Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại định lượng đồng thời vitamin b1, b6 và b12 trong thuốc neurobion, scanneuron ...

Tài liệu định lượng đồng thời vitamin b1, b6 và b12 trong thuốc neurobion, scanneuron bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và quang phổ hấp thụ phân tử

.PDF
95
639
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU HẰNG ĐINH LƯỢNG ĐỒNG THỜI VITAMIN B1, B6 VÀ B12 ̣ TRONG THUỐC NEUROBION, SCANNEURON BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO VÀ QUANG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU HẰNG ĐINH LƯỢNG ĐỒNG THỜI VITAMIN B1, B6 VÀ B12 ̣ TRONG THUỐC NEUROBION, SCANNEURON BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO VÀ QUANG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 60.44.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Xuân Trường Thái Nguyên, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bấ t cứ mô ̣t công trình nà o. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hằng Xác nhận Xác nhận của Trưởng khoa chuyên môn của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Lan PGS.TS. Mai Xuân Trường i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Khoa Hó a ho ̣c, Phò ng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thá i Nguyên, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Mai Xuân Trường người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Với thời gian nghiên cứu có hạn, khối lượng công viêc lớ n, khả năng ̣ nghiên cứu cò n hạn chế, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thu Hằng ii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt ............................................................................... iv Danh mục các bảng, biểu ............................................................................... v Danh mục các hình ....................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 2 1.1. Tổng quan về vitamin B1, B6 và B12 .................................................... 2 1.1.1. Vitamin B1........................................................................................... 2 1.1.2. Vitamin B6........................................................................................... 7 1.1.3. Vitamin B12 ...................................................................................... 11 1.2. Phương pháp phổ hấp thụ phân tử ........................................................ 14 1.2.1. Các định luật cơ sở của sự hấp thụ ánh sáng ..................................... 14 1.2.2. Phương pháp lọc Kalman .................................................................. 15 1.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao .............................................. 22 1.3.1. Nguyên tắc của phương pháp HPLC ................................................. 23 1.3.2. Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc kí .................................... 23 1.3.3. Sơ đồ máy HPLC ............................................................................... 26 1.4. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phổ hấp thụ phân tử .......................................................................... 27 1.4.1. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp HPLC ................... 27 1.4.2. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử ......................................................................................................... 30 Chương 2. THỰC NGHIỆM .................................................................... 33 iii 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 33 2.1.1. Phương pháp HPLC ........................................................................... 33 2.1.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử .......................................... 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 34 2.2.1. Phương pháp nghiên cứ u lý thuyế t .................................................... 34 2.2.2. Phương pháp thực nghiê ̣m ................................................................. 34 2.3. Đánh giá độ tin cậy của quy trình phân tích ......................................... 35 2.3.1. Giới hạn phát hiện (LOD) ................................................................. 35 2.3.2. Giới hạn định lượng (LOQ) ............................................................... 35 2.3.3. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp ............................................... 35 2.3.4. Đánh giá kết quả phép phân tích theo thống kê ................................ 36 2.4. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ................................................................ 37 2.4.1. Thiết bị ............................................................................................... 37 2.4.2. Dụng cụ .............................................................................................. 37 2.4.3. Hóa chất ............................................................................................. 37 2.4.4. Chế phẩm Neurobion ......................................................................... 38 2.4.5. Chế phẩm Scanneuron ....................................................................... 38 2.5. Chuẩn bị các dung môi để hò a tan mẫu ................................................ 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 40 3.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử ............................................. 40 3.1.1 Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của các vitamin B1, B6 và B12 .......... 40 3.1.2. Khảo sát khoảng tuyến tính tuân theo định luật Bughe – Lambe – Bia của các vitamin B1, B6 và B12. Xác định chỉ số LOD và LOQ ................. 41 3.1.3. Khảo sát và đánh giá độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu trên các mẫu tự pha ................................................................................................... 48 3.1.4. Xác định hàm lượng B1, B6 và B12 trong thuốc Neurobion và Scanneuron .................................................................................................. 54 3.1.5. Khảo sát độ đúng của phép xác định các vitamin B1, B6 và B12 theo phương pháp thêm chuẩn ............................................................................. 58 iv 3.2. Phương pháp HPLC .............................................................................. 64 3.2.1. Xây dựng điều kiện để xác định đồng thời các vitamin B1, B6 và B12 ............................................................................................................... 64 3.2.2. Đánh giá phương pháp định lượng .................................................... 67 3.2.3. Xác định các vitamin B1, B6 và B12 trong thuốc Neurobion và thuốc Scanneuron .................................................................................................. 72 3.2.4. Khảo sát độ đúng của phép xác định các vitamin B1, B6 và B12 theo phương pháp thêm chuẩn ............................................................................. 74 KẾT LUẬN................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 80 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh B1 Vitamin B1 Thiamine B6 Vitamin B6 Pyridoxine B12 Vitamin B12 Xyanocobalamin HPLC Phương pháp sắc kí lỏng hiệu High Performance Liquid năng cao Chromatography LOD Giới hạn phát hiện Limit Of Detection LOQ Giới hạn định lượng Limit Of Quantity Sai số tương đối Relative Error Độ lệch chuẩn Standard Deviation RE S hay SD iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1. Hàm lượng vitamin B1 trong một số thực phẩm ........................ 7 Bảng 1.2. Hàm lượng vitamin B6 trong một số thực phẩm ...................... 11 Bảng 1.3. Hàm lượng vitamin B12 trong một số thực phẩm .................... 14 Bảng 3.1. Đô ̣ hấ p thu ̣ quang củ a vitamin B1 ở cá c giá tri ̣ nồng độ ......... 42 Bảng 3.2. Kết quả xá c đi nh LOD và LOQ của vitamin B1 ...................... 43 ̣ Bảng 3.3. Đô ̣ hấ p thu ̣ quang củ a vitamin B6 ở cá c giá tri ̣ nồng độ ......... 44 Bảng 3.4. Kết quả tính LOD và LOQ của vitamin B6.............................. 45 Bả ng 3.5. Đô ̣ hấ p thu ̣ quang củ a vitamin B12 ở các giá trị nồ ng độ ....... 46 Bảng 3.6. Kết quả tính LOD và LOQ của vitamin B12 ............................ 48 Bả ng 3.7. Pha chế cá c dung di ch hỗ n hơ p vitamin B1 và vitamin B6 ..... 48 ̣ ̣ Bả ng 3.8. Kế t quả tí nh nồ ng đô ̣, sai số củ a vitamin B1 và vitamin B6 trong hỗ n hơ p .......................................................................... 49 ̣ Bả ng 3.9. Pha chế cá c dung di ch hỗ n hơ p vitamin B1 và vitamin B12 ... 50 ̣ ̣ Bả ng 3.10. Kế t quả tí nh nồ ng đô ̣, sai số củ a vitamin B1 và vitamin B12 trong hỗ n hơ p .......................................................................... 50 ̣ Bả ng 3.11. Pha chế cá c dung di ch hỗ n hơ p vitamin B6 và vitamin B12.. 51 ̣ ̣ Bả ng 3.12. Kế t quả tí nh nồ ng đô ̣, sai số củ a vitamin B6 và vitamin B12 trong hỗn hơ p .......................................................................... 52 ̣ Bảng 3.13. Pha các dung dịch chuẩ n vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 và hỗ n hơ p ..................................................................... 53 ̣ Bả ng 3.14. Kế t quả tí nh nồ ng đô ̣, sai số củ a vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 ........................................................................... 53 Bảng 3.15. Kết quả tính nồng độ, sai số các vitamin B1, B6 và B12 trong mẫu thuốc Neurobion ............................................................ 55 Bảng 3.16. Kết quả tính nồng độ, sai số B1, B6 và B12 trong mẫu thuốc Scanneuron ............................................................................ 57 v Bảng 3.17. Thành phần các dung dịch chuẩn B1, B6 và B12 thêm vào dung dịch mẫu thuốc Neuronbion .......................................... 59 Bảng 3.18. Kết quả xác định độ thu hồi của các vitamin B1, B6 và B12 trong mẫu thuốc Neuronbion ................................................. 60 Bảng 3.19. Thành phần các dung dịch chuẩn B1, B6 và B12 thêm vào dung dịch mẫu thuốc Scanneuron .......................................... 62 Bảng 3.20. Kết quả xác định độ thu hồi của các vitamin B1, B6 và B12 trong mẫu thuốc Scanneuron ................................................. 63 Bảng 3.21. Giá trị các đại lượng đặc trưng .............................................. 68 Bảng 3.22. Kết quả khảo sát thời gian lưu ............................................... 68 Bảng 3.23. Kết quả khảo sát diện tích pic ............................................... 69 Bảng 3.24. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của các vitamin B1, B6 và B12 .......................................................... 70 Bảng 3.25. Kết quả khảo sát độ lặp lại .................................................... 72 Bảng 3.26. Kết quả phân tích thuốc Neurobion ....................................... 73 Bảng 3.27. Kết quả phân tích thuốc Scanneuron ..................................... 74 Bảng 3.28. Kết quả khảo sát độ đúng ...................................................... 75 Bảng 3.29. Kết quả khảo sát độ đúng ...................................................... 77 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Công thức cấu tạo của vitamin B1 ...................................................... 2 Hình 1.2. Các dạng bào chế của vitamin B1 ....................................................... 6 Hình 1.3. Công thức cấu tạo của vitamin B6 ...................................................... 7 Hình 1.4. Các dạng bào chế của vitamin B6 ..................................................... 10 Hình 1.5. Công thức cấu tạo của vitamin B12 .................................................. 11 Hình 1.6. Các dạng bào chế của vitamin B6 ..................................................... 13 Hình 1.7. Thời gian lưu của cấu tử phân tích .................................................... 23 Hình 1.8. Sơ đồ máy HPLC ............................................................................... 26 Hình 1.9. Phòng máy HPLC tại trường Đại học Sư Phạm ................................ 27 Hình 2.1. Chế phẩm thuốc Neurobion ............................................................... 38 Hình 2.2. Chế phẩm Scanneuron ....................................................................... 38 Hình 3.1. Phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn các vitamin B1, B6 và B12 ... 40 Hình 3.2. Phổ hấp thụ quang của vitamin B1 ở các nồng độ 0,1  40,0g/mL ..... 41 Hình 3.3. Đường hồ i quy tuyế n tính biể u diễn sự phu ̣ thuô ̣c củ a đô ̣ hấ p thu ̣ quang A và o nồ ng đô ̣ của vitamin B1 .............................................. 42 Hình 3.4. Phổ hấp thụ quang của vitamin B6 ở các nồng độ 0,1  50,0g/mL .... 44 Hình 3.5. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồng độ của vitamin B6 .............................................. 45 Hình 3.6. Phổ hấp thụ quang của vitamin B12 ở các nồng độ 0,1  50,0g/mL ... 46 Hình 3.7. Đường hồ i quy tuyế n tính biể u diễn sự phu ̣ thuô ̣c củ a đô ̣ hấ p thu ̣ quang A và o nồ ng đô ̣ của vitamin B12 ............................................ 47 Hình 3.8. Sắc ký đồ của vitamin B1 400 µg/mL tại bước sóng λ = 278 nm ..... 65 Hình 3.9. Sắc ký đồ của vitamin B6 800 µg/mL tại bước sóng λ = 278 nm ..... 65 Hình 3.10. Sắc ký đồ của vitamin B12 800 µg/mL tại bước sóng λ = 278nm....... 66 Hình 3.11. Sắc ký đồ của vitamin B1 (1), vitamin B6 (2) và vitamin B12 (3) .... 67 vi Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của vitamin B1 ..................................................................... 70 Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của vitamin B6 ..................................................................... 71 Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của vitamin B12 ................................................................... 71 vii MỞ ĐẦU Những năm gần đây, ở nước ta thuốc tân dược được bán rộng rãi trên thi trường với nhiều loại khác nhau, được sản xuất tại các cở sở trong và ngoài ̣ nước. Công tác kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và xác định thành phần của thuốc được chú trọng. Do công tác kiểm nghiệm đòi hỏi kĩ thuật chính xác, hiện đại và cho kết quả nhanh nên nhiều phương pháp có độ lặp và độ chính xác cao đã được ứng dụng như: phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao,... Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu theo phương pháp UV-Vis để xác định đồng thời hỗn hợp nhiều cấu tử có phổ hấp thụ quang phân tử xen phủ nhau mà không phải tách chúng khỏi nhau như: phương pháp bình phương tối thiểu, phương pháp phổ đạo hàm, phương pháp lọc Kalman,... Sử dụng phương pháp UV-Vis dùng phổ toàn phần kết hợp với kĩ thuật tính toán và ứng dụng phần mềm máy tính cho những ưu điểm: quy trình phân tích đơn giản, tốn ít thời gian, tiết kiệm hóa chất và đạt độ chính xác cao [3, 8, 9, 16, 18, 22, 25, 30]. Hiện nay, người ta thường dùng phương pháp sắc lý lỏng hiệu năng cao HPLC để định lượng các thuốc đa thành phần vì: phương pháp này có độ nhạy tương đối cao, có khả năng định lượng tốt, tiết kiệm thời gian, thích hợp cho việc tách các chất bay hơi hoặc dễ bị phân hủy bởi nhiệt, cho kết quả nhanh và chính xác...[17, 20, 23, 24, 26, 27, 28, 29]. Hai phép phân tích trên có thể dùng để kiểm tra hàm lượng các biệt dược một cách tương đối đơn giản và nhanh chóng. Xuấ t phá t từ nhữ ng lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: "Đinh lượng ̣ đồ ng thờ i vitamin B1, B6 và B12 trong thuốc Neurobion, Scanneuron bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và quang phổ hấp thụ phân tử”. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về vitamin B1, B6 và B12 1.1.1. Vitamin B1 1.1.1.1. Giới thiệu chung - Tên thông thường: vitamin B1 hay thiamine - Tên IUPAC: 2–[3–[(4–amino–2–metyl–pyrimidin–5–yl)metyl]–4– metyl–thiazol–5–yl]etanol. - Công thức phân tử: C12H17SON4 - Khối lượng mol phân tử: 265,35g/mol Hình 1.1. Công thức cấu tạo của vitamin B1 Công thức cấu tạo của vitamin B1 cho thấy nó là một dẫn xuất pyrimidin gắn với dẫn xuất thiazol qua nhóm metylen [12]. 1.1.1.2. Tính chất vật lý Vitamin B1 là những tinh thể trắng nhỏ hay bột kết tinh, có mùi đặc trưng. Khi tiếp xúc với không khí, chế phẩm khan nhanh chóng hút ẩm (khoảng 4% nước). Dung dịch trong nước có môi trường axit, nóng chảy ở 248 0C và phân hủy. Dễ tan trong nước và axit axetic nhưng khó tan trong etanol 96% và metanol, không tan trong ete, benzen hay clorofom và chịu nhiệt khá nên không bị phân huỷ khi nấu nướng. Trong môi trường không phân cực vitamin B1 hấp thụ tại 2 bước sóng λmax1= 246,9 nm và λmax2= 264,5 nm. 2 Vitamin B1 không ổn định với ánh sáng và độ ẩm. Mất hoạt tính trong môi trường trung tính và bazơ. Ổn định tính chất ở pH = 4. Dạng chế phẩm của vitamin B1 có thể tồn tại ở dạng thiamin monohydroclorua, thiamin mononitrat… [12]. 1.1.1.3. Tính chất hóa học Vitamin B1 là dẫn xuất pyrimidin gắn với dẫn xuất thiazol qua nhóm metylen. Do có 3 nguyên tử N nên mang lại cho vitamin B1 tính bazơ. Tuy nhiên 2 nguyên tử N có tính bazơ yếu. Vì vậy chế phẩm được dùng loại thiamin monohydroclorua, dung dịch của chúng trong nước có môi trường axit, chúng dễ tan trong nước và vững bền hơn thiamin bazơ. Do nguyên tử N bậc 4 nên vòng thiazol trong thiamin kém vững bền đặc biệt trong môi trường kiềm. Trong môi trường này vòng bị mở và lúc đó dễ bị oxi hóa thành các sản phẩm không có hoạt tính vitamin. Do vậy khi pha chế dung dịch thiamin phải đựng trong cốc thủy tinh trung tính, pH của dung dịch phải axit. Vitamin B1 bị oxy hóa bởi K3[Fe(CN)6] trong môi trường kiềm tạo thành thiocrom màu vàng phát huỳnh quang màu xanh da trời. Phản ứng này được dùng để định tính vitamin B1 và định lượng vitamin B1 bằng phương pháp đo huỳnh quang [8]. Nhóm -OH trong phân tử làm cho vitamin B1 có thể ete hóa hay este hóa tạo thiamin panmitat, thiamin stearat, thiamin phtalat… song quan trọng nhất là tạo với H3PO4 thiamin pyrophotphat (TPP) – là coenzym xúc tác nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. 3 Tổng hợp thiamin pyrophotphat (TPP): Vitamin B1 phản ứng với HBr để tạo thành hợp chất thiamin – bromo. Các hợp chất bromo lần lượt phản ứng với dung dịch pyrophotphat bạc trong axit photphoric và axit clohidric để tạo thành TPP. Chức năng sinh học của TPP  TPP đóng vai trò vô cùng quan trong trong việc chuyển hóa axit pyruvic thành axit oxaloaxetic. CO2 + CH3-CO-COOH TPP HOOC-CH2-CO-COOH  Axit pyruvic tác dụng với axit oxaloaxetic dưới tác dụng của xúc tác là oxi và TPP tạo thành axit xitric và cacbon dioxit.  TPP chuyển hóa axit pyruvic thành andehit axetic. TPP CH3-CO-COOH CH3-CHO + CO2  TPP chuyển hóa axit pyruvic thành axit axetic. CH3-CO-COOH TPP 4 CH3-COOH Thiamin pyrophotphat là coenzym xúc tác cho quá trình phân giải các xeto axit như axit pyruvic, axit oxaloaxetic…Vì vậy khi thiếu vitamin B1, sự chuyển hóa các xeto axit bị ngừng trệ làm cho cơ thể tích lũy một lượng lớn các xeto axit làm rối loạn trao đổi chất và gây nên trạng thái bệnh lí nguy hiểm. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng [8]. 1.1.1.4. Tổng hợp vitamin B1 Vitamin B1 có thể được tổng hợp từ phản ứng giữa 2–methyl–4–amino–5– bromo–methyl–pyrimidine–hydrobromide (A) và 4–methyl–5–β–oxy–ethylthiazole (B). Sau đó cho sản phẩm thu được qua axit clohidric 10% [12]. 1.1.1.5. Chức năng của vitamin B1 Vitamin B1 là thành phần của men thiamin pyrophotphat (TPP) có vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá chất bột, đường (gluxit). Vitamin B1 cần cho quá trình tổng hợp axit ribonucleic (RNA), axit deoxyribonuleic (DNA) là những axit liên quan đến quá trình di truyền, vitamin B1 cũng cần cho quá trình tổng hợp nicotinamit adenin dinucleotit photphat khử (NADP) cần cho tổng hợp axit béo mà các axit béo không no lại có rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể (là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như lipoprotein, là yếu tố cần thiết của màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh...). Vitamin B1 còn tham gia vào quá trình sản xuất và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh axetylcolin, chuyển hoá một số axit amin cần thiết như leucin, isoleucin và valin (các axit amin này có nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể). 5 Khi thiếu vitamin B1 kéo dài sẽ bị mắc bệnh Beri - beri. Ở người trưởng thành, bệnh Beri - beri thể hiện dưới 2 dạng:  Thể ướt hay còn gọi là thể phù: bệnh nhân có ứ nước ở vùng bắp chân, thường bắt đầu ở vùng bàn chân rồi lan dần lên cao và gây khó đi lại. Khi tích tụ dịch ở vùng cơ tim có thể gây suy tim và tử vong.  Thể khô hay thể gầy mòn: có sự mất dần các khối cơ, bệnh nhân trở nên gầy mòn, suy kiệt. Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại men (enzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá chất bột, đường (gluxit) và quá trình phát triển của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 kích thích sự tạo thành một loại men tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Khi thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, nhất là những trẻ lười ăn chất bột đường như: bột, cháo, cơm… thì việc bổ sung vitamin B1 là cần thiết [8]. 1.1.1.6. Dạng bào chế của vitamin B1 - Dạng viên nén : 10 mg; 50 mg; 100 mg; 250 mg; 300 mg. - Dạng thuốc tiêm: 50mg/mL; 100mg/mL. Hình 1.2. Các dạng bào chế của vitamin B1 1.1.1.7. Nhu cầu vitamin B1 và nguồn thực phẩm Với nồng độ cao vitamin B1 được hấp thụ bằng cơ chế thụ động nhưng ở nồng độ thấp nó được hấp thụ bằng hệ thống vận chuyển chủ động qua trung gian một số chất mang và bị photphonyl hóa. Vitamin B1 sau khi được hấp thụ trong ruột non và tá tràng, nó chuyển vào gan liên kết với photpho thành dạng hoạt động, rồi vào máu để phân bố đi khắp cơ thể. Trong máu, vitamin B1 gắn với protein huyết tương mà chủ yếu là albumin và hồng cầu. Các cơ quan dự trữ 6 vitamin B1 bao gồm cơ, tim, gan, thận và não, trong đó cơ là nơi dự trữ chính. Hàm lượng vitamin B1 trong các mô là rất ít, vì thế hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể phụ thuộc vào lượng đưa vào qua thức ăn. Lượng vitamin B1 cần cung cấp hằng ngày cho cơ thể: trẻ em 1 – 12 tuổi 0,7 – 1,2mg; trẻ trên 12 tuổi là 1,3 – 1,5mg; người lớn nam là 1,5mg và nữ là 1,3mg; phụ nữ mang thai và nuôi con bú là 1,8mg. Bảng 1.1. Hàm lượng vitamin B1 trong một số thực phẩm Thực phẩm Hàm lượng Thực phẩm (mg/100g) Hàm lượng (mg/100g) Cao men bia 3,10 Bánh mì từ bột thô 0,34 Đậu nành khô 1,10 Lòng đỏ trứng gà 0,32 Đỗ xanh hạt 0,72 Thịt bò 0,20 Thịt lợn 0,53 Thịt gà 0,15 Gạo 0,41 1.1.2. Vitamin B6 1.1.2.1. Giới thiệu chung - Tên thông thường: vitamin B6 hay pyridoxine - Tên IUPAC: 4,5 – di(hydroxymethyl) – 2 – methylpyridin – 3- ol - Công thức phân tử: C8H10NO3 - Khối lượng mol phân tử: 169,18g/mol Hình 1.3. Công thức cấu tạo của vitamin B6 7 - Vitamin B6 tồn tại ở 3 dạng: pyridoxine, pyridoxal và pyridoxamine. Cả 3 dạng này đều có trong các thực phẩm từ động thực vật và có hoạt tính tương đương nhau. Cấu trúc hóa học của 3 dạng vitamin B6 như sau: 1.1.2.2. Tính chất vật lý Pyridoxin bazơ là những tinh thể không màu nóng chảy ở 160oC, tan được trong nước. Pyridoxin bazơ nóng chảy ở 204-208oC, rất dễ tan trong nước và tan dược trong etanol. Bền khi đun sôi trong dung dịch axit, kiềm nhưng không bền khi có mặt các chất oxy hóa. Cả 3 chất đều hấp thụ bức xạ tử ngoại vì vậy có thể đo phổ hấp thụ vùng tử ngoại để định tính và định lượng vitamin B6 [8]. 1.1.2.3. Tính chất hóa học Cả 3 hợp chất pyridoxine, pyridoxal và pyridoxamine đều là dẫn xuất của pyridin, vị trí số 3 có nhóm hydroxyl phenyl, vị trí số 5 có nhóm hydrometyl. Chúng chỉ khác nhau nhóm thế ở vị trí số 4. Do vậy: Cả 3 chất đều có tính bazơ (nhân pyridin) nên: - Tác dụng với các axit tạo muối. Chế phẩm được dùng là pyridin hydroclorit dễ tan trong nước, tạo muối, kết tủa với axit silicovolframic, axit photphovolframic. - Định lượng chúng bằng phương pháp đo axit trong môi trường khan. Do có nhóm hydroxyl phenyl mà cả 3 chất đều có tính chất: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan