Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hƣớng xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv ...

Tài liệu định hƣớng xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông s ản tín nghĩa

.PDF
92
169
127

Mô tả:

- 1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do và bối cảnh chọn đề tài. Ở mỗi thời điểm khác nhau các quốc gia có những mục tiêu phát triển khác nhau nhƣng lâu dài đều hƣớng đến sự ổn định. Chính vì thế phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng... Đối với Việt Nam phát triển bền vững luôn là định hƣớng chiến lƣợc quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đại hội lần thứ X chỉ rõ: “Phấn đấu tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lƣợng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con ngƣời”. Phát triển bền vững đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, xuất khẩu góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ thu nhập, việc làm, bảo vệ môi trƣờng; bên cạnh đó xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ hoạt động sản xuất xuất khẩu thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trƣờng, phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Do đó, xuất khẩu càng phải đƣợc phát triển bền vững. Ngày nay kinh doanh cà phê đã chiếm một vị trí rất quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. Hàng năm việc xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp đem về cho nền kinh tế một lƣợng ngoại tệ đáng kể, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn việc làm cho ngƣời lao động trong nƣớc. Và một trong những doanh nghiệp đó có công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa. Tuy xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tại Việt Nam đứng thứ 2 thế giới (sau Brazil) và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, song giá cà phê vẫn chƣa cao, tiêu chuẩn chất lƣợng cà phê vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn trên thế giới, chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, chƣa qua công nghệ chế biến ra sản phẩm cuối cùng... Làm thế nào để phát triển ngành cà phê ổn định và bền vững, ngƣời sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu không phải canh cánh lo âu “đƣợc mùa mất giá, mất - 2- mùa đƣợc giá”, nâng cao chất, lƣợng và giá cả trên thị trƣờng thế giới về lâu dài ? Đó là vấn đề cần giải quyết trong tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và Công ty Tín Nghĩa nói riêng. Với ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Định hƣớng xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền vững tại công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình nhằm góp phần giúp công ty xây dựng định hƣớng xuất khẩu cà phê bền vững trong tƣơng lai để đạt đƣợc lợi nhuận tối ƣu. 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài. Trƣớc đây, đã có một số đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa nhƣ: xây dựng chiến lƣợc kinh doanh chuỗi quầy cho sản phẩm Scafe’; xây dựng kế hoạch nhân sự, tài chính nhằm phát triển chuỗi quầy Scafe’; xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu cà phê nhân, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê…Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu theo hƣớng bền vững do đó đề tài “Định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững” lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu tại công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa, từ đó đƣa ra những định hƣớng - với mục tiêu nâng cao chất lƣợng và tạo ra giá trị gia tăng lâu dài cho mặt hàng cà phê- nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê theo hƣớng bền vững đồng thời đảm bảo các mục tiêu xã hội cho nông dân, góp phần bảo vệ môi trƣờng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa giai đoạn 2008-2011. - 3- Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa . - Về thời gian: từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát thực tế với số liệu của Công ty. - Phƣơng pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh và đối chiếu. - Sử dụng ma trận SWOT. 6. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền vững. - Chƣơng 2. Tổng quan về công ty - thực trạng xuất khẩu cà phê tại công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa. - Chƣơng 3. Định hƣớng xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền vững tại công ty TNHH MTV kinh doanh nông sản Tín Nghĩa. - 4- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 1.1. Tổng quan tình hình cung cầu cà phê trên thế giới và Việt Nam. 1.1.1. Tình hình cung, cầu cà phê trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 25 triệu ngƣời trồng cà phê, đa số ở những nƣớc đang phát triển, trồng cà phê ở quy mô nhỏ. Thị trƣờng cà phê thế giới đã tăng lên gấp đôi trong 10 năm trở lại đây (ICO). Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng sản lƣợng cà phê theo quốc gia trên thế giới trong năm 2010. Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới(ICO) Cà phê đƣợc trồng và chế biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là những nƣớc gần xích đạo có khí hậu nhiệt đới nhƣ: Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Colombia, Brazil, Ethiopia… Hiện nay, Brazil là nƣớc sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với tỷ - 5- trọng 36% tổng sản lƣợng thế giới, tiếp đó là Việt Nam với 14%, Colombia đứng vị trí thứ ba với tỷ trọng 7%, Indonesia và Ethiopia là hai quốc gia có cùng tỷ trọng 6% tổng sản lƣợng cà phê thế giới (Biểu đồ 1.1). Hạt cà phê Arabica đƣợc trồng ở châu Mỹ La Tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay châu Á. Hạt cà phê Robusta đƣợc trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á và một phần ở Brazil. Sản lƣợng cà phê thế giới tăng, giảm thất thƣờng do thời tiết (sƣơng giá, hạn hán luôn là mối lo ngại rất lớn về sự sụt giảm sản lƣợng cà phê), do canh tác, do phụ thuộc vào chu kỳ sinh trƣởng của cây cà phê (năm nay thu hoạch cao thì năm sau sẽ giảm). Do đó, sản lƣợng cà phê không ổn định là điều dễ thấy. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà phê thế giới niên vụ 2009 đến 2011 ĐVT: ngàn bao (1bao=60kg) Quốc gia Brazil Việt Nam Colombia Ethiopia Indonesia Mexico Ấn Độ Peru Honduras Uganda Guatemala Bờ biển ngà Các nƣớc khác Vụ mùa 2008/2009 Vụ mùa 2009/2010 Vụ mùa 2010/2011 Số lƣợng Tỷ trọng 39,470 32% 17,825 14% 8,089 7% 6,931 6% 11,380 9% 4,200 3% 4,794 4% 3,286 3% 3,575 3% 2,797 2% 3,835 3% 2,847 2% 15,043 12% Số lƣợng Tỷ trọng 48,095 35% 19,467 14% 8,523 6% 7,500 6% 9,129 7% 4,850 4% 5,033 4% 4,069 3% 4,326 3% 3,290 2% 3,950 3% 2,150 2% 15,580 11% Số lƣợng Tỷ trọng 43,484 33% 20,000 15% 7,800 6% 6,500 5% 8,250 6% 4,300 3% 5,333 4% 5,443 4% 4,500 3% 3,212 2% 3,750 3% 2,500 2% 15,982 12% Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới(ICO) Nhìn vào số liệu ở bảng 1.1 cho thấy vụ mùa 2008/2009 tổng sản lƣợng của Brazil-quốc gia sản xuất cà phê số 1 thế giới, là 39,470 ngàn bao. Vụ mùa 2009/2010 sản lƣợng đã tăng lên 48,095 ngàn bao. Tuy nhiên, vụ 2010/2011 do ảnh hƣởng của - 6- sƣơng giá nên sản lƣợng cà phê lại sụt giảm chỉ còn 43,484 ngàn bao. Còn tại Việt Nam sản lƣợng cà phê tăng đều qua các năm, các quốc gia còn lại thì sản lƣợng tăng giảm không đồng đều. Các yếu tố giá cả đƣợc cải thiện tạo điều kiện cho nông dân tăng cƣờng đầu tƣ cho vƣờn cà phê ở các nƣớc nhƣ Peru, Ấn Độ… đã làm tăng sản lƣợng ở những nƣớc này. Về xuất khẩu cà phê, theo Tổ chức cà phê thế giới thì sản lƣợng cà phê dành cho xuất khẩu chiếm khoảng 75 - 80% tổng sản lƣợng cà phê toàn cầu nhƣng tỷ trọng này là khác biệt tại các nƣớc sản xuất. Bảng 1.2: Sản lƣợng cà phê xuất khẩu toàn cầu 6 tháng cuối mùa vụ 2012 ĐVT: Triệu bao (1bao = 60kg) Quốc gia Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Brazil Việt Nam Colombia Ethiopia Indonesia Mexico Ấn Độ Honduras Uganda Guatemala Các nƣớc khác 2,110,977 2,700,000 589,763 380,076 665,749 375,996 570,435 634,743 252,443 417,837 91,300 1,904,271 2,075,00 613,106 417,576 941,077 321,131 556,621 555,838 275,051 399,701 82,587 2,122,103 2,598,677 2,253,168 2,874,403 1,850,000 1,800,000 1,500,000 1,950,000 552,146 582,973 527,082 582,104 270,950 408,655 281,559 245,696 775,000 700,000 550,000 840,000 327,387 344,563 288,153 232,995 445,968 347,120 266,889 316,500 617,920 393,010 203,023 47,595 306,331 232,467 176,301 178,024 389,067 355,545 324,016 129,491 74,365 71,000 69,000 66,000 Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới(ICO) Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Theo số liệu ở bảng 1.2, sản lƣợng cà phê xuất khẩu toàn cầu 6 tháng cuối mùa vụ 2012 tăng giảm một cách không đồng đều. Brazil và Việt Nam là nƣớc xuất chiếm sản lƣợng cao nhất. Sản lƣợng cà phê xuất khẩu cứ tháng này tăng thì tháng sau lại giảm điều này dẫn đến biến động giá cả và gây ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời nông dân. Cụ thể cho thấy tại Brazil cho thấy sự biến động giữa các tháng rất rõ. - 7- Về tiêu thụ: Trong mùa vụ 2010/2011, sức tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 1,3 triệu bao tƣơng đƣơng với 80.000 tấn hạt cà phê xanh. Dự báo mùa vụ 2011/2012, con số này sẽ vào khoảng 1,5 triệu bao tƣơng đƣơng 90.000 tấn hạt cà phê xanh, chiếm khoảng 7% tổng sản lƣợng. Mức tiêu thụ cà phê của ngƣời dân Việt Nam tăng lên khoảng 0,92kg/ 1 ngƣời/1 năm. Tuy nhiên, con số này vẫn đƣợc coi là thấp so với các nƣớc sản xuất cà phê khác. Trong vài năm gần đây, sức tiêu thụ cà phê của ngƣời dân Việt Nam tăng lên đáng kể. Rất nhiều quán nhãn hiệu cà phê đã đƣợc hình thành bao gồm cả phong cách phƣơng tây (nhƣ Highland Coffee, Gloria Jean’s Coffees, Lee’s Coffee) và phong cách Việt (nhƣ Trung Nguyên, S-café). Rất nhiều quán cà phê internet, cà phê đọc sách, các quán cà phê kiểu mới đã đƣợc mở và trở nên phổ biến với những thanh niên từ 16 đến 22 tuổi và giới doanh nhân. Điều này cung cấp nhiều lựa chọn cho ngƣời tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau. Dân số tăng lên khoảng 1% tƣơng đƣơng với khoảng 1 triệu ngƣời cũng góp phần vào việc tăng sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam. ĐVT: kg Biểu đồ 1.2: Sức tiêu thụ cà phê trên đầu ngƣời tại một số quốc gia trong giai đoạn 2000 đến 2010 Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) - 8- 1.1.2. Tình hình cung, cầu cà phê tại Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, ngành cà phê Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, đƣa sản lƣợng cà phê cả nƣớc tăng lên hàng trăm lần. Ngoài cà phê Robusta đang chiếm gần hết diện tích và sản lƣợng, Việt Nam đang thực hiện một chƣơng trình mở rộng diện tích cà phê Arabica, trong đó có một chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu giống đƣa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica. ĐVT: ha Biểu đồ 1.3: Diện tích cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2011 Nguồn: Tổng cục thống kê Mặc dù nhà nƣớc khuyến cáo giữ ổn định diện tích nhƣng do giá cà phê tăng trở lại và đạt mức trên 2.205 USD/tấn vào năm 2011 nên nông dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích. Năm 2011 cả nƣớc đạt 570,9 nghìn ha, tăng 73,5 ngàn ha so với năm 2005 (bình quân tăng 13,7 ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ) (biểu đồ 1.3) Năm 2012, tại một số tỉnh vùng Tây nguyên và Tây Bắc, một số nơi vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, nông dân vẫn tiếp tục trồng mới cà phê. Do đó trong vài năm trở lại đây tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của cơ quan quản lý ngành cà phê cũng nhƣ của Nhà nƣớc, góp phần đẩy ngành cà - 9- phê đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê của Việt Nam, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng đƣợc mở rộng tuy nhiên chƣa chú trọng về chất lƣợng. Theo Tổng cục thống kê, mùa 2010/2011, cả nƣớc xuất khẩu đƣợc 1,2 triệu tấn cà phê các loại, trị giá khoảng 2,6 tỉ đô-la Mỹ. So với mùa vụ 2009/2010 sản lƣợng đã tăng 6% và giá trị đã tăng 56%, một phần là nhờ vào giá cà phê thế giới tăng cao. Biểu đồ 1.4: Lƣợng cà phê xuất khẩu hàng tháng của Việt Nam mùa vụ 2009/2010 & mùa vụ 2010/2011 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - 10- Bảng 1.3: Xuất khẩu cà phê (theo loại) của Việt Nam từ mùa vụ 2008/09 đến mùa vụ 2010/11 2008/2009 2009/2010 2010/2011 Tháng T10 T11 T12 T01 T02 T03 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Tổng cộng % thay đổi mùa vụ 2010/11 so với mùa vụ 2009/10 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị (nghìn (triệu (nghìn (triệu (nghìn (triệu Lượng Giá trị USD) USD) tấn) USD) tấn) tấn) 39 71 55 79 57 97 4% 23% 71 121 82 115 69 120 -16% 4% 130 221 145 202 164 292 13% 45% 136 210 141 198 215 414 52% 109% 153 234 77 110 144 303 87% 175% 136 199 123 168 161 365 31% 117% 124 180 117 159 126 302 8% 90% 92 132 100 141 110 270 10% 91% 78 115 95 137 67 157 -29% 15% 53 76 89 138 53 124 -40% -10% 54 77 78 123 36 83 -54% -33% 48 71 58 93 27 61 -53% -34% 1.114 1.707 1.160 1.663 1.229 2.588 6% 56% Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Cà phê Việt Nam có vị trí quan trọng trong xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Hai vụ mùa 2008/2009 và 2010/2011, kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nƣớc lần lƣợt đạt 1,707 triệu USD và 2,588 triệu USD. Mùa vụ 2009/2010 có sự sụt giảm chỉ đạt đƣợc 1,663 triệu USD do nguồn cung dƣ thừa làm giá xuất khẩu giảm. Qua số liệu ở bảng 1.3 cho thấy vụ mùa 2008/2009 không gặp hạn hán, tỷ lệ đậu cao; giá cà phê trên thị trƣờng thế giới luôn ở mức trên 1.350USD/tấn nên cả nƣớc đã xuất khẩu đƣợc 1.114.000 tấn đạt kim ngạch 1,707 triệu USD, giá xuất bình quân là 1.463USD/tấn. Vụ mùa 2010/2011 cả nƣớc xuất khẩu đƣợc 1.229.000 tấn, đạt kim - 11- ngạch 2,588 triệu USD với giá xuất khẩu bình quân tăng 32% so với vụ 2008/2009 đạt 1.940USD/tấn. Đây là vụ mùa liên tiếp ngành cà phê Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Theo Vicofa, vụ cà phê 2009/2010 đƣợc mùa về số lƣợng, nhƣng kim ngạch giảm do giá xuất khẩu giảm. Thời tiết thay đổi trong quá trình thu hoạch nên không đủ sân phơi cho cà phê, kết quả là có nhiều hạt đen trong cà phê nhân xô. Khối lƣợng xuất khẩu năm 2009/2010 lên đến hơn 1 triệu tấn nhƣng do giá giảm hơn 400 - 500USD/tấn (biểu đồ 1.5) so với vụ trƣớc nên kim ngạch chỉ đạt gần 1,663 triệu USD. Giá cả diễn biến phức tạp cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Lƣợng cung trên thị trƣờng dồi dào, lƣợng dự trữ của các nhà rang xay đã đủ cho nên giá cà phê không giữ đƣợc ở mức cao. Biểu đồ 1.5: Thống kê khối lƣợng, trị giá và đơn giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quý giai đoạn 2007-2010. Nguồn: Tổng cục hải quan Theo số liệu ở biểu đồ 1.6 giá xuất khẩu cà phê trung bình của 9 tháng đầu năm 2011 đạt 2.208 USD/tấn, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2010 do giá cà phê thế giới tăng mạnh. Giá xuất khẩu trung bình đạt đỉnh là 2.427 USD/tấn vào tháng 5. Nhƣng khi vào vụ thu hoạch, nguồn cung cà phê tăng lên, khiến giá cà phê quay đầu giảm liên - 12- tục từ tháng 6 và hiện ở mức 2.248 USD/tấn, vẫn cao hơn giá hồi đầu năm là 1.921 USD/tấn nhƣng trên thế giới giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá bình quân của thế giới ( xem phụ lục 1). Mặc dù giá cà phê tăng mạnh, nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp cà phê trong nƣớc lại không đƣợc hƣởng nhiều lợi ích. Năm 2011, nhiều doanh nghiệp cà phê nƣớc ngoài đã tìm cách mua trực tiếp từ ngƣời trồng cà phê ngay từ đầu vụ. Doanh nghiệp trong nƣớc không thể cạnh tranh đƣợc do thiếu vốn, lãi suất ngân hàng cao. Nhƣ vậy, cà phê của Việt Nam đã đƣợc bán chủ yếu khi giá thấp; đến khi giá cao thì các doanh nghiệp nƣớc ngoài lại bán lại cho doanh nghiệp trong nƣớc để kiếm lời. ĐVT: USD/tấn Biểu đồ 1.6: Giá xuất khẩu cà phê năm 2011 theo tháng. Nguồn: Tổng cục hải quan Tại Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam (xem phụ lục 2) đã có những doanh nghiệp chú trọng tới việc sản xuất cà phê bền vững nhƣ tham gia chƣơng trình UTZ (xem phụ lục 3) tuy nhiên số lƣợng còn ít. - 13- Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản luôn là các thị trƣờng lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam. Bảng 1.4: Thống kê 10 thị trƣờng lớn nhất nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2010. Nguồn: Tổng cục hải quan Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trƣờng nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trƣờng nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhƣng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trƣờng này trong năm 2008 chỉ đạt tƣơng ứng là 11,4% và 7,3%. Vụ mùa 2009/2010 cà phê Việt Nam đã xuất đến 88 quốc gia trên thế giới, trong đó 10 nƣớc nhập khẩu nhiều nhất chiếm 62,03% thị phần. Đây là nhóm thị trƣờng rất quan trọng đối với cà phê Việt Nam. Hai nƣớc Nga và Indonesia vẫn là hai thị trƣờng truyền thống và bền vững của cà phê Việt Nam. - 14- 1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững. 1.2.1. Khái niệm, nội dung của xuất khẩu bền vững. [5-trang 102] 1.2.1.1. Khái niệm. Theo lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia. Và khái niệm này đƣợc ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững để xây dựng khái niệm về xuất khẩu bền vững nhƣ sau: xuất khẩu bền vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. 1.2.1.2. Nội dung. Theo khái niệm của xuất khẩu bền vững cho thấy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa hai nội dung (sơ đồ 1.1):  Duy trì nhịp độ tăng trƣởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc nâng cao.  Đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Xuất khẩu tăng trƣởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu. Tăng trƣởng ở đây không mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định. Kèm theo sự tăng trƣởng về số lƣợng là chất lƣợng của sự tăng trƣởng. Sự tăng lên này dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng hiện đại hóa phù hợp với xu hƣớng biến động của thế giới, sức cạnh tranh không ngừng đƣợc nâng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo đƣợc. Tóm lại, sự xuất khẩu bền - 15- vững phải dựa trên mô hình tăng trƣởng theo chiều sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xuất khẩu bền vững Nguồn: [5] Xuất khẩu tăng trƣởng cao và ổn định trong thời gian dài là chƣa đủ để đạt đƣợc xuất khẩu bền vững, mục tiêu tăng trƣởng cần phải đƣợc hài hòa với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng - đây là yếu tố để khẳng định xuất khẩu có bền vững hay không. Xuất khẩu ngoài việc góp phần vào tăng trƣởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế… Hoạt động sản xuất xuất khẩu cũng có rất nhiều tác động đến xã hội cũng nhƣ môi trƣờng. Khi sản xuất xuất khẩu đƣợc - 16- mở rộng tạo ra nhiều việc làm, nâng cao mức sống cho dân cƣ. Mặt khác gây nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội nhƣ tệ nạn, mất cân đối dân số giữa các vùng… Đối với môi trƣờng sinh thái, để xuất khẩu phát triển là phải khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Việc đó dẫn đến một tình trạng làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống cũng nhƣ lợi ích của thế hệ sau nếu khai thác bừa bãi không có sự quản lý và tính toán. Nhƣ vậy thì sản xuất xuất khẩu không thể coi là phát triển bền vững đƣợc. Nhƣ vậy, xuất khẩu bền vững phải là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng xuất khẩu và các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trƣờng. Một yếu tố quan trọng khác của xuất khẩu bền vững là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu phải đƣợc xem xét trong dài hạn. Nếu tăng trƣởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn, khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu đƣợc nhiều ngoại tệ thì chƣa hẳn là xuất khẩu bền vững nếu chỉ xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trƣờng, chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận tham gia xuất khẩu. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững. [5-trang 103] 1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu.  Quy mô và nhịp độ tăng trƣởng bình quân KNXK trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện việc duy trì quy mô và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu. Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm. Quy mô kim ngạch xuất khẩu đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu tỷ trọng KNXK một nƣớc trong tổng KNXK của khu vực hoặc thế giới. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân cần đƣợc so sánh với tốc độ tăng trƣởng của GDP. Thông thƣờng, ở những nƣớc tăng trƣởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hợp lý là mức cao hơn tốc độ - 17- tăng trƣởng kinh tế từ 2 - 2,5 lần. Chẳng hạn nhƣ ở nƣớc ta, giai đoạn từ 1990-2000, xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm, GDP tăng bình quân khoảng 7%.  Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP cũng là một chỉ số để đo lƣờng tính bền vững của hoạt động xuất khẩu về kinh tế. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tăng nhanh. Chỉ số này còn thể hiện độ mở của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.  Chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu đƣợc thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng cũng nhƣ cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến. Chẳng hạn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nƣớc thể hiện trình độ công nghiệp hóa của nƣớc đó cũng nhƣ mức độ tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu.  Mức độ gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.  Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn đƣợc thể hiện qua một số yếu tố khác nhƣ chất lƣợng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối... 1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế.  Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng GDP, thể hiện ở tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu trong tăng trƣởng GDP hoặc điểm phần trăm của xuất khẩu trong mức tăng GDP.  Chỉ số nợ trên xuất khẩu. Về thực chất, chỉ số này thể hiện mức độ an toàn về tài chính của một nƣớc, tức là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán. Nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian dài, điều này cho thấy cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu - 18- đựng. Trái lại, nếu chỉ số nợ có xu hƣớng giảm xuống, thì nợ sẽ có khả năng chịu đựng đƣợc và nƣớc vay nợ có khả năng trả nợ của mình.  Tỷ lệ giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu cũng thể hiện mức độ ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nếu chỉ số tăng xuất khẩu/chỉ số tăng nhập khẩu lớn hơn 1, cho thấy sự lành mạnh của cán cân thƣơng mại nhờ tăng trƣởng xuất khẩu. Đây cũng là một chỉ số thể hiện tính lành mạnh của cán cân tài khoản vãng lai. 1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trƣờng.  Mức độ ô nhiễm môi trƣờng đƣợc đo bằng nồng độ các thành phần môi trƣờng không khí, nƣớc, đất, xử lý chất thải rắn... Chẳng hạn nhƣ mối quan hệ giữa tăng trƣởng xuất khẩu và mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần môi trƣờng. Những ngành sản xuất chịu tác động lớn đến các thành phần môi trƣờng là nông nghiệp, dệt may, da giày, hóa chất, thép, xi măng...  Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học hay cải thiện nó dƣới tác động của việc mở rộng xuất khẩu nhƣ: xuất khẩu thủy sản và thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tăng trƣởng xuất khẩu lâm sản và thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh, động thực vật quý hiếm...  Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt đƣợc các chứng chỉ môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ tỷ lệ các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000.  Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ môi trƣờng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về môi trƣờng của hoạt động xuất khẩu. Trên thực tế khó có thể tách bạch phần đóng góp của xuất khẩu dành cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, có thể thấy đƣợc phần đóng góp này thông qua đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng kinh tế.  Khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động xuất khẩu để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời - 19- dân... Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh thông qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ môi trƣờng. 1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội.  Mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu. Điều này có thể nhận biết đƣợc qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng xuất khẩu và thu hút lao động, tạo ra những việc làm mới.  Mức độ cải thiện thu nhập của dân cƣ từ hoạt động xuất khẩu. Các chỉ số đo lƣờng mức thu nhập, tỷ lệ nghèo đói có thể đƣợc áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu.  Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trƣờng và điều kiện lao động, chẳng hạn nhƣ áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng là một chỉ tiêu khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu.  Phát triển bền vững xuất khẩu về mặt xã hội cũng có thể đánh giá thông qua việc phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu tình, đình công của công nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập…  Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn đƣợc đánh giá thông qua các chính sách khuyến khích xuất khẩu nhƣ trợ cấp xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu... 1.3. Lý luận về xuất khẩu cà phê bền vững. 1.3.1. Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững. [5-trang 51] 1.3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc.  Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng trƣởng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đã không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc. Trong 10 năm - 20- qua, giá trị xuất khẩu hàng nông sản đã tăng gấp 6 lần, đạt tới 19.150 triệu USD năm 2010, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Bảng 1.5: Giá trị xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 2001-2010 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: [2]  Mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị thế quan trọng trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Trên thị trƣờng trong nƣớc, trong số 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nƣớc thì hàng nông, lâm, thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt hàng, chiếm gần một nửa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đã có một số mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trên 3 tỷ USD: thủy sản, đồ gỗ và gạo; trên 2 tỷ USD: cao su; trên 1 tỷ USD: cà phê và hạt điều). Trên thị trƣờng thế giới, một số mặt hàng nông sản đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhƣ hồ tiêu (chiếm khoảng 14,3% thị phần), cà phê vối (40%) và hạt điều (9,5%); đứng vị trí thứ hai: gạo (12%); đứng vị trí thứ tƣ: cao su; đứng vị trí thứ năm: điều và đứng vị trí thứ bảy: thủy sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan