Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đoàn kinh tế quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của đảng, nhà nước ta hiệ...

Tài liệu đoàn kinh tế quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của đảng, nhà nước ta hiện nay

.DOC
225
178
137

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Xuân Đại DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Chính trị quốc gia CTQG 2. KT - QP KT - QP 3. Nhà xuất bản Nxb 4. Quân đội nhân dân QĐND 5. Trang Tr MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN KT - QP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta 1.2. Quan niệm, nội dung, đặc điểm đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay Chương 2 THỰC TRẠNG ĐOÀN KINH TẾ - QUỐC PHÒNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Thành tựu của đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay và nguyên nhân 2.2. Hạn chế của đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay và nguyên nhân 2.3 Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay 3.2. Giải pháp cơ bản để đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 11 26 26 47 76 76 100 113 122 122 139 166 170 171 193 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” là vấn đề khoa học có tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn, được tác giả quan tâm nghiên cứu trong những năm qua. Đây là một công trình khoa học mới, độc lập và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; thực tiễn tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở các khu KT - QP; thực tiễn hoạt động của đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc, đề tài luận án “Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” tập trung luận giải làm sáng rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về đoàn KT QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay; đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản để đoàn KT - QP thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cấp, trực tiếp là các đoàn KT - QP nghiên cứu, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Do vậy, quan tâm giải quyết tốt vấn đề dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với cách mạng nước ta. Nhận thức rõ điều đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị 6 trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta” [48, tr. 164]. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc nhất quán theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Thực hiện chính sách dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng của Đảng. Do đó, quán triệt và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của quân đội; thể hiện tình cảm sâu nặng của cán bộ, chiến sĩ đối với đồng bào các dân tộc; biểu hiện sinh động của mối quan hệ “quân dân cá nước” đã được vun đắp, thử thách, trải qua suốt quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta. Đoàn KT - QP là loại hình đơn vị đặc thù của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập và có nhiệm vụ thực hiện dự án xây dựng khu KT - QP trong cả nước. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. đoàn KT - QP có trách nhiệm thực Kết quả thực hiện chính sách dân tộc của các đơn vị này có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của đất nước. Trong những năm qua, các đoàn KT - QP đã tích cực, chủ động tham gia thực hiện chính sách dân tộc. Những kết quả mà đoàn KT - QP đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc được Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương có khu KT - QP đánh giá cao. Song bên cạnh đó, hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như: Một số chủ thể chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân tộc; nội dung, phương thức đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc có mặt còn bất cập, chưa sát với 7 thực tiễn. Xét trên tổng thể, kết quả hoạt động thực hiện chính sách dân tộc có mặt, có nội dung, có nơi chưa thật vững chắc, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các khu KT - QP. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc, cũng như triển khai xây dựng các khu KT - QP ở nước ta hiện nay. Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta. Ở trong nước, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng của quân đội có những bước phát triển mới. Địa bàn các khu KT - QP ở nước ta vẫn là vùng khó khăn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và là một trong những trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch. Thực tiễn trên đã và đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới, ngày càng cao đối với đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc. Hoạt động của đoàn KT - QP rất mới, xét cả về mô hình tổ chức và nhiệm vụ thực hiện. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc, đoàn KT - QP, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cơ bản, hệ thống về đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Vì vậy, đề tài: “Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” mà tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề nghiên cứu vừa cơ bản, vừa cấp thiết về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, luận án đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản để đoàn KT - QP thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 8 * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận về đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta; - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay; - Làm rõ những yếu tố tác động, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản để đoàn KT - QP thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta tại các khu KT - QP. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát tại một số đoàn KT QP trên tuyến biên giới đất liền (Đoàn KT - QP 338/Quân khu 1; Đoàn KT - QP 379/Quân khu 2; Đoàn KT - QP 327/Quân khu 3), kết hợp sử dụng số liệu tổng kết, đánh giá của Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng, Cục Dân vận - Tổng cục Chính trị và các đoàn KT - QP khác. - Phạm vi về thời gian: Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2000 đến nay (từ khi thực hiện Quyết định 277/2000/QĐ TTg, ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng quốc phòng - an ninh trên địa bàn chiến lược biên giới, ven biển”). 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và 9 giải quyết vấn đề dân tộc; về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; về chức năng, nhiệm vụ của quân đội cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân; về công tác vận động quần chúng. * Cơ sở thực tiễn Hoạt động thực hiện chính sách dân tộc của các đoàn KT - QP thông qua số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả tại các đoàn KT - QP theo phạm vi đã xác định. * Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành như: hệ thống và cấu trúc, lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án - Khái quát, làm rõ tình hình dân tộc ở khu KT - QP; đưa ra quan niệm đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay; làm rõ nội dung, đặc điểm đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. - Làm rõ một số vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực tiễn đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc hiện nay. - Đề xuất hệ thống giải pháp, trong đó có những giải pháp mang tính khả thi, đột phá để đoàn KT - QP thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận của đề tài luận án: Luận án góp phần khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; 10 đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, quân đội bổ sung, phát triển hoàn thiện chính sách dân tộc, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, về công tác dân vận và thực hiện chính sách dân tộc của quân đội trong tình hình mới; về xây dựng các khu KT - QP. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án: Kết quả của luận án cung cấp luận cứ khoa học cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cấp, trực tiếp là các đoàn KT - QP nghiên cứu, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước tại khu KT - QP và những địa bàn khác ở nước ta; có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy những nội dung liên quan. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án bao gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (7 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả đã liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1. Những công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở các góc độ khác nhau, tiêu biểu trong đó là: Tại Đan Mạch, có cuốn sách “The Indigenous World” [142] do nhiều tác giả biên soạn và được Nhóm hoạt động quốc tế cho những người dân bản địa (IWGIA) xuất bản. Cuốn sách này đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến các dân tộc trên thế giới, đưa ra bức tranh về dân bản địa trên thế giới, phân tích về các quyền chính trị, kinh tế, văn hóa trong hệ thống chính sách các quốc gia và vấn đề xung đột sắc tộc. Các tác giả của cuốn sách cho rằng, chính sách các quốc gia là đường lối chính trị với người thiểu số, dân tộc bản địa. Một nội dung nổi bật trong cuốn sách này là các tác giả đã nhận định trong trật tự thế giới đương đại, ở các nước đang phát triển, người thiểu số luôn có thứ hạng sau trong xã hội, bởi nhiều nơi chưa được hiến pháp, luật pháp thừa nhận như một giá trị công dân. Những quyền cơ bản về phát triển, kinh tế, xã hội vẫn đang trong quá trình đấu tranh để giành lấy. Cũng có một số quốc gia đã hình thành hệ thống luật pháp cho các dân tộc thiểu số, nhưng chủ yếu là quyền tự trị gắn với quyền kinh tế. Trong các báo cáo “Socio - economic Overview of the Northern MountainRegion and the Project and Poverty Reduction in the Northern Mountain Region of Vietnam” [143]; “Rethinking Approaches to Ethenic Minority Development, The Case of Vietnam” [144], tác giả Neil Jamieson đã đưa ra những nhận định về tình hình kinh tế, xã hội của khu vực miền núi 12 phía Bắc Việt Nam; đánh giá các dự án giảm nghèo để phát triển các dân tộc thiểu số; đã đưa các giải pháp riêng về phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Một nội dung được đề cập trong các báo cáo này là chỉ ra sự phân hóa ngay trong nội bộ các tộc người thiểu số, mà ở đó nhóm các tộc người thiểu số có dân số ít được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên của Nhà nước Việt Nam hoặc hỗ trợ thường xuất phát từ ý chí của nhà nước đối với người dân, mà chú ý chưa đầy đủ đến phát huy năng lực nội sinh của bản thân người dân tộc thiểu số để đảm bảo phát triển bền vững. 1.2. Những công trình nghiên cứu về quân đội tham thực hiện chính sách dân tộc Chủ trương quân đội tham gia thực hiện chính sách dân tộc đã và đang được một số quốc gia trên thế giới tổ chức thực hiện. Theo đó, vấn đề này có một số công trình khoa học đề cập dưới các góc độ khác nhau. Tiêu biểu như: Ở Trung Quốc có Giáo trình “Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [94] do Khương Tư Nghị chủ biên. Đây là tài liệu hiện đang được giảng dạy trong các học viện, nhà trường của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nội dung trọng tâm của tài liệu bàn về công tác chính trị tư tưởng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Khi bàn về nhiệm vụ và nội dung của công tác quân dân cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, tài liệu xác định: “Quân đội phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng xã hội chủ nghĩa,… Dùng những việc làm thực tế từ xây dựng văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa để làm ảnh hưởng, tác động tốt tới quần chúng” [94, tr. 202]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xác định nhiệm vụ và nội dung quân dân cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, nhóm tác giả đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp: Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp; Thứ hai, kiên trì “Ba làm chủ” (lấy lãnh đạo địa phương làm chính, lấy phát động tính tự giác làm việc của quần chúng là chính, lấy công tác tư tưởng chính trị làm chính); Thứ ba, thực hiện “Ba kết hợp” (kết hợp 13 quân đội và nhân dân cùng xây dựng và địa phương tự mình xây dựng; kết hợp xây dựng văn minh tinh thần với văn minh vật chất; kết hợp quân dân cùng xây dựng văn minh tinh thần và quân đội cùng địa phương đào tạo, bồi dưỡng nhân tài phục vụ “Bốn hóa”); Thứ tư, tăng cường tổ chức lãnh đạo (thống nhất lãnh đạo, cùng định kế hoạch; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng; kiểm tra đánh giá, khen thưởng tiên tiến). Trong cuốn sách “Bàn về Biên phòng (Biên phòng luận)” [96], tác giả Mao Trấn Phát đã luận giải khá toàn diện về công tác biên phòng của Trung Quốc, bao gồm những vấn đề quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa, dân tộc khu vực biên cương và hải cương. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác biên phòng, Mao Trấn Phát đã chú trọng xác định phương hướng, biện pháp cơ bản để Bộ đội Biên phòng thực hiện công tác quần chúng dân tộc ở biên cương: “Bộ đội Biên phòng và các cơ quan biên phòng khác cần tổ chức bộ đội học tập chính sách dân tộc của Đảng, khuyến khích cán bộ và chiến sĩ học tập ngôn ngữ của các dân tộc ít người, bồi dưỡng một loạt cốt cán biết nói tiếng dân tộc địa phương, hiểu chính sách dân tộc, biết làm công tác quần chúng” [96, tr. 312]. Đồng thời, xác định: “Đảng ủy, chính quyền và cơ quan biên phòng các cấp ở biên cương cần thường xuyên đi vào quần chúng dân tộc ít người biên cương, ra sức tuyên truyền mạnh mẽ thế giới quan dân tộc của chủ nghĩa Mác và chính sách của Đảng về việc bảo vệ đoàn kết dân tộc. Phải đi sâu vào các khu vực xa xôi, khó khăn để giải quyết khó khăn cho quần chúng” [96, tr. 314 - 315]. Ở Liên bang Nga, có cuốn sách “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đó của Liên bang Nga giai đoạn 2001 2005” [18] của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Nội dung cuốn sách đã xác định những mục tiêu cơ bản, nguyên tắc và phương hướng phát triển trong quá trình bảo vệ biên giới quốc gia của Liên bang Nga, các vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên thiên nhiên ở các 14 khu vực đó của Liên bang Nga trong giai đoạn 2001 - 2005. Một nội dung quan trọng của cuốn sách này là đã khẳng định quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới là một lực lượng quan trọng; đồng thời phát huy vai trò của nhân dân các dân tộc tham gia bảo vệ biên giới là vấn đề có tính nguyên tắc: “Tích cực huy động quần chúng nhân dân các dân tộc trên biên giới tham gia bảo vệ biên giới” [18, tr.9]. Để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới, các lực lượng phải tích cực giáo dục, thuyết phục nhân dân. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong bài viết “Phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng biên giới Lào - Việt hòa bình, hữu nghị, phát triển bền vững” [83], tác giả Sỉ Phon Kẹo Sa May đã làm rõ sự cần thiết và nội dung phát triển kinh tế - xã hội, gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh trên địa bàn biên giới Lào - Việt. Bài báo cũng nêu rõ nhiệm vụ của các đoàn KT - QP của Quân đội nhân dân Lào. Các công trình khoa học trên đã cho thấy: Một là, ở một số quốc gia quân đội có chức năng tham gia phát triển kinh tế, thực hiện chính sách dân tộc. Hai là, quá trình quân đội có trách nhiệm xây dựng, tăng cường mối quan hệ quân với dân. Ba là, trên thực tế đã hình thành “mô hình” quân đội làm kinh tế, thực hiện chính sách dân tộc. 2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 2.1. Những công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc Nghiên cứu về quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết vấn đề dân tộc, có một số công trình tiêu biểu sau: cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc” [98] của Giàng Seo Phử; “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” [3] của Hoàng Chí Bảo; “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” [105] 15 của Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng,… Trong cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc” [98] nhiều nội dung được làm rõ như: quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộc, chính sách dân tộc ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; khẳng định nhất quán và xuyên suốt của chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là bảo đảm cho tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” [105] tác giả Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng đã nghiên cứu một cách có hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Theo các tác giả, “Chính sách dân tộc ở nước ta là toàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống của các dân tộc thiểu số, các vùng dân tộc và có thể đối với từng dân tộc riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng giữa các dân tộc, hướng tới sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển” [105, tr. 52 - 53]. Thông qua khảo sát thực tế tại vùng dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, các tác giả đã rút ra những kết luận, làm rõ những thành công và hạn chế trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam; xác định những quan điểm, phương hướng lớn về chính sách dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nghiên cứu về xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc cũng có nhiều công trình khoa học. Tiêu biểu như: cuốn sách: “Xây dựng và hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam” [109] của Lê Ngọc Thắng; cuốn sách “Một số vấn đề về đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc” [5] của Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng; cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam” [53] của Bùi Xuân Đính, Nguyễn 16 Ngọc Thanh,… Đây là những công trình nghiên cứu đề cập khá toàn diện những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc như: đặc điểm, tầm quan trọng của chính sách dân tộc; quy trình xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc; các nhân tố ảnh hưởng đến ban hành và thực hiện chính sách dân tộc. Trong cuốn sách “Xây dựng và hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam”[109] tác giả Lê Ngọc Thắng đã trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc, trong đó nêu rõ những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách dân tộc trong 25 năm đổi mới. Một nội dung nổi bật trong cuốn sách này là đưa ra những phương hướng, giải pháp xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đề cập đến thực hiện chính sách dân tộc trên một địa bàn cụ thể, trong luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công về “Chính sách phát triển vùng dân tộc phía Bắc Việt Nam” [107], tác giả Nguyễn Lâm Thành đã hệ thống, bổ sung nội hàm các khái niệm: Vùng dân tộc thiểu số; chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu; mối quan hệ giữa chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số với chính sách phát triển quốc gia; hệ thống và hoàn chỉnh tiêu chí, phương pháp nghiên cứu chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số. Nét nổi bật của luận án này là đã phân tích, tổng hợp, nhận diện 13 điểm đặc thù riêng có của vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. Đề cập đến chính sách dân tộc, tác giả đã quan niệm: “Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ hữu cơ với công tác dân tộc và chính sách quốc gia, được qui định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lý vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc. Chính sách dân tộc ở Việt Nam mang tính chính trị sâu sắc, là sự thể chế hoá nguyên tắc, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước” [107, tr. 31]. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những khía cạnh cơ bản như: Một là, vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia dân tộc. Để ổn định và phát triển xã hội, các quốc gia dân tộc 17 phải đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề dân tộc, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc. Hai là, thời gian vừa qua, quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã được thực hiện khá tốt, tạo động lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Ba là, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta nhất là trên các địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa còn có những hạn chế, bất cập. Những hạn chế đó đã tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng. Bốn là, thời gian tới, với sự tác động của nhiều yếu tố, Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế, tạo nên sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Năm là, việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc cần chú ý vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng trọng điểm về quốc phòng, an ninh. 2.2. Những công trình nghiên cứu về đoàn kinh tế - quốc phòng Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học đề cập về đoàn KT - QP, đáng quan tâm là: Luận án tiến sĩ kinh tế về “Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay” [74] của Đỗ Mạnh Hùng. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về đầu tư vào các khu KT - QP, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vào các khu KT - QP. Tác giả cho rằng đầu tư vào các khu KT - QP thực chất là đầu tư vào các dự án phát triển, đầu tư vào các khu KT - QP có sự lồng ghép giữa đầu tư theo dự án và đầu tư theo chương trình, nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án chủ yếu là từ ngân sách nhà nước giao cho quân đội làm chủ đầu tư, đầu tư phát triển khu KT - QP thực hiện ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nghiên cứu về hoạt động của các đoàn KT - QP trong xây dựng tiềm lực hậu cần ở khu KT - QP có Luận án tiến sĩ chuyên ngành Hậu cần trong các lực lượng vũ trang về “Xây dựng tiềm lực hậu cần trong khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn quân khu phía Bắc” [69] của tác giả Đỗ Huy Hằng. Trong luận án này, tác giả đã đi sâu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng tiềm lực hậu cần 18 trong khu KT - QP hiện nay; đề xuất nội dung và giải pháp để xây dựng tiềm lực hậu cần trong khu KT - QP trên địa bàn quân khu phía bắc về các mặt (xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực y tế, tiềm lực giao thông vận tải, tiềm lực vật chất hậu cần, xây dựng các điểm dân cư). Bàn về vị trí, vai trò của đoàn KT - QP trong xây dựng tiềm lực hậu cần ở khu KT - QP, tác giả cho rằng: “Xác định đoàn kinh tế - quốc phòng là lực lượng chủ trì trong xây dựng tiềm lực hậu cần, là lực lượng tổ chức, thiết kế, triển khai thực hiện hiện không có nghĩa là hạ thấp vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương và các lực lượng khác. Cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương là đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ sản phẩm của dự án, đồng thời cũng chính là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện dự án” [69, tr. 23 - 24]. Nghiên cứu về hoạt động của các đoàn KT - QP, dưới góc độ thống kê kinh tế, có luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế về “Phương pháp thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động của các đoàn kinh tế - quốc phòng (minh hoạ qua số liệu của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327 - Quân khu 3)” [130] của Vũ Văn Tùng. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kết hợp kinh tế với quốc phòng; sự cần thiết xây dựng các khu KT - QP, tác giả đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động của các đoàn KT - QP sản xuất không tập trung, vận dụng phân tích ở Đoàn KT - QP 327/Quân khu 3. Những công trình khoa học đề cập đến đoàn KT - QP đã làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu như: Một là, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Đây là vấn đề mang tính quy luật của quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hai là, Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia sản xuất, gắn kinh tế với quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất 19 nước là chức năng, nhiệm vụ và là truyền thống của quân đội. Ba là, sự ra đời, phát triển các đoàn KT - QP là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quân đội sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bốn là, làm sáng rõ hơn quá trình ra đời, phát triển, biên chế, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đoàn KT - QP. 2.3. Những công trình nghiên cứu về đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta Mặc dù chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách độc lập, cơ bản và có hệ thống về các đoàn KT - QP thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, nhưng về vấn đề này ở các góc độ, khía cạnh khác nhau, đã có một số công trình đề cập. Tiêu biểu như: Trong đề tài khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp Bộ Quốc phòng về“Nghiên cứu nâng cao hiệu qủa quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng” [139], các tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về khu KT - QP, hiệu qủa quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở khu KT - QP; đánh giá hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở khu KT - QP và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở khu KT - QP. Trên cơ sở chức năng của quân đội và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ ở các khu KT - QP, đề tài quan niệm: “Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng là tổng thể các hoạt động có tổ chức của các đơn vị quân đội, trực tiếp là đoàn kinh tế - quốc phòng về tư tưởng, tổ chức và chính sách, góp phần hình thành, củng cố, phát triển ý thức chính trị, hệ thống chính trị và các quan hệ chính trị - xã hội, thúc đẩy các phong trào chính trị - xã hội trên địa bàn, thực hiện thắng lợi dự án xây dựng 20 các khu kinh tế - quốc phòng” [139, tr. 21]. Đây được coi là đề tài nghiên cứu khá sâu về hiệu quả sự tham gia của quân đội với một số hoạt động ở khu KT - QP. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động của các đơn vị quân đội, trong đó có các đoàn KT - QP trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội. Nghiên cứu trực tiếp về hoạt động của đoàn KT - QP trên tuyến biên giới đất liền, có đề tài khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp Bộ Quốc phòng về “Đoàn kinh tế - quốc phòng tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền” [113] do Trần Trung Tín làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền của đoàn KT - QP; khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; trên cơ sở đó, đã đưa ra những quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền của đoàn KT - QP. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu vào hoạt động của các đoàn KT - QP trong tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên tuyến biên giới đất liền. Cuốn sách“Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới” [81] do Mẫn Văn Mai làm chủ biên. Cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản của quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; khái quát, phân tích làm nổi bật bốn vai trò của quân đội trong thực hiện chính sách dân tộc, đó là: Các đơn vị quân đội có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc hiểu rõ và thực hiện tốt quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; Quân đội tham gia tích cực và có hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc thiểu số; Quân đội là lực lượng quan trọng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vùng dân tộc thiểu số; Quân đội là lực 21 lượng nòng cốt tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của đồng bào dân tộc. Nội dung của cuốn sách này là những luận cứ quan trọng, để tác giả luận án sử dụng trong luận giải sự cần thiết và các nội dung thực hiện chính sách dân tộc của các đoàn KT - QP. Nghiên cứu hoạt động của đoàn KT - QP trong công tác vận động quần chúng, có Luận án tiến sĩ triết học về “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay”, của tác giả Nguyễn Như Trúc [127]. Trong luận án này, tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay, luận giải định hướng và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Quân đội trong công tác này. Đánh giá về thế mạnh của các đoàn KT - QP trong công tác vận động quần chúng đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên, tác giả chỉ rõ: “Thế mạnh của các binh đoàn là có vốn, có khoa học kỹ thuật cao, có phương tiện và lực lượng tại chỗ. Mục đích, nhiệm vụ, lợi ích kinh tế của các binh đoàn gắn bó trực tiếp với nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và lợi ích thiết thực của đồng bào các tôn giáo, dân tộc” [127, tr. 75]. Trong Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng đảng về “Hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” [37], tác giả Nguyễn Tiến Dũng đã nghiên cứu làm rõ một cách cơ bản, chuyên sâu về hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ “đội quân công tác” của Quân đội nhân dân Việt Nam; từ thực tiễn hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương của các đơn vị quân đội, trong đó có các đoàn KT - QP trên địa bàn Tây Nguyên, tác giả quan niệm: “Hoạt động tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên là sự phối kết hợp giữa các đơn vị trên địa bàn với cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức, lực lượng ở các xã, phường, thị trấn theo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan