Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay...

Tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay

.PDF
175
340
120

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HIÊN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HIÊN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Nguyên Anh HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Khoa Xã hội học, Học viện Khoa học Xã hội đã tạo những điều kiện tốt nhất không chỉ về cơ sở vật chất mà còn cả về chương trình môn học cũng như các thầy giáo hướng dẫn tôi học tập và hoàn thành các chuyên đề của luận án. Tôi cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện An Ninh Nhân dân nơi tôi đang công tác, đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi cũng rất cảm ơn ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, phòng Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm để tôi có thể hoàn thiện hồ sơ bảo vệ và hoàn thành chương trình đúng thời hạn. Xin chân thành cảm ơn thày giáo hướng dẫn khoa học, PGS. TS Đặng Nguyên Anh đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài này trong suốt 3 năm qua. Đượclàm việc với thầy, được thày hướng dẫn chỉ bảo tôi không chỉ trưởng thành hơn về mặt khoa học mà còn hiểu thêm nhiều điều sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp, sự kiên trì và bản lĩnh của một nhà nghiên cứu. Những khi tôi gặp khó khăn hay lo lắng thì Thày luôn là người động viên, khích lệ tôi, hơn thế nữa là chỉ bảo cho tôi giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra. Em xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thày. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của người bạn, người đồng nghiệp thân thiết của tôi: PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh (Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn), người đã góp ý cho tôi thêm những ý tưởng nghiên cứu cũng như cung cấp cho tôi thêm nhiều tư liệu quý báu. Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp của tôi nơi tôi đang công tác, họ luôn là những người động viên giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình và chu đáo. Nếu không có các bạn tôi khó có thể hoàn thành được luận án này. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến của nhóm sinh viên Học viện An ninh nhân dân. Sự giúp đỡ của các bạn giúp tôi có thêm động lực để hoàn thành luận án. Cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng: tôi cảm ơn gia đình, chồng và các con yêu quý của tôi. Anh luôn ủng hộ và đồng hành ở mọi nơi, mọi lúc, sẵn sàng hy sinh mọi điều để cho tôi được yên tâm tập trung vào luận án. Sự động viên, khích lệ kể cả sự ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn giúp tôi say mê hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hiên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hiên MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................... 1 Mục lục .............................................................................................................. 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt............................................................. 1 Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ............................................................................ 1 Danh mục các hộp phỏng vấn ........................................................................... 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 19 1.1. Các nghiên cứu về giá trị và biến đổi giá trị ............................................ 19 1.2. Nghiên cứu về định hướng giá trị ............................................................ 27 1.3. Nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp ............................................ 30 1.4 Tiểu kết chương 1...................................................................................... 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ........... 39 2.1. Các khái niệm làm việc ........................................................................... 39 2.2 Thao tác hóa khái niệm ............................................................................. 49 2.3 Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài ....................................................... 50 2.4 Đường lối của Đảng, chính sách - pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành Công an ........................................................................ 55 2.5 Địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................................. 62 2.6 Tiểu kết chương 2..................................................................................... 67 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN ..................... 68 3.1. Quan niệm của sinh viên về nghề công an .............................................. 68 3.2 Lý do thi vào Học viện ANND ................................................................. 77 3.3 Thời điểm, nguồn/kênh thông tin sinh viên tiếp cận về Học viện ............ 82 3.4 Nơi làm việc mong muốn khi ra trường .................................................... 90 3.5 Điều kiện làm việc mong muốn sau khi ra trường .................................... 96 3.6 Môi trường công tác mong muốn khi ra trường...................................... 103 3.7 Tiểu kết chương 3................................................................................... 109 Chương 4: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN ....................................................................................... 112 4.1 Giới tính của sinh viên Công an nhân dân .............................................. 115 4.2 Nhóm tuổi của sinh viên ......................................................................... 122 4.3 Mức sống của gia đình sinh viên............................................................. 122 4.4 Nơi cư trú của sinh viên ......................................................................... 126 4.5 Hoàn cảnh gia đình sinh viên .................................................................. 127 4.6 Học vấn của bố mẹ sinh viên .................................................................. 130 4.7 Nghề nghiệp của bố mẹ sinh viên ........................................................... 132 4.8 Tiểu kết chương 4.................................................................................... 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ..... 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 142 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH ANND An ninh nhân dân CAND Công an nhân dân CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học ĐHGTNN Định hướng giá trị nghề nghiệp HNQT Hội nhập quốc tế HVANND Học viện An ninh Nhân dân MSPV Mã số phỏng vấn NVAN Nghiệp vụ an ninh SV Sinh viên SVSQANND Sinh viên sỹ quan an ninh nhân dân TCH, HNQT Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TSANNB Trinh sát an ninh nội bộ TSCPG Trinh sát chống phản gián TW Trung ương XDĐ & CQNN Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát........................................ 15 Bảng 3.1: Tự đánh giá của sinh viên CAND về quan niệm nghề công an theo tương quan năm học .................................................................................. 72 Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên CAND xuất thân từ đô thị và nông thôn về nghề CA ..................................................................................................... 73 Bảng 3.3. Quan niệm về nghề Công an của sinh viên CAND theo tương quan mức sống gia đình ............................................................................. 76 Bảng 3.4 Lý do theo học Học viện ANND theo tương quan giới tính của sinh viên ..................................................................................................... 79 Bảng 3.5: Giới tính và kênh tiếp cận thông tin nghề nghiệp ............................... 88 Bảng 3.6: Kênh tiếp cận thông tin nghề nghiệp theo tương quan mức sống gia đình ..................................................................................................... 89 Bảng 3.7: Nơi cư trú của gia đình và kênh tiếp cận thông tin về học viện .......... 90 Bảng 3.8: Mong muốn cấp làm việc theo tương quan nghề nghiệp của bố mẹ sinh viên ..................................................................................................... 92 Bảng 3.9: Mong muốn nơi làm việc sau khi ra trường theo nơi cư trú................ 94 Bảng 3.10 Mong muốn cấp làm việc theo mức sống gia đình sinh viên ........... 95 Bảng 4.1: Mô tả các biến độc lập ....................................................................... 113 Bảng 4. 2: Mô tả các biến phụ thuộc.................................................................. 114 Bảng 4.3: Giới tính và sự lựa chọn ngành vì lý do kinh tế - không phải đóng học phí...................................................................................................... 115 Bảng 4. 4: Lý do lựa chọn ngành nghề vì yêu thích, muốn làm công an........... 118 Bảng 4.5 Mong muốn về điều kiện làm việc an toàn, ít rủi ro của sinh viên CAND ...................................................................................................... 120 Bảng 4.6: Mong muốn nơi làm việc - sẵn sàng bất cứ nơi đâu được phân công ...... 121 Bảng 4.7 Mức sống gia đình và nhận định về địa vị xã hội của nghề nghiệp CAND ...................................................................................................... 123 Bảng 4.8 Mức sống và nhận định về uy tín xã hội của ngành công an.............. 125 Bảng 4.9 Nơi cư trú và lý do chọn nghề: nghe theo lời khuyên của bố mẹ sinh viên ................................................................................................... 126 Bảng 4.10: Đối tượng ưu tiên và mong muốn nơi làm việc theo địa bàn làm việc . 129 Bảng 4.11 Học vấn của bố mẹ và quan niệm về “thu nhập của nghề công an cao hơn ngành khác”................................................................................ 131 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Lược đồ phân tích................................................................................................. 12 Sơ đồ 2.2 Thao tác hóa khái niệm làm việc ......................................................... 49 Sơ đồ 2.3 Quy trình đào tạo, phân công công tác của sỹ quan CAND ................ 66 Hộp 3.1 Quan niệm vê uy tín của nghề CAND ................................................... 71 Biểu đồ 3.1: Quan niệm của sinh viên CAND về nghề công an ......................... 71 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về địa vị nghề Công an .................................................... 72 Biều đồ 3.3. Đánh giá về uy tín nghề Công an .................................................... 72 Biểu đồ 3.4 Lý do theo học Học viện ANND ..................................................... 78 Biểu đồ 3.5 Thời điểm tiếp cận thông tin về Học viện ANND........................... 84 Biểu đồ 3.6 : Kênh thông tin tiếp cận về Học viện ANND ................................. 87 Biểu đồ 3.7 Mong muốn nơi làm việc của sinh viên CAND. .......................... 93 Biểu đồ 3.8 Nguyện vọng về điều kiện làm việc của sinh viên CAND.............. 98 Biểu đồ 3.9 : Mong muốn điều kiện làm việc của sinh viên CAND theo nơi cư trú ........................................................................................................ 101 Biểu đồ 3.10: Nguyện vọng môi trường làm việc khi ra trường........................ 106 Biểu đồ 3.11: Nguyện vọng môi trường làm việc theo mức sống gia đình ....... 108 DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN Hộp 3.1 Quan niệm vê uy tín của nghề CAND ................................................... 71 Hộp 3.2 Mức sống gia đình và quan niệm về địa vị xã hội và uy tín của nghề công an ....................................................................................................... 75 Hộp 3.3 Quan niệm về uy tín xã hội của nghề công an ....................................... 77 Hộp 3.4 Hoàn cảnh gia đình và lý do thi vào Học viện ANND .......................... 80 Hộp 3.5 Thời điểm tiếp cận thông tin về Học viện ANND .............................. 83 Hộp 3.6 Thời điểm tiếp cận thông tin về học viện ANND của sinh viên CAND ........................................................................................................ 85 Hộp 3.7 Kênh thông tin sinh viên tiếp cận về Học viện ANND ......................... 86 Hộp 3.8 Nguyện vọng nơi làm việc của sinh viên Công an nhân dân ................ 91 Hộp 3.9 Chỉ tiêu công tác và nguyện vọng nơi làm việc của sinh viên .............. 92 Hộp 3.10 Mức sống gia đình và mong muốn nơi làm việc của sinh viên CAND ........................................................................................................ 96 Hộp 3.11 Sinh viên năm cuối và nguyện vọng về điều kiện làm việc ............... 97 Hộp 3.12 Mong muốn về điều kiện làm việc của sinh viên theo quan điểm của cán bộ quản lý sinh viên - Học viện ANND. .................................... 100 Hộp 3.13 Mong muốn về nơi làm việc của sinh viên ........................................ 102 Hộp 3.14 Hoàn cảnh gia đình và mong muốn của sinh viên về môi trường công tác .................................................................................................... 105 Hộp 4.1 Mức sống gia đình và lý do không phải đóng học phí ......................... 117 Hộp 4.2 Mức sống gia đình và lý do theo học Học viện An ninh nhân dân ...... 119 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo số liệu thống kê gần đây nước ta có khoảng 1.900.000 sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014), trong đó sinh viên nhóm các trường công an nhân dân là 80.876 người, chiếm khoảng 4,7% (Bộ Công an, 2014). Học viện An ninh Nhân dân (HVANND) là một cơ sở đào tạo lớn của Ngành Công an nước ta. Tháng 6/2015 vừa qua Học viện vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời được Bộ trưởng Trần Đại Quang trao quyết định công nhận Học viện An ninh là cơ sở đào tạo trọng điểm của Ngành Công an. Với bề dày 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Ngành Công an trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới”. Trong những năm qua Học viện không ngừng lớn mạnh và trở thành cơ sở đào tạo có úy tín nhất của Ngành Công an. Cùng với sự phát triển chung của công tác giáo dục và đào tạo trong ngành Công an, những năm qua công tác giáo dục và đào tạo của Học viện An ninh nhân dân đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của Ngành Công an. Chương trình đào tạo cho sinh viên Học viện An ninh Nhân dân cũng có nhiều đặc thù so với các trường đại học khác ngoài ngành. Trong quá trình học tập, ngoài việc được truyền thụ các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các sỹ quan tương lai còn được phổ biến, giáo dục chính trị, tư tưởng và phẩm chất chính trị của một chiến sĩ công an nhân dân (CAND). Sinh viên phải thấm nhuần ý chí và trách nhiệm cao cả của người chiến sĩ công an nhân dân sau khi ra trường là sẵn sàng nhận nhiệm vụ đi bất cứ đâu, thực hiện bất cứ chức trách nhiệm vụ nào mà tổ chức, cơ quan điều động, v.v... Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế -xã hội, khoa học công nghệ, sự đổi mới mạnh mẽ của 1 giáo dục đại học ở trong nước và trên thế giới cũng như những diễn biến phức tạp trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, công tác giáo dục, đào tạo trong công an nhân dân nói chung và Học viện An ninh nhân dân nói riêng còn nhiều hạn chế [2, tr.4]. Có một thực tế là chất lượng giáo dục, đào tạo cán bộ công an đang chịu nhiều sức ép từ sự biến đổi của hệ giá trị chung của toàn xã hội. Có thể thấy lối sống thực dụng, chạy theo quyền lợi vật chất và kinh tế đã và đang thẩm thấu vào mọi mặt quan hệ của đời sống sinh viên, học viên công an nhân dân. Mặt khác, khi chọn ngành, chọn nghề sinh viên còn bị ảnh hưởng bởi sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề việc làm sau khi ra trường, chi phí đào tạo, thu nhập, sinh kế…Điều đáng quan tâm là những giá trị này đang chi phối mạnh mẽ suy nghĩ và mong muốn nghề nghiệp của các nhóm sinh viên công an nhân dân ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói hiện thời đại đa số sinh viên mong muốn được làm đúng ngành đào tạo, môi trường làm việc bình đẳng, hòa đồng để có cơ hội phát triển năng lực, chuyên môn; chấp nhận môi trường công việc khó khăn, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào tổ chức điều động. Tuy nhiên cũng tồn tại không ít hiện tượng sinh viên quá coi trọng mong muốn làm việc an nhàn, đơn vị có cơ hội thu nhập cao, môi trường làm việc ít rủi ro, ở thành phố, v.v…. Từ đó, bằng mọi cách/kênh quan hệ của bản thân và gia đình họ tìm cách tiếp cận việc làm theo ý muốn cá nhân, gia đình trong quá trình chuẩn bị ra trường. Nhìn từ góc độ quản lý của ngành Công an, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu và cảm hứng học tập của sinh viên mà còn tác động đến chất lượng đào tạo và công tác tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực của ngành Công an hiện nay. Có nhiều câu hỏi đang được đặt ra ở đây, chẳng hạn đó là định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân đang theo học hệ chính quy dài hạn tại Học viện An ninh nhân dân (sau đây gọi tắt là sinh viên công an nhân dân) hiện nay ra sao? Những yếu tố nào chi phối mong muốn nghề nghiệp của họ? Các yếu tố này phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của ngành Công 2 an và nhu cầu xã hội hiện nay. Các bên liên quan cần có những giải pháp hay can thiệp, hỗ trợ gì đối với sinh viên để đảm bảo được định hướng nghề nghiệp ngành công an? Những câu hỏi này đang rất cần được giải đáp, không chỉ từ thực tiễn đời sống, nhất là thực tiễn ngành công an, mà còn cả trên bình diện khoa học, trong đó có cả xã hội học. Xuất phát từ tình hình vừa nêu, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc trả lời các câu hỏi vừa đặt ra. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nội dung, xu hướng và những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên CAND. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nhóm xã hội này có định hướng giá trị nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu đào tạo của Ngành và mong đợi của xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, ngoài nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý thông tin, các nhiệm vụ trọng tâm của luận án bao gồm: - Điểm lại những công trình đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án để kế thừa và phát triển - Lựa chọn và vận dụng một vài lý thuyết xã hội học, giúp cho việc phân tích và giải thích về hành vi lựa chọn nghề nghiệp và những mong muốn về nghề công an. - Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về nghề sỹ quan An ninh nhân dân, từ đó dẫn đến lý do thi vào ngành cũng như thời điểm, kênh thông tin tiếp cận về HVANND. - Tìm hiểu và lý giải về nguyện vọng địa bàn, điều kiện làm việc, môi trường công tác mà sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp Học viện. 3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa thành 4 câu hỏi nghiên cứu sau: Sinh viên CAND nhận thức và quan niệm như thế nào về nghề công an và giá trị nghề nghiệp của mình? Nguyện vọng của 2 nhóm: nam, nữ sinh viên CAND có giống nhau không? Họ mong muốn như thế nào về nơi làm việc, về điều kiện làm việc và môi trường làm việc sau khi ra trường? Những đặc điểm về cá nhân như độ tuổi, nơi cư trú và hoàn cảnh gia đình (như học vấn, nghề nghiệp của bố mẹ, mức sống gia đình…) liệu có chi phối mong muốn nơi làm việc, điều kiện công tác của sinh viên CAND khi ra trường không? Nếu có thì đó là những đặc điểm nào? Sự khác biệt về giới có ảnh hưởng tới tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ do tổ chức phân công sau khi ra trường không? Biểu hiện cụ thể ra sao? 2.4 Giả thuyết nghiên cứu Tương ứng với bốn câu hỏi nghiên cứu vừa nêu trên là bốn giả thuyết sau đây: - Giả thuyết thứ nhất: Nhìn chung sinh viên CAND vẫn coi công an là một nghề nghiệp quan trọng, có nhiều ý nghĩa trong đời sống xã hội. - Giả thuyết thứ hai. Có sự khác biệt rõ về giới: trong khi nam sinh viên mạnh mẽ, không ngại hiểm nguy thì nữ sinh viên lại thích những nơi làm việc an toàn, ổn định, ít rủi ro. - Giả thuyết thứ ba: Có nhiều yếu tố chi phối nguyện vọng nơi làm việc, điều kiện công tác của sinh viên sau khi ra trường. Trong đó, sinh viên thuộc gia đình có mức sống khá giả mong muốn được làm việc ở cấp Bộ Công an hoặc cấp Công an Tỉnh (thành phố) cao hơn so với những sinh viên thuộc gia đình có mức sống trung bình và nghèo. 4 - Giả thuyết thứ tư: Sự khác biệt về giới cũng được phản ánh ở tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ do tổ chức giao cho. Nhóm nam sinh viên có xu hướng sẵn sàng nhận nhiệm vụ do tổ chức phân công rõ hơn so với nhóm nữ sinh viên 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay. 3.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu bao gồm các sinh viên HVANND trong độ tuổi 21 đến 28. Ngoài ra còn các cán bộ, giảng viên của Học viện tham gia cung cấp những thông tin sâu cho nghiên cứu (phần này sẽ được trình bày chi tiết trong mục 2.5.2 của chương 2 của Luận án). 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1 Về vấn đề nghiên cứu. Định hướng giá trị nghề nghiệp là một khái niệm rất rộng, đó là những quan niệm về giá trị nghề nghiệp, tác động đến tâm thế và hình thành nên quan niệm, thái độ và cách ứng xử cũng như những mong muốn, kỳ vọng về nghề nghiệp. Những mong muốn này có thể thay đổi ở những nhóm sỹ quan khác nhau do tác động của yếu tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên đề tài trong nghiên cứu này chỉ tập trung xem xét định hướng của nhóm sinh viên đang theo học tại Học viện An ninh nhân dân đối với nghề nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, đề tài sẽ tìm hiểu và phân tích những mong muốn và nguyện vọng của các nhóm sinh viên công an nhân dân đối với nghề nghiệp sau khi ra trường. Để làm rõ điều này luận án tập trung làm rõ quan niệm của sinh viên về nghề nghiệp công an trước khi thi và theo học, lý do theo học các trường công an (mà cụ thể ở đây là HV ANND), thời điểm/kênh thông tin mà sinh viên tiếp cận để theo học, những mong muốn về nơi làm việc, điều kiện làm việc, 5 môi trường công tác sau khi ra trường của sinh viên. 3.3.2 Về không gian nghiên cứu Địa bàn được chọn để khảo sát và nghiên cứu của đề tài là Học viện An ninh nhân dân - thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Với quy mô lớn về sinh viên và cơ sở vật chất, cùng với bề dày thời gian trong công tác giảng dạy, Học viện ANND là một trong những cơ sở đào tạo chính quy lớn nhất của ngành công an ở nước ta, thực hiện chức năng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công an cho cả nước. Địa bàn này đáp ứng được các yêu cầu của một nghiên cứu trường hợp. 3.3.3 Về thời gian nghiên cứu Đây là khoảng thời gian vận hành của đối tượng và khách thể nghiên cứu, được tính từ 2010 đến 2016. Cuộc khảo sát được tiến hành trong hai đợt từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014 tại học viện An ninh nhân dân (mỗi đợt hơn hai tuần). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Phương pháp luận Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam nói chung, cũng như của sinh viên công an nhân dân nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang văn minh công nghiệp và hiện đại, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với những tác động tích cực và cả những khía cạnh tiêu cực của nó. Đối với sinh viên các trường Công an thì việc lựa chọn làm việc ở đâu, sinh viên có những mong muốn gì đối với công việc của mình sau này cũng là những vấn đề sinh viên rất quan tâm, trăn trở trước khi ra trường. Để giải quyết những vấn đề vừa nêu, trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Phương pháp luận mác xít chỉ ra rằng phương pháp luận không chỉ là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng trong một khoa học và cải tạo thế giới. (M.M Rodentan - chủ biên, 1986). 6 Trong Từ điển Triết học do Rodentan chủ biên, tác giả nhấn mạnh: “phương pháp luận mác - xít xuất phát từ chỗ cho rằng cơ sở của các phương pháp nhận thức là những quy luận khách quan của tự nhiên và xã hội. “ (M.M Rodentan chủ biên, 1986: 461). Việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã cho thấy việc lựa chọn nghề nghiệp hay nói khác đi là định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên CAND là phản ánh quy luật khách quan trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi, chứ không phải sự “tùy tiện do trí tuệ con người tạo ra”. Bên cạnh phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung, trong nghiên cứu này chúng tôi còn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng ta, những chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư của Bộ Công an về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên như là sự bổ sung, làm giàu có thêm phương pháp luận Mác xít và là kim chỉ nam cho nghiên cứu của mình. Còn phương pháp luận với tư cách là “toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng trong một khoa học”, cụ thể ở đây là Xã hội học, sẽ được thể hiện ở phần “phương pháp nghiên cứu” tiếp liền dưới đây. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Việc điều tra khảo sát để thực hiện đề tài này bao gồm các phương pháp sau: 4.2.1 Phỏng vấn sâu Đối với nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn và phỏng vấn sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ năm. Tổng số là 45 người, trong đó có 32 nam sinh viên và 13 nữ sinh viên. Ngoài ra còn phỏng vấn 11 người là các cán bộ, giáo viên trực thuộc các phòng ban, khoa bộ môn của Học viện ANND. Việc phỏng vấn sâu không chỉ nhằm bổ sung thêm các khía cạnh của điều tra định lượng chưa làm rõ được, mà còn góp phần giải thích các lý do dẫn đến việc lựa chọn định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên. Trong quá trình phỏng vấn thực hiện nghiên cứu này chúng tôi cố gắng hỏi về quá trình từ khi họ và gia đình bắt đầu quan tâm tìm hiểu về trường và ngành học, đến khi trúng tuyển vào học và khi chuẩn bị ra trường. Thay vì hỏi một danh sách câu hỏi đã được xác định trước, chúng tôi chỉ sử dụng một 7 danh sách các chủ đề cần nghiên cứu với những gợi ý mở. Cách làm này cho phép những người được phỏng vấn có thể đặt câu hỏi ngược trở lại cho nhà nghiên cứu, hỏi về các chủ đề mới và đưa cuộc nói chuyện theo một hướng có thể không ngờ tới. Điều này nhằm tới việc tạo điều kiện cho người được phỏng vấn cởi mở tối đa tâm tư, bức xúc đang ẩn giấu bên trong con người họ. Để tạo nên sự thân mật và cởi mở giúp các cuộc phỏng vấn định tính thu được kết quả tốt nhất chúng tôi thường thiết kế không gian trò chuyện riêng, ở phòng ký túc, có những trường hợp được hẹn ra căng tin của Học viện ANND. Nhằm bảo đảm nguyên tắc khuyết danh trong nghiên cứu, quá trình phỏng vấn chúng tôi không đặt câu hỏi lấy thông tin về họ và tên thật của người trả lời. Thay vào đó, chúng tôi đã đổi tên và sử dụng những tên giả gán cho từng trường hợp phỏng vấn. Do vậy, tên của sinh viên trả lời phỏng vấn được trích dẫn và sử dụng trong tài liệu này chỉ là tên mang tính ước lệ. Khó khăn hơn là việc phỏng vấn cán bộ giáo viên Học viện. Vì rất nhiều lý do, một phần đây cũng là vấn đề nhạy cảm, một số cán bộ giáo viên rất nhiệt tình nhưng bên cạnh đó cũng có một số nhỏ các anh chị không sẵn sàng trả lời. Tác giả phải hẹn gặp những cuộc phỏng vấn khác. Một số khó khăn trong quá trình tiếp cận phỏng vấn: sinh viên thường nói những thông tin chung chung, không rõ ràng, kể cả từ chối trả lời phỏng vấn. Để tạo sự tin tưởng cho người trả lời, chúng tôi phải dành nhiều thời gian làm quen trò chuyện để tạo niềm tin từ phía họ khi đó các nội dung cần trao đổi mới được tiến hành. Nhiều lần đối diện với sinh viên chúng tôi đã phải giải thích rõ mình không phải là nhà báo, rằng thông tin thu được chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và tuyệt đối giữ bí mật thông tin cá nhân của họ. Đối với nhóm phỏng vấn sâu là cán bộ các phòng ban như phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý sinh viên, phòng Đào tạo và Quản lý phương pháp dạy học, giảng viên các Khoa, Bộ môn trong Học viện cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên nghiên cứu sinh cố gắng vận dụng những kinh nghiệm đã có để làm cho người được mời phỏng vấn có phần yên tâm để cung cấp thông tin. Do đó 8 chúng tôi phải mở rộng số lượng các ca phỏng vấn để có thêm những thông tin cụ thể khác. 4.2.2 Phỏng vấn bằng bảng hỏi Nội dung bảng hỏi được thiết kế gồm nhiều phần tương ứng với mục tiêu, nhiệm vụ và giả thuyết nghiên cứu. Đối với bảng hỏi, các câu hỏi sắp đặt theo cấu trúc nhất định nhằm đảm bảo độ chính xác. Các câu hỏi được đặt ra với các cấp độ và ý nghĩa khác nhau. Để bảo đảm sự thoải mái cho người trả lời và thông tin thu được có độ tin cậy, tác giả đã đưa vào bảng hỏi nhiều loại câu hỏi: câu hỏi đóng, mở, hỗn hợp và câu hỏi lọc. Các thang đo được thao tác hóa kỹ theo tiêu chuẩn xây dựng bảng hỏi trong khảo sát xã hội học. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng. Nội dung phỏng vấn sâu sẽ tìm hiểu sâu các yếu tố chi phối tâm thế nghề nghiệp khi ra trường mà các câu hỏi định lượng không thể khai thác được. Máy ghi âm là một công cụ hỗ trợ rất quan trọng trong việc ghi lại thông tin phỏng vấn. Khi gặp gỡ đối tượng và đề nghị hợp tác nghiên cứu, chúng tôi đã giới thiệu về cách thức trò chuyện trong quá trình phỏng vấn và nói rõ là sử dụng máy ghi âm để ghi lại những thông tin do không kịp ghi chép đầy đủ khi thực hiện phỏng vấn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng chuẩn bị một cuốn sổ để ghi chép tóm tắt nội dung chính của cuộc phỏng vấn. Những quan sát về khung cảnh của cuộc phỏng vấn, không khí và thông tin được trao đổi thông qua các cách khác ngoài ngôn ngữ bằng lời nói. Công việc xử lý và phân tích số liệu được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Khác với nghiên cứu định lượng, đầu tiên các số liệu được thu thập sau đó được phân tích dựa theo một số nguyên tắc đã tương đối chính thức hóa. Sau khi phân tích xong các nhà nghiên cứu sẽ trình bày và thảo luận kết quả. Trong nghiên cứu định tính này, xử lý và phân tích số liệu là một quá trình liên tục, được bắt đầu từ khi số liệu đang được thu thập. Đôi khi việc phân tích diễn ra ngay trong quá trình phỏng vấn bởi vì các câu hỏi mới thường xuyên được phát triển và chỉnh sửa để phù hợp với các nội dung đã được nói đến trong quá trình phỏng vấn. 9 Thông tin được sắp xếp theo một hệ thống mã hóa (coding system) và các mã này được viết bên lề của các văn bản (text) ghi chép phỏng vấn sâu, quan sát. Tác giả sử dụng mã từng câu hoặc cho từng đoạn văn của văn bản, đọc đi đọc lại các thông tin, tiến hành mã hóa sơ bộ hay mã hóa chi tiết hơn có liên quan đến các chủ đề chi tiết được đề cập đến trong các văn bản thu được từ nghiên cứu. Việc mã hóa này chỉ là bước đầu tiên của quá trình phân tích, giúp tác giả tổ chức lại các số liệu và xác định những chủ đề cần thảo luận đưa ra trong kết quả luận án. 4.2.3 Phân tích tài liệu Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích tài liệu được đặc biệt coi trọng. Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh với kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa, từ đó giúp tác giả tìm ra được những nhận định mang tính khái quát cũng như những nội dung mà những nghiên cứu trước đó còn bỏ ngỏ hoặc tìm hiểu chưa triệt để. Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả và cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình tìm kiếm thông tin ban đầu về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ thực sự có hiệu quả khi được tiến hành nghiêm túc và khoa học. Trong nghiên cứu này, việc tìm kiếm các tài liệu có sẵn đã gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp không có nhiều, đặc biệt là với đối tượng là sinh viên Công an nhân dân. Sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm tại các thư viện như thư viện Quốc gia, Thư viện viện Xã hội học, thư viện của Bộ Công an, thư viện của Viện Nghiên cứu khoa học & chiến lược - Bộ Công an, tác giả chỉ tìm thấy một vài kết quả nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân. Chẳng hạn đó là tài liệu ở một số cơ sở đào tạo ở phía Nam như đại học An ninh nhân dân, đại học Cảnh sát nhân dân, một số nghiên cứu về giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên ở một số trường đào tạo sỹ quan CAND. Đáng lưu ý là tác giả không tìm thấy một nghiên cứu nào về định hướng giá trị nghề nghiệp đối với nhóm sinh viên công an nhân dân ở các tỉnh phía Bắc. Do nguồn tài liệu ít ỏi, thiếu hệ thống nên việc phân tích và tổng hợp thông tin 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan