Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi...

Tài liệu đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi

.PDF
95
319
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ KIM DUNG ĐÔ THỊ TIÊN YÊN (QUẢNG NINH): QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ KIM DUNG ĐÔ THỊ TIÊN YÊN (QUẢNG NINH): QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.NGND. NGUYỄN QUANG NGỌC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Học viên Trần Thị Kim Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả luận văn xin trân trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Suốt thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên… khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên; Thư viện tỉnh Quảng Ninh; Đảng bộ, UBND huyện Tiên Yên; Đảng ủy, UBND thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong việc cung cấp tư liệu, thông tin để phục vụ nghiên cứu và viết luận văn. Tác giả cũng nhận được sự quan tâm, chia sẻ và khích lệ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những nhận xét, góp ý, đánh giá của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Học viên Trần Thị Kim Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhệm vụ của đề tài. ........................................... 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 6 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 7 6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 8 Chƣơng 1: THỊ TRẤN TIÊN YÊN, NGÃ BA TRUNG TÂM CỦA TOÀN MIỀN ĐÔNG BẮC TỈNH QUẢNG NINH .............................................................. 9 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ............................................................................... 9 1.2. Quá trình tụ cư và mấy đặc điểm chính về cộng đồng dân cư ............................. 12 1.3. Những thay đổi hành chính .................................................................................. 13 Tiểu kết ....................................................................................................................... 15 Chương 2: THỊ TRẤN TIÊN YÊN TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NĂM 1954 ........ 17 2.1. Thủ phủ châu Tân Yên từ thời Lê sơ trở về trước ............................................... 17 2.2. Thủ phủ châu Tiên Yên từ thời Lê Trung hưng đến thời Nguyễn ....................... 20 2.3. Thị xã Tiên Yên thời Pháp thuộc ......................................................................... 22 2.3.1. Quá trình Pháp, Nhật chiếm đóng và tái chiếm Tiên Yên............................ 22 2.3.2. Sự biến đổi của đô thị Tiên Yên dưới thời Pháp thuộc ................................ 27 Tiểu kết ....................................................................................................................... 34 Chƣơng 3: ĐÔ THỊ TIÊN YÊN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1986 ....................... 36 3.1. Thị trấn Tiên Yên những năm đầu sau ngày giải phóng (1954-1957) ................ 36 3.1.1. Tình hình Tiên Yên sau ngày mới giải phóng .............................................. 36 3.1.2. Sự thay đổi tên gọi hành chính Tiên Yên từ 1954 đến 1957 ........................ 42 3.2. Sự biến đổi đô thị Tiên Yên từ năm 1957-1978 .................................................. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.2.1. Tình hình Tiên Yên từ 1957-1961 ................................................................ 43 3.2.2. Tiên Yên từ 1961-1965 ................................................................................ 44 3.2.3. Tiên Yên từ 1965-1975 ................................................................................ 49 3.2.4. Tiên Yên 1975-1978 .................................................................................... 55 3.3. Thị trấn Tiên Yên từ năm 1979 đến năm 1986 .................................................... 57 Tiểu kết ....................................................................................................................... 60 Chƣơng 4: ĐÔ THỊ TIÊN YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 ...................... 62 4.1. Những yếu tố tác động ........................................................................................ 62 4.1.1. Tác động của tình hình trong nước và thế giới ............................................ 62 4.1.2. Yêu cầu phát triển mới của tỉnh Quảng Ninh ............................................... 63 4.2. Chủ trương quy hoạch và phát triển đô thị Tiên Yên .......................................... 63 4.3. Những biến đổi đô thị Tiên Yên từ năm 1986 đến năm 2010 ............................. 65 4.3.1. Về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống đô thị ................................... 65 4.3.2. Về cơ sở hạ tầng đô thị ................................................................................. 70 4.4. Tầm nhìn và quy hoạch đô thị Tiên Yên ............................................................. 75 Tiểu kết ....................................................................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới hiện đại đang ngày càng trở thành một thế giới của đô thị hóa hay nói khác đi, đô thị hóa là một quá trình tất yếu của xã hội phát triển, nó đang ảnh hưởng ngày một sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình này cũng đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở nước ta trong bối cảnh mới, nền kinh tế thị trường có sức chi phối đặc biệt nhanh chóng ở các đô thị lớn và hội nhập toàn cầu. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia, các đô thị đóng vai trò như hạt nhân quan trọng, đô thị hóa được xem là động lực của sự phát triển, là yếu tố đánh giá sự phát triển, trình độ văn minh của đất nước và của từng địa phương. Ở Việt Nam quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Nhiều con số thống kê cho thấy từ năm 1991 đến nay, đô thị hóa ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh, năm 1989 (18,5%), năm 1995 (20,7%), năm 2000 (24,2%), năm 2006 (27%) và 2010 đạt 29,6%. Nằm giữa ngã ba miền Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, Tiên Yên được xem như là ngưỡng cửa chính dẫn tới những vùng cửa khẩu buôn bán sầm uất như: Móng Cái, Hoành Mô, Bản Chắt, Chi Ma, Đồng Đăng thuộc cả hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn. Tiên Yên còn có cảng biển Mũi Chùa, một quân cảng xung yếu được thiết lập từ thời thuộc Pháp, ngày nay đang là một tiềm năng kinh tế cảng biển phục vụ cho một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với diện tích tự nhiên trên 64.000 héc ta chủ yếu là rừng, đất rừng và bãi bồi ven biển; các dân tộc ít người chiếm 50% trong tổng số dân 3,6 vạn người toàn huyện, Tiên Yên là một cộng đồng miền núi với nhiều sắc thái văn hóa độc đáo mà nền kinh tế nông lâm - ngư nghiệp được xác định như là xương sống của mọi bước phát triển. Từ một huyện với nông - lâm - thuỷ sản chiếm đa số trước năm 1986, sau 40 năm phát triển, công cuộc đổi mới đang mở ra cho Tiên Yên sự thay đổi tương đối toàn diện trên mọi bình diện kinh tế - xã hội, và trở thành một đô thị. Quá trình đô thị hóa ở Tiên Yên thể hiện rất rõ ở sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan khu vực cho đến việc chuyển đổi nghề nghiệp, thành phần dân cư, từ đa số làm lâm nghiệp sang làm các công việc phi lâm nghiệp, biến đổi lối sống, từ lối sống nông thôn sang lối sống thành thị, biến đổi về phong tục, tập quán, thay đổi bộ máy hành chính từ nông thôn (làng, xã) sang đô thị (phường), các khu đô thị mở rộng và phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn Với sự hình thành các khu công nghiệp, các khu dân cư phi nông nghiệp, cùng với sự nâng cấp của hạ tầng kỹ thuật, thực hiện thành công đường lối đổi mới của Đảng, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do nằm ở vị trí là một huyện miền núi ven biển, đồng thời là một huyện có diện tích lớn của tỉnh Quảng Ninh nên sự phát triển của huyện Tiên Yên gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của tỉnh. Tốc độ đô thị hóa ở đây phản ánh tình hình phát triển của Tiên Yên nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đó là mối quan hệ tác động song chiều giữa Tiên Yên và tỉnh Quảng Ninh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn Đô thị Tiên Yên (Quảng Ninh): Quá trình hình thành và biến đổi làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. Tìm hiểu quá trình hình thành và biến đổi của đô thị Tiên Yên, chúng tôi mong muốn làm rõ quá trình này diễn ra như thế nào và đã tác động đến người dân ở các vùng đang trong quá trình đô thị hóa ra sao? Chúng tôi cũng hy vọng có thể đưa ra một cái nhìn vừa cụ thể vừa khái quát về quá trình đô thị hóa đang được đẩy nhanh trên toàn bộ khu vực Đông Bắc của đất nước, để từ đó cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở địa phương xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong chiến lược tổng thể phát triển nhanh và bền vững các đô thị hiện nay. 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề đô thị, đô thị hóa và những tác động của nó đối với môi trường, xã hội, gia đình… đã được nhiều nhà khoa học và giới quản lý đô thị quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà đô thị hóa cũng diễn ra mạnh mẽ, đặt ra nhiều vấn đề và thách thức đối với không chỉ những nhà hoạch định chính sách mà còn cả với nhà khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa. Tiêu biểu như bài viết Đô thị ở Việt Nam: thực trạng phát triển và khuynh hướng biến đổi của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là một bài viết chuyên sâu về khái niệm "đô thị", phân loại đô thị, thực trạng và định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay… Cuốn sách Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ (2006) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thúy Hương, Patrick Gubry, Franck Castiglioni, Jean-michel Cusset là sự tập hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn những kết quả nghiên cứu đô thị vì sự phát triển (PRUD) do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ. Giáo trình Xã hội học Đô thị của GS.TS Trịnh Duy Luân... Qua các công trình này, chúng ta có thể hiểu thêm những thách thức của quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam dưới hai áp lực là kinh tế và dân số, đó là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa và sự di dân từ nông thôn ra đô thị ngày càng tăng nhanh. Hội nhập quốc tế, đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế, phân quyền, phân cấp quản lý đô thị, biến đổi trong quản lý đô thị… là những đòi hỏi chính quyền địa phương phải tăng cường quản lý đô thị. Lê Thanh Sang (2008) với Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 - 1989 và 1989 - 1999 đã đem đến cái nhìn tổng quan về đô thị hóa và các lý thuyết đô thị hóa ở Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, tăng trưởng đô thị ở Việt Nam trước và sau đổi mới… Trong cuốn Đô thị Việt Nam, tác giả Đàm Trung Phường (1995) lại nhấn mạnh đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động nhằm khai thác thiên nhiên sẵn có như: nông - lâm - ngư nghiệp, khai khoáng… phân tán trên một diện tích rộng khắp toàn quốc chuyển sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại… cũng có thể chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp trên một số địa bàn thích hợp gọi là đô thị. Ngô Quốc Huy (2000), trong Vấn đề đô thị hóa nông thôn trong quá trình xây dựng làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ đánh giá đô thị hóa nông thôn là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, nó được hợp thức cùng với sự phát triển, tiến bộ của dân trí, của hệ thống thông tin và khoa học kỹ thuật hướng tới một xã hội tiên tiến... Kim Quảng Quân (2012) trong cuốn Thiết kế đô thị có minh họa với nghiên cứu Đô thị học, đã đưa ra những khái niệm mới về đô thị hóa và các tác nhân của quá trình đô thị hóa như: Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế và các hậu quả như: hệ quả kinh tế xã hội (vấn đề di cư, cấu trúc xã hội, lao động, nghề nghiệp), hệ quả văn hóa xã hội (mức sống, lối sống và nhu cầu giao tiếp), hệ quả không gian - môi trường… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn Nguyễn Đăng Sơn trong cuốn Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị cho rằng quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có người cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. Các công trình nghiên cứu về đô thị Tiên Yên, trước hết phải kể tới cuốn Địa chí Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh biên soạn năm 2001. Cuốn sách tập trung làm rõ những nét cơ bản về đất đai, địa hình, sông núi, khí hậu, con người, truyền thống lịch sử, quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, luật lệ, hệ thống chính trị, an ninh, quốc phòng… và các mốì liên hệ gắn bó giữa các lĩnh vực đó trên nền địa lý tỉnh Quảng Ninh, kể từ thời tiền sử, sơ sử cho đến năm 2012, đồng thời nêu bật được những thế mạnh, tiềm năng, đặc trưng căn bản, phổ quát, riêng biệt cũng như những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ninh. Các cuốn Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Tiên Yên tập 1, 2, 3 của Nhà xuất bản Quảng Ninh năm 1991 cũng đã biên soạn cho chúng ta cái nhìn tổng thể về lịch sử Tiên Yên và đô thị Tiên Yên trong thời Pháp thuộc và thời kì sinh sống tập trung của người Hoa trên đất Tiên Yên. PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong bài viết Hải cảng miền Đông Bắc và hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII qua các nguồn tư liệu phương Tây cũng đã đề cập đến Vạn Ninh và “chiến lược Tinnam” (tên gọi của Tiên Yên trong thư tịch cổ phương Tây) của người Hà Lan thập niên 1660. Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ cung cấp được một phần về lịch sử hoạt động buôn bán của đô thị Tiên Yên vào thế kỉ XVII. Các nhà nghiên cứu người nước ngoài cũng có rất nhiều thắc mắc về Tiên Yên trong giai đoạn thế kỉ XVII, tại sao thương nhân châu Âu lại đến Tiên Yên buôn bán sầm uất? Tại sao vào cuối thế kỷ XIX, khi Thực dân Pháp chuẩn bị xây dựng cảng chính ở miền Bắc để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa đã nhiều lần đặt Tiên Yên cùng với Hải Phòng, Quảng Yên và Hòn Gai để xem xét? Tại sao trước khi quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn định xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thực dân Pháp cũng đã từng xây dựng pháo đài kiên cố với hàng trăm lô cốt, boong ke lớn nhỏ ở Tiên Yên?. Năm 2014, Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện Tiên Yên đã tổ chức biên soạn cuốn Tiên Yên miền khát vọng gồm tuyển tập các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật chào mừng kỉ niệm 60 năm ngày tiếp quản Tiên Yên (8/8/1954 - 8/8/2014). Cuốn sách này đã giới thiệu khái quát truyền thống và thành tựu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của huyện Tiên Yên từ năm 1954 - 2014. Các công trình nghiên cứu và tài liệu nói trên, ở mức độ khác nhau đã đề cập đến sự hình thành và phát triển đô thị Tiên Yên. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên một cách đầy đủ, hệ thống. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ mà chúng tôi phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát một cách độc lập. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tìm hiểu quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên, thị trấn trung tâm hành chính của huyện Tiên Yên, cũng đồng thời là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của miền Đông tỉnh Quảng Ninh, tính từ khi đô thị hình thành cho đến ngày nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi của đô thị Tiên Yên (tương đương với thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh hiện nay). Giới hạn thời gian: Khái quát về thị xã Tiên Yên trong lịch sử và đặc biệt là quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa kể từ khi thành lập cho đến năm 2010. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, quá trình tụ cư, những đặc điểm của cộng đồng dân cư và những thay đổi hành chính trên địa bàn nghiên cứu. Làm rõ sự hình thành và biến đổi của đô thị Tiên Yên qua các thời kì để phản ánh bức tranh đô thị Tiên Yên từ truyền thống đến hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn Đánh giá khách quan những hệ quả mà quá trình đô thị hóa đem lại, đồng thời nêu ra một vài đề xuất, kiến nghị khắc phục những hạn chế, vướng mắc, phát huy thế mạnh vốn có để đưa đô thị Tiên Yên lên đúng tầm thế của một đô thị trung tâm miền đông tỉnh Quảng Ninh - nơi đang có tốc độ đô thị hóa dẫn đầu cả nước. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Tư liệu chính sử dụng trong luận văn là các cuốn sách cổ, sách chính sử, sách lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Yên, những Văn kiện, Nghị quyết, các Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kinh tế - xã hội, đô thị và quản lý đô thị. Trước hết là thư tịch cổ Việt Nam có đề cập đến đô thị Tiên Yên thời phong kiến như: Đại Việt sử kí toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992; Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002-2007; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998-1999; Đại Nam nhất thống chí, Nhà xuất bản Lao động, 2012; Đồng Khánh địa dư chí lược, Nhà xuất bản Thế giới, 2003; Đại Nam liệt truyện, Quốc triều chính biên toát yếu... Các sách này tuy có ghi chép đến tên gọi hành chính, di tích lịch sử - văn hóa có liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Tiên Yên, nhưng hết sức sơ lược và cô đọng. Thư tịch cổ phương Tây, có một số ghi chép hay báo cáo của thương nhân Hà Lan đề cập hoạt động buôn bán trao đổi giữa người bản địa với thương nhân châu Âu ở vùng bến cảng Tiên Yên vào thế kỷ XVII, XVIII; một số báo cáo của chính quyền Thực dân Pháp về hoạt động của người Pháp cùng những biến đổi của đô thị Tiên Yên trong thời Pháp thuộc. Bước sang thời hiện đại, tư liệu về đô thị Tiên yên khá phong phú, đa dạng, bao gồm các quyết định, báo cáo, nghị quyết, các dự án quy hoạch phát triển đô thị Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh, huyện Tiên Yên và thị trấn Tiên Yên. Bên cạnh tra cứu tài liệu sách vở, chúng tôi cũng tiến hành điều tra thực địa, thu thập thêm thông tin tư liệu trực tiếp trên địa bàn thị trấn Tiên Yên và các vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn phụ cận. Tư liệu bao gồm các di tích, di vật, các công văn giấy tờ và ghi chép còn tản mát trong dân gian, các địa danh, nhân danh và các câu chuyện truyền miệng có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của đô thị Tiên Yên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Công trình đã sử dụng chủ yếu các phương pháp xã hội học lịch sử, phương pháp sưu tầm và phân tích tư liệu. Phương pháp sưu tầm, tập hợp, phân tích và đánh giá tư liệu được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu, thu thập tư liệu trên cơ sở các sách, bài báo chuyên khảo đã được công bố, các số liệu thống kê… từ đó phân loại, hệ thống và hình thành hệ thống thư mục các tư liệu nghiên cứu để thấy được những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng của quá trình đô thị hóa Tiên Yên. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tài liệu chính từ các kết quả khảo sát tư liệu trong lưu trữ, bài viết trên sách báo, tạp chí, bài báo cáo đặc biệt là các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu luận văn đề cập đến. Phương pháp xã hội học lịch sử cũng được sử dụng trong nghiên cứu quá trình hình thành, vận động và phát triển của thị xã Tiên Yên. Nghiên cứu gắn với hoàn cảnh điều kiện lịch sử cụ thể, cố gắng tái hiện thị xã Tiên Yên từ khi thành lập đến thời kỳ đô thị hóa 2010, từ đó rút ra các quy luật hình thành và phát triển của đô thị Tiên Yên. Chúng tôi luôn ý thức được rằng mỗi phương pháp và kỹ thuật được sử dụng cần phải phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể, phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể để có thể nhìn nhận khách quan, toàn diện, toàn bộ quá trình hình thành, biến đổi, các mối quan hệ, các chiều tác động của đô thị hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội của người dân ở đô thị. 5. Đóng góp của luận văn Nhìn chung, mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và một số nghiên cứu về Tiên Yên nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình hình thành và biến đổi của đô thị Tiên Yên từ khi thành lập cho đến năm 2010. Vì vậy, tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở Tiên Yên chúng tôi hy vọng có được một số đóng góp sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn Thứ nhất, qua việc nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên, Luận văn tái hiện một cách sinh động, chân thực và hệ thống quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên qua các thời kì, từ truyền thống đến hiện đại. Thứ hai, qua việc nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi đô thị Tiên Yên, đánh giá khách quan những hệ quả mà quá trình đô thị hóa đem lại. Luận văn cũng sẽ nêu ra một vài đề xuất, kiến nghị khắc phục những hạn chế, vướng mắc, phát huy thế mạnh vốn có để đưa đô thị Tiên Yên lên đúng tầm thế của một đô thị trung tâm miền đông Quảng Ninh - nơi đang có tốc độ đô thị hóa dẫn đầu cả nước. Từ những nhận thức về quá trình hình thành và biến đổi đô thị hóa Tiên Yên, chúng tôi mong muốn góp phần vào nhận thức chung về đô thị hóa ở Việt Nam, góp thêm một tiếng nói giúp các nhà hoạch định chính sách có thể đề ra những chủ trương, biện pháp thích hợp cho việc quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam nói riêng và phát triển đất nước nói chung. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận ,Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia ra thành 4 chương: Chương 1: Thị trấn Tiên Yên, ngã ba trung tâm của toàn miền Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, trình bày khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, quá trình tụ cư, những đặc điểm của cộng đồng dân cư và những thay đổi hành chính trên địa bàn nghiên cứu. Chương 2: Tiên Yên từ khi thành lập cho đến năm 1954, khảo tả Tiên Yên với tư cách là thủ phủ của huyện/phủ/châu từ thời Trần, thời thuộc Minh và thời Lê, Nguyễn cho đến thị xã Tiên Yên thời Pháp thuộc. Chương 3: Đô thị Tiên Yên từ năm 1954 đến năm 1986, trình bày về sự thay đổi tên gọi hành chính Tiên Yên từ 1954 đến 1957, sự biến đổi đô thị Tiên Yên từ 1957 đến năm 1978 và từ năm 1978 đến năm 1986. Chương 4: Đô thị Tiên Yên từ năm 1986 đến năm 2010, giới thiệu chủ trương quy hoạch và phát triển đô thị Tiên Yên và những biến đổi đô thị Tiên Yên trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét về tầm nhìn và quy hoạch đô thị Tiên Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 1 THỊ TRẤN TIÊN YÊN, NGÃ BA TRUNG TÂM CỦA TOÀN MIỀN ĐÔNG BẮC TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông thủy, bộ, từ đây có thể đến với thành phố Lạng Sơn, đi thành phố địa đầu Móng Cái và về thành phố Hạ Long là trung tâm tỉnh lị của Quảng Ninh đều với khoảng cách gần 90km. Từ lâu, Tiên Yên được biết đến là miền đất giàu tiềm năng và sẽ là đô thị mới "Thị xã ngã ba miền Đông Bắc" tỉnh Quảng Ninh đầy khát vọng hướng tới tương lai. Thị trấn Tiên Yên (vốn là Thị xã Tiên Yên trước đây) là đơn vị hành chính nằm ở vị trí trung tâm của huyện Tiên Yên, có tổng diện tích tự nhiên là 708,16ha. Phía bắc giáp xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên; Phía tây giáp xã Yên Than, huyện Tiên Yên; Phía đông giáp xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên; Phía nam giáp xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên. Phía tây nam giáp xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Toàn bộ thị trấn Tiên Yên nằm trên trục quốc lộ, lại sát ven sông, trên bến dưới thuyền mang một vẻ đẹp thơ mộng. Từ xa xưa thị trấn Tiên Yên đã là một đầu mối giao thương quan trọng trong toàn vùng Đông Bắc của Quốc gia Đại Việt tới thương cảng Vân Đồn, tới vùng núi Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế... Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả tỉnh Quảng Ninh và huyện Tiên Yên, thị trấn Tiên Yên cũng không ngừng thay da đổi thịt theo hướng văn minh hiện đại. Với chiều dài và những dấu tích lịch sử còn để lại, ngày nay khi đến với thị trấn Tiên Yên, với những dãy phố cổ, đường phố hẹp, không có vỉa hè, nhà liền nhà, mái lợp ngói âm dương, bên cạnh là dòng sông Tiên Yên, nước tràn ào ào qua Thác Đón, qua đập ngầm, có bến Châu trong xanh lô xô ghềnh đá cuội… tạo nên phong cảnh vừa đẹp vừa lạ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn Thị trấn Tiên Yên nằm lọt giữa hai dãy núi Cái Kỳ (phía Tây Bắc) và Pạc Sủi (phía Đông) tạo thành một dải thung lũng chạy dài theo chi lưu của hai dòng sông. Một dòng có tên là Tiên Yên từ Cao Ba Lanh (Bình Liêu) đổ về. Một dòng mang tên Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn) dồn tới. Cả hai dòng sông này hợp lưu ở thôn Thác Bưởi (xã Tiên Lãng) qua Thác Cối, Mũi Chùa chảy ra vụng Vạn Hoa. Lưu vực sông Tiên Yên có dạng hình tam giác, thượng lưu rộng, hạ lưu thu hẹp lại, độ dốc lưu vực lớn, lũ thường xảy ra nhanh, cửa ra lại hẹp. Do ảnh hưởng của thủy triều nên vùng thị trấn Tiên Yên ở ven sông đến Mũi Chùa thường bị lũ lớn uy hiếp, điển hình là các trận lũ năm 1971 và năm 2008 (riêng trận lũ lịch sử năm 2008 ở Tiên Yên đã nhấn chìm hoàn toàn thị trấn, có tới 250 ngôi nhà bị sập và 1.200 ngôi nhà bị ngập lụt). Đây là một khó khăn rất lớn của thị trấn Tiên Yên nói riêng và huyện Tiên Yên nói chung khi xây dựng và phát triển kinh tế. Tiên Yên nằm trong khu vực miền núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông khí hậu khô hanh khắc nghiệt kéo dài thậm chí có sương muối từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa đông ở dẻo cao khá lạnh, nhiều ngày có sương muối. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,4°C, lượng mưa lớn, mưa phùn nhiều về mùa đông. Có thể nói, so với các huyện và đơn vị hành chính khác trong vùng khí hậu Tiên Yên tương đối mát mẻ, trong lành, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và cho cuộc sống yên bình của nhân dân. Theo tài liệu thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Ninh, hầu hết đất đai thuộc khu vực thị trấn Tiên Yên là đất đỏ bạc màu vùng đồi núi, trong đó đất lâm nghiệp có 360,05 ha rừng. Rừng Tiên Yên có nhiều loại gỗ quý như lim, dổi, lát và nhiều loại cây lâu năm khác, cung cấp một lượng lớn gỗ chất lượng cao để phát triển nghề mộc cao cấp và hàng xuất khẩu. Trước đây, rừng Tiên Yên còn có nhiều muông thú như hổ, báo, lợn rừng, hươu, nai… nhưng ngày nay hổ, báo không còn, lợn rừng, hươu, nai cũng còn rất ít. Ngoài tài nguyên về đất đai, các nguồn tài nguyên khác như than đá, vàng, quặng, chì thì trữ lượng không lớn và chất lượng thấp. Riêng ở Khe Lặc, xã Đại Dực có nguồn nước khoáng thuộc loại bicacbonat, đã khảo sát, rất có triển vọng khai thác. Biển Tiên Yên dài, bao quanh vùng biển Vạn Hoa, ngoài biển có các đảo lớn như Cái Bầu, Đồng Rui và các đảo nhỏ bao bọc. Tiên Yên có nhiều vụng biển và vụng biển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn Tiên Yên là nơi sinh sản của các loài như cua, hàu, tôm, mực; đầm nước mặn Tiên Yên (như Hà Dong, Tứ Mỹ, Đồng Rui) được khai thác nuôi trồng thủy, hải sản như cua, tôm, hàu…. Cửa biển Tiên Yên kín, thuận tiện cho tàu bè ra vào là những địa điểm tốt cho các đội tàu đi biển xa khai thác hải sản phục vụ cho ngành đồ hộp, đông lạnh để cung cấp cho kinh tế địa phương và xuất khẩu. Từ những điều kiện tự nhiên đa dạng, thị trấn Tiên Yên có tiềm năng kinh tế nhiều mặt về nông - lâm - ngư nghiệp… Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan nền kinh tế huyện Tiên Yên nói chung và thị trấn Tiên Yên nói riêng chưa phát huy hết tiềm năng, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Ngày 29/10/1970, Huyện uỷ Tiên Yên ra Nghị quyết phân vùng kinh tế của huyện thành 2 vùng lớn. Vùng một bao gồm các xã vùng thấp Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng, Đồng Rui, có nhiệm vụ sản xuất lúa, khoai, nuôi vịt. Vùng hai gồm các xã còn lại có nhiệm vụ sản xuất lúa, khoai, sở, nuôi trâu bò. Khu vực thị trấn trung tâm nằm giữa hai vùng có nhiệm vụ sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói, vôi, giấy xuất khẩu, rau xanh và cây ăn quả[69]. Việc phân vùng kinh tế theo Nghị quyết của Huyện ủy Tiên Yên có ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển các ngành nghề kinh tế theo vùng và theo thế mạnh của địa phương. Điều đó càng chứng tỏ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành trước điều kiện tự nhiên thuận lợi mà Tiên Yên có được để sớm phát triển đô thị Tiên Yên theo xu thế phát triển đô thị hiện đại của Quảng Ninh và cả nước. Là địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ đi qua và toả đi các nơi: quốc lộ 18 nối liền Hạ Long - Móng Cái, quốc lộ 18C là đầu mối lên cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu), quốc lộ số 4 chạy song song với biên giới Việt - Trung kéo dài từ Mũi Chùa lên tới Lạng Sơn - Cao Bằng. Do thị trấn Tiên Yên có hệ thống giao thông mang hình rẻ quạt như vậy nên đã từ lâu, nơi đây được coi là ngã ba miền Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế và quốc phòng. Ngoài ra, giao thông đường thuỷ cũng có điều kiện hết sức thuận lợi. Các loại tàu có thể dễ dàng từ Bến Châu qua Thác Cối, Mũi Chùa tới cảng Vạn Hoa, Vân Đồn, Cửa ng, Cẩm Phả, Hạ Long, Hải Phòng... hoặc ngược lại, tạo nên cảnh thông thương đường thuỷ, đánh bắt hải sản, buôn bán hàng hoá trên bến dưới thuyền rất sầm uất của thị trấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn Thị trấn Tiên Yên là đô thị ven sông với cảnh quan đẹp và diện mạo đô thị ngày càng tươi mới, khang trang do được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như việc phát huy nội lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt. Hòa nhịp với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, trong tương lai thị trấn Tiên Yên cần mở rộng và nâng cấp toàn diện để xứng đáng là đô thị hạt nhân, trung tâm hành chính của huyện Tiên Yên. Quy mô phát triển mở rộng thị trấn Tiên Yên về phía Đông và phía Tây đang được khởi động, một ngày không xa, thị trấn Tiên Yên là đô thị trung tâm miền Đông Bắc Quảng Ninh sẽ trở thành hiện thực. 1.2. Quá trình tụ cƣ và mấy đặc điểm chính về cộng đồng dân cƣ Dân cư Tiên Yên bao gồm người Kinh (54,3%), Hoa ( 15,3%) Tày (12,7%), Dao (2,06%), Sán Chỉ (8,04%), Sán Dìu (4,23%) và các dân tộc khác. Về dân số, đến tháng 5-2010 toàn thị trấn Tiên Yên hiện có 7.317 người với 2.011 hộ dân, mật độ dân số 1.043 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động theo thống kê là 4.290 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 3.646 người chiếm 85%. Ngày 6/11/1965, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 397-NV phê chuẩn việc sáp nhập thôn Ngã Ba của xã Hải Lạng và thôn Lò Vôi của xã Tiên Lãng huyện Tiên Yên về thị trấn Tiên Yên. Từ đó, nâng tổng số khu phố của thị trấn từ 8 lên 10, với 46 tổ dân [7,tr 32], bao gồm các phố: Tam Thịnh, Đông Tiến 1, Đông Tiến 2, Hoà Bình, Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Thống Nhất, Long Châu, Long Tiên, Long Thành. Về số lượng và đặc điểm dân cư, dù là người Kinh hay các tộc người khác, con người Tiên Yên đều rất thân thiện và mến khách. Người Kinh có địa bàn cư trú chủ yếu là sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển như xã Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải…họ là những cư dân có mặt sớm ở địa bàn Tiên Yên. Sau đó là các tộc người thiểu số khác, người dân tộc Tày cư trú ở các triền sông trong thung lũng, người Dao, Sán Dìu và Sán Chỉ cư trú ở các sườn núi, khe suối, thung lũng hẹp, giao thông đi lại khó khăn… Khi người Hoa đến Tiên Yên sinh sống thì dân số ở Tiên Yên đã tăng lên đáng kể, tỉ lệ dân cư ở Tiên Yên bắt đầu có sự thay đổi, đông nhất là người Kinh, đông thứ hai là người Hoa và tiếp đến là tỉ lệ của các tộc người thiểu số. Cuộc sống của người Hoa ở Tiên Yên cũng có nhiều mức độ khác nhau, một số ít các thương nhân giàu có do làm ăn buôn bán dần dần trở nên có thế lực, khiến cho Pháp sau này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn đến Tiên Yên chiếm đóng cũng phải kiêng nể, còn lại phần đông trong số họ đều là những người dân lao động nghèo khổ đến từ bên kia biên giới dạt sang đây để tránh nạn binh đao khói lửa và để kiếm sống. Lâu ngày họ định cư và trở thành một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Tiên Yên. Về tín ngưỡng, tôn giáo người dân Tiên Yên lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng, coi việc đó cao hơn cả tín ngưỡng tôn giáo, nhiều miếu thờ được người dân Tiên Yên lập nên để thờ sơn thần, thuỷ thần, thành hoàng là chủ yếu. Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, đạo Cơ-đốc mới ảnh hưởng tới đây, người dân Tiên Yên bắt đầu theo và tin theo tôn giáo này và xuất hiện một lực lượng giáo dân không nhỏ. Toàn thị trấn có một nhà thờ họ xây từ năm 1950 quy mô nhỏ để bà con giáo dân tới đây làm lễ hàng tuần. Văn hóa và phong tục tập quán ở Tiên Yên cũng rất phong phú, xưa ở Tiên Yên có nhiều tục lệ, đám cưới có hát đối đáp giữa hai họ, lời hát ý nhị, trữ tình. Các dân tộc thiểu số có nhiều phong tục riêng. Người Sán Chay có hát giao duyên nam nữ (Soóng cộ). Người Dao có nhiều điệu kèn, có múa trong nghi lễ cúng bái. Người Tày - Nùng có hát sli, hát then. Hôn nhân thường là ép buộc, mang tính mua bán, ăn uống tốn kém. Đám ma thường đưa về đêm. Tiên Yên còn nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực với các món ăn hấp dẫn như gà Tiên yên, bánh gật gù, miến dong… được du khách, bè bạn xa gần mến chuộng, đã tạo nên một vùng đất nên thơ và thanh bình. Ngày nay, người dân Tiên Yên vẫn sinh hoạt cộng đồng và lối sống mang đậm truyền thống cư dân vùng biển với những phong tục tập quán rất riêng, đẹp và giá trị sâu sắc. Dù cho Quảng Ninh là vùng đất công nghiệp nhưng ở Tiên Yên, người dân họ có sự hòa nhịp với lối sống hiện đại song hài hòa vẫn hài hòa với truyền thống. Họ say sưa lao động và luôn giữ gìn mối đại đoàn kết toàn dân. Nét đẹp mang tính cộng đồng ấy thể hiện rất rõ trong vị trí về giao thông của Tiên Yên trên trục đường quốc lộ 18, nơi dừng chân của các du khách khi đến với Quảng Ninh và đi đến địa đầu Móng Cái và đến với nước bạn Trung Quốc. 1.3. Những thay đổi hành chính Vùng đất Tiên Yên có lịch sử và văn hóa lâu đời, trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của mình, Tiên Yên phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn Thời Hùng Vương, vùng đất này thuộc bộ Ninh Hải, châu Tân An thời Tiền Lê rồi lộ Hải Đông thời Lý-Trần, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên; Đời Hậu Lê vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên; Đời Nguyễn thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên; Nay là huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên. Thị trấn Tiên Yên mới ra đời từ thế kỷ 20 nhưng có vị trí địa lý quan trọng. Tháng 7 năm 1886 Pháp đánh chiếm Tiên Yên, ít năm sau chúng lấy thị trấn làm lỵ sở hành chính. Thực dân Pháp đã xây dựng thị trấn có cả đường bộ, đường thủy đi qua, lại có cả đường hàng không nối với Hà Nội, Hải Phòng, Móng Cái. Tháng 10/1945 chính quyền lâm thời được thành lập, Tiên Yên được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh. Tháng 11/1946 Pháp quay lại chiếm Tiên Yên. Tháng 8 năm 1954, Thị trấn Tiên Yên được giải phóng. 1/2/1955 chính quyền tỉnh Hải Ninh về đóng trụ sở tại thị trấn Tiên Yên và Tiên Yên tái lập thị xã. Cuối 1956 tỉnh lỵ Hải Ninh lại chuyển về Móng cái, ngày 17/8/1957 Tiên Yên trở lại là thị trấn. Gắn bó với sự hình thành và phát triển của huyện Tiên Yên, thị trấn Tiên Yên luôn được chọn làm đô thị hạt nhân, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tiên Yên. Cũng do những biến động khác nhau của lịch sử, từ sau cách mạng tháng Tám thành công cho tới nay, thị trấn Tiên Yên đã không ít lần có sự thay đổi về xếp hạng đô thị. Từ tháng 10-1945 trở về trước, tỉnh lỵ Hải Ninh đóng tại thị xã Móng Cái. Nhưng vì nơi này đang diễn ra nhiều tranh chấp phức tạp nên cấp trên quyết định chuyển tỉnh lỵ về Tiên Yên và thành lập cách mạng chính quyền cách mạng tại đây do đồng chí Lê Bẩy làm Chủ tịch 74, tr21]. Tháng 11-1946, Pháp quay lại tái chiếm Tiên Yên và chính thức biến nơi đây thành căn cứ quân sự có quy mô lớn của chúng. Do vậy, trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm (1946-1954), Tiên Yên không còn giữ được là vị thế trung tâm của tỉnh. Sau ngày tiếp quản (8-8-1954), theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ, Tiên Yên trở thành khu vực tập kết 120 ngày của quân đội Pháp trước khi chúng rút toàn bộ vào miền Nam. Ngày 1-02-1955, theo đề nghị của Uỷ ban Hành chính Liên khu Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan