Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo thiên chúa ở hà nội hiện nay...

Tài liệu định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo thiên chúa ở hà nội hiện nay (nghiên cứu tại nhà thờ thái hà và nhà thờ thạch bích)

.PDF
104
570
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- BÙI PHƢƠNG THANH ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Nghiên cứu tại nhà thờ Thái Hà và nhà thờ Thạch Bích) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- BÙI PHƢƠNG THANH ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Nghiên cứu tại nhà thờ Thái Hà và nhà thờ Thạch Bích) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 60 31 30 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Thu Hƣơng Hà Nội – 2013 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 2 2.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 2 2.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3 3. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 3 3.1. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của thanh niên nói chung .... 3 3.2. Những nghiên cứu về định hướng giá trị hôn nhân ............................... 6 3.3. Những nghiên cứu về gia đình Thiên chúa giáo .................................. 10 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 11 4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 11 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 11 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu............................................. 11 5.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 11 5.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................... 11 5.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 12 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 13 6.1. Phương pháp luận ................................................................................ 13 6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học ................................................... 14 6.2.1. Phân tích tài liệu ........................................................................... 14 6.2.2. Phỏng vấn sâu ............................................................................... 14 6.2.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến...................................................... 14 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 16 7.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 16 7.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 16 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 18 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........... 18 1. 1.Khái niệm công cụ .................................................................................. 18 1.1.1. Khái niệm giá trị ............................................................................... 18 1.1.2. Khái niệm định hướng giá trị............................................................ 18 1.1.3. Khái niệm hôn nhân .......................................................................... 20 1.1.4. Định hướng giá trị hôn nhân ............................................................ 21 1.1.5. Thanh niên......................................................................................... 21 1.1.6. Thiên chúa giáo................................................................................. 21 1.2. Lý thuyết áp dụng .................................................................................. 22 1.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ............................................................ 22 1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội ............................................................... 23 1.2.3. Lý thuyết xã hội hóa .......................................................................... 24 1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 26 1.3.1. Giáo xứ Thạch Bích .......................................................................... 26 1.3.2. Giáo xứ Thái Hà ............................................................................... 27 CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ VỀ TÌNH YÊU CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA TẠI GIÁO XỨ THÁI HÀ VÀ THẠCH BÍCH ............................................................................................... 28 2.1. Quan niệm về tình yêu ........................................................................... 28 2.1.1. Quan niệm tình yêu nam nữ nói chung trong xã hội hiện đại .......... 28 2.1.2. Quan niệm về tình yêu nam, nữ theo Thiên chúa giáo ..................... 35 2.2. Quan niệm về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục ........................ 38 2.2.1. Nhận thức về quan điểm của đạo Thiên chúa đối với vấn đề tình dục trước hôn nhân ............................................................................................ 38 2.2.2. Quan niệm của về tình dục trước hôn nhân ...................................... 40 2.3. Quan niệm về hôn nhân......................................................................... 44 2.3.1. Tầm quan trọng của hôn nhân .......................................................... 44 2.3.2. Mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và sự nghiệp.......................... 46 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ KHI KẾT HÔN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA TẠI GIÁO XỨ THÁI HÀ VÀ THẠCH BÍCH ............................................................................................... 53 3.1. Định hƣớng lựa chọn bạn đời ............................................................... 53 3.1.1.Về trình độ học vấn của người bạn đời ............................................. 54 3.1.2. Về nghế nghiệp của người bạn đời ................................................... 58 3.1.3. Về phẩm chất, đạo đức của người bạn đời ....................................... 60 3.1.4. Về tôn giáo của người bạn đời.......................................................... 63 3.2. Một số đặc điểm về đời sống gia đình của nhóm thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích đã kết hôn ...................... 67 3.3.1. Phân công lao động trong gia đình .................................................. 67 3.3.2. Sử dụng các biện pháp tránh thai ..................................................... 72 3.3.3. Dự định về con cái ............................................................................ 75 3.3. Vai trò của Thiên chúa giáo đối với định hƣớng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại nhà thờ Thái Hà và Thạch Bích...... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Cơ cấu mẫu 15 Bảng 2.1: Định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu nam, nữ nói chung trong xã hội hiện đại 30 Bảng 2.2: Tương quan địa bàn nhà thờ với những quan niệm về tình yêu nam nữ nói chung trong xã hội hiện đại của thanh niên theo đạo Thiên chúa 33 Bảng 2.3: Tương quan giữa giới và quan niệm về tình yêu nói chung của thanh niên theo đạo Thiên chúa giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích 34 Bảng 2.4: Định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu nam, nữ của Thiên chúa giáo 35 Bảng 2.5: Định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục trước hôn nhân 41 Bảng 2.6: Tương quan giới tính và quan niệm của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục trước hôn nhân 43 Bảng 2.7: Đánh giá về mức độ ưu tiên giữa tình yêu – hôn nhân và sự nghiệp của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) 47 Bảng 2.8: Tương quan giữa giới tính và mục đích chính của hôn nhân theo theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) 51 Bảng 3.1: Định hướng giá trị về trình độ học vấn của người bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) Bảng 3.2: Tương quan giới và định hướng giá trị về trình độ học vấn 55 người bạn đời tương lai của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) 56 Bảng 3.3: Tương quan giữa địa bàn khảo sát với định hướng giá trị về trình độ học vấn người bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) 57 Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính với định hướng giá trị về nghề nghiệp người bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) 60 Bảng 3.5: Dự định kết hôn của những thanh niên có người yêu không theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %) 64 Bảng 3.6: Một số khó khăn của thanh niên theo đạo Thiên chúa khi có vợ hoặc chồng không theo đạo Thiên chúa (Tỷ lệ %) 65 Bảng 3.7:Trách nhiệm chính về những công việc trong gia đình của người vợ và chồng trong những gia đình thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích đã kết hôn(Tỷ lệ %) 70 Bảng 3.8: Việc lựa chọn các biện pháp tránh thai của thanh niên theo đạo Thiên chúa đã kết hôn tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích(Tỷ lệ %) 73 Bảng 3.9: Mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ có chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ (Tỷ lệ %) 74 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 2.1: Đạo Thiên chúa và vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân 39 Biểu 2.2: Thanh niên theo đạo Thiên chúa đánh giá trị về tầm quan trọng của hôn nhân 45 Biểu 2.3: Thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích quan niệm về mục đích chính của hôn nhân 50 Biểu 3.1: Định hướng giá trị về nghiệp của người bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích 59 Biểu 3.2: Định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích về phẩm chất của người bạn đời 61 Biểu 3.3: Dự định về số con trong gia đình thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích 77 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thiên chúa giáo được truyền vào Việt Nam một cách chính thức và có hệ thống từ đầu thế kỷ XVII. Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ Công giáo tương đối cao so với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thiên chúa giáo đã có vai trò rất lớn và có ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống xã hội của những người theo đạo Thiên chúa trong đó phải kể đến vấn đề hôn nhân. Với mỗi con người, hôn nhân là một việc trọng đại đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về sự trưởng thành không chỉ trong tâm sinh lý mà cả trong nhận thức và trách nhiệm xã hội. Hôn nhân và gia đình là một trong những thể chế cổ xưa nhất của loài người. Hôn nhân không phải chỉ là một định chế thuần tuý của con người, mà trước hết còn nằm trong chương trình của Thiên Chúa, khi Ngài dựng nên con người có nam có nữ, và mời gọi họ: “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó”. Thanh niên nói chung và thanh niên theo đạo Thiên chúa nói riêng, khi bước vào độ tuổi kết hôn đều định hướng cho mình những giá trị hôn nhân nhất định. Định hướng về hôn nhân có tác động sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định sẽ lập gia đình và duy trì đời sống gia đình đó như thế nào. Có thể thấy, trong những năm gần đây sự xáo trộn trong định hướng giá trị của thanh niên có sự tác động của nhiều yếu tố. Cải cách toàn diện và hội nhập quốc tế mạnh mẽ khiến xã hội Việt Nam chứng kiến những biến đổi sâu sắc về kinh tế, văn hóa và xã hội. Sự biến đổi xã hội dẫn đến những thay đổi về chuẩn mực, giá trị, quan niệm sống của con người. Quá trình xã hội hóa thanh niên diễn ra khá phức tạp như hiện nay, sự xuất hiện của những quan niệm về 1 tình bạn, tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình khá mới mẻ so với những thế hệ đi trước. Định hướng giá trị của thanh niên là chủ đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên về nhóm đối tượng thanh niên theo đạo Thiên chúa, đây còn là lĩnh vực ít được đề cập đến nhiều. Trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập và sự giao thoa văn hóa có tác động đến những định hướng giá trị của thanh niên Công giáo trong hôn nhân ra sao? Những định hướng giá trị của họ có sự khác biệt gì so với thanh niên nói chung? Và qua nghiên cứu định hướng giá trị trong hôn nhân và gia đình ở lứa tuổi thanh niên nhằm làm rõ những thay đổi trong nhận thức, quan niệm về hôn nhân và gia đình để đi tới phát hiện những giá trị mới xuất hiện và những giá trị đã bị phai nhạt trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội hiện nay”. 2. Ý nghĩa nghiên cứu 2.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu này trên cơ sở vận dụng một số khái niệm, lý thuyết xã hội học như khái niệm giá trị, định hướng giá trị, hôn nhân, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, , … để tìm hiểu và giải thích những quan niệm, định hướng lựa chọn giá trị hôn nhân của thanh niên theo Thiên chúa giáo như: định hướng giá trị về tình yêu, định hướng giá trị về ý nghĩa của hôn nhân, về vai trò giới trong gia đình, về lựa chọn bạn đời trong tương lai. Đồng thời đề tài được coi như là một luận chứng góp phần làm sáng tỏ hơn cho những lý thuyết đó. 2 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa những định hướng giá trị về hôn nhân của thanh niên theo Thiên chúa giáo. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về hôn nhân của thanh niên Công giáo. 3. Tổng quan nghiên cứu 3.1. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của thanh niên nói chung Định hướng giá trị của thanh niên là lĩnh vực nghiên cứu được rất nhiều người quan tâm ở Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về định hướng giá trị của thanh niên đã xuất hiện với nhiều chiều hướng nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau. Từ những năm 1991- 1995 tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản trong nhân cách con người Việt Nam hiện nay trên 3 mặt là định hướng giá trị nhân cách: tiềm năng, khả năng của nhân cách, phẩm chất, hành vi, nếp sống, thói quen của nhân cách. Đặc biệt đề cập đến vấn đề giá trị, định hướng giá trị của con người Việt Nam trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, đổi mới, mở cửa và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về định hướng giá trị xã hội, đặc biệt đối tượng thanh niên trong giai đoạn xã hội chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả Phạm Minh Hạc đã nhấn mạnh để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuẩn bị cho những chủ nhân tương lai của đất nước đi vào thế kỷ XXI, chúng ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ những định hướng giá trị dưới đây: có niềm tin vững chắc và quyết tâm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ giữa người với người, có năng lực khoa học, có trình độ công nghệ cao, có 3 thể lực cường tráng, có thức công dân, có cá tính và bản sắc riêng. Tác giả Đặng Cảnh Khanh trong cuốn: “Xã hội học thanh niên”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 coi xã hội học thanh niên là một mảng nghiên cứu chuyên biệt của xã hội học. Trong đó, tác giả nêu lên đối tượng của xã hội học thanh niên nhằm hướng tới những vấn đề có liên quan đến vị trí, vai trò của thanh niên, mối quan hệ giữa sự vận động và phát triển của vấn đề thanh niên so với sự vận động phát triển chung của xã hội cũng như nội hàm của những vấn đề thanh niên trong dạng thức tương đối độc lập với nó. Tác giả đề cập đến các vấn đề như: Những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và khung lý thuyết cho xã hội học thanh niên; Gia đình cộng đồng và xã hội học thanh niên; Văn hóa thanh niên; Định hướng giá trị và chuẩn mực xã hội trong thanh niên; Phong trào thanh niên va công tác thanh niên. Trong đó,vấn đề định hướng giá trị được tác giả phân tích trong mối quan hệ ba chiều giữa giá trị, chuẩn mực, và hành vi. Giá trị được coi là cơ sở quan trọng để tạo ra mục đích động cơ cho hành vi. Những hành vi này biểu hiện các cấp độ, có thể là cấp độ hành vi cá nhân, cấp độ hành động nhóm xã hội. Chuẩn mực là những phương thức tổ chức và kiểm soát của xã hội đối với các hành vi nói trên. Ba yếu tố này thể hiện sự thống nhất. Trong cuốn “Định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, của tác giả Cao Xuân Thạo (2008) [31] đã đề cập đến những vấn đề: Những giá trị quan trọng đối với cuộc sống của thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay, định hướng giá trị trong học tập, trong khoa học. Bên cạnh đó, định hướng giá trị trong các mối quan hệ giao tiếp của thanh niên, sinh viên cũng được đề cập trong nghiên cứu. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học của tác giả Phạm Tất Thắng với đề tài: “Định hướng giá trị của sinh viên” (Qua nghiên cứu trường hợp 4 sinh viên của 11 đơn vị đào tạo trên địa bàn Hà Nội từ 1998 đến nay) (2009) [30] với mục đích nhằm tìm hiểu định hướng giá trị của sinh viên hiện nay trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm, giá trị chính trị, tình bạn, tình yêu, hôn nhân, lý giải các yếu tố xã hội chi phối những định hướng giá trị của sinh viên hiện nay. “Định hướng giá trị văn hóa của thanh niên nông thôn giai đoạn hiện nay”, Dương Kiều Hương, Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2012 [28]: Ban chủ nhiệm đề tài đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến định hướng giá trị văn hoá của Thanh niên nông thôn, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; chủ trương của Đoàn thanh niên đối với công tác định hướng giá trị văn hoá cho Thanh niên nông thôn, những tác động tích cực trong quá trình triển khai các hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn đối với công tác định hướng các giá trị văn hoá cho thanh niên. Những định hướng giá trị của thanh niên nông thôn được đề cập đến bao gồm những định hướng giá trị trong học tập, nghề nghiêp việc làm, tình yêu và hôn nhân gia đình, mối quan hệ ứng xử của thanh niên trong gia đình, ngoài xã hội và sự tham gia của tniên đối với các hoạt động văn hoá cộng đồng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhóm tác giả của đề tài đề xuất các nhóm giải pháp của Đoàn trong việc định hướng, giáo dục cho thanh niên hướng tới các giá trị chuẩn mực văn hoá phù hợp với bối cảnh đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nhìn chung, vấn đề về định hướng giá trị đã có nhiều các công trình nghiên cứu trên nhóm đối tượng thanh niên, sinh viên. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về định hướng giá trị nói chung của thanh niên. Những nghiên cứu được tác giả tập trung bàn rất nhiều về định hướng giá trị của thanh niên như: định hướng giá trị trong học tập, trong khoa học, lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm, giá trị chính trị, tình bạn, tình yêu, hôn nhân. Bên cạnh đó, định 5 hướng giá trị văn hóa của thanh niên, trong các mối quan hệ giao tiếp trong gia đình, trong xã hội cũng được nói đến. Đây là nguồn tài liệu giúp tác giả có thể tiếp thu, kế thừa khi xây dựng cơ sở lý luận và quá trình thực tiễn nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của mình. 3.2. Những nghiên cứu về định hướng giá trị hôn nhân “Một vài ý kiến về thực trạng hôn nhân và gia đình ở Hà Nội”, PGS Nguyễn Như An trong cuốn “Gia đình Việt Nam hiện nay” [25]: Tác giả đã tiến hành điều tra 200 người ở 200 gia đình tại 2 phường Ngô Thì Nhậm và Yên Phụ đồng thời tham khảo số liệu chung của cả nước theo số liệu Tổng cục Thống kê. Tác giả cũng đi đến một số kết luận: - Mặc dù ngày nay thanh niên thường hướng đến việc nâng cao trình độ văn hóa, ổn định công việc, có một vị trí nhất định trong xã hội cũng như địa vị kinh tế nhưng những lý do đó cũng không ảnh hưởng đến tuổi kết hôn của nam một cách mạnh mẽ. - Sự nố lực cố gắng thành đạt trong cuộc sống đã khiến cho một số phụ nữ tạm gác việc xây dựng gia đình để có thời gian học tập và nghiên cứu khoa học. - Hiện tượng tuổi kết hôn ở nữ giới cho thấy phụ nữ cũng đã có một bước tiến bộ đáng kể trong việc làm chủ hôn nhân của mình. - Sự tuân thủ độ tuổi kết hôn theo quy định của “Luật Hôn nhân và gia đình” có thể bắt nguồn từ một phần sự nâng cao dân trí do quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa mạnh hơn, trình độ nhận thức xã hội ít bị hạn chế. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh thực trạng về hôn nhân trên những khía cạnh: tình trạng hôn nhân, tuổi kết hôn, thành phần và quy mô gia đình, mối quan hệ trong gia đình, những định hướng giá trị của hôn nhân và gia đình. “Trở lại với quan niệm về hôn nhân và gia đình qua một số chỉ báo xã 6 hội học”, Nguyễn Phương Thảo trong cuốn “Gia đình Việt Nam hiện nay” [14] đã đề cập tới một số nội dung trong quan niệm về hôn nhân và gia đình như: độ tuổi thích hợp cho hôn nhân, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, vai trò của cha mẹ trong hôn nhân của con cái và quan niệm về số con trong mỗi gia đình, về gia đình hạnh phúc. - Về độ tuổi thích hợp cho hôn nhân: Quan niệm về độ tuổi thích hợp cho hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sinh sống, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, lứa tuổi người được hỏi. - Về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời: Một chỉ báo quan trọng nhằm phản ánh quan niệm về hôn nhân là mức độ quan tâm đến những phẩm chất cần có đối với người bạn đời. Những phẩm chất này có thể thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử và từng hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Có thể nhận thấy những phẩm chất, tiêu chuẩn, giá trị về kinh tế hay nói chung là các định hướng giá trị “thực tế” được cả nam và nữ rất chú trọng trong quan niệm lựa chọn bạn đời. Trong “Báo cáo kết quả điều tra gia đình ở Việt Nam , 2006” [33] cũng có một phần nội dung đề cập đến vấn đề hôn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Đây là cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành trên phạm vi toàn quốc về một số vấn đề của gia đình là kết quả phối hợp giữa Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam trước đây (VCPFC), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Tổng cục Thống kê với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Gia đình Úc và Bộ gia đình nhà ở, Dịch vụ Cộng đồng và các vấn đề về người dân bản địa, chính phủ Úc. Một phần kết quả thu được nói về vấn đề hôn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Về vấn đề hôn nhân: Tuổi kết hôn lần đầu thường cao hơn (những người ở thành phố so với những người ở vùng nông thôn, dân tộc thiểu số, những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao so với nhóm thu nhập thấp hoặc 7 trình độ học vấn thấp). Về vấn đề lựa chọn bạn đời: Ba tiêu chuẩn chính trong việc lựa chọn bạn đời là biết cách cư xử, có sức khỏe tốt và biết cách làm ăn vẫn còn phổ biến. Mặc dù một số tiêu chuẩn mới như có thu nhập ổn định và có trình độ học vấn đã xuất hiện nhưng chủ yếu nằm trong nhóm làm công và hưởng mức lương cao ở thành thị. “Tìm hiểu tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thế hệ trẻ Việt Nam ở thành phố và nông thôn hiện nay”, Lê Thi, Tạp chí Nghiên cứu Con người [26]. Nghiên cứu đã chỉ ra những quan điểm về tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng của thế hệ trẻ và xem xét những khác biệt trong quan điểm của thanh niên ở thành phố và nông thôn cũng như những thay đổi so với thế hệ trước đây. Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng có sự hợp lý và đúng mức trong các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thế hệ trẻ ở thành phố và nông thôn. Những tiêu chuẩn đó thể hiện những điều mà họ mong muốn còn trên thực tế không phải ai cũng lựa chọn được những tiêu chuẩn mà họ đề ra. “Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên”, ThS Nguyễn Văn Lượt, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, bài đăng Tạp chí Tâm lý học, [24]: Đề tài đề cập đến quan niệm về hôn nhân dựa trên các phương diện: quan niệm của sinh viên về bản chất hôn nhân, thời điểm kết hôn, người quyết định chính trong cuộc hôn nhân. Nghiên cứu cho thấy rằng, những quan niệm về hôn nhân của sinh viên vẫn đề cao những giá trị truyền thống. Sự định hướng trong hôn nhân của sinh viên được bàn đến qua: sự định hướng về những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời (bao gồm: học vấn, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ngoại hình của bạn đời tương lai). “Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường”, luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đào Thị Lan Hương, [27]: Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu, đề tài đã chỉ ra sinh viên đã tốt nghiệp ra trường 8 có những định hướng giá trị rất đa dạng về vấn đề gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố song quan trọng nhất là nền tảng yêu thương, sự chung thủy được ưu tiên số một. Về vấn đề mô hình gia đình: thanh niên thích mô hình gia đình truyền thống hơn gia đình hạt nhân. Đề tài cũng đề cập đến những phẩm chất của người vợ và người chồng được thanh niên lựa chọn trong mẫu hình gia đình của mình. “Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên đại học hiện nay” khảo sát tại Học viện báo chí và tuyên truyền, khóa luận tốt nghiệp đại học, Tao Thị Hải Hậu [29]: Tác giả tập trung làm sáng tỏ nhận thức của sinh viên về vấn đề tình yêu và hôn nhân, quan niệm của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan niệm của sinh viên về sống thử, về sống độc thân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu về những định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên như: về trình độ học vấn của người bạn đời, về nghề nghiệp của người bạn đời, về những giá trị tiêu chuẩn đạo đức, về ngoại hình, sức khỏe của người bạn đời, định hướng giá trị về gia đình của người bạn đời. Sau những phân tích, chứng minh và kết luận, tác giả khẳng định: Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên đại học đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Cụ thể là những giá trị vật chất chiếm ưu thế hơn. Tình yêu là giá trị hàng đầu trong việc lựa chọn nhưng những giá trị khác cũng chiếm nhiều ưu thế như học vấn, đạo đức, nghề nghiệp,…. Các đề tài nghiên cứu trên đã phần nào mô tả bức tranh tương đối hoàn chỉnh liên quan đến vấn đề “hôn nhân” nói chung và chủ yếu tập trung nghiên cứu thời điểm kết hôn, các quan niệm, tiêu chí về lựa chọn bạn đời của thanh niên. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng lại ở nhóm thanh niên nói chung, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu quan niệm hôn nhân của nhóm đối tượng thanh niên theo đạo Thiên chúa nói riêng. 9 3.3. Những nghiên cứu về gia đình Thiên chúa giáo Hôn nhân gia đình của người Công giáo là mảng đề tài rất rộng và nhận được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu, đánh giá ở những góc độ khác nhau. Nghiên cứu về hôn nhân của gia đình Công giáo bao gồm từ phía Giáo hội, các chức sắc Công giáo và các nhà nghiên cứu trong và ngoài Công giáo. Dưới cách nhìn nhận của Giáo hội và các chức sắc Công giáo, hôn nhân được coi như một bí tích, khi đôi nam nữ trở thành vợ chồng, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa mà là hình ảnh của Thiên Chúa trên trời. Quan niệm này có thể tìm thấy qua một số tác phẩm như: Hôn nhân Kito giáo) tác giả Phao-lô Nguyễn Bình Tĩnh [15], Linh mục Xuân Bích, Giáo lý hôn nhân và gia đình (2004) của Hội đồng Giám mục Việt Nam [35], Tìm hiểu giáo luật về hôn nhân và gia đình của Nguyễn Công Vinh [17],… Từ phía các nhà nghiên cứu trong và ngoài Công giáo thì vấn đề hôn nhân được coi là việc hệ trọng, được nhìn nhận từ góc độ văn hóa, đạo đức, tâm sinh lý,….qua các tác phẩm: Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (2001) của tác giả Nguyễn Hồng Dương [2], Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên chúa giáo (2002) của Hà Huy Tú [16],…Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu như: Những đóng góp của Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn Văn Kiệm (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1, 2001) [23], Hội nhập văn hóa trong hôn nhân và gia đình Việt Nam của Nguyễn Văn Dụ, Tôn giáo và biến đổi mức sinh (Từ trường hợp Thiên chúa giáo xứ đạo Bùi Chu – Nam Định), tác giả Phạm Văn Quyết [13], …. Nhìn chung, những nghiên cứu về hôn nhân của gia đình Công giáo được đề cập ở mức độ nhất định. Nhiều vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình của nhóm đối tượng thanh niên Công giáo còn bỏ ngỏ. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài: “Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo 10 Thiên chúa ở Hà Nội hiện nay” là rất cần thiết. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa hiện nay. Đặc biệt là tìm hiểu rõ hơn định hướng giá trị về tình yêu, định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời tương lai, ý nghĩa của hôn nhân, hình dung về vai trò giới trong hôn nhân, của nhóm đối tượng này. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu: quan niệm về tình yêu, quan niệm về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục, quan niệm về hôn nhân - Tìm hiểu định hướng giá trị khi kết hôn của thanh niên theo đạo Thiên chúa về: định hướng lựa chọn bạn đời, thời gian tìm hiểu trước khi kết hôn, một số đặc điểm về đời sống gia đình của nhóm thanh niên theo đạo Thiên chúa đã kết hôn. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa: đặc điểm cá nhân, gia đình, giáo lý hôn nhân của đạo Thiên chúa. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội hiện nay. 5.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu là những thanh niên theo đạo Thiên chúa đang 11 đi lễ tại nhà thờ Thái Hà và Thạch Bích. Đối tượng khảo sát: Thanh niên theo đạo Thiên chúa trong độ tuổi từ 18 đến 30. Đây là nhóm tuổi có tỷ lệ kết hôn cao. Vì vậy, tác giả tập trung nghiên cứu nhóm đối tượng này nhằm làm rõ những định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu, hôn nhân hiện nay như thế nào. Thanh niên theo đạo Thiên chúa khác với nhóm thanh niên nói chung bởi họ bị kiểm soát bởi những giáo lý, giáo luật của đạo Thiên chúa cũng như truyền thống của những gia đình theo đạo. 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Thanh niên theo đạo Thiên chúa trên địa bàn Hà Nội tại giáo xứ: Thái Hà và Thạch Bích. Đây là hai nhà thờ lớn, có nhiều hoạt động tập trung được nhiều giáo dân trong đó có các bạn thanh niên cũng như Hội sinh viên Công giáo. - Thời gian: Từ tháng 1/ 2013 – 5/2013 - Nội dung nghiên cứu: Hôn nhân là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau như tuổi kết hôn, phạm vi kết hôn, tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân, lý do kết hôn, mô hình quyết định hôn nhân, nghi thức hôn nhân, mô hình nơi ở của các cặp vợ chồng sau khi kết hôn, các hình thức hôn nhân, độ bền vững của hôn nhân, ly hôn, quan hệ tiền hôn nhân, vấn đề sinh con ngoài hôn nhân,.... Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa vào các nội dung sau: định hướng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu, việc lựa chọn bạn đời, ý nghĩa của hôn nhân, vai trò giới trong hôn nhân. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan