Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở việt nam hiện nay...

Tài liệu định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở việt nam hiện nay

.PDF
87
140
137

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hµ NéI - 2014 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Mã số : 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS 2. P HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 35 1.1. Báo chí cách mạng và Báo điện tử ở Việt Nam 35 1.2. Quan niệm, tiêu chí và những vấn đề có tính nguyên tắc định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam Chương 2 53 THỰC TRẠNG, KINH NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. 82 Thực trạng định hướng chính trị tư tưởng của báo điện tử ở Việt Nam hiện nay 2.2. 82 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm định hướng chính trị tư tưởng của báo điện tử ở Việt Nam Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI 103 PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam hiện nay 3.2. 114 114 Những giải pháp cơ bản tăng cường định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN 120 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 184 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về đề tài luận án Đề tài: “Định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề ―nóng‖ được Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng và đông đảo công chúng quan tâm. Định hướng chính trị tư tưởng là vấn đề sống còn; bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích của báo điện tử bởi yếu tố rất quan trọng, ưu thế của báo điện tử là không bị phụ thuộc vào thời gian, không gian; tốc độ lan truyền nhanh; có thể tác động trực tiếp đến hàng triệu người trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay, các thế lực thù địch đang chống phá ta quyết liệt, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Chúng luôn tận dụng công nghệ thông tin hiện đại, mạng Internet để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc, đưa tin sai lệch về sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng... Trước vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng... đang làm ―Thế giới phẳng‖ với thông tin đa chiều, rất nhiễu, đặc biệt lối sống thực dụng, đề cao vật chất, sùng bái đồng tiền... tác động toàn xã hội, nhất là lớp trẻ... Thực tế đó (đặt ra) khiến nhiệm vụ định hướng chính trị tư tưởng của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng lại càng trở nên vô cùng quan trọng. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp mà tác giả quan tâm, ấp ủ, luôn trăn trở, nghiên cứu, tìm hiểu trong nhiều năm công tác ở Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, luận án sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận về báo điện tử, định hướng chính trị tư tưởng và thực trạng định hướng chính trị tư tưởng của báo điện tử, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường định hướng chính trị tư tưởng của báo điện tử ở Việt Nam. 6 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ phát triển Internet vào loại cao của châu Á và thế giới, cả nước có hàng chục triệu người thường xuyên đọc báo, tiếp nhận thông tin qua máy tính. Ngoài ra, ở Việt Nam còn hàng chục triệu người khác có điện thoại di động và các phương tiện thiết bị cầm tay truy cập internet, đưa số người tiếp nhận thông tin qua mạng lên đến gần một phần ba dân số, trong đó đa phần những người này là lớp trẻ, một bộ phận nhận thức chính trị có mặt còn hạn chế, dễ bị các thế lực thù địch kích động, lôi kéo. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 7/2013, cả nước có 76 báo, tạp chí điện tử đang hoạt động... Với các thế mạnh như đa phương tiện, tính tương tác xã hội cao, cho phép mọi người tiếp cận và cập nhật thông tin không phụ thuộc vào không gian và thời gian, khẳng định những ưu việt của các loại hình báo được hội tụ ở báo điện tử. Cùng với xu thế phát triển của thế giới, ở Việt Nam, vai trò báo điện tử ngày càng tăng trong đời sống xã hội. Theo Luật Báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Báo chí phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết nên với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, định hướng chính trị tư tưởng có ý nghĩa như kim chỉ nam, vạch đường, chỉ lối cho mọi hoạt động, góp phần giúp báo điện tử bảo đảm chất lượng, nội dung, không xa rời mục đích tôn chỉ… Định hướng chính trị tư tưởng đối với báo điện tử ngày càng trở nên cần thiết bởi chính tính chất nhanh, nhạy, phổ quát, cập nhật của báo điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nhiều tờ báo làm tốt chức năng nhiệm vụ chính trị, làm tốt việc định hướng chính trị tư tưởng thì vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức đặt ra với báo điện tử. Do tính chất mới mẻ, non 7 trẻ của loại hình báo chí này, cơ chế, chính sách quản lý chưa hoàn thiện, đội ngũ lãnh đạo, quản lý, biên tập viên, phóng viên đa số còn mới và trẻ, trình độ, năng lực chưa đồng đều nên báo điện tử phát triển số lượng chưa đi đôi với chất lượng. Nhiều báo điện tử còn coi nhẹ giáo dục, bồi dưỡng chính trị tư tưởng cũng như trình độ chuyên môn, đạo đức, lối sống lành mạnh cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên. Cơ sở vật chất không ít báo còn lạc hậu, nghèo nàn, không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Về phía lãnh đạo, quản lý, các cơ quan lãnh đạo quản lý nói chung còn hạn chế cả về nhân lực, trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn cũng như tư duy nhận thức. Việc xuất bản tin tức, do sức ép cạnh tranh nên chất lượng thông tin cả về nội dung và hình thức còn sơ suất, nhiều khi thiếu chính xác, thiếu khách quan. Mặt khác, một bộ phận cơ quan báo điện tử bị chi phối bởi khuynh hướng "thương mại hoá", lợi nhuận kinh tế thuần túy, chạy theo thị hiếu tầm thường, khai thác đời tư cá nhân, những chuyện giật gân, tiêu cực, ít chú ý đến tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng những nét đẹp về nhân cách, lối sống, phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; buông lỏng tính định hướng dư luận, dẫn dắt quần chúng, làm ―nóng‖ lên những vấn đề không đáng ―nóng‖. Cá biệt, có những tờ báo, trang thông tin điện tử đã xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích. Thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường lãnh đạo, quản lý báo điện tử, trực tiếp là phải nâng cao định hướng chính trị tư tưởng đối với các báo điện tử. Sự cấp thiết của vấn đề còn xuất phát từ chỗ tình hình quốc tế hiện nay có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược ―diễn biến hoà bình‖, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài ―dân chủ‖, ―nhân quyền‖, ―dân tộc‖, ―tôn giáo‖...với nhiều thủ 8 đoạn tinh vi, phức tạp hơn. Trong đó, chúng triệt để lợi dụng tiện ích của internet để chống phá ta trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, văn hóa. Nhiều đài báo phản động ở nước ngoài gần đây đã đóng cửa báo in, báo phát thanh để chuyển sang đầu tư cho báo điện tử chống phá nước ta. Chúng cũng lợi dụng chính những thông tin thiếu định hướng từ các báo điện tử chính thống trong nước để xuyên tạc, kích động, thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm, lợi dụng những người bất đồng chính kiến, bất mãn trong nước để tung thông tin xấu độc trên các báo điện tử hải ngoại, các trang web, blog, facebook cá nhân... để bôi xấu, làm giảm niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Chúng tập trung xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc thành tựu công cuộc đổi mới ở Việt Nam, kích động đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, làm mất niềm tin của nhân dân với Đảng... hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Bên cạnh đó, chúng còn lợi dụng Internet để truyền bá lối sống xa lạ, đồi trụy, bạo lực, độc hại, kích thích những thị hiếu thấp hèn, làm phai nhạt tinh hoa văn hóa truyền thống, lòng tự hào dân tộc, chạy theo những lối sống cực đoan, tiêu cực kiểu phương Tây. Chúng kêu gọi báo điện tử và các mạng xã hội phải gắn kết trong các cuộc ―cách mạng hoa nhài‖, bạo loạn lật đổ. Thực tế đó đòi hỏi báo điện tử phải giữ vững trận địa tư tưởng, không chỉ đưa thông tin đúng đắn, kịp thời mà còn phải là nguồn thông tin chính thống, chủ động đấu tranh, đập tan mọi thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tạo dư luận xã hội lành mạnh. Sau 15 năm kể từ khi tờ báo điện tử đầu tiên ra đời ở nước ta, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để tăng cường quản lý báo điện tử. Luật Báo chí và nhiều nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông đã được ban hành, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu quản lý, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả định hướng chính trị tư tưởng đối với báo điện tử. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật vẫn ra đời chậm so với đòi hỏi của thực tiễn cũng 9 như việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với báo điện tử vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Thực tiễn hiện nay đòi hỏi, báo điện tử phải phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, tăng cường định hướng chính trị tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra trong điều kiện mở cửa, hội nhập, không ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Trước tình hình đó, báo điện tử Việt Nam cần chú trọng hơn nữa định hướng chính trị tư tưởng; khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp đổi mới, tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần đấu tranh bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta. Vì vậy, đề tài “Định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu là vấn đề cơ bản cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Góp phần đảm bảo cho hoạt động báo điện tử theo đúng mục đích, tôn chỉ, thực sự là cơ quan ngôn luận của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, là diễn đàn của nhân dân, là vũ khí sắc bén trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu: Định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của đề tài. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề chính trị tư tưởng, hoạt động định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam hiện nay, tập trung chủ yếu là các báo điện tử có số lượng trên 1 triệu lượt người truy cập trong 1 10 ngày; đặc biệt là Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử chính phủ, Báo Vietnamnet, Báo điện tử Dân trí…Thời gian điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn từ năm 2008-2013. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án * Đóng góp mới của luận án Luận giải, làm rõ quan niệm báo điện tử, chính trị tư tưởng, định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử. Tổng kết một số kinh nghiệm định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam. Đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. * Ý nghĩa lý luận của luận án Góp phần bảo vệ bổ sung và phát triển một số luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp ủy, ban biên tập, tổng biên tập báo điện tử nghiên cứu, tham khảo, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo định hướng chính trị tư tưởng báo điện tử ở Việt Nam. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường chính trị và báo chí, đặc biệt các khoa báo chí và truyền thông. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất