Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đồ án tốt nghiệp hồ sơ dự thầu gói thầu kỹ thuật xây dựng...

Tài liệu đồ án tốt nghiệp hồ sơ dự thầu gói thầu kỹ thuật xây dựng

.PDF
177
231
74

Mô tả:

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn, với mục đích chính là nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo tối đa hiệu quả kinh tế của dự án. 1.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế. - Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. - Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nước ta. - Đấu thầu xây lắp là động lực, là điều kiện để cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản nước ta cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp xây dựng nước nhà. - Đấu thầu xây lắp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài thông qua cạnh tranh quốc tế với các doanh nghiệp này. Từ đó giúp các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh lên và có thể đứng vững trên thị trường. - Đấu thầu xây lắp có tác dụng kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, kích thích việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến do vậy kích thích lực lượng sản xuất phát triển. 1.2. Đối với chủ đầu tư, chủ dự án - Thông qua đấu thầu xây lăp, chủ đầu tư sẽ tìm cho mình nhà thầu hợp lý nhất có khả năng đáp ứng được ba yêu cầu vế thời gian, chất lượng và chi phí. - Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả của hoạt động giao thầu, chủ đầu tư sẽ tăng được hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tiết kiệm vốn do chi phí được giảm tối thiểu, tránh được tình trạng lãng phí thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình thi công xây lắp. - Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất. Ngược lại, quyền lực của chủ đầu tư trong đấu thầu lại tăng lên. - Đấu thầu xây lắp cho kết quả là công trình sẽ được thi công với chất lượng cao nhất bằng những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của nhà thầu được lựa chọn, mà nếu không thực hiện đấu thầu thì sẽ khó đạt được chất lượng đó, thậm chí không tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện và công nghệ thi công. 1.3. Đối với nhà thầu: Do hoạt động đấu thầu tuân theo các nguyên tắc : - Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau - Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ - Nguyên tắc đánh giá công bằng - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh - Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 1 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các nguyên tắc này trong thực hiện đấu thầu xây lắp đã tạo nên nhiều thuận lợi trong hoạt động của các nhà thầu. Để thắng thầu, mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các máy móc kỹ thuật công nghệ lao động. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp Để thắng thầu, các doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đấu thầu giúp các doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Lý do chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp: Việc lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp sẽ giúp sinh viên hiểu biết cả về các biện pháp kỹ thuật trong thi công, tình hình giá cả trên thị trường, các văn bản pháp lý liên quan qua đó giúp sinh viên hình dung được một phần công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp. 3. Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp được giao: Lập HSDT gói thầu xây dựng công trình Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Đồ án tốt nghiệp có kết cấu như sau: - Phần mở đầu. - Phần lập HSDT gói thầu xây dựng. + Chương I : Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu. + Chương II : Biện pháp công nghệ-kỹ thuật và tổ chức thi công. + Chương III : Tính toán thể hiện giá dự thầu. + Chương IV : Hồ sơ hành chính pháp lý. CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU HSMT, MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU 1. Giới thiệu tóm tắt gói thầu. 1.1. Địa điểm, vị trí công trình. - Tên công trình: Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. - Địa điểm xây dựng: Số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Chủ đầu tư: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội. - Địa điểm xây dựng: + Địa điểm xây dựng toà nhà Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội toạ lạc tại số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Diện tích khu đất hình chữ L: 1.111,1m2, có một mặt tiền. + Phía Bắc giáp : Cơ sở làm việc của Nhà xuất bản y học cao 3 tầng và nhà ở dân cư. + Phía Nam giáp: Khu tập thể của ban Tư tưởng văn hoá trung ương và nhà ở dân cư phường Phan Chu Trinh. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 2 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Phía Đông giáp: Phố Lê Thánh Tông. + Phía Tây giáp: Tường rào của cơ quan vận chuyển cấp cứu 115 và nhà dân. 1.2. Quy mô công trình. Công trình Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội có quy mô gồm: 02 tầng hầm và 07 tầng nổi. Chiều cao công trình tính từ cốt +0.00 đến đỉnh chóp nhà là 31,6m trong đó chiều cao tầng 1 là 4,8m, các tầng từ 2 đến 6 là 3,3m, tầng 7 là 5m. Trong đó: a. Diện tích xây dựng nhà chính: - Số tầng: 07 tầng làm việc + 02 tầng hầm. - Diện tích sàn xây dựng: 02 tầng hầm: 965m2 x 02 tầng = 1.970m2 - Diện tích xây dựng tầng 1: 665m2 - Diện tích xây dựng tầng 2 đến tầng 7: 665 x 06 tầng = 3.990m2 - Diện tích sảnh chính + Sảnh phụ: 57m2 b. Diện tích xây dựng hạng mục phụ trợ: - Hàng rào (tường trang trí): 109,3 m - Hệ thống sân trước, tam cấp: 102m2 - Hệ thống sân sau: 120m2 - Hệ thống đường dốc xuống hầm: 44m2 - Hệ thống cây xanh bồn hoa: 180m2 - Hệ thống bể nước ngầm 04 bể: 02 bể dung tích 50m3; 02 bể dung tích 20m3 - Hệ thống bể phốt: Chịu được tải trọng cho xe đi qua dưới 5 tấn. 2. Giới thiệu nhà thầu. 2.1. Tên, địa chỉ nhà thầu. - Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội - Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Company No1 - Trụ sở chính: Số 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội - Số điện thoại: (04). 9426966 - Số Fax: (04).9426956 - Email: [email protected] 2.2. Năng lực của công ty 2.2.1. Ngành nghề kinh doanh - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đê đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp. - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế) - Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép) - Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp - Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường) SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG - Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện. - Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm. 2.2.2. Vốn sản xuất kinh doanh - Vốn điều lệ: 35.000.000.000 đ - Tổng nguồn vốn: 1.089.683.435.244 đ 2.2.3. Tình hình tài chính trong những năm qua a. Tình hình hoạt động tài chính trong 3 năm gần đây: Đơn vị tiền tệ: Việt nam đồng Năm 2007 2008 2009 1. Tổng số tài sản có 628.704.726.853 958.194.007.947 1.089.683.435.244 2. Tài sản có lưu động 600.380.573.540 933.218.496.169 1.057.882.121.294 3. Tổng số tài sản nợ 628.704.726.853 958.194.007.947 1.089.683.435.244 4. Tài sản nợ lưu động 603.887.808.667 932.202.121.803 1.050.261.667.070 5. Vốn kinh doanh 13.131.257.743 19.566.249.785 22.078.586.342 6. Doanh thu 530.775.146.445 478.332.006.245 629.702.234.091 7. Lợi nhuận trước thuế 9.679.284.595 3.542.933.433 3.072.852.587 b. Tên và địa chỉ Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng - Ngân hàng đâu tư và phát triển Hà Nội + Địa chỉ: Số 4 Lê Thánh Tông + Số tài khoản: 21110000000070 - Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam + Địa chỉ: 191 Bà Triệu, Hà Nội + Số tài khoản: 12010000010465 - Chi nhánh Láng Hạ - Ngân hàng NN & PTNN Việt Nam + Địa chỉ: Số 24 Láng Hạ, Hà Nội + Số tài khoản: 1400311010405 - Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam + Địa chỉ: Số 14 Láng Hạ, Hà Nội + Số tài khoản: 12510000014295 (Chi tiết về tình hình tài chính xem ở phụ lục 1) 2.2.4. Cơ cấu công ty - Thành lập theo quyết định số: 141A/BXD–TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ Xây dựng - Quyết định 1820/QĐ - BXD ngày 23/09/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển Công ty Xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009808 ngày 23/12/2005 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 4 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP a. Các phòng ban chức năng: Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kỹ thuật thi công Phòng bảo vệ thiết bị công trình. b. Số lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân (xem chi tiêt phụ lục 1) 2.2.5 Năng lực về máy móc phương tiện thi công (xem chi tiết ở phụ lục 1) 2.2.6 Các công trình nhà thầu đã và đang thi công và một số thông tin khác (xem chi tiết phụ lục 1) 3. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu 3.1. Đơn vị lập hồ sơ mời thầu: Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng 3.2. Những yêu cầu cơ bản trong HSMT 3.2.1. Bên mời thầu - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Nội. 3.2.2. Tên gói thầu Gói thầu xây dựng: Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 3.2.3. Địa điểm xây dựng Số 4B – Lê Thánh Tông – phường Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm. 3. 2.4. Tiến độ thực hiện Gói thầu được thực hiện trong 452 ngày (Tương ứng 21,5 tháng). Thời gian tính theo ngày dương lịch, tính liên tục từ ngày hợp đồng thi công xây dựng công trình có hiệu lực. 3.2.5. Hình thức thực hiện Hợp đồng trọn gói có điều chỉnh giá. Phạm vi và điều kiện điều chỉnh giá: Chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép áp dụng điều chỉnh giá: - Đối với khối lượng thi công cọc móng. - Khi có những khối lượng phát sinh (tăng hoặc giảm) không phải do nhà thầu gây ra. - Khi có những biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu và thiết bị. 3.2.6. Nguồn vốn - Nguồn vốn của chủ đầu tư - Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 3.2.7. Các nhà thầu hợp pháp Thư mời thầu này dành cho những Nhà thầu hợp pháp có: - Quyết định thành lập Doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ theo đúng yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu. - Độc lập về Tài chính. - Độc lập về Quản lý. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 5 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ngoài ra, Nhà thầu phải có đủ điều kiện được quy định trong luật đấu thầu và năng lực đáp ứng được các yêu cầu trong Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Nhà thầu phải cam đoan các tài liệu, số liệu đưa ra trong phần thông tin năng lực là chính xác. Các nhà thầu phải cung cấp đủ hồ sơ để chứng minh tính hợp pháp, năng lực của mình cho bên mời thầu, khi bên mời thầu yêu cầu bằng văn bản. 3.2.8. Năng lực nhà thầu Năng lực Nhà thầu tham gia dự thầu phải thoả mãn các yêu cầu “Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng, thầu chính và tổng thầu” quy định trong chương 3 - Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Ngoài ra Nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu: 1. Đơn vị dự thầu phải là doanh nghiệp chuyên ngành Xây dựng, có đầy đủ tư cách pháp nhân: Có đăng ký kinh doanh, có quyết định thành lập doanh nghiệp đang trong thời gian hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 2. Có vốn lưu động từ 3.000.000.000 đồng Việt Nam (ba tỷ đồng) trở lên, đáp ứng yêu cầu nêu trong Hồ sơ mời thầu; có khả năng ứng vốn để triển khai xây dựng theo tiến độ đề ra, không phụ thuộc vào tiến độ cấp vốn của Chủ đầu tư trong quá trình thi công. Trong 3 năm gần đây kinh doanh có lãi và nộp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước. 3. Có đủ năng lực kỹ thuật, công nghệ: Có công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu gói thầu. 4. Có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình tương tự như công trình nêu trong hồ sơ mời thầu, đã trúng thầu các gói thầu tương tự có giá trị từ 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng Việt nam) trở lên. 5. Các Hồ sơ của một Liên danh có hai hoặc nhiều đơn vị thành viên sẽ phải tuân thủ theo các thủ tục sau: - Đơn dự thầu và các văn bản được ký kết chính là sự ràng buộc pháp lý với tất cả các thành viên. - Một thành viên đại diện cho liên danh là người chịu trách nhiệm đại diện hợp pháp, được các thành viên uỷ quyền và phải nộp văn bản uỷ quyền đó. - Bên thành viên được uỷ quyền sẽ chịu trách nhiệm chính và tiếp nhận mọi hướng dẫn đối với tất cả các bên của liên danh. - Tất cả các thành viên của liên danh sẽ cùng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng theo đúng các điều khoản của hợp đồng và văn bản đề cập trong thư uỷ quyền cũng như trong đơn dự thầu và các thoả thuận khác. - Nộp bản sao của thoả thuận được các bên thành viên của liên danh ký kết cùng với Hồ sơ dự thầu. 3.2.9. Mỗi nhà thầu chỉ nộp một hồ sơ dự thầu SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 6 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mỗi nhà thầu độc lập hoặc đại diện liên danh chỉ được nộp một Hồ sơ dự thầu cho gói thầu (Trừ việc làm thầu phụ). Nếu nộp từ hai hồ sơ dự thầu trở lên cho gói thầu này sẽ không được xét thầu. 3.2.10. Khảo sát hiện trường - Nhà thầu đi thăm và xem xét thực tế hiện trường, thu thập tất cả các thông tin cần thiết để chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và Hợp đồng thi công công trình. Nhà thầu phải khảo sát kỹ hiện trường để chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ, an toàn và các yêu cầu khác của gói thầu. - Bên mời thầu sẽ sắp xếp và tổ chức cho các nhà thầu khảo sát thực tế hiện trường, giải thích nội dung yêu cầu kỹ thuật, kiến trúc, kết cấu công trình. - Chi phí thăm và khảo sát hiện trường do bên nhà thầu tự trang trải. - Đi thăm hiện trường trước khi đấu thầu xây dựng và nộp hồ sơ dự thầu được coi là những biểu hiện chấp nhận văn bản chỉ dẫn các nhà thầu của Bên mời thầu. 3.2.11 Các quy phạm mà nhà thầu phải tuân theo + Thi công và nghiệm thu cọc BTCT 20 TCVN-1982. + Đóng và ép cọc tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 286 – 2003 + Công tác đất quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447 – 1987 + Thiết kế nền móng công trình TCN 21-86. + Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT toàn khối- Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453- 87 và TCVN 4453- 95. + Tiêu chuẩn thiết kế BTCT TCVN 5574- 91. + Kỹ thuật về bơm bê tông TCVN 200 - 1997 + Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT- điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu TCVN 5724- 93. + Tiêu chuẩn bê tông nặng- yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên TCVN 4506- 87. + Kết cấu gạch đá- Quy phạm thi công nghiệm thu TCVN 4085- 85. + Kết cấu thép gia công lắp ráp và nghiệm thu TCVN 170 - 1989 + Công tác hoàn thiện trong xây dựng TCVN 5674 - 1992 + Tiêu chuẩn XD 16- 1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. + TCXD 25- 1991: Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng. + TCXD 46- 1984: Chống sét cho các công trình xây dựng. + TCVN 4519- 1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 5576- 1991: Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lí kỹ thuật. - Trong hồ sơ dự thầu phải mô tả được nội dung các công việc chính sau đây. + Công tác thi công ép cọc + Công tác đổ bê tông, chất lượng bê tông, phương pháp trộn, đổ, đầm bê tông, bảo dưỡng, sai số cho phép. + Công tác thép: Yêu cầu cắt, uốn, nối thép, chất lượng và sai số cho phép. + Công tác đào đất, nền móng. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 7 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Công tác xây, điện, nước. Các yêu cầu kỹ thuật chất lượng đòi hỏi cần phải đạt được. + Công tác hoàn thiện: Các biện pháp đảm bảo chất lượng vật liệu chống thấm dột mái, đảm bảo mỹ thuật. + Các yêu cầu đối với vật tư, thiết bị thi công trên công trường. - Yêu cầu đối với vật tư thiết bị trên công trình. Đối với vật liệu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Cát xây dựng TCVN 1770- 1986 + Đá dăm, sỏi TCVN 1771- 1986 + Xi măng TCVN 2682- 1992. + Gạch TCVN 5573- 1991. + Thép TCVN 5571- 1991. + Nước TCVN 4506 – 1987 - Bê tông thương phẩm yêu cầu phải các chứng chỉ của nơi sản xuất. - Yêu cầu về vật tư thiết bị cấp thoát nước sử dụng cho công trình. + Vật tư thiết bị điện, cấp thoát nước sử dụng cho công trình phải đáp ứng được các thông số kỹ thuật của thiết kế và phải có chứng chỉ của nơi sản xuất. - Chỉ dẫn về vật liệu chính: Theo tiên lượng mời thầu và thiết kế kỹ thuật thi công kèm theo. - Nhà thầu phải nghiên cứu thật kỹ các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng được thể hiện trong hồ sơ mời thầu. 3.2.12. Chi phí dự thầu Nhà thầu chịu mọi chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị và nộp Hồ sơ dự thầu của mình. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm pháp lý về các chi phí đó. 3.3. Kiểm tra khối lượng gói thầu Qua kiểm tra thấy khối lượng mời thầu của nhà thầu là tương đối chuẩn xác, có thể dùng để tính toán lập hồ sơ dự thầu. 4. Phân tích gói thầu. 4.1. Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội 4.1.1.Điều kiện tự nhiên. Công trình nằm giữa vùng khí hậu nóng ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt. Trong đó, mùa nóng thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 38oC còn mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ thấp nhất có khi xuống tới 5oC Độ ẩm: cao nhất 94%, thấp nhất 31%, trung bình 86% Mưa: Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 và tháng 10. Công trình thi công trong 24,5 tháng do đó chịu ảnh hưởng của tất cả các loại thời tiết có trong một năm, do đó cần có sự tính toán bố trí các đầu việc cho phù hợp. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 8 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tình hình an ninh chính trị tại khu vực xây dựng công trình ổn định, thuận lợi cho thi công công trình. Việc xây dựng công trình góp phần kích thích sự phát triển kinh tế của khu vực, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vùng, làm đẹp cảnh quan khu đô thị. 4.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh Qua tìm hiểu về môi trường đấu thầu của công trình này, dự kiến số lượng các nhà thầu tham gia gói thầu như sau: - Công ty Xây dựng số 2 Thuộc Tổng công ty Vinaconex; - Công ty Xây dựng Sông Đà 8 thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà; - Công ty CONTRESXIM; - Công ty Lũng Lô - Bộ quốc phòng. Sau đây nhà thầu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn. chiến lược cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá … mà các nhà thầu khác là đối thủ cạnh tranh đang gặp phải.  Công ty xây dựng số 2 thuộc tổng công ty Vinaconex. Đây là công ty chuyên xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, các cơ sở hạ tầng đô thị. - Điểm mạnh: Công ty xây dựng số 2 là công ty rất mạnh về năng lực máy móc thiết bị, tài chính là những đối thủ cạnh tranh chính của nhà thầu. Là công ty đã có uy tín nhiều năm trên thị trường xây dựng ở nước ta, có nhiều kinh nghiệm về thi công các công trình cao tầng. Chính sách của công ty là có lợi nhuận để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển - Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm yếu của công ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao. Công ty có bất lợi lớn nhất là đang thi công hai công trình một công trình mới bắt đầu thi công, một công trình đang thi công ở giai đoạn gấp rút và có khối lượng rất lớn phải tập trung mọi nguồn lực về năng lực máy móc thiết bị, nhân công, tài chính (công trình xây dựng nhà chung cư 34 tầng ở Yên Hoà - Cầu Giấy- Hà Nội). Vì vậy khả năng tập trung máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính là rất hạn chế do đó khó có thể đáp ứng được về kỹ thuật chất lượng, tiến độ của công trình.  Công ty XD Sông Đà 8 thuộc tổng công ty XD Sông Đà. Công ty Sông Đà 8 là công ty chuyên làm đường, đập nước, thuỷ điện trạm điện, công trình trên sông, hầm lò… - Điểm mạnh: Đây là công ty mạnh của tổng công ty xây dựng Sông Đà có năng lực máy móc thiết bị, tài chính. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng giỏi có nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty xây dựng Sông Đà 8 xây dựng mọi loại hình công trình kỹ thuật ngầm trong các địa chất địa hình phức tạp các công trình dân dụng, công nghiệp khác. - Điểm yếu: Nhưng cái bất lợi nhất của công ty là năng lực kinh nghiệm trong những năm gần đây kém, họ chỉ chuyên môn thi công đường, thuỷ điện. Đồng thời họ đang thi công các công trình đường vào giai đoạn chính, nên cần tập chung tài chính nhân lực, máy móc lớn. Vì vậy công ty này khó có thể đáp ứng được yêu cầu trong HSMT. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 9 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Công ty CONTRESXIM: Đây là công ty có uy tín đặc biệt là ở khu vực miền bắc, Công ty mới có quyết định thành lập (năm 1997) - Điểm mạnh: Công ty có trang thiết bị máy móc hiện đại, nên đã và đang hoạt động rộng rãi có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. - Điểm yếu: Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong thi công nhà dân dụng  Công ty Lũng Lô - Bộ quốc phòng: Đây là một công ty được thành lập cũng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình thuộc Bộ quốc phòng nhưng gần đây đã tham gia khá nhiều các công trình thuộc lĩnh vực dân sự. 5. Kết luận cuối chương. Sau khi nghiên cứu kỹ đặc điểm của công trình, những đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến gói thầu cùng với điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nhà thầu nên tham gia tranh thầu vì: -Nhà thầu có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư về tất cả các mặt như kỹ thuật, công nghệ-máy móc, đội ngũ cán bộ công nhân viên, tài chính… -Các điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất, cung ứng vật tư, thiết bị y tế - bệnh viện phù hợp để nhà thầu có thể hoàn thành gói thầu trên. Thuận lợi: Nhà thầu đã có nhiều kinh nghiệm trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năng lực về máy móc thiết bị và tài chính của Nhà thầu khá mạnh so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà thầu có đội ngũ cán bộ,kỹ sư có trình độ và nhiều kinh nghiệm. Khó khăn: Nhà thầu hiện đang thi công nhiều công trình trong đó có cả công trình ở ngoài địa bàn Hà Nội nên không thể tập trung toàn bộ máy móc và con người cho công trình này. Đánh giá: Khả năng thắng thầu của Nhà thầu là khá lớn. CHƯƠNG II: PHẦN CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU 1. Lựa chọn phương hướng công nghệ - kỹ thuật tổng quát Sau khi xem xét kỹ các giải pháp kiến trúc quy hoạch và kết cấu công trình, các yêu cầu của bên mời thầu, kết hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu, nhà thầu có phương hướng thi công như sau: Thứ nhất, đây là công trình có quy mô lớn, mặt bằng trải rộng, thời gian thi công công trình ngắn. Do vậy cần phải đưa ra một trình tự thi công hợp lý, khoa học cùng với việc huy động năng lực về thiết bị và nhân lực, vật tư cần thiết để điều phối tốt và nhịp nhàng, tránh chồng chéo giữa các đầu mục công việc. Thời gian thi công được rút ngắn nhất ở mức có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình. Trình tự thi công sẽ như sau: Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 10 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bao gồm tập kết máy, thiết bị, nhân lực, thiết lập hệ thống hàng rào tạm và các công trình tạm xung quanh công trình. Do mặt bằng công trình rộng, để đẩy nhanh tiến độ thi công, ngay sau khi ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và được sự đồng ý của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ chuyển ngay một số máy móc thiết bị và nhân lực đến công trường để có thể thực hiện công tác trắc đạc định vị và thi công cọc nhồi thử ngay. Giai đoạn 2: Thi công cọc thí nghiệm, tường barrete và cọc khoan nhồi đại trà Giai đoạn 3: Thi công móng và các tầng hầm Giai đoạn 4: Thi công phần thân công trình: Tiến hành thi công xây dựng phần thô. Thứ hai, do thời gian thi công công trình ngắn, xung quanh có các công trình đã xây dựng nằm liền kề và do địa chất phức tạp nên Nhà thầu đưa ra các phương hướng: - Các tầng hầm thi công bằng công nghệ top – dow. - Bê tông được sử dụng để thi công toàn bộ công trình là bê tông thương phẩm và được cung ứng là tại chân công trình, bê tông được đổ bằng bơm. - Do yêu cầu thi công gần như liên tục nên nếu chờ bê tông tầng trên đủ cường độ rồi mới tháo ván khuôn và đào đất thi công tiếp phần dưới thì thời gian thi công kéo dài. Để đảm bảo tiến độ nên chọn bê tông cho các cấu kiện từ tầng 1 xuống các tầng hầm là bê tông có phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh để có thể cho bê tông đạt 100% cường độ sau ít ngày. Trong công trình này bê tông dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94% cường độ sau 7 ngày. Thứ ba, Nhà thầu đưa ra phương hương sử dụng phương tiện vận chuyển lên cao để phục vụ thi công gói thầu : Phương tiện vận chuyển lên cao được Nhà thầu sử dụng gồm có vận thăng và cần trục tháp. Vận thăng được sử dụng để vận chuyển người và vật liệu rời, Nhà thầu sử dụng loại vận thăng lồng do Hòa Phát sản xuất có thể chở được cả người và vật liệu. Vận thăng được lắp đặt khi thi công xong sàn tầng 2 và được tháo khi công tác hoàn thiện kết thúc. Đối với cần trục tháp, nhận định rằng cần trục tháp là phương tiện vận chuyển lên cao chủ lực và không thể thiếu khi thi công nhà cao tầng. Tuy nhiên, chi phí 1 lần cho cần trục là tương đối lớn nên Nhà thầu đưa ra phương hướng sẽ lắp đặt cần trục ngay từ giai đoạn thi công phần ngầm để vừa cơ giới hóa sản xuất và để giảm chi phí 1 lần trong chi phí cấu thành nên sản phẩm. Cần trục tháp chủ yếu phục vụ việc thi công bê tông cốt thép phần khung thô, do đó sau khi kết thúc quá trình thi công bê tông dầm, sàn mái sẽ tiến hành tháo dỡ cần trục một mặt là để tạo sự thông thoáng cho công trình, mặt khác cần trục sẽ được chuyển tới công trình khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhà thầu. Thứ tư, Nhà thầu đưa ra phương hướng thi công tổng quát từng phần của công trình như sau:  Phần ngầm. - Cọc nhồi thi công bằng phương pháp khoan gầu (khoan tạo lỗ trong dung dịch bentonite). SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 11 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Tường vây thi công bằng phương pháp sử dụng gầu ngoạm thủy lực đào đất trong dung dịch betonite. Trước khi tiến hành thi công sàn tầng hầm ta tiến hành thi công hệ tường vây, cọc nhồi đại trà. Sử dụng hệ thống tường vây làm kết cấu giữ ổn định thành hố đào và ngăn cách nước ngầm, kết hợp với hệ thống dầm sàn các tầng hầm chống áp lực ngang của đất trong quá trình thi công top-down và đồng thời làm tăng tính ổn định chung cho công trình trong quá trình thi công và sử dụng.  Phần thân Phần thân được kết hợp làm đồng thời với quá trình thi công các tầng ngầm nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo thời hạn bàn giao công trình. Các công tác chính được tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền và áp dụng tối đa khả năng cơ giới hóa nhằm đẩy nhanh thời gian thi công, giúp nhà thầu bàn giao công trình đúng hạn. Các công tác khác được tiến hành làm xen kẽ với các công tác chính. 2. Lập và lựa chọn giải pháp công nghệ - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ gói thầu. Trên cơ sở phân tích hồ sơ thiết kế gói thầu và những yêu cầu trong HSMT nhà thầu sẽ tập trung vào việc thiết kế tổ chức thi công cho các công tác có yêu cầu kỹ thuật cao và ở những vị trí bất lợi cho việc tổ chức thi công (vị trí cao nhất, sâu nhất), cụ thể là:  Phần ngầm: - Công tác thi công cọc khoan nhồi và tường Barrette - Thi công phần ngầm bằng công nghệ top-down  Phần thân - Công tác bê tông cốt thép phần thân Dưới đây thuyết minh tổ chức thi công cho những công việc đã được phân tích và lựa chọn ở trên. A. PHẦN NGẦM I. Thi công cọc khoan nhồi và tường barrete Nhà thầu sẽ tiến hành thi công 02 cọc khoan nhồi thí nghiệm trước. trong quá trình chờ thí nghiệm Nhà thầu sẽ tiến hành thi công tường barrete. Hướng thi công tường barrete chia làm 2 mũi. Mũi số 1 thi công từ ngoài vào theo trục Y. Mũi số 2 từ trục X1 phía trong thi công hướng ra ngoài. Thi công xong tường barrete sẽ tiến hành thi công phần cọc nhồi đại trà. Hướng thi công cọc khoan nhồi từ trong hướng ra phía ngoài công trình. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG  Mặt bằng định vị cọc khoan nhồi và tường Barrete I.1. Thi công cọc khoan nhồi. 1. Đặc điểm công tác thi công cọc khoan nhồi Công trình có 32 cọc đường kính D800, trong đó: - Số cọc thí nghiệm: 02 cọc - Số cọc đại trà: 30 cọc. - Bê tông cọc mác 300 - Số lượng cọc chống thép hình H250x250x9x14 phục vụ thi công tầng hầm là 22. 2. Trình tự các công việc thi công cho 1 cọc khoan nhồi. Trình tự các công việc thi công cho 1 cọc khoan nhồi được thể hiện nhu chu trình dưới đây: Sơ đồ chu trình khoan hạ cọc Định vị tim cọc.Định (lỗ khoan) Đổ bê tông và thu hồi dd Bentonite. Chống sụt miệng hố khoan bằng ống vách dài 6m Khoan tạo lỗ, bơm dd Bentonite giữ thành. Vét căn lắng, kiểm tra chiều sâu. Hạ lồng thép. Nghiệm thu hố khoan. Thổi rửa, làm sạch hố khoan lần 2. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 13 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG Nghiệm thu kết thúc công tác đổ bê tông. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc. (Độ đồng nhất, khả năng chịu tải của cọc) 3. Chọn máy khoan và cẩu phục vụ: Do đặc thù và địa hình của công trình , Nhà thầu đưa vào một dây chuyền thi công cọc khoan nhồi: Máy khoan cọc nhồi ED5500, có các tính năng kỹ thuật sau: - Độ sâu khoan max: 65 m - Sức nâng: 45 tấn - Đường kính khoan max: 1800 mm Chọn cẩu phục vụ: Có nhiệm vụ cẩu lắp thiết bị khoan, hạ lồng cốt thép, hạ rút ống chống vách,hạ cột chống thép hình, nâng hạ ống tremi đổ bêtông. Căn cứ vào các thông số:  Lồng thép dài nhất là 11,7 m.  Trọng lượng cẩu lớn nhất là: 4,136 tấn. Hyc = Hat + Hkc + Htreo + Hct = 1,0 + 11,7 + 1,0 + 1,5 = 15,2 m. Do đó, chọn cẩu phục vụ ADK125, máy cơ sở có sức nâng 15tấn. Hướng thi công từ trong ra ngoài. 4Khối lượng các công việc tính cho thi công 1 cọc và toàn bộ cọc ( được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục đồ án) 4.1 Tính toán hao phí ca máy và hao phí lao động cụ thể cho các công việc chính sau: + Khoan mồi. + Hạ ống vách. + Khoan tạo lỗ trong dung dịch Bentonite. + Nạo vét đáy hố đào lần 1 bằng gầu vét. + Hạ lồng cốt thép, nối ống siêu âm. + Thổi rửa đáy hố khoan lần 2 bằng khí nén. + Đổ bêtông cọc khoan nhồi. + Hạ cọc chống thép hình (rút ống vách). + Công tác lấp cát đầu cọc và làm rào bảo vệ. Khi thi công cọc khoan nhồi nhà thầu tổ chức 1 tổ đội công nhân để thực các công việc, bao gồm 16 người/1tổ phục vụ cho 1 máy khoan cọc nhồi. Nhận xét: công trình có một loại cọc đó là D800 nhưng với cọc đại và cọc nằm ở dưới đài thang máy có yêu cầu khác nhau. Mặt khác, cọc đại trà có số lượng lớn hơn nhiều nên để đơn giản ta chỉ tính toán và tổ chức thi công cho cọc đại trà. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG Căn cứ vào khối lượng của từng công việc tính cho cho 1 cọc D800, ta tính toán được các thành phần hao phí máy, hao phí lao động trên cơ sở áp dụng định mức nội bộ của doanh nghiệp cho từng công tác trên. Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng sau: Công việc Đơn vị Khối lượng Công tác chuẩn bị Khoan mồi Khoan tạo lỗ Vét đáy hố khoan bằng gầu lần 1 Hạ lồng thép, nối ống siêu âm Thổi rửa đáy lỗ khoan lần 2-khí nén Đổ bê tông Hạ cọc thép hình (rút ống vách) Lấp cát đầu cọc, làm rào bảo vệ Máy thi công ĐMcm HP cm (giờ/đvt) (giờ) m.dài m.dài 5,7 44,3 0,337 0,3456 1,92 15,31 lồng 5 0,3 1,5 m3 28,888 0,058 1,68 TG kh (giờ) 0,5 2 15,5 0,5 1,5 0,75 1,5 0,75 0,5 Tổng cộng 23,5 6. Lập tiến độ thi công cho 1 cọc Căn cứ vào hao phí lao động đã tập hợp được như bảng trên, ta lập được tiến độ thi công cho 1 cọc D800 như sau : THêI GIAN THI C¤NG c äc khoan nhåi ( TÝNH B»NG GIê ) st t T£N C¤NG VIÖC 1 1 C¤NG T¸ C CHUÈN BÞ 2 KHOAN MåI, H¹ èNG V¸ CH 3 khoan ®Õn c èt mòi cäc 4 t hæi r öa hè khoan l Çn 1 5 h¹ l ång t hÐp, èng siª u ©m 6 t hæi r öa hè khoan l Çn 2 7 ®æbª t «ng 8 h¹ c ét t hÐp h×nh 9 gia c «ng, c hÕt ¹ o l ång t hÐp 10 c ung c Êp, t hu håi bent onit e 11 l µm r µo b¶o vÖ 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 TIẾN ĐỘ THI CÔNG 1 CỌC KHOAN NHỒI D800 Từ bảng tiến độ ta thấy, để thi công 1 cọc khoan nhồi D800 cần khoảng thời gian là 23,5 giờ. Nhận xét : do vị trí đặt công trình tương đối đặc biệt và bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm, do đó nhà thầu chỉ có thể đổ bê tông vào khung giờ quy định cho phép xe trọng tải được di chuyển vào khu vực nội đô. Để phù hợp với tình hình thực tế, Nhà thầu bắt đầu làm ca thứ nhất 7h sáng, như vậy theo dõi trên tiến độ trên ta thấy rằng bê tông cọc sẽ được đổ vào lúc 03h45 và kết thúc lúc 05h15. Như vậy phương án thi công đưa ra là khả thi và đúng theo thực tế thi công. Kết luận : vậy trong 1 ngày chỉ thi công được 1 cọc khoan nhồi D800. 7. Lựa chọn phương án thi công cọc Từ các tính toán hao phí, tiến độ thi công cho 1 cọc ở trên ta đưa ra phương án thi công như sau: SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG  Phương án thi công cọc : Sử dụng 1 máy khoan cọc nhồi loại ED5500 và các máy phục với phương án tổ chức như sau : - Máy khoan cọc nhồi tiến làm 1 ca/ngày. - Cẩu phục vụ sử dụng 1 ca/ngày. - Đất được vận chuyển khỏi công trường vào ban đêm trong khung giờ cho phép ô tải được di chuyển trong các tuyến phố nội đô. 7.1. Cơ sở, căn cứ lựa chọn thứ tự thi công cọc.  Căn cứ lựa chọn thứ tự thi công cọc : - Tiến độ thi công cho 1 cọc đã tính hao phí. - Điều kiện công nghệ thi công: theo TCXDVN 326/2004 quy định đối với công tác khoan gần cọc vừa đổ bêtông xong “ khoan trong đất bão hoà nước, khoảng cách mép các hố khoan nhỏ hơn 1.5 m nên tiến hành khoan cách quãng 1 lỗ, khoan lỗ nằm giữa các cọc đã đổ bêtông nên tiến hành sau 24 giờ từ khi kết thúc đổ bêtông ”. - Bản vẽ định vị và mặt bằng cọc trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. 7.2. Tính toán phương án thi công cọc khoan nhồi. a. Tiến độ thi công lập cho 1 máy: Sử dụng 1 máy thi công với chế độ làm việc 2 ca/ngày, Như vậy cần bố trí 1 tổ hợp máy thi công, căn cứ vào bảng tính toán hao phí và tiến độ đã lập cho 1 cọc D800 ở trên ta lập được tiến độ cho 1 ngày máy làm việc như sau: THêI GIAN THI C¤NG cäc khoan nhåi ( TÝNH B»NG GIê ) st t T£N C¤NG VIÖC 1 1 C¤NG T¸ C CHUÈN BÞ 2 KHOAN MåI, H¹ èNG V¸ CH 3 khoan ®Õn cèt mòi cäc 4 t hæi r öa hè khoan l Çn 1 5 h¹ l ång t hÐp, èng siª u ©m 6 t hæi r öa hè khoan l Çn 2 7 ®æbª t «ng 8 h¹ cét t hÐp h×nh 9 gia c«ng, chÕt ¹ o l ång t hÐp 10 cung cÊp, t hu håi bent onit e 11 l µm r µo b¶o vÖ 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 b. Tổng tiến độ thi công cọc khoan nhồi đại trà. t iÕn ®éTHI C¤NG cäc khoan nhåi ®¹ i t r µ ( ngµy ) t hêi gian m¸ y 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 m¸ y khoan ed5500s c. Trình tự thi công cọc: SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG 1 2 4 5 6 7 3 TRUC 8 20 21 22 23 24 25 29 c ä c t h Ýn g h iÖm 11 12 16 17 18 19 13 10 14 TRUC 30 § · THI C¤ NG 9 27 31 28 32 26 15 TRUC c ä c t h Ýn g h iÖm § · THI C¤ NG TRUC TRUC TRUC TRUC TRUC TRUC mÆt b » n g t r ×n h t ù t h i c « n g c ä c k h o a n n h å i d. Lựa chọn máy móc và thiết bị thi công.  Xác định nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ thi công: Ngoài máy khoan cọc nhồi và cẩu phục vụ đã lựa chọn, để phục vụ quá trình thi công cần sử dụng các loại máy móc thiết bị sau : - Máy trộn, cung cấp và xử lý bentonite. - Máy nén khí xử lý cặn lắng. - Máy xúc đất lên ôtô. - Ô tô vận chuyển đất. - Máy móc thiết bị kiểm tra khác.  Tính toán lựa chọn máy thi công.  Máy xúc gầu nghịch: - Tổng lượng đất phải vận chuyển khỏi công trường là 847,47 m3 hay 1.525,45 tấn (dung trọng của đất là 1,8 T/m3). Căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực hiện có, Nhà thầu lựa chọn sử dụng máy xúc gầu nghịch KOMATSU 10-WH-2(W) với thông số như sau : - Dung tích gầu: 0,25m3 - Thời gian quay trung bình của 1 chu kỳ: t ck = 18,5 giây Cơ cấu di chuyển: bánh xích Năng suất thực tế của máy đào: Nca = 30,96 x 8 = 247,68 ( m3/ca) Dựa vào khối lượng đất cần phải xúc và năng suất thực tế của máy xúc ta tính toán được số ca máy đào cần phải sử dụng là: - SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 17 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG s ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 847,47  3,42 (ca), lấy tròn thành 3,5 (ca). 247,68 Ngoài ra, cứ 1 ngày làm việc của máy khoan cọc nhồi sẽ bố trí 1 ca máy xúc để thực hiện công tác gom đất thành đống. Vậy, tổng số ca máy xúc cần sử dụng là: 32 + 4 = 36 (ca máy).  Ô tô vận chuyển đất: Chọn loại ô tô vận chuyển đất có tải trọng 25 tấn, bãi đổ đất cách công trình 25 Km. Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô được xác định như sau: T=T0 + Tđv + Tđổ + Tq = 20,58 + 80,36+ 1 + 2 = 103,94 (phút) Vậy số chuyến mà mỗi xe có thể chạy tối đa trong ngày là : sc  480  4,6 (chuyến), làm tròn thành 5 chuyến. 103,94 Mặt khác, theo trên mỗi ngày lượng đất phải vận chuyển khỏi công trường là 435,842 tấn, từ đó ta có thể tính được số chuyến xe cần vận chuyển là: sc  435,842  17,44 (chuyến), làm tròn thành 18 chuyến. 25 Do đó, số ô tô cần sử dụng trong 1 ca là : 4 xe, tổng số ca ô tô cần sử dụng để vận chuyển toàn bộ lượng đất ra khỏi công trường là : Số ca = 4x3,5 = 14 (ca) Ghi chú : nếu tính toán số ô tô cần thiết trong 1 ca trên giả thiết máy xúc là máy chính, các ô tô vận chuyển chấp nhận ngừng chờ thì số ô tô cần thiết là : m T 103,94   5,05 (xe), lấy tròn thành 5 xe. T0 20,58 Như vậy, trong trường hợp này cả 2 cách tính đều cho chúng ta đáp án là cần sử dụng đồng thời 5 xe trong 1 ca.  Máy hàn: - Khối lượng cốt thép thi công lớn nhất trong 1 ca là: 1,77 tấn cho cọc đại trà loại D800, trong đó : + Thép d≤18 mm là 1,53 tấn + Thép d > 18mm là 0,24 tấn - Theo định mức nội bộ ta có : + Định mức máy hàn với công tác gia công lắp dựng 1 tấn thép d≤18 mm là 2,01 ca. + Định mức máy hàn với công tác gia công lắp dựng 1 tấn thép d>18 mm là 2,23 ca. Vậy số ca máy hàn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là : n = 1,53 × 2,01 + 0,24 × 2,23 = 3,6 ( máy ). Như vậy, cần sử dụng 4 máy hàn 23 (kW) cho mỗi ca làm việc.  Máy cắt uốn thép. Chọn loại máy cắt uốn 5 KW, theo định mức nội bộ doanh nghiệp ta có : + Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d>18 mm là 0,144 ca máy. + Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d≤18 mm là 0,288 ca máy Suy ra, số ca máy cắt uốn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 18 KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 0,144 × 0,24 + 0,288 × 1,53 = 0,475 ( máy ) Vậy cần sử dụng 1 máy cắt uốn thép loại 5KW cho mỗi ca làm việc.  Trạm trộn. Công suất của trạm trộn phải đảm bảo cung cấp đủ bentonite cho thi công 2 cọc trong 1 ngày. Khối lượng bentonite cần trộn trong 1 ngày là : Vđd= 30,144 × 2 = 60,288 (m³). Chọn 1 trạm trộn có mã hiệu BM-1000 : + Công suất trộn :15 (m³/h). Thùng chứa Bentonite : Vthùng chứa = 60,288 m³, chọn 2 xilô chứa 50(m³/1xilô).  Bơm cấp. Chọn 1 máy bơm có công suất 60-150m3/h sẽ đảm bảo cung cấp dung dịch Bentonite cho quá trình thi công.  Bơm thu hồi : Bentonite thu hồi từ hố khoan được thu hồi trong thùng chứa sau đó cho đi qua bể lọc cát. Bể lọc cát phải cân đối hài hoà giữa vận tốc lọc của bể lọc và vận tốc thu hồi bentonite. Chọn 2 thùng thu hồi có thể tích là 50 (m3).  Chọn máy sàng lọc dung dịch Bentonite: Chọn 1 máy có mã hiệu BE-1000: + Tốc độ: 100 (m3/h).  Máy nén khí : Chọn 1 máy nén khí sao cho : + Đảm bảo lực nén: 15 kg/cm2 với ống D60(ống cứng).  Kiểm tra dung dịch : để kiểm tra dung dịch bentonite nhà thầu sử dụng các loại công cụ như lực kế cắt tĩnh, tỉ trọng kế, phễu 500/700cc, giấy thử PH… Các thiết bị khác : Để phục vụ công tác khoan cọc nhà thầu còn sử dụng một số thiết bị khác như : 1 thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4-5mm có gia cường bằng hệ thống sườn khung thép góc, ống đổ bêtông, thép tấm cho máy đào đứng, gầu khoan, gầu vét đáy, búa phá đá, máy kinh vĩ, thiết bị đo đạc… e. Tính toán nhu cầu lao động cho công tác cốt thép cọc khoan nhồi. Công tác gia công và lắp dựng cốt thép gồm có gia công, hàn buộc tạo lồng thép phục vụ cho thi công cọc khoan nhồi. Công tác gia công cốt thép được tiến hành trước và phải đảm bảo có đủ số lồng thép phục cho công tác thi công cọc. Dựa trên định mức nội bộ ta tính được nhu cầu lao động cho công tác gia công cốt thép là : sử dụng tổ đội 16 công nhân bậc 3,5/7, làm việc 1 ca/ngày. f. Tính toán giá thành.  Chi phí máy : M = Mlv + Mnv + Chi phí một lần LV M lv = SCLV j * § Gj NV M nv = SCNV j * § Gj Trong đó: SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j. ĐGjLV : Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j. SCjNV: số ca ngừng việc của máy loại j. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 19 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐGjLV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j. +) Chi phí máy làm việc BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI Loại máy Máy khoan cọc nhồi SL máy Tổng ca 1 80 Đơn giá Thành tiền 6.724.331 587.946.480 Cần trục phục vụ Máy xúc Ô-tô tự đổ 25 tấn Máy hàn 23 KW Máy cắt uốn thép Trạm trộn bentonite Bơm cấp bentonite Bơm thu hồi bentonite Máy lọc bentonite Máy nén khí Máy khác 1 96 3.431.493 329.423.328 1 36 2.020.915 72.752.940 4 14 2.840.000 39.760.000 4 128 365.859 46.829.952 1 32 265.934 8.509.888 1 96 205.500 19.728.000 1 96 392.247 37.655.712 1 96 392.247 37.655.712 1 96 18.268 1.753.728 1 96 1.222.048 117.316.608 1,50% 19.489.985 Tổng cộng 1.855.579.010 +)Chi phí máy ngừng việc : Trên tiến độ đã thể hiện máy làm việc liên tục nên số ca máy ngừng bằng không. Do đó Mnv = 0 (đồng ). +) Chi phí một lần : là những chi phí cho việc di chuyển máy móc thiết bị đến và đi khỏi công trường, chi phí cho việc lắp đặt và tháo dỡ máy móc…chỉ xảy ra một lần nhưng có liên quan đến toàn bộ quá trình sử dụng. Nhà thầu ước tính - 2 Máy khoan cọc nhồi: chi phí 1 lần tính bằng 04 ca ô tô 25T vận chuyển đến và đi khỏi công trường. - 2 Cần trục tự hành bánh bánh xích ADK-125: tính bằng 04 ca xe ô tô 25T vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình. - 1 máy xúc : tính 2 ca di chuyển không tải đến và đi khỏi công trường - Tổ chức 2 ca ôtô vận tải 25T vận chuyển các loại máy nén khí, máy bơm cấp dung dịch bentonite, máy hàn, máy cắt uốn đến và đi khỏi công trường. - 2 công nhân bậc 3.5/7 tham gia vào việc lắp dựng và tháo dỡ trong 2 ca BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ 1 LẦN Đơn giá Thành tiền STT Nội dung Số ca (đồng/ca) (đồng) 1 Ô tô tự đổ 25T 10 2.840.000 28.400.000 Máy xúc bánh lốp 2 745.600 1.491.200 3 Công nhân bậc 3,5/7 4 150.000 600.000 Tổng cộng 30.491.200  Chi phí sử dụng máy là: M = 1.255.579.010+ 0 +30.491.200 = 1.286.070.210 (đồng)  Chi phí nhân công : 2 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng