới PPDHLS đúng đắn, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nhu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội hiện nay. 3. Rút kinh nghiệm từ những lần thay sách trước đây, việc đổi mới chương trình và SGK, sách GV sau năm 2015 đặt trọng tâm vào đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. VD ph ng pháp dy hc Lch s 7 tr 2ng ph thông… 17 Trong phương pháp dạy học, người học – đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Dạy theo cách này, GV không chỉ đơn thuần truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. – Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của dạy học. Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Song chúng ta không thể nhồi nhét tất cả tri thức đó cho thế hệ trẻ mà phải dạy các em phương pháp học và lĩnh hội kiến thức ngay từ cấp Tiểu học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo ra lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không đồng đều thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong 18 PGS. TS Trnh Đình Tùng nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng cao mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của GV. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, HS hoạt động là chính, GV có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động, mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của HS. GV phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài dự kiến của GV. VD ph ng pháp dy hc Lch s 7 tr 2ng ph thông… 19 Có thể so sánh đặc trưng phương pháp dạy học truyền thống và dạy học mới như sau: Quan niệm Phương pháp dạy học truyền thống Các mô hình dạy học mới Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua Học là quá trình kiến tạo; HS tìm đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tòi, khám phá, phát hiện, luyện tưởng, tình cảm. tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất Mục tiêu Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng Tổ chức hoạt động nhận thức cho minh chân lý của GV HS. Dạy HS cách tìm ra chân lý. Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ Chú trọng hình thành các năng xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi lực (sáng tạo, hợp tác,…), dạy thi xong thì những điều đã học thường phương pháp và kỹ thuật lao bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS và cho phát triển xã hội. Nội dung Từ SGK và GV . Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế… gắn với: – Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS. – Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương. – Những vấn đề HS quan tâm. Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, truyền Các phương pháp tìm tòi, điều thụ kiến thức một chiều. tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. PGS. TS Trnh Đình Tùng 20 Hình thức Cố định : Giới hạn trong bốn bức tường Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở tổ chức của lớp học, GV đối diện với cả lớp. phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế; học cá nhân, học đôi bạn, học theo nhóm; cả lớp đối diện với GV. Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc được đào tạo ở các trường sư phạm nước ta từ mấy thập kỷ gần đây cũng có nhiều phương pháp tích cực. Các sách lý luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức, các phương pháp thực hành “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời. Muốn thực hiện dạy và học tích cực cần phát triển các phương pháp thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện vấn đề, nhất là khi dạy các môn khoa học thực nghiệm. Đổi mới phương pháp dạy và học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để ngành giáo dục có được những bước tiến vững chắc. Theo hướng nói trên, nên quan tâm phát triển một số phương pháp dưới đây: – Trao đổi đàm thoại là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Có ba phương pháp trao đổi đàm thoại, đó là: trao đổi đàm thoại tái hiện, giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi. – Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146