Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đồ án tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin phân tích thiết kế xây dựng website q...

Tài liệu Đồ án tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin phân tích thiết kế xây dựng website quản lý cán bộ công chức thành phố cho sở nội vụ tp. hồ chí minh

.PDF
160
1004
112

Mô tả:

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trường Đại Học Mở Tp.HCM Khoa Công Nghệ Thông Tin ------------------------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ CHO SỞ NỘI VỤ TP.HCM GVHD: Th.s Nguyễn Lâm Kim Thy SVTH: Lê Công Toàn MSSV: 106H1100 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2009 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền hành chính Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa để tham gia vào nền kinh tế thế giới, chính phủ xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 là cải cách nền hành chính nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại bước đột phá mới cho công tác quản lý Cán bộ công chức, giúp đơn vị nắm bắt các thông tin của một cán bộ như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, quá trình lương, quá trình công tác; danh sách phòng ban, danh sách lãnh đạo… một cách chính xác và kịp thời. Từ đó, đơn vị quản lý và tham mưu có thể đưa ra các kế hoạch, quyết định đúng đắn trong công các quản lý hành chính, tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy, giảm thời gian và chi phí, nâng cao kết quả hoạt động. Trong thời đại công nghệ thông tin, có rất nhiều việc mà đáng lẽ một hệ thống nhân sự phải giải quyết cật lực mới xong thì một phần mềm hoàn hảo có thể giúp đơn vị hành chính giải quyết vấn đề trong thời gian kỷ lục. Luận văn “Quản lý Cán bộ công chức thành phố” sẽ hỗ trợ việc quản lý Cán bộ công chức với các chức năng cơ bản và các báo cáo nhằm đáp ứng được nhu cầu cho Sở Nội vụ Tp.HCM. TP.Hồ Chí Minh Ngày 20 tháng 01 năm 2009 Sinh viên thực hiện LÊ CÔNG TOÀN Trang 1 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ LỜI CÁM ƠN Chúng em xin chân thành cám ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Đại Học Mở TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Lâm Kim Thy người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường và cũng xin gửi lời cám ơn đến những bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên em trong những lúc khó khăn cũng như trong suốt những năm học vừa qua. Và cuối cùng cũng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy chúng con nên người và đạt được kết quả ngày hôm nay. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong quý thầy cô cảm thông và tận tình chỉ bảo. TP.Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 01 năm 2009 Sinh viên thực hiện LÊ CÔNG TOÀN Trang 2 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................... MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 2 3 4 5 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 7 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG..................................................................................... 7 I. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................................. 7 II. CÁC MẪU BÁO BIỂU.................................................................................... 1 2 III. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ......................................................... 15 IV. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI………………....................................................... 16 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 18 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................. 18 I. PHÂN TÍCH MỨC Ý NIỆM ............................................................................... 19 1. Mô hình ý niệm truyền thông ......................................................................... 19 Mô hình toàn cục ........................................................................................... 19 2. Mô hình ý niệm dữ liệu .................................................................................. 28 Mô hình đồ họa toàn cục ................................................................................ 29 3. Mô hình ý niệm xử lý ..................................................................................... 73 II. PHÂN TÍCH MỨC LOGIC .......................................................................... 88 1. Mô hình tổ chức xử lý ................................................................................. 89 III. PHÂN TÍCH MỨC VẬT LÝ...................................................................... 96 1. Mô hình vật lý dữ liệu ................................................................................. 98 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 135 TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN ................................................. 135 Giới thiệu về mô hình dữ liệu quan hệ ……...………………… …. ........... 135 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Sql Server 2005 …. ....................... 136 Giới thiệu về ngôn ngữ Asp.net và Vb. Net …. .......................................... 142 Giới thiệu công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu Amc * Designor …. .................... 145 Giới thiệu Crystal report 11.0 …. ........................................................ Trang 5 149 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................................................... I. SƠ ĐỒ CÁC CHỨC NĂNG ……………………………............................ II CÁC CHỨC NĂNG VÀ NGHIỆP VỤ CHÍNH .......................................... III. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH .............................................. 151 151 151 152 156 CHƯƠNG 5 ........................................................................................................... 160 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 160 I. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH .......................... 160 II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ................................................. 160 Trang 6 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG I. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ngành tổ chức Nhà nước Việt Nam được thành lập ngay từ những ngày đầu khi nhân dân ta có được Chính phủ lâm thời năm 1945. Trong suốt gần 6 thập kỷ qua, ngành tổ chức Nhà nước chúng ta có những lần đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn trong từng giai đoạn. Song, chức năng cơ bản của ngành tổ chức Nhà nước là giúp Chính phủ xây dựng chính quyền nhân dân, quản lý địa giới hành chính và đội ngũ cán bộ công chức thì không thay đổi. Là một bộ phận của ngành tổ chức Nhà nước Việt Nam, Ban Tổ chức Chính quyền thành phố – nay là Sở Nội vụ được thành lập theo Quyết định số 311/TCCQ ngày 10/11/1975 của Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia định. Ban Tổ chức Chính quyền thành phố được thành lập và thực sự trở thành cơ quan tham mưu trong việc xác định đơn vị hành chính, mô hình tổ chức bộ máy, chuẩn bị đội ngũ cán bộ nhằm thiết lập hệ thống chính quyền nhân dân từ thành phố đến cơ sở và các tổ chức tự quản của nhân dân dưới chính quyền cơ sở. Hai mươi chín năm qua, ngành Tổ chức Nhà nước thành phố đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng thành phố. Với đội ngũ cán bộ công chức trên dưới 50 người, Ban Tổ chức Chính quyền thành phố – nay là Sở Nội vụ đã thực hiện khối lượng công việc rất lớn trên các mặt: xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính và đội ngũ cán bộ công chức viên chức trên 100 ngàn người. Kết quả công việc đã làm được trong 33 năm qua có loại việc có thể tổng hợp thành số thống kê nhưng còn nhiều việc không thể tổng kết bằng những con số được. Đó là kết quả từ thành phố cho phép làm thí điểm, đề xuất Trung ương đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước, mở đường cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển; đó là, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, cải cách hành chính, thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, thực hiện chủ trương xã hội hóa bắt đầu từ lĩnh vực y tế, giáo dục; đó là chính sách và quy chế tổ chức hoạt động đối với cán bộ phường, xã, thị trấn. Ghi nhận thành tích nêu trên, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tặng Huân chương Lao động Hạng 3 cho cán bộ công chức Trang 7 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh. Thành tích nêu trên là công sức đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ công chức đã và đang làm việc tại Sở Nội vụ, và từ sự lãnh đạo chỉ đạo của Bộ Nội vụ, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, từ sự hợp tác tích cực của các đồng chí lãnh đạo các Sở ngành, các quận huyện. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH SỞ NỘI VỤ BAN GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG KHÓA CHÍNH.CÔNG CHỨC VIÊN KHÓA CHÍNH.CẢI CÁCH HÀNH KHÓA CHÍNH.XÂY DỰNG CHÍNH THANH TRA KHÓA CHÍNH.SỞ NGÀNH Địa chỉ: 86b Lê Thánh Tôn, Q1, Tp.HCM Số điện thoại: 8292248 Fax: 8231489 Website: http://www.sonoivu.hochiminhcity.gov.vn/ Chức năng - nhiệm vụ của Sở Nội vụ Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về nội vụ, bao gồm các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy các đơn vị hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp phường); Hội, tổ chức phi Chính phủ; các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc các Bộ - Ngành Trung ương và các địa phương, các tổ chức Hội thuộc Trung ương trú đóng trên địa bàn thành phố. Sở Nội vụ có nhiệm vụ : 1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố các quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 2. Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về công tác nội vụ trên địa bàn thành phố. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Trang 8 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ 4. Về tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp của thành phố : a- Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy đối với các đơn vị hành chính, các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp. b- Trình Ủy ban nhân dân thành phố đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật. c- Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố. d- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận - huyện việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận huyện quản lý. e- Tham gia với cơ quan chuyên môn thành phố có liên quan hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp của thành phố. 5. Về tổ chức các đơn vị hành chính của thành phố : a) Trình Ủy ban nhân dân thành phố đề án về thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. b) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu, hướng dẫn, theo dõi công tác tổ chức và hoạt động của bộ máy Chính quyền các cấp thuộc thành phố; phối hợp với các cơ quan hữu quan của thành phố tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội; tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thuộc thành phố theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương; tổng hợp báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, bầu Ủy ban nhân dân và thực hiện các thủ tục để Ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn hoặc trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật. c) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước đối với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân các cấp để tổng hợp báo cáo theo quy định. 6. Về công tác địa giới hành chính : a/ Tổ chức triển khai thực hiện các nguyên tắc về quản lý, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. b/ Theo dõi, quản lý địa giới hành chính của thành phố; chuẩn bị các thủ tục đề nghị việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính, nâng cấp đô Trang 9 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ thị theo quy định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tại địa phương. c/ Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vấn đề tranh chấp địa giới hành chính; tổng hợp để thành phố báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề tranh chấp địa giới hành chính còn có ý kiến khác nhau. d/ Tổng hợp và quản lý hồ sơ địa giới, mốc, chỉ giới hành chính của thành phố theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội vụ. 7. Về công tác cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước của thành phố : a- Trình Ủy ban nhân dân thành phố các đề án, phương án về phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và cán bộ công chức cấp phường; chính sách, chế độ tiền lương, trợ cấp và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ dân cử; sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. b- Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp : - Xây dựng và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch biên chế của địa phương để Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn tổng biên chế sự nghiệp và thông qua tổng biên chế hành chính trước khi báo cáo Bộ Nội vụ. - Trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận - huyện; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. c- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp phường; công chức dự bị; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức cấp phường, công chức dự bị; giúp Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; hướng dẫn và kiểm tra việc thi tuyển, xét tuyển, bố trí, sắp xếp, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức cơ sở. d- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc diện Ủy ban nhân dân thành phố quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức của thành phố. e- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chức danh, tiêu chuẩn; tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, viên chức, xây dựng cơ cấu công chức trong các đơn vị thuộc thành phố theo quy định. 8. Thực hiện các mặt công tác thuộc lĩnh vực cải cách hành chính thành phố theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. Trang 10 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ 9. Về công tác tổ chức Hội và các tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thành phố : a) Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của Hội, tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thành phố theo quy định. b) Hướng dẫn, kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân thành phố xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện điều lệ đối với Hội, tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thành phố. c) Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý Hội trên địa bàn thành phố báo cáo Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân thành phố. 10. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và theo các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân thành phố. 11. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được Ủy ban nhân dân thành phố giao theo quy định của pháp luật. 12. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp thành phố, Ủy ban nhân dân quận -huyện và cấp phường. 13. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo lĩnh vực công tác được giao đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp của các Bộ - Ngành Trung ương, các Hội và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn thành phố. 14. Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp; số lượng đơn vị hành chính quận - huyện, cấp phường và khu phố, tổ dân phố, ấp; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức cấp phường; hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. 15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ. 16. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực công tác được giao. 17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định, với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nội vụ. 18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Sở theo quy định. 19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao. Trang 11 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ II. CÁC MẪU BÁO BIỂU Mẫu Danh sách Cán bộ Công chức Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Mẫu thống kê số lượng Cán bộ Công chức được nâng lương Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Mẫu thống kê số lượng Cán bộ Công chức theo tuổi Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Mẫu Thống kê số lượng Cán bộ Công chức hiện có III. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Quy trình thẩm định lương tại Sở Nội vụ: Hàng năm Sở Nội vụ phải tiến hàng thẩm định lương cho khoảng 100.000 Cán bộ công chức, viên chức (CBCC-VC) toàn Thành phố và ra quyết định nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho khoảng 12.500 CBCC-VC. Công việc này thường tập trung tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng cuối năm (tháng 9-12) và sử dụng hầu như toàn bộ nhân lực của Sở. Quy trình của công việc này như sau: • Đầu tháng 9 hằng năm tất cả các đơn vị (24 Quận Huyện và 64 Sở Ban Ngành) phải gửi danh sách CBCC-VC và danh sách CBCC – VC được nâng lương của Trang 15 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ đơn vị mình về cho Sở Nội vụ bằng đường công văn và bằng tập tin excel (theo mẫu đã định sẵn). • Sở Nội vụ sẽ phân công việc thẩm định cho từng phòng ban (Phòng Xây dựng chính quyền sẽ đảm nhận việc thẩm định cho 24 Quận Huyện, Phòng Sở Ngành sẽ đảm nhận việc thẩm định cho 64 Sở Ban Ngành). • Việc thẩm định này là việc thẩm định bằng thủ công (dò từng người được nâng lương của đơn vị với danh sách CBCC-VC). • Sau khi danh sách đã khớp sẽ tiến hành in quyết định cho các CBCC-VC bằng cách sử dụng mail – merge. Hạn chế của quy trình trên: • Khó khăn trong việc quản lý CBCC-VC (Thêm mới – xoá, sửa – tìm kiếm – chuyển công tác..v.v) • Tốn thời gian và nhân lực cho việc thẩm định và in quyết định lương. • Khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo. • Hạn chế trong việc lưu trữ dữ liệu về CBCC-VC. IV. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xuất phát từ những nhược điểm của việc quản lý, thẩm định lương, in quyết định lương CBCC-VC Thành phố bằng thủ công, nên việc tin học hoá công tác quản lý là việc làm hợp lý. Từ những yêu cầu trên, Đề tài “Quản lý Cán bộ Công chức – viên chức Thành phố ”sẽ thực hiện các công việc sau: • Quản lý CBCC-VC o Thông tin cá nhân o Lương hiện hưởng o Trình độ o Quá trình lương o Quá trình công tác o Quan hệ gia đình o Điều động CBCC-VC • Quản lý và phân quyền người dùng. • Thẩm định lương o Xuất số liệu tổng hợp ra Excel (phân loại Quyết định theo diện UBND Tp ra quyết định, diện Sở Nội vụ ra quyết định và diện Chủ quản ra quyết định). o Theo dõi thẩm định (phục vụ đơn vị theo dõi việc thẩm định). Trang 16 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ • In quyết định lương • Báo cáo thống kê (Xuất ra tập tin Microsoft Excel) o Thống kê theo cơ cấu ngạch o Thống kê theo số lượng o Thống kê theo trình độ o Thống kê theo độ tuổi o Xuất danh sách nâng lương thành phố ra quyết định theo đơn vị. o Xuất danh sách nâng lương thành phố ra quyết định Chủ quản. o Xuất danh sách nâng lương Chủ quản ra quyết định theo đơn vị. o Xuất danh sách nâng lương Chủ quản ra quyết định theo Chủ quản. o Xuất danh sách CBCC-VC của đơn vị con o Xuất danh sách CBCC-VC của Chủ quản o Xuất danh sách nâng lương diện 2 năm và 3 năm theo đơn vị o Xuất danh sách nâng lương diện 2 năm và 3 năm theo Chủ quản. • Nâng ngạch cho CBCC-VC. • Tìm kiếm CBCC-VC theo điều kiện Hệ thống cho phép lưu trữ, cập nhật CBCC-VC một cách dễ dàng.Tối thiểu hoá thời gian thẩm định, tìm kiếm, thống kê - báo cáo. Tiết kiệm nhân lực và thời gian một cách đáng kể. Trang 17 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG I. PHÂN TÍCH MỨC Ý NIỆM 1. Mô hình ý niệm truyền thông Mô hình toàn cục Mô hình truyền thông cập nhật dữ liệu và lập báo cáo Xem xet yeu cau (2a) Yeu cau cung cap thong tin ve phong ban (1a) Phong Noi vu va Phong To chuc So Ban nganh QH Bo phan QL CBCC Cung cap thong tin ve phong ban (3a) Yeu cau lap Bao cao Thong ke (1c) Cap nhat thong tin Phong ban (4a) Cung cap thong tin CBCC (1b) Lap bao cao thong ke (2c) Nguoi dung He thong QL CBCC Dang nhap (2b) Cap nhat thong tin CBCC (4b) Lap bao cao thong ke (4d) Kiem tra dang nhap (3b) Yeu cau lap Bao cao Thong ke (1d) Kiem tra dang nhap (3d) Dang nhap (2d) Trang 18 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Mô hình truyền thông thẩm định và in QĐ lương Phong Noi vu va Phong To chuc So Ban nganh QH Cung cap so lieu nang luong cua Don vi (1f) Bo phan QL CBCC Yeu cau tham dinh so lieu nang luong (2f) Cung cap so lieu va DS Nang luong (6e) Nguoi dung Tham Dinh va In quyet dinh Luong (3f) Dang nhap (1e) Kiem tra dang nhap (2e) He thong QL CBCC Xu ly so lieu va lap ds nang luong (4e) Yeu cau cung cap so lieu nang luong (3e) Cung cap so lieu va DS Nang luong (5e) Trang 19 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Danh sách các Đối tượng: Danh sách tác nhân Tên Bo phan QL CBCC He thong QL CBCC Nguoi dung Phong Noi vu va Phong To chuc So Ban nganh QH Mã ACT_5 HE_THONG_QL_CBCC NGUOI_DUNG PHONGNHANSU Danh sách dòng Tên Cap nhat thong tin CBCC (4b) Cap nhat thong tin Phong ban (4a) Cung cap thong tin CBCC (1b) Cung cap thong tin ve phong ban (3a) Dang nhap (2b) Dang nhap (2d) Kiem tra dang nhap (3b) Kiem tra dang nhap (3d) Lap bao cao thong ke (2c) Lap bao cao thong ke (4d) Xem xet yeu cau (2a) Yeu cau cung cap thong tin ve phong ban (1a) Yeu cau lap Bao cao Thong ke (1c) Yeu cau lap Bao cao Thong ke (1d) Cung cap so lieu nang luong cua Don vi (1f) Cung cap so lieu va DS Nang luong (5e) Cung cap so lieu va DS Nang luong (6e) Dang nhap (1e) Kiem tra dang nhap (2e) Tham Dinh va In quyet dinh Luong (3f) Xu ly so lieu va lap ds nang luong (4e) Yeu cau cung cap so lieu nang luong (3e) Yeu cau tham dinh so lieu nang luong (2f) Mã CNTTCBCC_4B CNTTPB_4A CCTTCBCC_1B CCTTPB_3A DANG_NHAP_2B DANG_NHAP_2D KTDN_3B KTDN_3D LBCTK_2C LBCTK_4D XXYC_2A TTPB_1A YCLBCTK_1C YCLBCTK_1D CCSLNLDV_1F CCSL_DSNL_5E CCSS_DSNL_6E DANG_NHAP_2E KTDN_2E TDL_3F XLSL_DSNL_4E YCCCSLNL_3E YCTDSLNL_2F Trang 20 Đề tài : Quản lý Cán bộ công chức thành phố cho Sở Nội vụ Thông tin tác nhân Tác nhân Bo phan QL CBCC Tên : Mã : Nhãn : Kiểu : Bo phan QL CBCC ACT_5 Bên trong Danh sách vào Dòng vào Cung cap thong tin ve phong ban (3a) Cung cap so lieu nang luong cua Don vi (1f) Tác nhân gửi Phong Noi vu va Phong To chuc So Ban nganh QH Phong Noi vu va Phong To chuc So Ban nganh QH Danh sách ra Dòng ra Cap nhat thong tin Phong ban (4a) Yeu cau cung cap thong tin ve phong ban (1a) Yeu cau lap Bao cao Thong ke (1c) Yeu cau tham dinh so lieu nang luong (2f) Tác nhân Nhận He thong QL CBCC Phong Noi vu va Phong To chuc So Ban nganh QH He thong QL CBCC He thong QL CBCC Tác nhân He thong QL CBCC Tên : Mã : Nhãn : Kiểu : He thong QL CBCC HE_THONG_QL_CBCC Bên trong Danh sách vào Dòng vào Cap nhat thong tin CBCC (4b) Cap nhat thong tin Phong ban (4a) Dang nhap (2b) Dang nhap (2d) Kiem tra dang nhap (3b) Kiem tra dang nhap (3d) Lap bao cao thong ke (2c) Lap bao cao thong ke (4d) Tác nhân gửi Nguoi dung Bo phan QL CBCC Nguoi dung Nguoi dung He thong QL CBCC He thong QL CBCC He thong QL CBCC He thong QL CBCC Trang 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan