Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về môi trường trên địa bàn t...

Tài liệu điều tra đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về môi trường trên địa bàn thị trấn chùa hang huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên.

.PDF
62
227
88

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- THIỀU NGỌC ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÙA HANG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- THIỀU NGỌC ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÙA HANG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng giúp sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập đƣợc ở trƣờng. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trƣờng trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lí luận cao, chuyên môn giỏi. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng trên ,đƣợc sự nhất trí của Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài:“ Điều tra đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về môi trường trên địa bàn thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành bản khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với trình độ năng lực của bản thân và thời gian có hạn lần đầu tiên xây dựng khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày ... tháng .... năm 2015 Sinh viên Thiều Ngọc Anh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng ........... 13 Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn .................................................... 15 Bảng 3.1. Giới tính của ngƣời tham gia phỏng vấn ......................................... 20 Bảng 3.2. Độ tuổi của ngƣời tham gia phỏng vấn ........................................... 20 Bảng 3.3. Nghề nghiệp của ngƣời tham gia phỏng vấn ................................... 21 Bảng 4.1. Nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân thị trấn Chùa Hang .............. 33 Bảng 4.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ................................................ 34 Bảng 4.3. Tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải ................................................... 35 Bảng 4.4. Tỷ lệ % số HGĐ có các nguồn tiế p nhâ ̣n nƣớc thải sinh hoạt......... 36 Bảng 4.5. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác ........................................ 37 Bảng 4.6. Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh ...................................................................... 38 Bảng 4.7. Các nguồn tiếp nhận nƣớc thải từ nhà vệ sinh ................................ 39 Bảng 4.8. Nhận thức của ngƣời dân về những biểu hiện do ô nhiễm môi trƣờng gây ra theo trình độ học vấn ................................................................. 42 Bảng 4.9. Ý kiến của ngƣời dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt theo giới tính ..................................................................................... 43 Bảng 4.10. Đánh giá về mức độ thu gom, xử lý rác của ngƣời dân trong thị trấn hiện nay....................................................................................................45 Bảng 4.11. Nhận thức của ngƣời dân về luật môi trƣờng và các văn bản liên quan theo nghề nghiệp ..................................................................................... 46 Bảng 4.12. Tìm hiểu các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng qua các nguồn ...... 47 iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Nguồ n nƣớc sinh hoa ̣t của ngƣời dân .............................................. 33 Hình 4.2. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại cống thải..................................36 Hình 4.3. Tỷ lệ HGĐ có các hình thức đổ rác ................................................. 37 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WHO : Tổ chức Y tế thế giới ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐH : Đại học VSMT : Vệ sinh môi trƣờng UBND : Ủy ban nhân dân KHKT : Khoa TTCN : Trung tâm công nghiệp THCS : Trung học cơ sở ATTP : An toàn thực phẩm BCĐ : Ban chỉ đạo ANTT : An ninh trật tự ATGT : An toàn giao thông HGĐ : Hộ gia đình BVTV : Bảo vệ thực phẩm BVMT : Bảo vệ môi trƣờng ONMT : Ô nhiễm môi trƣờng THPT : Trung học phổ thông v MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của để tài .................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu của để tài ................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4 2.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 6 2.3. Thực trạng môi trƣờng trên Thế giới và Việt Nam ..................................... 8 2.3.1. Thực trạng môi trƣờng trên Thế giới ....................................................... 8 2.3.2. Hiện trạng môi trƣờng ở Việt Nam ........................................................ 12 Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 18 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 18 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 18 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 18 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Chùa Hang ................. 18 3.3.2. Hiện trạng môi trƣờng tại thị trấn Chùa Hang ....................................... 18 3.3.3. Tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng ................................. 18 3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp ............................................... 19 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ....................................... 19 3.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 19 3.4.3. Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra ............................................................. 20 vi Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 22 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Chùa Hang .................... 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 27 4.2. Hiện trạng môi trƣờng Thị trấn Chùa Hang .............................................. 33 4.2.1. Vấn đề sử dụng nƣớc sinh hoạt .............................................................. 33 4.2.2. Vấn đề nƣớc thải tại địa phƣơng ............................................................ 34 4.2.3. Vấn đề rác thải tại địa phƣơng ............................................................... 36 4.2.5. Sức khoẻ và môi trƣờng ......................................................................... 39 4.3. Tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân thị trấn Chùa Hang về môi trƣờng .... 40 4.3.1. Nhận thức của ngƣời dân về các khái niệm môi trƣờng ........................ 40 4.3.2. Mức độ ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến các hoạt động và sức khỏe của con ngƣời .......................................................................................... 41 4.3.3. Nhận thức của ngƣời dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ........................................................................................................... 42 4.3.4. Hiểu biết của ngƣời dân về luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản liên quan 45 4.3.5. Những hoạt động của ngƣời dân về công tác bảo vệ môi trƣờng sống, công tác tuyên truyền của Thị trấn ................................................................... 46 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng ...... 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 50 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 51 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trƣờng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật trên trái đất. Môi trƣờng là nơi cung cấp không gian sống của con ngƣời và sinh vật, cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời, đồng thời cũng là nơi chứa đựng các phế thải do con ngƣời thải ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá thì việc giữ gìn môi trƣờng là vấn đề hết sức quan trọng. Ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội mà một trong những nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức và thiếu nhận thức về môi trƣờng của con ngƣời. Bảo vệ môi trƣờng đòi hỏi cần có sự chung tay và góp sức của toàn xã hội. Ngoài việc đề ra các biện pháp công nghệ kỹ thuật, pháp luật để bảo vệ, phục hồi môi trƣờng thì việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Đồng Hỷ là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với trung tâm huyện là thị trấn Chùa Hang nằm trên quốc lộ 1B cũ và cách trung tâm T.P Thái Nguyên 3 km về phía Bắc. Thị trấn nằm tại trung tâm địa lý của huyện, trên địa bàn thị trấn Chùa Hang có chợ trung tâm của huyện cùng trƣờng THPT Đồng Hỷ, bệnh viện huyện và các cơ quan của chính quyền huyện, đang trong tiến trình quy hoạch, mở rộng thị trấn và xây dựng các khu dân cƣ nên có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội hơn nữa. 2 Thị trấn Chùa Hang trƣớc đây ngƣời dân chủ yếu làm nông nghiệp, song những năm gần đây trƣớc những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh nông nghiệp hóa, hiện đại hoá, cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung ở thị trấn đã tạo nên những áp lực làm môi trƣờng suy giảm. Môi trƣờng thiên nhiên nhƣ: môi trƣờng đất, nƣớc, không khí đã và đang bị ô nhiễm, suy thoái. Môi trƣờng sống từng ngày thay đổi, song nhận thức và hiểu biết của ngƣời dân về môi trƣờng ở Thị trấn Chùa Hang còn hạn chế. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến các hành động có hại đến môi trƣờng sống của ngƣời dân trên địa bàn thị trấn. Xuất phát từ thực tế đó em tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về môi trường trên địa bàn thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải - Giảng viên khoa Môi trƣờng, trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của để tài 1.2.1. Mục tiêu của để tài - Đánh giá sự hiểu biết của ngƣời dân về môi trƣờng nông thôn. - Điều tra tình hình quản lí nhà nƣớc về môi trƣờng của thị trấn, công tác tuyên truyền giáo dục về vệ sinh môi trƣờng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trƣờng tại địa bàn thị trấn. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực - Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. 3 - Các kiến nghị đƣợc đƣa ra phải phù hợp với tình hình địa phƣơng và có tính khả thi cao. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá hiện trạng môi trƣờng, xác định đƣợc những tác động, áp lực gây ô nhiễm môi trƣờng tại địa bàn thị trấn và mức độ ảnh hƣởng của chúng. - Xác định hiện trạng môi trƣờng nông thôn tại thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân về việc bảo vệ môi trƣờng. - Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng. - Đƣa ra các giải pháp bảo vệ môi trƣờng cho khu vực nông thôn thuộc thị trấn Chùa Hang nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học - Theo UNESCO, môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời” - Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ”, chƣơng 1, điều 1 xác định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Chức năng của môi trường - Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật. - Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con ngƣời. - Môi trƣờng là nơi chứa đựng phế thải do con ngƣời tạo ra trong hoạt động sống và hoạt động sản xuất. - Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời và sinh vật trên Trái Đất - Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Ô nhiễm môi trường là gì? - Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “ Ô nhiễm môi trƣờng là sự đƣa vào môi trƣờng các chất thải nguy hại hoặc năng lƣợng đến mức ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con ngƣời hoặc làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng”. - Ô nhiễm môi trường đất 5 + Là quá trình thoái hóa đất và bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại khi hàm lƣợng các chất đó cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng đất chủ yếu là các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Trong đó đáng chú ý là các nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trƣởng, phân hóa học…) và sản xuất công nghiệp (Nhà máy, xí nghiệp…). - Ô nhiễm môi trường nước + Sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi thành phần và tính chất của nƣớc gây ảnh hƣởng đến hoạt động sống bình thƣờng của con ngƣời và sinh vật Theo hiến chƣơng Châu Âu: Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự biến đổi chủ yếu do con ngƣời gây ra đối với chất lƣợng nƣớc làm ô nhiễm nƣớc và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng nhƣ các loài hoang dại. + Khái niệm nƣớc mặt: Là nƣớc tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. + Khái niệm nƣớc ngầm: là nƣớc tồn tại trong các tầng chứa nƣớc dƣới mặt đất. - Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn…có ảnh hƣởng đến đời sống của con ngƣời và sinh vật. + Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh đƣợc phát ra không đúng lúc, đúng chỗ, là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau đƣợc hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Nó khác nhau đối với những ngƣời khác nhau, ở những chỗ khác nhau và trong những thời điểm không giống nhau. Ô nhiễm tiếng ồn nhƣ là một âm thanh không mong muốn 6 bao hàm sự bất lợi làm ảnh hƣởng đến con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà (Lê Văn Thiện, 2007). 2.2. Cơ sở pháp lý - Căn cứ Luật bảo vệ môi trƣờng 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. - Căn cứ Luật tài nguyên nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Căn cứ Nghị định số 21/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng. - Căn cứ Nghị định số 179/1999/ NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật tài nguyên nƣớc. - Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc. - Nghị định số 162/2003/ NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nƣớc. - Nghị định số 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn. - Căn cứ Thông tƣ số 09/2009/TT-BTMMT ngày 11/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trƣờng quốc gia. - Căn cứ Thông tƣ số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP 7 ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc. - Thông tƣ số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 quy định việc xây dựng báo cáo môi trƣờng quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trƣờng của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trƣờng cấp tỉnh. - Thông tƣ 15/2006/TT-BYT về việc hƣớng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nƣớc sạch, nƣớc ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. - Quyết định 09/2005/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc sạch của Bộ trƣởng Bộ Y tế ngày 11/3/2005. - Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt chƣơng trình mục tiêu Quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. - Quyết định 51/2005 QĐ-QNN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn. - Quyết định 08/2005 tiêu chuẩn nhà vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. - QC-HCBVTV 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về dƣ lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. - QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc ăn uống. - QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt. - QCVN 05:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh. - QCVN 26:2010/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh. 8 2.3. Thực trạng môi trƣờng trên Thế giới và Việt Nam 2.3.1. Thực trạng môi trường trên Thế giới - Viện Blacksmith, một tổ chức nghiên cứu môi trƣờng quốc tế có trụ sở tại New York (Mỹ), vừa công bố danh sách 10 thành phố thuộc 8 nƣớc đƣợc coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006. - Tại các thành phố này, hơn 10 triệu ngƣời có nguy cơ bị nhiễm trùng, ung thƣ phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hƣởng của các chất gây ô nhiễm môi trƣờng. 10 thành phố này gồm: + Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hoá học lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. + Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc. + Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại, trong đó có cả chì. + Thành phố Haina ở Cộng hoà Dominica, nơi tái chế và nấu chảy pin, ngƣời dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao. + Thành phố Ranipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi chất thải từ các xƣởng thuộc da. + Thành phố Chernobyl ở Ukraine, một khu vực nổi tiếng bởi thảm hoạ phóng xạ 20 năm trƣớc. + Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan. + Thành phố La Oroya ở Peru. + Thành phố Norilsk ở Nga. + Thành phố Rudnaya ở Nga. - Theo báo cáo của Viện này, các khu vực ô nhiễm nhất thế giới là những khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nƣớc. Những nƣớc có các thành phố bị ô nhiễm môi trƣờng, phần lớn là các nƣớc 9 đang phát triển, thiếu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phƣơng và sự bất lực của ngƣời dân trong việc giải quyết các tình trạng ô nhiễm. - Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì không đƣợc kiểm soát, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân chƣa đƣợc lọc sạch. Ô nhiễm môi trƣờng ở những thành phố này gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khoẻ ngƣời dân và gia tăng nạn nghèo đói. Những nơi bị ảnh hƣởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trƣờng là nơi con ngƣời sinh sống có tuổi thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90% và chậm phát triển trí tuệ. - Nghiên cứu do các cơ quan của Liên hiệp quốc tiến hành cho thấy khoảng 20% trƣờng hợp chết sớm trên toàn thế giới là do các nhân tố ô nhiễm môi trƣờng gây nên. * Tại Chernobyl, báo cáo ƣớc tính 5,5 triệu ngƣời vẫn bị đe doạ bởi vật liệu phóng xạ tiếp tục thấm vào mạch nƣớc ngầm và đất cách đây 20 năm sau thảm hoạ nổ nhà máy điện hạt nhân. * Ngƣời dân ở Lâm Phần, trung tâm tỉnh Sơn Tây, nơi chuyên khai thác than của Trung Quốc, thƣờng bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thƣ phổi do chất lƣợng không khí kém. * Khoảng 300.000 ngƣời ở Dzherzhinsk (thuộc Nga), một khu vực sản xuất vũ khí hoá học trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuổi thọ chỉ bằng một nửa so với dân của các nƣớc giàu nhất. Tuổi thọ của đàn ông ở Dzherzhinsk là 47 và của phụ nữ là 42. - Trên thực tế, Viện Blacksmith đã tham gia các chƣơng trình khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng ở 5 trong số 10 thành phố nói trên có môi trƣờng bị ô nhiễm. Trƣớc hết là lắp đặt các nhà máy lọc nƣớc, đồng thời tiến hành giáo dục mọi ngƣời, đặc biệt là trẻ em, tích cực tham gia các hoạt 10 động bảo vệ môi trƣờng, thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm nói trên trong điều kiện có thể. - Theo cảnh báo của Viện Blacksmith, ngoài 10 thành phố trên bị coi là ô nhiễm nhất thế giới, còn có 25 thành phố khác trên toàn cầu cần sớm triển khai nhanh các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. * Ô nhiễm nước: - Các mầm bệnh trong nƣớc ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến đƣờng ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với trẻ em và những ngƣời có thể tra ̣ng nhạy cảm . Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm nguồn nƣớc là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trƣờng. Những chất độc tích luỹ trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhƣng lại có thể để lại hậu quả lâu dài. - Vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc mặt hiện đang diễn ra với hầu hết các con sông lớn ở các nƣớc đang phát triển, điển hình nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá một cách ồ ạt đã khiến cho nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân trở nên tồi tệ. Theo dự đoán, trong một vài thập kỷ tới, có tới 2/3 dân số thể giới sẽ phải sống trong cảnh thiếu nƣớc. - Trong thời gian qua , các quốc gia cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nƣớc mặt , tuy nhiên kế t quả mang lại còn ha ̣n chế . Ấn Độ đã tốn hàng trăm triệu rupi cho kế hoạch Hành động số ng Hằ ng thực hiện từ những 1980 nhằm giảm ô nhiễm trên dòng sông này , nhƣng hầu nhƣ không mang lại kế t quả. - Trung Quốc mă ̣c dù đã cải thiện đáng kể chất lƣợng nƣớc ở sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thƣợng Hải bằ ng khoản đầ u tƣ hàng tỉ USD trong 20 năm cùng với việc đóng cửa các cơ sở gây ô n hiễm nhƣng hoạt động 11 công nghiệp và sƣ̣ phát triể n đô thị lại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc sông Dƣơng Tử, con sông lớn nhấ t quố c gia này. - Một thực tế cho thấy, các chƣơng trình phục hồi chất lƣợng nƣớc mặt là có thể thực hiện đƣợc nhƣng rất tốn kém. Và điều đó dƣờng nhƣ đồng nghĩa với việc những ngƣời dân nghèo sống xung quanh các lƣu vực bị ô nhiễm vẫn tiếp tục phải ăn uống và sinh hoạt bằng những nguồn nƣớc chết ngƣời đó. * Ô nhiễm không khí: - Nguyên nhân chủ yếu của IAP ở các nƣớc đang phát triển là do viê ̣c đốt than và các chất đốt sinh học (gỗ, phân động vật và rơm rạ) để nấu ăn, sƣởi ấm và chiếu sáng. Hơn 50% dân số thế giới dùng năng lƣợng để đun nấu theo cách này, hầu hết họ đều sống ở các nƣớc nghèo. - Trong khi đa số ngƣời dân ở các nƣớc có thu nhập cao đã chuyển sang dùng các sản phẩm từ dầu mỏ và điện để đun nấu , thì ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và các nƣớc Châu Phi câ ̣n Sahara , tới 80% các gia đình ở thành phố và hơn 90% các hộ dân ở nông thôn vẫn đun nấu bằng các nguồn nhiên liệu truyền thống này. - Nhiên liệu sinh học đƣợc đốt chủ yếu bằng các bếp thô sơ, do đó chúng thƣờng không đƣợc đốt cháy hoàn toàn. Điều này vừa gây ra sự lãng phí nguyên liệu vừa gây ô nhiễm không khí. Cùng với hệ thống thông gió không đảm bảo đã làm cho hàm lƣợng bụi và khói độc trong nhà cao , rất có hại cho sức khoẻ con ngƣời . Trong đó những ngƣời bị ảnh hƣởng nhiều nhất là phụ nữ - những ngƣời thƣờng xuyên nấu ăn và trẻ nhỏ thƣờng xuyên đƣơ ̣c điụ trên lƣng mẹ. - Sự đốt cháy nguyên liệu sinh học tạo thành các hạt. Các hạt với đƣơng kính nhỏ hơn 10 micro (PM10) và đặc biệt nhỏ hơn 2.5 micro (PM2.5) có thể xuyên sâu vào phổi. Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa Kỳ (EPA) đã khuyến cáo 12 rằng hàm lƣợng trung bình 24giờ của PM10 không nên vƣợt quá 150 µg/m3. Trong khi đó, nếu đun nấu với nguyên liêu sinh học truyền thống hàm lƣợng PM10 trong không khí trong nhà có thể đạt từ 300 đến 3000 µg/m3, cao gấp hơn 20 lần lƣợng cho phép. Thậm chí vào thời điểm đun nấu con số này có thể lên tới 30.000 µg/m3, gấp 200 lần hàm lƣợng cho phép. IAP gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm và là nguyên nhân cho 4% căn bệnh trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở các nƣớc có thu nhập thấp. - Hàng trăm, nhiề u chƣơng trình đã đƣợc thực hiện trên toàn thế giới để giảm thiểu mối đe doạ bởi IAP . Phần lớn chúng đều tập trung vào viê ̣c giới thiệu những loại bếp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong những năm tới những nỗ lực này cần đƣợc bổ sung bằng những cách tiếp cận toàn diện hơn bao gồm cải thiện hệ thống lƣu thông gió, thay đổi cách sống và một loạt các giải pháp truyền thông khác. 2.3.2. Hiện trạng môi trường ở Việt Nam - Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trƣờng có tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở thành, bức xúc. - Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trƣờng (VSMT) nông thôn do bộ y tế và UNICEF thực hiện đƣợc công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trƣờng học, 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT); Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cƣ nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trƣờng học có tiếp cận sử dụng nƣớc máy; Ngoài ra, kiến thức của ngƣời dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của ngƣời dân còn rất bằng quang về vấn đề này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng