Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong khối trường cao đẳng quân sự t...

Tài liệu đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong khối trường cao đẳng quân sự trước tình hình mới

.PDF
84
928
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ................................................... Nguyễn Đăng Hoàng ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG KHỐI TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN SỰ TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Đăng Hoàng ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG KHỐI TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN SỰ TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Vũ Duy Thông Hà nội – 2013 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU …………………………………………………………….. 1 Chƣơng 1: Tình hình mới và những yêu cầu đặt ra với công tác 9 giáo dục lý luận chính trị trong khối trƣờng cao đẳng quân sự. 1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, nội dung nhiệm vụ của công tác giáo dục 9 lý luận chính trị trong nhà trƣờng quân sự …………………………… 1.1.1 Khái niệm ………………………………………………………. 9 1.1.2 Vị trí, vai trò công tác giáo dục lý luận chính trị ………………. 12 1.1.3 Nội dung, nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị trong 19 thời kỳ mới …………………………………………………………… 1.1.4 Giáo dục lý luận chính trị cho học viên khối trƣờng cao đẳng 20 quân sự là một tất yếu khách quan …………………………………… 1.2 Tình hình mới tác động đến công tác giáo dục lý luận chính trị …. 23 1.2.1 Đặc điểm tình hình tác động đến công tác giáo dục lý luận chính 23 trị ……………………………………………………………………... 1.2.2 Tình hình tƣ tƣởng, tâm trạng của đối tƣợng học viên …………. 27 1.3 Đặc điểm khối các trƣờng cao đẳng quân sự và những yêu cầu đặt 29 ra đối với công tác giáo dục lý luận chính trị ………………………… 1.3.1 Đặc điểm về tổ chức và nhiệm vụ ……………………………… 29 1.3.2 Đặc điểm đội ngũ cán bộ giảng dạy và đội ngũ cán bộ là công 33 tác giáo dục lý luận chính trị ………………………………………… 1.3.3 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác giáo dục lý luận chính trị 34 đối với khối các trƣờng quân sự ……………………………………… Chƣơng 2: Định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao công 38 tác giáo dục lý luận chính trị trong khồi trƣờng cao đẳng quân sự 2.1 Định hƣớng và những yêu cầu đối với ngƣời học ………………... 38 2.1.1 Những định hƣớng về công tác giáo dục lý luận chính trị ……… 38 4 2.1.2 Những yêu cầu đối với đối tƣợng ngƣời học …………………… 39 2.2 Những giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục lý luận chính 45 trị ……………………………………………………………………… 2.2.1 Đổi mới về nội dung, chƣơng trình giáo dục đào tạo …………… 45 2.2.2 Đổi mới phƣơng thức đào tạo …………………………………... 53 2.2.3 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và giảng viên giảng dạy các 64 môn lý luận chính trị …………………………………………………. 2.2.4 Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho công tác giáo dục lý luận chính 68 trị trong khối các trƣờng cao đẳng quân sự …………………………... KẾT LUẬN ………………………………………………………….. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………….. 76 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tƣ tƣởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt coi trọng giáo dục lý luận chính trị. Bởi vì, nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật, chuyên môn mà không có lý luận thì nhƣ “người nhắm mắt mà đi”. Theo Ngƣời, giáo dục lý luận là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn. Học tập lý luận không phải là để thuộc làu sách Mác - Lênin, không phải học một cách giáo điều mà là học cái tinh thần xử trí đối với mọi việc, đối với mọi ngƣời và đối với bản thân mình. Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng của lý luận, phản ánh những tính quy luật chính trị, các quan hệ chính trị - xã hội, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Nếu chính trị là lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia về mặt nhà nƣớc thì lý luận chính trị là công cụ đắc lực cho việc cầm quyền của một giai cấp, nó thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lực của nhà nƣớc. Ngƣời luôn nhấn mạnh đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cách mạng. Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về giáo dục lý luận chính trị. Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân”. Văn kiện đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận”. Trong nội dung của nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khóa XI) có nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng 6 chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.[43, tr…] Trong nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền sâu rộng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc” [43, tr…]. Những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Quân ủy Trung ƣơng, Bộ quốc phòng rất nhiều các học viện, nhà trƣờng quân đội đƣợc thành lập và nâng cấp, số lƣợng cán bộ, chiến sĩ, sinh viên quân sự tham gia học tập tăng đáng kể (23 trƣờng đào tạo sĩ quan, hai trƣờng đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp, với số sinh viên ngày càng tăng). Nhƣng trƣớc tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị tiếp tục đẩy mạnh chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa quân đội nhân dân Việt Nam”, đòi quân đội phải trung lập, đòi đa nguyên đa đảng, hạ thấp và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền xóa bỏ chủ nghĩa xã hội…nhằm vào nhiều đối tƣợng khác nhau trong đó có các sinh viên trẻ thuộc các trƣờng trong quân đội. Trƣớc tình hình mới, với những tác động tiêu cực do mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng đã tác động không nhỏ tới những phẩm chất tốt đẹp vốn có của sinh viên, những ngƣời đƣợc coi là rƣờng cột, là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc đang có một số biểu hiện tiêu cực nhƣ: một bộ phận sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tƣởng, sống thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị…trong đó có sinh viên thuộc khối các trƣờng cao đẳng quân sự Không thể có và không bao giờ có một quân đội phi chính trị, trung lập, đứng ngoài gai cấp mà quân đội phải mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Trong giai đoạn mới vấn đề đặt ra là xây dựng 7 quân đội là quân đội thực sự là lực lƣợng chiến đấu, lực lƣợng chính trị, tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, của Nhà nƣớc, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của nhân dân. Để góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thức và cảnh báo trƣớc những hệ lụy, dễ sa vào trạng thái cực đoan trong nhận thức và hành động dẫn tới hành vi lệch chuẩn của các sinh viên trẻ thuộc khối các trƣờng cao đẳng trong toàn quân – lực lƣợng cán bộ quân sự, nhân viên quốc phòng trong tƣơng lai…Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ của Đảng ta đề ra: “Bồi dƣỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tƣởng sống, lối sống năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con ngƣời Việt Nam” [16, tr.106] và để thực hiện có hiệu quả Luật giáo dục đại học: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị , đạo đức ; có kiến thức , kỹ năng thực hành nghề nghiệp , năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghê ̣ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc ; có ý thức phục vụ nhân dân” – Điều 5/ Luật giáo dục đại học năm 2012. Hơn nữa để nâng cao, “phát huy khả năng suy nghĩ độc lập, khoa học và sáng tạo của học viên” [36, tr.270] trong các trƣờng cao đẳng thuộc khối trƣờng quân sự, sau khi ra trƣờng những học viên đó là những cán bộ, nhân viên quân sự có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng đảm nhiệm các công việc trong các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội. Với lý do đó, bản thân tôi chọn đề tài “Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong khối trường cao đẳng quân sự trước tình hình mới” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Công tác giáo dục chính trị và công tác tƣ tƣởng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một chế độ xã hội nào, đây là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà chính trị gia và nhiều lãnh đạo chỉ huy cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam quan tâm nghiên cứu, song trƣớc tình hình mới với những thay 8 đổi và diễn biến phức tạp đề tài này cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để tuyên truyền, vận dụng - Ở Việt Nam, trong mấy thập kỷ nay, không kể các giáo trình các môn khoa học xã hội nhân văn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đƣờng lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; các bài in trên tạp chí cộng sản, tạp chí xây dựng đảng, tạp chí quốc phòng toàn dân, tạp chí công nghiệp quốc phòng... còn nhiều tác phẩm nghiên cứu về công tác giáo dục chính trị và công tác tƣ tƣởng + Sơ thảo Lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 - 2000 của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2000 + ThS. Lê Minh Bảo, Vài ý kiến về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Kinh tế - Chính trị Mác – Lênin, Tạp chí Giáo dục lý luận số 5/2003. + Nguyễn Khoa Điềm (2004), Nâng cao hơn nữa chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới. Tạp chí thông tin công tác tƣ tƣởng lý luận. + Đào Duy Tùng, Một số vấn đề công tác tư tưởng, nhà xuất bản sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà nội, 1985. Tác phẩm đã đƣa ra quan niệm về công tác tƣ tƣởng cũng nhƣ vị trí của công tác tƣ tƣởng đối với sự nghiệp cách mạng và một số kinh nghiệm trong quá trình hoạt động lãnh đạo công tác tƣ tƣởng của Đảng. + Tác phẩm:“Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay” của TS. Phạm Đình Nghiệp, xuất bản năm 2004, muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thực trạng giác ngộ lý tƣởng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam và công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng cùng những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới. + Tác phẩm: “Một số vấn đề tâm lý học quân sự trong xây dựng quân đội” của tác giả Nguyễn Ngọc Phú, xuất bản năm 2000, nhằm giới thiệu một số nội dung trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có liên quan đến Tâm lý học quân sự và 9 đề cập đến một số vấn đề liên quan đến tâm lý học nhân cách quân nhân, tâm lý học kỷ luật quân sự. + Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên đại học Sƣ phạm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Của tác giả Nguyễn Quang Uẩn (1998) + Công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở trƣờng chính trị. Tạp chí xây dựng Đảng, 2005. + Tạo chuyển biến mới trong việc học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên. Tạp chí cộng sản, 1999 + Đề tài KX 10 - 09D do PGS.TS Tô Huy Rứa nghiên cứu: “Đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trƣờng đại học, cao đẳng” Hà nội 1994 + PGS.TS Nguyễn Khắc Kiệt: “Giảng dạy lý luận Mác – Lênin và vấn đề phát triển năng lực tƣ duy lý luận cho sinh viên”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 5/1999. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác tổ chức giáo dục lý luận chính trị ở một số trƣờng cao đẳng trong quân đội nhân dân Việt Nam. Đề tài góp phần nâng cao và khẳng định vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị và tƣ tƣởng đối với các sinh viên trong nhà trƣờng quân đội ta. Đồng thời đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thuộc khối các trƣờng cao đẳng quân sự trƣớc tình hình mới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: 10 - Làm rõ vai trò, tác dụng công tác giáo dục lý luận chính trị và tƣ tƣởng cho học viên khối trƣờng cao đẳng quân sự. - Phân tích thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lý luận chính trị tại một số trƣờng thuộc khối cao đẳng quân sự - Quân đội nhân dân Việt Nam. - Đánh giá kết quả, từ đó rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục lý luận chính trị cho học viên – phục vụ sự nghiệp trồng ngƣời nói chung và sự nghiệp xây dựng quân đội theo hƣớng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: + Cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị và cán bộ làm công tác chính trị trong các trƣờng cao đẳng khối quân sự + Học viên đang học tập, nghiên cứu trong khối các trƣờng cao đẳng quân sự - Quân đội nhân dân Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị rất phong phú và đa dạng song luận văn chỉ tập trung nghiên cứu: + Giới hạn phạm vi lý thuyết: Lý luận về công tác giáo dục, lý luận về công tác tƣ tƣởng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng thông qua các nghị quyết đại hội đại biểu của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết TW 4 – Khóa XI. + Giới hạn thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu khảo sát hoạt động dạy và học trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Đây là thời điểm Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), đánh dấu bƣớc hội nhập sâu rộng và toàn diện với nhiều đổi mới chiến lƣợc trên mọi mặt. Không gian nghiên cứu, trong phạm vi các trƣờng cao đẳng chuyên nghiệp thuộc hệ thống các trƣờng trong toàn quân. 11 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục lý tƣởng cách mạng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và những đƣờng lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục lý luận chính trị, chính sách Nhà nƣớc về công tác giáo dục. Bên cạnh đó còn là sự kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả có liên quan đã đƣợc công bố ở nƣớc ta. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chính: phƣơng pháp duy vật biện chứng; phƣơng pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp thống kê số liệu, phƣơng pháp quan sát xã hội, sử dụng kiến thức liên ngành chính trị - văn hóa - lịch sử...trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận. - Nguồn tƣ liệu luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và các tƣ liệu, số liệu tại các nhà trƣờng trong quân đội nhân dân Việt Nam 6. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung, phƣơng thức tổ chức giáo dục lý luận chính trị cho các đối tƣợng ngƣời học trong các trƣờng cao đẳng thuộc hệ thống trƣờng quân sự một cách thiết thực và có hiệu quả. Khẳng định sự cần thiết, vai trò quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị trƣớc tình hình mới. Đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất cách mạng của đối tƣợng sinh viên khối các trƣờng cao đẳng quân sự. 12 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu cho công tác giáo dục lý luận chính trị - tƣ tƣởng ở các trƣờng cao đẳng chuyên nghiệp quân sự - Bộ quốc phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 2 chƣơng. 13 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH MỚI VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG KHỐI TRƢỜNG CAO ĐẲNG QUÂN SỰ 1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, nội dung nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị trong nhà trƣờng quân sự 1.1.1 Khái niệm Giáo dục là một quá trình các hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dƣỡng cho con ngƣời có những phẩm chất đạo đức và những điều cần thiết để con ngƣời có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội. Trong từ điển tiếng Việt thì giáo dục đƣợc hiểu “là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra” [49, tr.397]. Từ góc độ giáo dục học: “Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách” [50, tr.21] Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận, một nhiệm vụ quan trọng bức thiết trong hệ thống công tác tƣ tƣởng nhạy cảm, phức tạp, đa chiều của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Để làm sáng tỏ bản chất của giáo dục lý luận chính trị thì không chỉ tiếp cận từ góc độ công tác tƣ tƣởng mà còn từ giáo dục học, vì vậy cần làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan: Lý luận chính trị là lý luận trong lĩnh vực chính trị. Lý luận chính trị ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp để đại diện cho lợi ích của một Đảng, một giai cấp nhất định trong xã hội. Giáo dục lý luận chính trị nói chung là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các giai cấp cầm quyền. Đối với nƣớc ta, giáo dục lý luận chính trị đƣợc chủ 14 tịch Hồ Chí Minh khởi xƣớng, định hƣớng và phát triển ngay từ khi chƣa có Đảng. Trải qua quá trình thực tiễn, giáo dục lý luận chính trị đã đóng vai trò to lớn đối với những thắng lợi của cách mạng nƣớc ta. Giáo dục lý luận chính trị là “việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và hệ thống những quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là quá trình tác động vào đối tƣợng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quan điểm... nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định mục tiêu, lý tƣởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất trí cao với đƣờng lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hƣớng họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống” [37, tr.38]. Theo PGS.TS Dƣơng Xuân Ngọc thì cho rằng: “Giáo dục lý luận chính trị là hoạt động nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong xã hội trong hoạt động thực tiễn” [4, tr.332]. Công tác giáo dục lý luận chính trị là những hoạt động truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các trị thức khoa học chính trị... đƣợc tổ chức một cách khoa học, theo một kế hoạch, chƣơng trình nhất định nhằm nâng cao trình độ và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với sự tham gia của tất cả các tổ chức: Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lƣợng, phƣơng tiện của toàn xã hội, trong đó Đảng không chỉ đóng vai trò là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo mà là còn cơ quan tổ chức thực hiện công tác giáo dục lý luận chính trị một cách khoa học và có hệ thống nhất (51, tr.31) 15 Nhƣ vậy, giáo dục lý luận chính trị vừa là hoạt động nhận thức, vừa là hoạt động thực tiễn nhằm hiện thực hóa nhận thức lý luận chính trị của cả chủ thể và khách thể. Khi nói đến “công tác” nghĩa là nói tới “công việc của nhà nước, của đoàn thể” [49, tr.206]. Trong khi đó, giáo dục lý luận chính trị nhất thiết không thể là công việc của một cá nhân hay một nhóm riêng lẻ mà phải là công việc của một giai cấp, một chính đảng. Do đó, khi nói tới giáo dục lý luận chính trị với tƣ cách là một hoạt động thì cũng có nghĩa là đang nói tới công tác giáo dục lý luận chính trị. Và ngƣợc lại, khi nói tới công tác giáo dục lý luận chính trị nghĩa là đang nói tới mặt thực tiễn của hoạt động giáo dục lý luận chính trị. Công tác giáo dục lý luận chính trị đƣợc định nghĩa rõ ràng, chính xác trong giáo trình Nguyên lý công tác tƣ tƣởng là : “một bộ phận quan trọng của công tác tƣ tƣởng của Đảng. Giáo dục lý luận chính trị có nghĩa là truyền bá những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối và quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” [50, tr.37]. Công tác giáo dục lý luận chính trị là một công tác quan trọng trong công tác tƣ tƣởng của Đảng. Đó là: “việc truyền bá những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng, cơ sở phương pháp luận, bản thể luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân”[22, tr.37]. Với khái niệm này, công tác giáo dục lý luận chính trị đƣợc xác định về vị trí, vai trò trong hệ thống công tác tƣ tƣởng và khẳng định đây là một hoạt động có tổ chức, có kế hoạch một cách chặt chẽ của Đảng. Công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo gồm những ngƣời kiên định lập trƣờng xã hội chủ nghĩa, có năng lực tổ chức, tập hợp động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng. Đồng thời, công tác giáo dục lý luận chính trị trực tiếp góp phần xây dựng con ngƣời mới có 16 tinh thần tự giác, tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa VIII) của Đảng ta có xác định rõ: “Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, giữ vững độc lập tự chủ đi lên chủ nghĩa xã hội” [18, tr.78 - 79]. Muốn đạt đƣợc điều đó cần phải tập trung giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên đặc biệt là thế hệ trẻ các học viên, sinh viên trong cả nƣớc nói chung và các sinh viên trong các trƣờng quân sự nói riêng có đủ kiến thức, năng lực một cách có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và mở rộng hợp tác với bên ngoài. 1.1.2 Vị trí, vai trò công tác giáo dục lý luận chính trị Trên thế giới, cũng nhƣ ở nƣớc ta, chính trị không chỉ là một lĩnh vực của riêng các chính khách, các nhà chính trị, các cán bộ chính trị, mà còn nằm đan xen vào các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. Trong kinh tế, văn hóa, khoa học... cho đến sinh hoạt, lối sống đều chứa đựng yếu tố chính trị. Đã ý thức đƣợc hay không, thì chính trị cứ thấm vào cuộc sống một cách tự nhiên, tất yếu. Muốn nhận thức và giải quyết đƣợc các yếu tố chính trị ấy một cách đúng đắn đều đòi hỏi phải có lý luận. Cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội, trong khi tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động thực tiễn, trong thực thi nhiệm vụ của mình lại càng đòi hỏi phải nắm vững lý luận. Bác Hồ đã chỉ rõ: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng - khoa học nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin” [53, tr. 247]. "Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi ngƣời và đối với bản thân mình; là học 17 tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nƣớc ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tế"[18, tr.292]. Vì vậy, Đảng ta phải nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng - khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định đó là nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng ta. Công tác giáo dục lý luận chính trị có vị trí, vai trò rất quan trọng trọng sự nghiệp cách mạng của Đảng: * Vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị bắt nguồn từ vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với sự nghệp cách mạng. C.Mác đã nói: “vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất,...một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. [6, tr.280] Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định vai trò của lý luận chính trị đối với vận động của cách mạng. Để lật đổ đƣợc chế độ xã hội cũ – chế độ áp bức bóc lột đầy bất công và xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội dân chủ, của dân, do dân và vì dân thì điều rất cần đó là sự lãnh đạo của Đảng đƣợc vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là “Học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất” học thuyết vừa phản ánh đúng đắn những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, vừa chỉ ra mục tiêu, con đƣờng, lực lƣợng, chiến lƣợc, sách lƣợc, phƣơng pháp đấu tranh cách mạng. Đối với các sinh viên trẻ học tập trong các trƣờng cao đẳng thuộc khối quân sự, học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, giúp cho học viên có tƣ duy biện chứng, tƣ duy lý luận và có phƣơng pháp nhận thức khoa học là cơ sở để học tập các môn khoa học cơ bản và khoa học chuyên ngành. Theo Hồ Chí Minh: “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi ngƣời và đổi với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến...để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh nƣớc ta” [46, tr.292] 18 Đảng cộng sản – chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nƣớc. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc. Phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc là cơ sở vật chất, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở tinh thần cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhƣ Lênin đã dạy: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực tiễn mà không có lý luận hƣớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Chủ nghĩa Mác – Lênin giúp giai cấp công nhân hiểu đƣợc quy luật phát triển của xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là cơ sở lý luận khoa học để các đảng cộng sản đề ra đƣờng lối, chính sách và những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình cách mạng. Vì vậy, các đảng cộng sản phải coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị cho lực lƣợng cách mạng. Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng của Đảng. Đi đôi với giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin cần quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vì tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam. Qua đó hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận đúng đắn khoa học, tránh đƣợc sự bế tắc về nhận thức và phƣơng pháp giải quyết các vấn đề đặt ra, đặc biệt là các vấn đề chính trị - xã hội diễn ra nhanh chóng và phức tạp hiện nay. Việc học tập, nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc sẽ giúp học viên các trƣờng cao đẳng thuộc khối quân sự có nhận thức chính trị đúng đắn, phát triển niềm tin, lý tƣởng chiến đấu của Đảng, tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức, trau dồi đạo đức, lối sống, tác phong công tác và kỷ luật quân đội. 19 Do vậy, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị - đó chính là việc góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Cƣơng lĩnh, đƣờng lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong Đảng, trong quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng thế giới quan, phƣơng pháp luận, bản thể luận khoa học chính trị, nhân sinh quan cộng sản tạo lên bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, năng lực thực tiễn trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. * Công tác giáo dục lý luận chính trị giữ vai trò quan trọng trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Trƣớc khi chủ nghĩa Mác – Lênin đƣợc truyền bá vào nƣớc ta thì các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chủ nghĩa thực dân và phong kiến luôn bị thất bại vì chƣa có đƣờng lối cứu nƣớc đúng đắn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể, hoàn cánh cụ thể ở nƣớc ta. Từ đó, nhân dân ta theo Đảng thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giành đƣợc những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Từ khi ra đời cho đến nay, công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng ta đã góp phần quan trọng trong công việc làm cho cách mạng thâm nhập vào quần chúng đặc biệt là học sinh, sinh viên trong các nhà trƣờng khối quân sự, trở thành lực lƣợng vật chất đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam * Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và xây dựng con ngƣời mới. V.I.Lênin thƣờng nhấn mạnh: “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” và “chỉ có đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [46, tr.30 32]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng vấn đề giáo dục lý luận chính trị, Ngƣời đã chỉ thị: “Phải bồi dưỡng giảng viên lý luận cho các chi bộ. Tất cả các 20 đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình” Thông qua công tác giáo dục lý luận chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm thống nhất mục tiêu lý tƣởng, cƣơng lĩnh, đƣờng lối, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Đồng thời, thông quan công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần nâng cao ý thức tu dƣỡng đạo đức cách mạng đặc biệt ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên – thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của giáo dục lý luận chính trị đối với sự nghiệp giáo dục, Đảng ta đã rất chú trọng tới vấn đề đổi mới công tác giáo dục lý luận, tƣ tƣởng nhằm: “Bồi dƣỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tƣởng sống, lối sống năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con ngƣời Việt Nam” [20, tr.106]. Trong những năm qua, công tác giáo dục chính trị nói chung và công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng tại các đơn vị, nhà trƣờng quân đội đã có nhiều đổi mới, thiết thực nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, xây dựng và rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ, học viên ở từng đơn vị. Góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa và âm mƣu “Phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch. Mục đích của việc giáo dục lý luận chính trị trong nhà trƣờng quân sự là nhằm làm cho mọi cán bộ, giáo viên, sinh viên, chiến sĩ luôn trung thành với chế độ, với Đảng, với tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Giáo dục lý luận chính trị góp phần động viên mọi cán bộ, giáo viên, sinh viên và chiến sĩ hăng say học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, từ đó giúp mọi ngƣời chấp hành 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan