Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đo lường các yếu tố tác động đến thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại việt ...

Tài liệu đo lường các yếu tố tác động đến thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
80
60
143

Mô tả:

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 1.4. Kết cấu của luận văn .........................................................................................3 CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT THANH KHOẢN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ....................................................................................................4 2.1. Lý thuyết nghiên cứu về thanh khoản...............................................................4 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ......................................................11 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................18 3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .........................................................................18 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................18 3.2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................18 3.2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................19 3.2.3. Mô tả biến và giả thiết nghiên cứu ...........................................................19 3.2.4. Mô hình nghiên cứu: ................................................................................28 3.2.5. Các phƣơng pháp kiểm định mô hình: .....................................................32 CHƢƠNG 4: CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................33 4.1. Tình hình hoạt động của các ngân hàng qua các năm từ 2007-2012..............33 4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình định lƣợng ........................................................37 4.2.1. Thống kê mô tả các biến giai đoạn từ 2007 – 2012 .................................37 4.2.2. Kết quả hồi quy: .......................................................................................42 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ ...............................................................51 5.1. Kết luận về mô hình nghiên cứu .....................................................................51 5.2. Hạn chế của mô hình nghiên cứu: ..................................................................52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NGÂN HÀNG PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH HỒI QUY BIẾN PHỤ THUỘC – FEM PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH HỒI QUY BIẾN PHỤ THUỘC – REM PHỤ LỤC 4: MÔ HÌNH HỒI QUY BIẾN PHỤ THUỘC – POOL PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH REDUNDANT TEST, HAUSMAN TEST DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CAR : Hệ số an toàn vốn NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTW : Ngân hàng trung ƣơng TGHĐ : Tỷ giá hối đoái TCTD : Tổ chức tín dụng VN : Việt Nam LOLR : Lender of Last Resort – Ngƣời cho cho vay cuối cùng OLSS : Hồi quy phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình ............................................................29 Bảng 3.2: Bảng tổng kết kỳ vọng tác động của các yếu tố giải thích đến các biến phụ thuộc ...................................................................................................................30 Bảng 4.1: Số liệu tài sản thanh khoản của các ngân hàng từ 2007 - 2012 ................33 Bảng 4.2: Tỷ lệ cho vay/huy động ngắn hạn của các ngân hàng từ 2007 - 2012 .....34 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến ...........................................................................38 Bảng 4.4: Tƣơng quan các biến trong mô hình .........................................................41 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo mô hình POOL .......................................................42 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (REM) ..........................43 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) ...........................44 Bảng 4.8: Kiểm định lựa chọn mô hình ....................................................................47 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Xoắn ốc tổn thất và xoắn ốc đòn bẩy (Brunnermeier (2009) ) ...................6 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác trong hoạt động của NHTM (G.A. Vento, P. La Ganga, (2009)).................................................8 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ sự bùng nổ của thị trƣờng xuyên quốc gia đã dần làm rủi ro thanh khoản trong ngành ngân hàng diễn biến với xu hƣớng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại nhiều nƣớc trên thế giới bắt nguồn từ sự gia tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dƣới chuẩn, điều này đã cho thấy cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản còn bị xem nhẹ. Bắt đầu từ sau cuộc khủng hoảng, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng. Trong khi một vài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu khả năng thanh khoản ngân hàng ở một khu vực, một nhóm các quốc gia: nghiên cứu của Moor (2010) ở các nƣớc vùng biển Caribbean, Bunda và Desquilbet (2008) ở các quốc gia mới nổi; Lucchetta (2007) ở các quốc gia Châu Âu… thì một số nghiên cứu khác lại tập trung vào một quốc gia cụ thể: Rauch and et al (2009) ở Đức; Aspachs and et al (2005) ở Anh; Vodova (2011) ở Cộng hòa Sec; Fadare (2011) ở Nigeria. Đồng thời, một loạt các chính sách, các quy chuẩn mới đƣợc ban hành nhằm đổi mới và thắt chặt an toàn công tác quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, dƣới ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái và gặp nhiều bất ổn. Từ năm 2008 cho đến 2012, Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, khiến hệ thống ngân hàng xuất hiện nhiều dấu hiệu rủi ro thanh khoản. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản nhƣ: tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay tăng dần ở mức báo động cho thấy rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng gia tăng. 2 Cụ thể nhƣ sau: Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ cho vay/huy động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung luôn ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. Thanh khoản hệ thống luôn căng thẳng, thị trƣờng liên ngân hàng ách tắc, một số tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục (luôn rơi vào tình trạng mất cân đối kỳ hạn, về huy động và cho vay…). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các tổ chức tín dụng đang có chiều hƣớng sụt giảm nhanh chóng, nghiêm trọng. Từ năm 2012 trở lại đây, mặc dù tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã bớt căng thẳng hơn. Nhƣng so với những năm trƣớc nợ xấu tăng cao lên tới gần 9% trong năm 2012, song song đó thị trƣờng bất động sản đóng băng khiến nguồn vốn của các ngân hàng bị đe dọa nghiêm trọng . Điều này dẫn đến tình trạng thanh khoản của ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể đe dọa đến sự an toàn của cả hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, việc tìm hiểu đánh giá các nhân tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại để tìm ra mối quan hệ giữa thanh khoản với các yếu tố liên quan là cần thiết, để các NH có thể lựa chọn cho mình chiến lƣợc quản trị thanh khoản phù hợp để hạn chế rủi ro thanh khoản là xu hƣớng chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đo lường các nhân tố tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam” cho luận văn của mình. 3 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu trong đề tài hƣớng đến mục tiêu: Nghiên cứu lý thuyết và tìm ra các nhân tố tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, xem xét và kiểm định tác động của các nhân tố đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam. Do đó, để giải quyết mục tiêu trên câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là: Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chịu ảnh hƣởng của các nhân tố nào trong giai đoạn từ 2007 - 2012 ? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là thanh khoản và các nhân tố tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Giai đoạn nghiên cứu kéo dài 6 năm từ năm 2007 đến 2012 Nhóm ngân hàng nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng thƣơng mại nhƣ trong phụ lục 1 1.4. Kết cấu của luận văn Đề tài bao gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 trình bày tổng quát các nội dung của luận văn và lý do chọn đề tài. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý luận và các kết quả của nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về các yếu tố tác động đến thanh khoản hệ thống ngân hàng, kể cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Chƣơng 3 mô tả mẫu, phƣơng pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, và giải thích các biến đƣợc sử dụng để phân tích. Chƣơng 4 trình bày kết quả thực nghiệm của mô hình nghiên cứu. Chƣơng 5 là kết luận và những hạn chế của luận văn 4 CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT THANH KHOẢN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Lý thuyết nghiên cứu về thanh khoản Theo định nghĩa của ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements – BIS) thanh khoản của ngân hàng là khả năng nhanh chóng huy động vốn và đáp ứng các nhu cầu đến hạn mà không phải chịu tổn thất (BIS, 2008). Nhƣ vậy, với một ngân hàng, tính thanh khoản đƣợc xét trên ba góc độ tính thanh khoản của tài sản, tính thanh khoản của nguồn và tính thanh khoản của của ngân hàng, trong đó tính thanh khoản của ngân hàng đƣợc tạo lập từ tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Tính thanh khoản của tài sản: đứng dƣới góc độ tài sản, thanh khoản đƣợc hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản đƣợc đo bằng thời gian và chi phí. Chi phí ở đây đƣợc hiểu là tổn thất (giảm giá) tài sản. Một tài sản đƣợc coi là có tính thanh khoản cao nếu việc chuyển tài sản đó thành tiền mất thời gian ngắn và chi phí thấp. Ngân hàng nắm giữ tài sản với tính thanh khoản khác nhau, kết cấu của tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc của cả danh mục tài sản Tính thanh khoản của nguồn vốn: tính thanh khoản của nguồn vốn là khả năng huy động, mở rộng nguồn vốn của ngân hàng, đƣợc đo bằng thời gian và chi phí mở rộng nguồn vốn huy động khi cần thiết. Thời gian và chi phí của nguồn vốn huy động càng thấp thì tính thanh khoản càng cao và ngƣợc lại. Ví dụ một ngân hàng có khả năng huy động vốn với khoảng thời gian và mức lãi suất hợp lý thì với ngân hàng đó tính thanh khoản nguồn là cao. Tính thanh khoản của ngân hàng: tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi chúng đến 5 hạn với một chi phí hợp lý. Đối với ngân hàng thƣơng mại thì tính thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả, rút tiền và xin vay mới theo các yêu cầu cấp tín dụng hợp lệ của khách hàng. Nhƣ vậy một ngân hàng đƣợc coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh với một chi phí hợp lý đúng vào thời điểm khách hàng hoặc đối tác có nhu cầu. Tính thanh khoản của một ngân hàng đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn, tức là từ tài sản hiện có (dự trữ) và nguồn vốn có thể huy động mới. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh toán hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai điều trên. Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vƣợt quá khả năng thanh toán dự kiến. Nói cách khác, rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng không thể có đƣợc đủ số vốn khả dụng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình khi chúng đến hạn thanh toán. Rủi ro thanh khoản rất dễ bị lây lan ra toàn hệ thống. Rủi ro thanh khoản phát sinh từ vai trò cơ bản của các ngân hàng trong việc chuyển đổi kỳ hạn giữa tiền gửi ngắn hạn với các khoản cho vay dài hạn. Thực tế này xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản: ngân hàng đã dùng các nguồn vốn ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn…) trong khi đó phần lớn các tài sản có lại có thời hạn dài hơn nhƣ tín dụng, các khoản đầu tƣ, cho thuê…ngân hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn bên tài sản Nợ để tài trợ cho các tài sản bên tài sản Có với thời hạn dài hơn. Đặt tình huống tất cả hoặc một lƣợng lớn nguồn vốn bên tài sản Nợ đều bị rút ra thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản do không thể ngay lập tức thu hồi các tài sản bên tài sản Có 6 Rủi ro thanh khoản bao gồm hai loại rủi ro: rủi ro thanh khoản vốn và rủi ro thanh khoản của thị trƣờng. Rủi ro thanh khoản vốn là rủi ro mà các ngân hàng không thể đáp ứng một cách hiệu quả dòng tiền mong đợi và không mong đợi trong cả hiện tại lẫn tƣơng lai mà không ảnh hƣởng đến hoạt động hàng ngày hoặc tình hình tài chính. Rủi ro thanh khoản thị trƣờng là rủi ro mà ngân hàng không dễ dàng bù đắp hoặc loại bỏ vị thế theo giá thị trƣờng do thị trƣờng giảm sâu hoặc bị đổ vỡ. Có mối quan hệ mạnh mẽ giữa rủi ro thanh khoản vốn và rủi ro thanh khoản của thị trƣờng, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Drehmann và Nikolau (2009) chỉ ra thực tế là cú sốc đối với thanh khoản về vốn có thể dẫn đến bán tài sản và giảm trị tài sản. Thanh khoản thị trƣờng thấp hơn dẫn đến sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn và làm tăng rủi ro thanh khoản tài trợ. Brunnermeier (2009) cũng có cùng quan điểm giải thích bằng hai hình xoắn ốc thanh khoản luôn đi cùng với nhau: xoắn ốc tổn thất và xoắn ốc đòn bẩy. Giảm vị thế Thiệt hại ban đầu Các vấn đề về vốn Đòn bẩy cao hơn Giá di chuyển ra khỏi mức cơ bản Thiệt hại ở vị trí hiện tại Hình 2.1: Xoắn ốc tổn thất và xoắn ốc đòn bẩy (Brunnermeier (2009) ) Xoắn ốc tổn thất có thể bắt đầu từ một cá nhân tham gia thị trƣờng bị thiệt hại bởi cú sốc thanh khoản. Điều này có thể xảy ra do bất kỳ tổn thất nào. Ngƣời tham gia có thể phải điều chỉnh danh mục đầu tƣ của mình bằng cách bán tài sản (ngay cả với giá thấp) để duy trì tỷ lệ đòn bẩy. Những vụ mua bán này làm giảm giá hơn nữa. Xoắn ốc đòn bẩy củng cố xoắn ốc tổn thất. Vì đòn bẩy tài chính tăng, nhà đầu tƣ phải bán nhiều hơn vì họ cần phải giảm tỷ lệ đòn bẩy. Vì vậy, 7 cơ chế hoạt động nhƣ sau: vấn đề vốn buộc các nhà đầu tƣ thay đổi vị thế của họ. Thay đổi này gây ra nhiều tổn thất và đòn bẩy cao hơn, do đó làm trầm trọng thêm các vấn đề vốn và nhƣ vậy theo Brunnermeier (2009) cơ chế này có thể giải thích đƣợc vì sao mà một cú sốc tƣơng đối nhỏ có thể gây ra tính thiếu thanh khoản tăng lên một cách đột ngột. Các ngân hàng huy động tiền gửi và đầu tƣ vốn này vào các tài sản dài hạn và ít thanh khoản chẳng hạn nhƣ các khoản vay. Vì lý do này các ngân hàng có thể dễ bị tổn thƣơng trƣớc những cú sốc thanh khoản phát sinh chủ yếu từ phía bảng cân đối kế toán. Nếu một lƣợng lớn ngƣời gửi tiền có nhu cầu tiền mặt, các ngân hàng có thể cần phải thanh lý tài sản kém thanh khoản. Vì điều này kéo theo tổn thất lớn, sự thiếu hụt thanh khoản có thể biến thành một cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán (Aspachs et al, 2005). Gần đây, nhiều ngân hàng đã vỡ nợ không phải vì thiếu lợi nhuận mà vì những vấn đề thanh khoản ngắn hạn (Ozdincer, C. Ozyildirim (2008)). Các dấu hiệu đầu tiên của một cuộc khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng nói chung thể hiện dƣới hình thức thâm hụt thanh khoản trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản có thể lây lan, Valla, Saes-Escorbiac (2008) mô tả cơ chế lan truyền trong bối cảnh bình đẳng của thị trƣờng tiền tệ xuất phát từ việc thanh lý các khoản tiền gửi liên ngân hàng để đáp ứng các khoản rút tiền gửi đột xuất, dự trữ khan hiếm hoặc thắt chặt trong việc cho vay liên ngân hàng khi khả năng thanh toán của khách hàng vay trên thị trƣờng liên ngân hàng là không rõ ràng. Họ cũng mô tả các yếu tố mà dẫn đến sự lan truyền đổ vỡ của các ngân hàng, chẳng hạn nhƣ khả năng hấp thu hạn chế tài sản bán của thị trƣờng tài chính, cơ chế làm việc không hiệu quả khi thanh lý tài sản, sự liên kết trực tiếp mạnh mẽ giữa bảng cân đối kế toán và các hiện tƣợng liên quan đến thay đổi giá tài sản. 8 Vento và Ganga (2009) làm nổi bật thực tế là rủi ro thanh khoản không chỉ là rủi ro cục bộ mà còn là rủi ro liên kết, với đặc tính tự nhiên của nó, có thể đƣợc kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm bởi các rủi ro tài chính và rủi ro trong hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thƣơng mại. Rủi ro tín dụng Rủi ro thị trƣờng Rủi ro tập trung Rủi ro thanh khoản Rủi ro danh tiếng Rủi ro hoạt động Rủi ro hàng ngày Hình 2.2: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác trong hoạt động của NHTM (G.A. Vento, P. La Ganga, (2009)) Ví dụ, nếu một ngân hàng thất bại trong việc đáp ứng nghĩa vụ đến hạn, vậy ngoài rủi ro thanh khoản của ngân hàng, còn có thể làm phát sinh những vấn đề liên quan đến pháp lý và rủi ro danh tiếng (Zarei, 2011) Prelipcean và Boscoianu (2011) đề cập đến mối quan hệ giữa đổi mới tài chính và khả năng thanh toán: các sản phẩm tài chính mới trong thị trƣờng mới nổi tạo ra một cảm giác kích thích thanh khoản, nhƣng các nhà quản lý phải tính đến sự mong manh của các thị trƣờng này, do tính thống nhất và biến động. Rất khó để ngăn chặn những cú sốc tài chính và quy định càng bị siết chặt thì các ngân hàng càng thiếu tính thanh khoản. Rochet (2008) đề cập đến ba nguồn chính của rủi ro thanh khoản: 1) Ở bên Nợ của bảng cân đối kế toán, khó có thể ƣớc tính cụ thể và chắc chắn khối lƣợng rút tiền gửi hoặc gia hạn các khoản vay liên ngân hàng, đặc biệt 9 là khi các ngân hàng bị nghi ngờ về mất khả năng thanh toán hoặc khi có sự thiếu hụt thanh khoản tạm thời. 2) Ở bên Có của bảng cân đối kế toán, khó có thể ƣớc tính cụ thể về nhu cầu cho vay của ngân hàng trong tƣơng lai, 3) Hoạt động ngoại bảng, nhƣ dòng tín dụng và các cam kết khác, đƣợc thực hiện bởi các ngân hàng trên thị trƣờng phái sinh. Theo Crockett (2008), tính thanh khoản không chỉ đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố ngoại sinh (nhƣ cơ sở hạ tầng thị trƣờng hiệu quả, chi phí giao dịch thấp, số lƣợng lớn ngƣời mua và ngƣời bán, tài sản giao dịch minh bạch), mà còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố nội sinh, đặc biệt là phản ứng năng động của ngƣời tham gia thị trƣờng khi đối mặt với sự không chắc chắn và những thay đổi trong giá trị tài sản. Trong điều kiện thuận lợi, thanh khoản luôn có sẵn, giá rẻ và có thể chịu tác động bởi các yếu tố ngoại sinh. Nhƣng trong điều kiện căng thẳng, thanh khoản trở nên rất khan hiếm và đắt tiền và nó có thể trở nên không có hiệu quả. Theo Aspachs and et al (2005), có một số cơ chế các NH có thể sử dụng để chống lại cuộc khủng hoảng thanh khoản: 1) Các ngân hàng giữ bộ đệm thanh khoản ở phía bên Có của bảng cân đối kế toán. Một bộ đệm đủ lớn gồm tài sản nhƣ tiền mặt, tiền gửi NHTW và các ngân hàng khác, chứng khoán nợ của chính phủ và chứng khoán tƣơng tự hoặc giao dịch repo ngƣợc lại làm giảm xác suất mà các nhu cầu về thanh khoản đe doạ đến sự sống còn của ngân hàng. 2) Chiến lƣợc thứ hai đƣợc liên quan đến bên Nợ của bảng cân đối kế toán. Các NH có thể dựa vào thị trƣờng liên ngân hàng, nơi họ vay từ các NH khác trong trƣờng hợp có nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên, chiến lƣợc này liên quan chặt chẽ với rủi ro thanh khoản của thị trƣờng. 10 3) Chiến lƣợc cuối cùng liên quan đến bên Nợ của bảng cân đối kế toán. Ngân hàng trung ƣơng đóng vai trò nhƣ ngƣời cho vay cuối để cung cấp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các tổ chức tín dụng cụ thể và cung cấp thanh khoản tổng hợp trong trƣờng hợp thiếu hụt toàn hệ thống Để hạn chế sự rủi ro trong hệ thống ngân hàng, điều mà có thể đe doạ không chỉ đến sự ổn định về tài chính của một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới, uỷ ban Basel ra đời và ban hành hệ thống đo lƣờng vốn Basel. Hiệp ƣớc Basel I đƣợc ban hành năm 1988 và có hiệu lực từ năm 1992, sau đó để phù hợp với những thay đổi lớn của thị trƣờng, Basel I đã đƣợc cải tiến và sửa đổi nhiều lần và chính thức ban hành Basel II ngày 26/06/2004. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ 2008, những quy định về tài chính trong Basel II đã bộc lộ nhiều thiếu sót, để đối phó với những thiếu sót này Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel đã đạt đƣợc thoả thuận về những chuẩn mới trong Basel III với nhiều yêu cầu khắt khe, chặt chẽ hơn và đƣợc ban hành vào tháng 12/2010. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy chính việc không chú trọng vấn đề thanh khoản đã khiến nhiều ngân hàng phá sản. Với Basel III, để có đƣợc sự ổn định trong hệ thống tài chính, phải đáp ứng các quy định về tính thanh khoản và an toàn vốn. An toàn vốn tạo nên tấm đệm để sống sót trong dài hạn, còn thanh khoản là để sống sót trong ngắn hạn. So sánh với Basel II, Basel III yêu cầu các ngân hàng duy trì lƣợng vốn cấp 2 là 4.5% (Basel II = 2%), vốn cấp 1 là 6% (Basel II = 4%). Thêm vào đó, Basel II đƣa ra các nguồn vốn bổ sung (gọi là vốn đệm) nhằm bảo toàn nguồn vốn của ngân hàng và ngăn chặn biến động của chu kỳ kinh tế. Trong đó, tỷ lệ vốn đệm bắt buộc để bảo toàn nguồn vốn ngân hàng là 2.5% trong thời kỳ tăng trƣởng tín dụng quá cao. Ngoài ra, Basel III còn đƣa ra tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu nhằm tránh tình trạng lạm dụng quá mức các đòn bẩy tài chính, góp phần đảm bảo an toàn hệ 11 thống. Tỷ lệ đòn bẩy tƣơng ứng với tỷ lệ vốn trên tài sản, đƣợc tính bằng cách chia vốn cấp 1 cho tổng tài sản hợp nhất trung bình của ngân hàng, dự kiến là trên 3%, tỷ lệ này sẽ đƣợc thử nghiệm trƣớc khi tỷ lệ thanh khoản bắt buộc đƣợc chính thức áp dụng vào tháng 01/2018. Đồng thời đƣa ra hai tỷ lệ thanh khoản gồm: tỷ lệ thanh khoản an toàn yêu cầu các ngân hàng phải duy trì đủ tài sản chất lƣợng cao, có thể chuyển ngay sang tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính bất thƣờng trong vòng 30 ngày; tỷ lệ quỹ bình ổn ròng yêu cầu các ngân hàng phải có sẵn nguồn tài chính dƣới dạng quỹ bình ổn để có thể đối phó với thời kỳ khó khăn tối thiểu là 01 năm, tỷ lệ này đƣợc tính bằng tỷ lệ quỹ bình ổn thực tế/quỹ bình ổn bắt buộc và bằng hoặc lớn hơn 1. Các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản sẽ đƣợc hình thành dần, để có thể đƣa vào áp dụng chính thức năm 2015 (tỷ lệ thanh khoản an toàn) và năm 2018 (tỷ lệ quỹ bình ổn ròng). Nhƣ vậy, có thể thấy trong khi Basel II chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn vốn, Basel III tập trung vào hai vấn đề: gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đƣa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản của hệ thống NHTM. Nhƣ vậy điểm khác biệt quan trọng giữa hai hiệp ƣớc là Basel III chú ý nhiều hơn đối với thanh khoản hệ thống NH. Mục tiêu của Basel III là buộc các ngân hàng phải duy trì lƣợng vốn khá lớn và giảm sự phụ thuộc của các ngân hàng vào các gói cứu trợ khủng hoảng. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của NH. Trong khi một vài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu thanh khoản của các NH ở một khu vực, một nhóm các quốc gia thì cũng có những nghiên cứu khác tập trung vào một quốc gia cụ thể. Dù nghiên cứu trên một nhóm các quốc gia hay ở một quốc gia riêng biệt thì các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của NH cũng đƣợc chia làm hai loại: các nhân tố bên trong (biến nội sinh) và các nhân tố bên ngoài (biến ngoại sinh). 12 Vodová (2011) xác định những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Cộng hòa Séc. Để đáp ứng mục tiêu của mình tác giả đã xem xét bộ dữ liệu ngân hàng cụ thể và tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2001-2009 và sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích. Nghiên cứu này xem xét ảnh hƣởng của 4 biến nội sinh và 8 biến ngoại sinh đến thanh khoản ngân hàng. Tác động kỳ vọng của các biến độc lập về thanh khoản ngân hàng là: vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lạm phát và lãi suất liên ngân hàng tác động tích cực, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận ngân hàng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, lãi suất chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp và biến giả của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2009 có tác động tiêu cực. Riêng kỳ vọng về tác động của quy mô ngân hàng là không rõ ràng (+ / -). Biến phụ thuộc (tức là tính thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại) đƣợc đo bằng cách sử dụng bốn chỉ số thanh khoản nhƣ tài sản lỏng trên tổng tài sản, tài sản lƣu động trên tổng số tiền gửi và cho vay, cho vay trên tổng tài sản và cho vay trên tiền gửi và tài chính ngắn hạn. Nghiên cứu của Vodová (2011) cho thấy thanh khoản ngân hàng có mối quan hệ tích cực đến vốn chủ sở hữu, lãi suất cho vay, phần nợ xấu và lãi suất giao dịch liên ngân hàng. Ngƣợc lại, cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc có tác động tiêu cực đến thanh khoản ngân hàng. Mối quan hệ giữa quy mô của các ngân hàng và tính thanh khoản của nó là không rõ ràng nhƣ mong đợi. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận ngân hàng và tỷ lệ lãi suất chính sách tiền tệ không có tác động đáng kể đến tính thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Séc. Ở khu vực Châu Phi, một nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện bởi Fadare (2011), về tính thanh khoản hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở Nigeria với mục đích xác định các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng 13 ở Nigeria, và đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố quyết định thanh khoản ngân hàng và những rào cản tài chính trong nền kinh tế. Mô hình sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính OLS và dữ liệu bảng trong thời gian 1980-2009. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có tỷ lệ thanh khoản, lãi suất chính sách tiền tệ và biến trễ lãi suất cho vay là có ý nghĩa để dự đoán thanh khoản hệ thống ngân hàng. Nói chung, kết quả cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính thì tiền gửi ngân hàng không đảm bảo đƣợc tính thanh khoản và chính sách tiền tệ phải đảm bảo thanh khoản trong giai đoạn này, điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo sự sống còn của ngành ngân hàng. Tại Mỹ La tinh và các nƣớc vùng biển Caribbean, Moore (2010) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại. Nghiên cứu có ba mục tiêu chính: thảo luận về các hành vi liên quan đến thanh khoản ngân hàng thƣơng mại trong các cuộc khủng hoảng ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, xác định các yếu tố quyết định thanh khoản, đánh giá thanh khoản ngân hàng thƣơng mại trong thời gian khủng hoảng là cao hơn hay thấp hơn so với điều kiện kinh tế bình thƣờng. Thanh khoản đƣợc đo bằng tỷ lệ cho vay/tiền gửi phụ thuộc vào các yếu tố: nhu cầu tiền mặt của khách hàng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tiền mặt/huy động sẽ có tác động tiêu cực, tình hình kinh tế vĩ mô, trong đó thời kỳ suy thoái kinh tế, nhu cầu tiền mặt giao dịch thấp hơn nên dẫn đến kỳ vọng sẽ có tác động tích cực về thanh khoản và lãi suất thị trƣờng tiền tệ ngắn hạn nhƣ là chi phí cơ hội của thanh khoản kỳ vọng sẽ có tác động tiêu cực đến thanh khoản. Sử dụng mô hình hồi quy ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự biến động của tỷ lệ tiền mặt/huy động và lãi suất thị trƣờng tiền tệ có tác động tiêu cực và đáng kể đến thanh khoản. Trong khi đó, thanh khoản có xu hƣớng tỉ lệ nghịch với chu kỳ kinh doanh trong một nửa số các nƣớc nghiên cứu, cho thấy các ngân hàng thƣơng mại có xu hƣớng dự trữ dƣ thừa nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái. Nói 14 chung, kết quả cho thấy rằng trung bình, thanh khoản ngân hàng thấp hơn khoảng 8% so với thời kỳ kinh tế bình thƣờng. Thanh khoản của các ngân hàng tiết kiệm nhà nƣớc Đức và các yếu tố tác động đến thanh khoản đã đƣợc phân tích bởi Rauch and et al (2009). Nghiên cứu có 2 mục tiêu: đầu tiên, cố gắng đo lƣờng các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của tất cả 457 ngân hàng tiết kiệm nhà nƣớc ở Đức trong giai đoạn 19972006. Thứ hai, phân tích ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ vào việc tạo ra thanh khoản ngân hàng. Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tính toán của Berger và Bouwman (2007) và Deep và Schaefer (2004). Để đo lƣờng ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ, nghiên cứu phát triển một mô hình hồi quy bảng. Theo nghiên cứu này, các yếu tố sau đây có thể tác động đến thanh khoản ngân hàng: Lãi suất chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ thắt chặt kỳ vọng sẽ làm giảm thanh khoản ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, đƣợc kết nối với các nhu cầu vay vốn có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản, hạn ngạch tiết kiệm ảnh hƣởng tích cực đến thanh khoản các ngân hàng, mức độ thanh khoản trong giai đoạn trƣớc có tác động tích cực, quy mô của các ngân hàng đo bằng tổng số lƣợng khách hàng ngân hàng có tác động tiêu cực, và lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng sẽ làm giảm thanh khoản ngân hàng. Để thực hiện đo lƣờng khả năng thanh toán và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản ngân hàng, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong ngân hàng là dữ liệu bảng cân bằng và dữ liệu kinh tế vĩ mô. Các biến kinh tế vĩ mô nói chung cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sức khỏe nền kinh tế và thanh khoản ngân hàng. Các nền kinh tế càng khỏe mạnh thì tính thanh khoản càng cao. Nó chỉ ra rằng các tỷ lệ lãi trên thu nhập càng cao thì càng tạo ra tính thanh khoản hơn. Các biến khác liên quan đến ngân hàng, chẳng hạn nhƣ quy mô hoặc lợi nhuận cho thấy không có ảnh hƣởng đáng kể về mặt thống kê vào việc tạo ra tính thanh khoản của các ngân hàng. Yếu tố quyết định thanh khoản của các ngân hàng từ các nền kinh tế mới nổi đƣợc lấy mẫu từ các ngân hàng thƣơng mại tại 36 quốc gia đang nổi lên từ 15 năm 1995-2000 và đƣợc phân tích bởi Bunda và Desquilbet (2008). Nghiên cứu này tìm hiểu thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại bị ảnh hƣởng bởi chế độ tỷ giá hối đoái tại các nƣớc trong mẫu nghiên cứu. Tính thanh khoản của các ngân hàng phụ thuộc vào hành vi cá nhân của các ngân hàng, thị trƣờng và môi trƣờng kinh tế vĩ mô và chế độ tỷ giá hối đoái, cụ thể là các yếu tố: tổng tài sản nhƣ một thƣớc đo quy mô của các ngân hàng, lãi suất cho vay nhƣ một thƣớc đo của lợi nhuận cho vay, và việc một cuộc khủng hoảng tài chính có thể bị gây ra bởi thanh khoản ngân hàng yếu kém kỳ vọng sẽ có tác động tiêu cực đến thanh khoản ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một biện pháp an toàn vốn, các quy định đảm bảo an toàn, có nghĩa là ngân hàng phải có đủ tài sản lỏng, tỷ lệ chi tiêu công trên tổng sản phẩm trong nƣớc đo lƣờng khả năng cung cấp tài sản lỏng, lạm phát làm tăng tính dễ tổn thƣơng của các ngân hàng đối với các khoản nghĩa vụ đến hạn, và các nƣớc có chế độ tỷ giá hối đoái cực đoan (chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn/cố định) đƣợc kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến thanh khoản ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008) cho thấy, có tác động tích cực đối với các yếu tố tỷ lệ an toàn vốn, lãi suất cho vay, chi tiêu công so với GDP. Mặt khác, các quy định bảo đảm an toàn và cuộc khủng hoảng tài chính đã cho thấy tác động tiêu cực đáng kể đối với thanh khoản ngân hàng. Nó cũng cho thấy rằng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn/cố định, các ngân hàng thƣơng mại thanh khoản hơn trong chế độ tỷ giá trung gian. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của quy mô ngân hàng là không đáng kể. Lucchetta (2007) đã phân tích bằng thực nghiệm giả thuyết cho rằng lãi suất ảnh hƣởng đến các khả năng chấp nhận rủi ro và quyết định nắm giữ thanh khoản của các ngân hàng tại các quốc gia châu Âu. Thanh khoản bị ảnh hƣởng bởi: hành vi của ngân hàng trên thị trƣờng liên ngân hàng – thanh khoản của các ngân hàng càng cao thì là nó cho vay nhiều hơn trên thị trƣờng liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng nhƣ một thƣớc đo khuyến khích các ngân hàng nắm giữ 16 thanh khoản, lãi suất chính sách tiền tệ là thƣớc đo khả năng cung cấp các khoản vay cho khách hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên doanh thu lãi ròng, là thƣớc đo chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, quy mô ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng tổng tài sản. Yếu tố nội tại và yếu tố vĩ mô quyết định tính thanh khoản của các ngân hàng Anh đã đƣợc nghiên cứu bởi Aspachs and et al (2005). Các nhà nghiên cứu sử dụng bảng cân đối kế toán chƣa hợp nhất của 57 ngân hàng Anh trong giai đoạn từ quý 1/1985 đến quý 4/2003. Họ cho rằng tỷ lệ thanh khoản phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: khả năng có đƣợc sự hỗ trợ từ LOLR làm giảm động lực nắm giữ tài sản lƣu động, lợi nhuận lãi biên đo lƣờng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản lƣu động kỳ vọng có tác động tiêu cực, lợi nhuận ngân hàng theo lý thuyết tài chính tỷ lệ nghịch với khả năng thanh toán, tăng trƣởng tín dụng - các tín hiệu tăng trƣởng tín dụng cao thì càng làm tăng tài sản kém thanh khoản, quy mô của các ngân hàng kỳ vọng sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực, tốc độ tăng trƣởng GDP nhƣ một chỉ số của chu kỳ kinh doanh tƣơng quan nghịch với thanh khoản ngân hàng, lãi suất ngắn hạn đại diện cho hiệu quả chính sách tiền tệ kỳ vọng có tác động tiêu cực đến thanh khoản. Các kết quả phân tích hồi quy cho thấy khả năng nhận đƣợc hỗ trợ từ LOLR, lợi nhuận lãi biên, và tăng trƣởng tín dụng có tác động tiêu cực đáng kể đến thanh khoản ngân hàng. Cách tiếp cận của Fielding (2005) rất độc đáo. Các nhà nghiên cứu ƣớc tính một mô hình chuỗi thời gian của thanh khoản dƣ thừa trong hệ thống ngân hàng Ai Cập. Những yếu tố quyết định khả năng thanh toán: mức sản lƣợng kinh tế, tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ mất giá của tỷ giá thị trƣờng chợ đen và tỷ lệ bất ổn chính trị dự kiến sẽ có tác động tích cực đến thanh khoản ngân hàng trong khi đó, tỷ lệ tiền gửi và tác động của cải cách kinh tế dự kiến có tác động tiêu cực đến thanh khoản ngân hàng. Tác động của dự trữ bắt buộc dự kiến là không rõ ràng. Theo kết quả của nghiên cứu, tự do hóa tài chính và ổn định tài chính đã làm giảm thanh khoản dƣ thừa, những hiệu ứng này đã đƣợc bù lại bởi sự gia tăng trong số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan