Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Điều khoản tham chiếu đánh giá tác động môi trường...

Tài liệu Điều khoản tham chiếu đánh giá tác động môi trường

.PDF
11
398
84

Mô tả:

Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Chương trình: “Cải thiện các điều kiện sống ở khu vực nông thôn phía Bắc Việt Nam thông qua các hoạt động tuyên truyền và tập huấn về các sản phẩm, công nghệ hiệu quả và thân thiện với môi trường dành cho người dân nhằm đảm bảo an ninh lương thực và sức khỏe” Đăng kí số 10-CO1-036 Việt Nam - 2013 Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 1 Giới thiệu Bản Điều khoản tham chiếu dưới đây nhằm tiến hành đánh giá tác động đến môi trường trong khuôn khổ chương trình “Cải thiện các điều kiện sống ở khu vực nông thôn phía Bắc Việt Nam thông qua các hoạt động tuyên truyền và tập huấn về các sản phẩm, công nghệ hiệu Hiểu biết về tác động của các dự án đến môi trường là quả và thân thiện với môi trường dành cho điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững và là nền người dân nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tảng cho sự sinh tồn. sức khỏe”, được thực hiện bởi tổ chức CODESPA Con người, cũng như các sinh vật khác trên trái đất, tại Việt Nam. Chương trình nêu trên đã được triển khai tại hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang kể từ năm 2010, hướng đến việc giảm thiểu tác động tới môi trường gây ra bởi hoạt động thường ngày của các hộ gia đình, thông qua việc củng cố các thị trường địa phương và các mục đích kinh tế. Mặc dù chương trình đã đạt được những tác động to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, CODESPA vẫn luôn xác định nhu cầu cần đánh giá nghiêm túc những ảnh hưởng và tác động tới môi trường của chương trình, cũng như những lợi ích về mặt môi trường xuất phát từ việc thay đổi hành vi của các hộ mục tiêu. ĐTM này hướng đến việc đạt được những mục tiêu như sau: sống phụ thuộc vào hệ thống duy trì sự sống của trái đất. Các chu kỳ và quá trình sinh thái của thiên nhiên điều hòa khí hậu và dòng chảy, làm sạch không khí và nguồn nước, tái sinh các nguyên tố cần thiết, tái tạo đất và cho phép tất cả các hình thức sống được tồn tại, tái sinh và phát triển. Các chu kỳ sinh thái này cũng là nền tảng của tất cả các loại hình sản xuất của con người. Ngày này, con người đang gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, và ở tất cả các chu kỳ sinh thái (với rất ít ngoại lệ), đều có bàn tay con người, con người là một phần của hệ sinh thái, sống phụ thuộc vào hệ sinh thái. Thách thức vô cùng lớn mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay đó là duy trì cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người, đồng thời tôn trọng các hình thức khác của sự sống trên trái đất, đảm bảo sự bền vững lâu dài về mặt sinh thái, xã hội, kinh tế. Mối quan hệ giữa dự án phát triển, con người và môi trường, các tác động của nó là đa dạng và biến hóa. Con người tác động lên môi trường sống của mình, và bị môi trường tác động ngược lại. CODESPA đánh giá để có được những thông tin hoàn chỉnh về các dự án là điều không thể, nhưng cần phải tìm được càng nhiều thông tin càng tốt, để đưa ra nhiều quyết định khôn ngoan. Và cũng quan trọng không kém, đó là cần đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đang có và xem xét, đánh giá thông tin đó.  Thiết lập cơ sở dữ liệu về các thói quen thực hành và hành vi của các hộ nông dân trong vùng dự án, tập trung vào các thói quen hàng ngày, có ảnh hưởng đến môi trường.  Thiết lập miêu tả vắn tắt về đặc tính, tình trạng môi trường ở vùng mục tiêu (con người, hệ động thực vật; tình trạng nền đất, nước, không khí, khí hậu và cảnh quan; tài sản vật chất và di sản văn hóa; sự tương tác giữa các yếu tố vừa nêu trên)  Phân tích những tác động tích cực/ tiệu cực xuất phát từ các hoạt động của chương trình.  Đưa ra khuyến nghị nhằm củng cố các tác động tới môi trường của chương trình đối với các hoạt động sắp triển khai. Đưa ra các chỉ số hoặc công cụ để cho vào hệ thống Theo dõi – Đánh giá (TD&ĐG) của chương trình.  Miêu tả những thói quen/ hành vi tốt nhất và những bài học kinh nghiệm của chương trình về môi trường. 2 Thông tin cơ bản về chương trình Tiêu đề: “Cải thiện các điều kiện sống ở khu vực nông thôn phía Bắc Việt Nam thông qua hoạt động tuyên truyền và tập huấn về các sản phẩm, công nghệ hiệu quả và thân thiện với môi trường dành cho người dân nhằm đảm bảo an ninh lương thực và sức khỏe” Phạm vi địa lý: 9 huyện thuộc tỉnh Yên Bái, 6 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang Thời gian can thiệp: Tháng 9 năm 2010 – Tháng 9 năm 2014 Đơn vị triển khai: Tổ chức CODESPA Foundation CODESPA là tổ chức phi lợi nhuận với trên 27 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển quốc tế. Hướng tiếp cận của CODESPA là giúp đỡ những cộng đồng người nghèo ở các Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) quốc gia đang phát triển để họ có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, ở đó, những người thu nhập thấp có thể có cơ hội cải thiện thu nhâp, cũng như phát triển các năng lực riêng và tiềm năng của bản thân. Cách tiếp cận này đã giúp CODESPA được công nhận là một tổ chức phi chính phủ có chuyên môn trong lĩnh vực phát triển kinh tế thông qua việc hình thành các thị trường địa phương, phát triển năng lực và tài chính vi mô, coi đó là những công cụ then cốt để chống lại nghèo đói. Tổng quan: Chương trình mong muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực nông thôn phía Bắc Việt Nam thông qua việc tạo ra các thị trường các sản phẩm công nghệ đã được thích nghi để phù hợp với bối cảnh địa phương (ví dụ: vật tư nông nghiệp, các dịch vụ vệ sinh môi trường, v..v) để hỗ trợ an ninh lương thực, tăng nguồn thu nhập và hỗ trợ việc quản lý các nguồn tài nguyên môi trường của người dân địa phương. Chương trình bao gồm các hợp phần can thiệp sau đây: Hợp phần về sức khỏe Tên dự án: Phát triển thị trường vệ sinh thôn thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức trong việc thực hành các thói quen vệ sinh và việc thiết lập chuỗi cung ứng các dịch vụ vệ sinh bền vững Mục đích: Giảm thiểu một nửa số ca mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh trong các vùng dự án can thiệp. Phương pháp: Phát triển các thị trường địa phương, tạo nhu cầu trong cộng đồng thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức và tiếp thị nông thôn, phát triển một chuỗi cung ứng đem lại lợi nhuận cho người tham gia. Mục tiêu: Hơn 70% các hộ gia đình thay đổi cách ứng xử và thực hành các thói quen vệ sinh, đầu tư vào vệ sinh và cải thiện các điều kiện sức khỏe của họ. Phạm vi môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bề mặt và nước ngầm do sử dụng nhà vệ sinh để quản lý chất thải; Phòng chống nguy cơ bùng phát bệnh dịch do giảm thiểu các yếu tố lây nhiễm các bệnh liên quan đến vệ sinh; Giảm thiểu ô nhiễm không khí thông qua việc nâng cao nhận thức, người dân không thực hành thói quen đi tiêu ngoài trời; cải thiện chu trình sinh thái nông nghiệp thông qua việc tận dụng phân bón hữu cơ cho các hoạt động nông nghiệp – giúp tăng năng suất cây trồng. Đối tác chính: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái Hợp phần an ninh lương thực – Nông nghiệp Tên dự án: “Phát triển thị trường phân viên dúi sâu (gọi tắt là FDP) nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi thói quen dùng phân bón của các hộ gia đình. Mục đích: Giảm thiểu tình trạng nghèo đói ở nông thôn và tác động tới môi trường của các hoạt động nông nghiệp thông qua việc tuyên truyền về các sản phẩm nông nghiệp đầu vào bền vững và hiệu quả Phương pháp tiến hành: quảng bá các thị trường phân viên dúi sâu tại địa phương, tạo nhu cầu trong cộng đồng thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức và tiếp thị nông thôn, phát triển chuỗi cung ứng đem lại lợi nhuận cho người tham gia. Mục tiêu: Hơn 70% số nông dân từ bỏ thói quen sử dụng phân vãi thông thường trên đồng ruộng nằm trong vùng dự án can thiệp. Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Phạm vi môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng việc ngăn chặn việc rửa trôi hóa chất ra các nguồn nước; giảm thiểu phát thải lượng khí Ni-tơ (GHG) ra khí quyển thông qua thay thế phân vãi truyền thống (bón vãi trên bề mặt ruộng) bằng phân viên nén dúi sâu xuống đất; Tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trong hoạt động sử dụng phân bón của nông dân; giảm thiểu lượng các chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) được áp dụng cho đất canh tác; tăng cường việc bảo tồn các giống lúa thuần; tăng cường mức độ an ninh lương thực. Đối tác chính: Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái, Trung tâm khuyến nông tỉnh Tuyên Quang Hợp phần chăn nuôi gia súc Tên dự án: “Củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn nhằm tăng cơ hội thu nhập cho người chăn nuôi lợn, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường của các hoạt động chăn nuôi gia súc”. Mục đích: Giảm thiểu nghèo đói tại khu vực nông thôn và tác động tới môi trường của các hoạt động chăn nuôi lợn thông qua việc cải thiện các kĩ năng của hộ chăn nuôi và tăng cường liên kết giữa nhà cung ứng vật tư chăn nuôi, nông dân, thương lái. Phương pháp: Củng cố chuỗi giá trị bằng cách tạo nhu cầu trong cộng đồng đối với các sản phẩm đầu vào an toàn, hiệu quả, thông qua tập huấn kĩ thuật và các chiến dịch tiếp thị nông thôn, phát triển chuỗi giá trị đem lại lợi nhuận cho người tham gia. Mục tiêu: Hơn 3.000 hộ nông dân tăng thu nhập (100 €/năm) và giảm thiểu tác động đến môi trường trong các hoạt động của ngành hàng lợn. Phạm vi môi trường: Giảm thiểu phát thải khí mê-tan ra môi trường thông qua việc xây chuồng trại có hệ thống quản lý phân chuồng, như dùng bể khí sinh học; giảm thiểu việc chặt phát rừng và giảm thiểu sự hít phải khói đun thông qua việc sử dụng bếp lò cải tiến; giảm thiểu nhu cầu sử dụng nhiên liệu than do tận dụng được hệ thống Biogas quy mô hộ gia đình; giảm thiểu nguy cơ bùng phát các dịch bệnh gia súc thông qua việc thiết lập các mạng lưới dịch vụ thú y; tăng cường chăn nuôi giống lợn bản địa; nâng cao chu kỳ sinh thái nông nghiệp bằng việc tận dụng phân hữu cơ từ chăn nuôi lợn cho các hoạt động nông nghiệp - thu hoạch – vật liệu nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Đối tác chính: Tổ chức PCP địa phương HaDevA. 3 Phạm vi đánh giá, Câu hỏi và Mức độ phân tích Để tổng hợp các câu trả lời ở cấp độ chương trình thì cần trả lời được các câu hỏi được đưa ra ở cấp độ từng hợp phần dự án. Tại đây, CODESPA tổng hợp danh sách các câu hỏi theo từng hợp phần dự án, đây là những câu hỏi dự thảo tối thiểu cần được trả lời. Tuy nhiên, đội ĐTM có thể gửi cho chúng tôi những câu hỏi tự đặt: 3.1 Hợp phần sức khỏe Các câu hỏi trong khuôn khổ ĐTM: Dựa vào thời điểm trước khi tiến hành dự án & dựa vào thiết kế dự án, ta có các câu hỏi sau: 3.1.1 Tác động tới môi trường của các thói quen vệ sinh hàng ngày được/ không được thực hiện bởi các hộ gia đình không có các cơ sở vật chất về vệ sinh là gì? 3.1.2 Hoạt động đi tiêu ngoài trời (OFD- Open field defecation) ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước bề mặt, nước ngầm, không khí và nền đất? 3.1.3 Tác động môi trường kể trên có hại như thế nào đối với môi trường của cộng đồng và sức khỏe con người? Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dựa vào kết quả của chương trình, ta có các câu hỏi sau: 3.1.4 Tác động đến môi trường của các thói quen vệ sinh hàng ngày được thực hiện bởi các hộ gia đình có cơ sở vật chất về vệ sinh và tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức là gì? 3.1.5 Các yếu tố môi trường làm thế nào để có thể thúc đẩy việc thay đổi hành vi và làm cho các hộ gia đình chuyển đổi các thói quen thực hành vệ sinh của họ? 3.1.6 Dự án đang giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh liên quan đến vệ sinh như thế nào? 3.1.7 Mối quan hệ giữa dự án và việc giảm thiểu ô nhiễm ở các cộng đồng dự án can thiệp là như thế nào? Dự án thực hiện việc làm sạch bề mặt nước, nguồn nước ngầm, nền đất và không khí như thế nào? 3.1.8 Dự án dẫn đến ít hay nhiều hơn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh? Các ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe con người có bị lây lan? Bằng cách nào? 3.1.9 Dự án có bao gồm việc giáo dục và tập huấn dành cho cộng đồng không? Và nó có góp phần củng cố hiểu biết của người dân trong việc phòng chống và nghĩ ra các giải pháp môi trường – Làm thế nào để các yếu tố môi trường thúc đẩy việc thay đổi hành vi và ảnh hưởng đến các hộ dân để họ chuyển đổi các thói quen thực hành vệ sinh liên quan đến các vấn đề vừa nêu? 3.1.10 Liệu dự án có góp phần phát triển các hệ thống cho phép quan tâm đến bùn, muối dinh dưỡng, chất thải bệnh viện/ xây dựng và các sản phẩm phụ khác hoặc để chúng được xử lý sạch trước khi thải ra môi trường? 3.1.11 Còn có tác động môi trường nào bắt nguồn từ quá trình xây dựng nhà tiêu? 3.1.12 Làm thế nào dự án lại có thể củng cố các tác động đến sức khỏe con người liên quan đến cấp nước và vệ sinh? 3.2 An ninh lương thực – Nông nghiệp Các câu hỏi trong khuôn khổ ĐTM: Dựa vào thời điểm trước khi tiến hành dự án & dựa vào thiết kế dự án, ta có các câu hỏi sau: 3.2.1 Tác động tới môi trường của các hoạt động nông nghiệp của các hộ nông dân trong vùng dự án trước khi triển khai chương trình (nói đến những hộ dân không dùng phân viên dúi sâu) là gì? 3.2.2 Liệu dự án có đưa ra cách hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra một cách hợp lý (tạo thu nhập, trồng trọt bền vững, giảm thiểu tác động môi trường, và củng cố các thị trường địa phương thông qua việc trao quyền cho mảng tư nhân) hoặc để hoàn thành các mục tiêu đề ra, liệu còn có cách thực hiện nào khác thay thế tốt hơn đứng từ góc độ môi trường? Dựa vào kết quả của chương trình, ta có các câu hỏi sau: 3.2.3 Tác động tới môi trường từ các hoạt động nông nghiệp của các hộ nông dân trong vùng dự án sau khi triển khai chương trình (nói đến những hộ dân dùng phân viên dúi sâu) là gì? 3.2.4 Chương trình đã có ảnh hưởng đến các nông hộ ra sao để họ chuyển đổi các thói quen thực hành của mình? 3.2.5 Yếu tố môi trường có phải là yếu tố then chốt khiến các hộ dân thay đổi hành vi của mình? 3.2.6 Liệu việc chuyển đổi từ áp dụng phân vãi truyền thống sang áp dụng phân viên dúi sâu có dẫn đến việc tăng hoặc giảm sự phát thải dioxin do đốt nhiên liệu hóa thạch, khí mê-tan hoặc các khí khác gây hiệu ứng nhà kính? 3.2.7 Tác động về mặt môi trường có dẫn tới việc tăng hoặc giảm việc phát thải các nguyên tố làm thủng tầng ô-zôn? (bao gồm thuốc diệt cỏ và các chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs1) khác như thuốc sâu. 3.2.8 Liệu việc chuyển đổi từ áp dụng phân vãi thông thường sang phân viên dúi sâu có gây ra tác động tới những vùng đất canh tác dễ bị hạn hán? 3.2.9 Tác động tới môi trường có góp phần tăng độ mặn của nền đất hoặc khiến các vùng trở thành ngập nước? Còn có tác động/ ảnh hưởng nào khác tới chất lượng đất khi áp dụng phân viên dúi sâu? 1 Các chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs) là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thông qua các quá trình hóa học, sinh học. Do đó, do đó, chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, có khả năng vận chuyển tầm xa, tích tụ sinh học trong mô người và động vật, nằm trong các chuỗi thức ăn, và có thể có những tác động to lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3.2.10 Việc thay thế phân vãi truyền thống bằng phân viên dúi sâu có dẫn đến sự cải tiến trong các lĩnh vực trồng trọt? 3.2.11 Việc chuyển đổi từ áp dụng phân vãi truyền thống sang phân viên dúi sâu có dẫn đến việc tăng hoặc giảm việc phát thải ô nhiễm hóa chất nông nghiệp tới các nguồn nước ngầm hoặc các nguồn nước bề mặt ở vùng đó? 3.2.12 Thay đổi ở mục 3.2. có thể gây nguy hại hoặc cải thiện sức khỏe con người ra sao? (bao gồm tình trạng vệ sinh, nước uống, an ninh lương thực,etc..) 3.2.13 Việc sản xuất PVDS (ép phân, đóng gói, phân phối) đóng góp vào tình trạng những người công nhân lao động không được đào tạo sẽ tiếp xúc với hóa chất? Nhà sản xuất có hướng dẫn người lao động cách tiếp xúc với hóa chất và cung cấp cho họ những công cụ bảo hộ? 3.2.14 Liệu việc sản xuất PVDS có gây ra mối nguy về sức khỏe lâu dài đối với những người tiếp xúc với hóa chất hoặc cho cộng đồng, hoặc FDP giúp giảm thiểu những nguy cơ này? 3.2.15 Bằng cách nào dự án tiến hành làm việc về an toàn lao động, thỏa đáng với tất cả các khía cạnh khác? Có giải pháp thay thế nào nhằm giảm thiểu sự lãng phí nguyên liệu đến từ việc sản xuất phân viên? 3.3 Chăn nuôi gia súc Câu hỏi trong khuôn khổ ĐTM: Dựa vào thời điểm trước khi tiến hành dự án & dựa vào thiết kế dự án, ta có các câu hỏi sau: 3.3.1 Tác động đến môi trường của các hoạt động thường nhật của các hộ gia đình chăn nuôi lợn trong vùng can thiệp ở thời điểm trước khi triển khai dự án là gì? 3.3.2 Dự án có đề ra phương án để đạt được các mục tiêu đã đặt ra một cách hợp lý (tạo thu nhập, vệ sinh môi trường, củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn) hoặc để hoàn thành các mục tiêu đề ra, liệu còn có cách thực hiện nào khác thay thế tốt hơn đứng từ góc độ môi trường? 3.3.3 Nếu có bất cứ sự không chắc chắn nào liên quan đến tác động môi trường và phạm vi của nó, đề xuất dự án có theo sát nguyên tắc phòng ngừa 2? Dựa vào đầu ra và kết quả của chương trình 3.3.4 Đâu là tác động môi trường từ các hoạt động chăn nuôi gia súc của các hộ nông dân trong vùng dự án sau khi triển khai chương trình? (nói đến những hộ dân tham gia vào các hoạt động dự án) 3.3.5 Chương trình ảnh hưởng như thế nào đến các hộ chăn nuôi để họ chuyển đổi các thói quen thực hành của mình? 3.3.6 Yếu tố môi trường có phải là yếu tố then chốt khiến các hộ dân thay đổi hành vi của mình? 3.3.7 Các hoạt động của chương trình có gây ra hoặc giảm thiểu sự suy thoái, như là kết quả của các hoạt động rừng, các tác động cơ khí khác, của việc chăn thả quá mức hoặc hoạt động chăn nuôi? 3.3.8 Liệu các hoạt động dự án có góp phần phát triển các hệ thống cho phép quan tâm đến bùn, muối dinh dưỡng, chất thải bệnh viện/ xây dựng và các sản phẩm phụ khác hoặc để chúng được xử lý sạch trước khi thải ra môi trường? 3.3.9 Liệu dự án có dẫn đến việc tăng hoặc giảm sự phát thải dioxin do đốt nhiên liệu hóa thạch, khí mê-tan hoặc các khí khác gây hiệu ứng nhà kính?? 3.3.10 Liệu các hoạt động của dự án có dẫn tới việc tăng đa dạng sinh học bằng việc củng cố các giống lợn bản địa? Và chương trình có ủng hộ hay phản đối việc sử dụng các giống hoang dã, giống thuần chủng và việc phát triển kiến thức đa dạng sinh học địa phương? 3.3.11 Chương trình góp phần hay chống lại việc giới thiệu những giống mới trong vùng nơi chúng không tự nhiên thuộc về nơi đó? 3.3.12 Chương trình hiển thị ít hay nhiều hơn nguy cơ các bệnh trên gia súc bị lây lan so với các loài khác? 2 Nguyên tắc 15 của Tuyên bố Rio:” Để bảo vệ môi trường, tiếp cận phòng ngừa nên được các quốc gia áp dụng rộng rãi tùy thuộc vào khả năng của mình. Trong trường hợp có các mối đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng hoặc không thể sửa chữa thì việc thiếu các bằng chứng khoa học không thể là lý do để trì hoãn các biện pháp hiệu quả về chi phí nhằm ngăn chặn suy thoái môi trường”. Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3.3.13 Đối với việc đào tạo thú y, chương trình đào tạo có bao gồm các nội dung về vệ sinh môi trường và các bệnh liên quan đến VSMT? 3.3.14 Dự án có đóng góp vào việc phát triển các hệ thống quan tâm đến vấn đề chất thải y tế và các sản phẩm phụ khác? 3.3.15 Bằng cách nào dự án tiến hành làm việc về an toàn lao động, thỏa đáng với tất cả các khía cạnh khác? 4 Phân tích chi phí môi trường Các phân tích ngắn gọn về chi phí môi trường được yêu cầu như một phần của ĐTM. Một bản phân tích chi phí và đánh giá về các yếu tố kinh tế của các tác động môi trường dành cho những thước đo cần thiết khiến ta có thể lồng ghép kết các luận cuối cùng của ĐTM vào trong các phân tích chi phí và tài chính của đánh giá dự án. Sau đó, có thể cân nhắc giữa chi phí dự án và lợi nhuận, giữa ưu và nhược điểm của các phương án và kịch bản khác nhau. Các phân tích về chi phí môi trường cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm những công cụ hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường. Kết quả dự kiến CODESPA mang đến cho đội ngũ ĐTM cơ hội đề xuất một phương pháp hướng đến các phân tích chi phí, với điều kiện là nó cần phải được định hướng để đưa ra được giá trị dựa trên những thay đổi về chất lượng môi trường. Vì chương trình tác động đến những nguồn lực có giá trị thị trường, có thể ước tính: • Thay đổi về năng suất (tăng/ giảm ở các vụ thu hoạch, kết quả chăn nuôi gia súc, v…v; • Thay đổi về thu nhập (tăng/ giảm số ngày bị ốm, số tử vong…); • Chi phí tránh hoặc giảm thiểu những ảnh hướng tiêu cực đến môi trường; • Chi phí bồi thường thiệt hại. • Chi phí di chuyển (tính toán thời gian cần thiết để đi lấy nước sạch và kiếm củi) . • Sản phẩm thay thế (ví dụ, giá trị của các giống lợn mà người dân không bán, sao với giá trị của giống lợn tương tự bán trên thị trường) 5 Phương pháp và kế hoạch làm việc Kỹ thuật thu thập số liệu và phân tích sẽ được thiết kế bởi đội ngũ ĐTM và phải bao gồm tất cả nhu cầu của các bên liên quan. Bản báo cáo ĐTM cần đề cập đến số liệu đã được thu thập, tranh luận về tính hợp lệ và phù hợp với bối cảnh. Cần đảm bảo chất lượng của các phương pháp, tính hiệu lực của các thống kê, các kỹ thuật và mẫu. Đội ngũ đánh giá cần phác thảo các công cụ thu thập dữ liệu và cách phân tích dữ liệu, và nó cần phải thỏa mãn nhu cầu của tất cả các hợp phần dự án. Báo cáo cần đề cập đến dữ liệu đã thu thập. Tính hiệu lực của số liệu thống kê sẽ được đưa vào, cũng như việc triển khai các công ước và đánh giá kĩ thuật dành cho quá trình dự án sẽ được thực hiện trong phần còn lại của chương trình. Đồng thời, số liệu và thông tin có sẵn trong hệ thống TD & ĐG của đối tác địa phương sẽ được xem xét, để tránh việc trùng lặp số liệu ban đầu của đội ngũ ĐTM; tuy nhiên, độ tin cậy của các số liệu này cần phải là một nhiệm vụ chính trong quá trình ĐTM. Các bước đánh giá Nhiệm vụ của đội ngũ ĐTM sẽ được tiến hành theo ba bước: 1. Nghiên cứu tại chỗ: Cần phải phân tích các tài liệu của Chương trình và các nguồn thông tin thứ cấp, cũng như xác định những nhu cầu thông tin chính. Ở bước này, các công cụ chính để thu thập và phân tích số liệu sẽ được chuẩn bị, và những người cung cấp thôn tin chủ chốt sẽ được xác định. Đội ngũ ĐTM sẽ chuẩn bị một bản khung đánh giá, bao gồm các câu hỏi chính mà Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhóm cần tìm lời giải đáp, cũng như lên kế hoạch đi thực địa. Kết quả nghiên cứu thực địa cần được CODESPA đồng ý và thông qua trước khi đi thực địa. Đồng thời, ở giai đoạn này, khuyến cáo theo dõi việc thử nghiệm các công cụ thu thập và phân tích số liệu, phòng khi có thể cần phải điều chỉnh trước khi áp dụng chung. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tại chỗ bao gồm: 1) xác định kế hoạch ĐTM, và 2) khung đánh giá được thông qua. 2. Nghiên cứu tại thực địa. Đánh giá sẽ cần phải đưa ra được thông tin đáng tin cậy, thỏa mãn nhu cầu thông tin, và đánh giá những hợp phần và các yếu tố đã được đề cập ở trên. Khuyến cáo việc kiểm tra thử các công cụ đánh giá nhằm điều chỉnh chúng trước khi bắt đầu lên đường đánh giá. Trong suốt quá trình làm việc tại thực địa, cần phải lên chương trình và thực hiện các cuộc họp hoàn trả kết quả sơ bộ với các bên liên quan. Sản phẩm trong giai đoạn này sẽ là: 1) lịch trình làm việc tại thực địa được thống nhất 2) Thiết lập các công cụ thu thập số liệu và 3) thu thập số liệu 3. Viết Báo Cáo: Báo cáo ĐTM cần tiến hành theo hướng dẫn và khuyến nghị đã được nhất trí trong thời gian nghiên cứu tại chỗ (giai đoạn 1). Bản nháp của báo cáo cần nhận được phản hồi của các bên liên quan ít nhất 15 ngày trước thời hạn hoàn thành báo cáo cuối cùng. Bản thảo báo cáo cần được gửi cho tất cả các bên tham gia nhằm đảm bảo các bên có thể góp ý hoặc làm rõ thêm các khúc mắc trong tài liệu. Sản phẩm của giai đoạn này bao gồm 1) Bản nháp báo cáo làm việc tại thực địa, 2) Buổi thảo luận chia sẻ các kết luận và nhận góp ý cải thiện từ CODESPA và các bên liên quan, 3) Bản báo cáo cuối cùng đã thông qua. Bản báo cáo cuối cùng cần bao gồm các điểm riêng biệt sau: o Báo cáo và diễn giải số liệu. o Bộ câu hỏi và trả lời. o Những hành vi/ thực hành tốt nhất và bài học kinh nghệm. o Khuyến nghị (đưa ra những gợi ý để cải thiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả và logic trong thiết jeets của tác động tới môi trường mà chương trình mang đến. o Một bản ghi chép kỹ thuật miêu tả những phát hiện trong mỗi dự án (vệ sinh, nông nghiệp và chăn nuôi) liên quan đến tác động môi trường của các dự án. CODESPA sẽ rà soát và phê duyệt các sản phẩm sau mỗi bước. Báo cáo cuối cùng sẽ được các bên liên quan cùng thảo luận. 6 Cấu trúc và trình bày báo cáo ĐTM Yêu cầu trình bày báo cáo đơn giản, rõ ràng, cụ thể và súc tích. Báo cáo có thể được viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc tiếng Tây Ban Nha. Độ dài của báo cáo khoảng 20 – 35 trang (không kể phụ lục đính kèm), kèm theo một bản tóm tắt điều hành tối đa 3 trang. Sau khi trình bày dưới dạng điện tử, gửi đi và được thông qua, nhóm đánh giá sẽ nộp bản chính thức và cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh theo định dạng đã thống nhất. Các thành viên của nhóm đánh giá sẽ giao toàn bộ bản quyền tác giả cho Tổ chức CODESPA, nếu thấy thích hợp, tổ chức sẽ tiến hành việc công bố báo cáo, trong trường hợp đó, các chuyên viên Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đánh giá và/hoặc công ty tư vấn sẽ được đề cập đến là tác giả của văn bản báo cáo. Như một cơ chế bố sung cho việc phổ biến kết quả, Tổ chức COCDESPA có thể sẽ yêu cầu trưởng nhóm trình bày các kết quả và bài học kinh nghiệm trong các hội thảo mà CODESPA tổ chức. Trưởng nhóm đánh giá ĐTM sẽ cam kết cung cấp dịch vụ này vào thời điểm cần thiết. Báo cáo nên được viết theo cấu trúc tương tự như sau: Trang bìa 0. Tóm tắt báo cáo 1. Giới thiệu ngắn trong đó giới thiệu về mục đích của đánh giá, các câu hỏi và các kết quả chính i. Bối cảnh và Mục đích đánh giá. ii. Phương pháp thực hiện đánh giá. iii. Điều kiện và giới hạn của nghiên cứu đã thực hiện. iv. Giới thiệu về nhóm đánh giá 2. Miêu tả tóm tắt chương trình theo hướng tiếp cận môi trường. Tóm tắt lịch sử và bối cảnh, tổ chức và quản lý, các nhân tố tham gia và bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và thể chế của môi trường phát triển dự án trong suốt thời gian can thiệp. 3. Phân tích dữ liệu đã thu thập, theo như tiêu chí và ma trận đánh giá. Đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi của ĐTM, và sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phân loại theo từng dự án và cho Toàn bộ Chương trình. Việc giải thích các dữ liệu cần phải dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật đính tính và định lượng và các thông tin có sẵn. 4. Góp ý – Khuyến nghị: Các khuyến nghị đến từ đánh giá ĐTM hướng đến việc cải thiện dự án, thông qua các chỉ số cụ thể giúp cải thiện tác động đến môi trường của chương trình. 5. Phụ lục Như Đề xuất ĐTM, các công cụ thu thập dữ liệu thô, ghi chép kỹ thuật, kế hoạch làm việc, việc soạn thảo và miêu tả nhiệm vụ (liên quan toàn diện đến từng quá trình), và các hồ sơ khác để tạo điều kiện cho việc rà soát báo cáo được dễ dàng, 7 Nhóm ĐTM Yêu cầu đối với nhóm đánh giá là cần phải có kinh nghiệm về đánh giá ĐTM cũng như kinh nghiệm làm việc tại bối cảnh nông thôn Việt Nam, có kiến thức, hiểu biết về các chương trình và chính sách nahf nước, các xu thế và chiến lược môi trường, cũng như văn hóa và tín ngưỡng địa phương. Nhóm đánh giá cần bao gồm ít nhất là hai thành viên, một trong số họ sẽ nhận nhiệm vụ trưởng nhóm, đồng thời là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với công việc, cũng như đảm nhận việc liên hệ với Tổ chức CODESPA. Ít nhất một trong hai thành viên phải có kiến thức vững chắc, hiểu biết về xử lý chất thải con người, ô nhiễm nông nghiệp, công nghiệp ở đất, nước, không khí. Yêu cầu hồ sơ (profile) của nhóm: Trưởng nhóm Là chuyên gia với tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường, ưu tiên người đã từng đánh giá các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, các chính sách hướng tới người nghèo và chính sách giới cũng sẽ là một điểm được đánh giá cao. Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Thành viên nhóm Chuyên gia tư vấn, ưu tiên người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hiện các đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Kinh nghiệm trong đánh giá các dự án hợp tác và kiến thức về bối cảnh địa phương cũng là điểm cộng. Các công ty tư vấn độc lập địa phương, trong nước, quốc tế, các chuyên gia đang làm việc tự do có thể đăng kí tham gia. Các nhóm đánh giá có người địa phương sẽ được đánh giá cao, và nếu cần thiết, có thể sẽ đề xuất bổ sung thêm thành viên trong nhóm đánh giá, như người phỏng vấn hoặc người quản lý bán thời gian để theo dõi và rà soát đội ngũ đánh giá. 8 Tiền đề cơ bản cho ĐTM Các tiền đề cơ bản của hành vi đạo đức và nghề nghiệp của nhóm đánh giá ĐTM bao gồm: 1. Giấu tên và bảo mật. Đánh giá cần phải tôn trọng quyền của những người cung cấp thông tin, đảm bảo danh tính họ được giấu kín và bảo mật (cả người lẫn thông tin ban đầu có được của các chuyên viên đánh giá) 2. Trách nhiệm Bất cứ ý kiến tranh chấp, không đồng tình hoặc khác biệt nào có thể phát sinh giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa nhóm và những người chịu trách nhiệm về Chương trình liên quan đến các kết luận và/hoặc các khuyến nghị, cần được đề cập trong báo cáo. Bất cứ khẳng định nào cần phải được nhóm duy trì hoặc ghi lại bất đồng về nó. 3. Tính độc lập Nhóm đánh giá sẽ cần phải đảm bảo tính độc lập của dự án đánh giá, và đảm bảo không kết hợp đồng thời với việc quản lý và với các hợp phần của mình 4. Sự cố. Trong trường hợp xuất hiện các vấn đề trong quá trình thực hiện công việc tại thực địa hoặc trong bất cứ giai đoạn nào khác của đánh giá, cần thông báo ngay với Tổ chức CODESPA. Nếu không thực hiện theo điều này, sự tồn tại của các vấn đề nói trên, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng sẽ không thể được dùng để giải thích cho việc không đạt được các kết quả đã đề ra từ Tổ chức CODESPA trong các Điều khoản tham chiếu này. 5. Xác nhận thông tin. Nhóm đánh giá đảm bảo tính chính xác và chất lượng của thông tin thu thập để soạn thảo các báo cáo, và cuối cùng là chịu trách nhiệm về thông tin được trình bày trong báo cáo đánh giá. Nhóm đánh giá cần đảm bảo chất lượng thông tin ở tất cả các giai đoạn, ở mức độ kỹ thuật, phương pháp, công việc tại thực địa, phân tích thông tin, báo cáo với diễn giải và tố cáo. Nếu công việc thực hiện không có chất lượng như đã yêu cấu, báo cáo sẽ bị trả lại và các thanh toán cuối cùng sẽ không được thực hiện cho đến khi các thiếu sót được sửa chữa. 6. Giao nộp báo cáo. Trong trường hợp có sự chậm trễ trong việc giao nộp các báo cáo hoặc trong trường hợp chất lượng các báo cáo giao nộp rõ ràng là kém hơn so với những gì đã được thỏa thận với Đơn vị Đánh giá của CODESPA, báo cáo sẽ được trả lại và các thanh toán cuối cùng sẽ không được thực hiện cho đến khi các thiếu sót được sửa chữa. 9 Khung thời gian ĐTM Đánh giá ĐTM có thể bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 2013, sau khi CODESPA đã lựa chọn xong nhóm đánh giá, và dự kiến kết thúc vào ngày 15 tháng 9 năm 2013 (hạn chót để nộp bản báo cáo cuối cùng có thể linh hoạt) Kế hoạch làm việc dự kiến: - Nghiên cứu tại chỗ, dự kiến khoảng 7 ngày. - Nghiên cứu thực địa tại vùng dự án, dự kiến 15 ngày. - Phân tích số liệu và báo cáo, dự kiến 23 ngày. Tất cả các tổ chức và chuyên gia mong muốn thực hiện dịch vụ tư vấn này cần gửi bản đề xuất tư vấn tới địa chỉ email trước ngày thứ hai, 28 tháng bảy năm 2013 Điều khoản tham chiếu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 10. Trình bày đề xuất kỹ thuật để gửi tới CODESPA và tiêu chí đánh giá Các tiêu chí để đánh giá đề xuất bao gồm: - Chất lượng kỹ thuật của phương pháp đề xuất - Kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn của đội ngũ đánh giá ĐTM - Đề xuất kinh phí. - Giá trị gia tăng của sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Một số tiêu chí bổ sung (ưu tiên). Diễn đạt kỹ thuật định tính và định lượng - Đề xuất được phương pháp, công cụ, kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu. - Khung thời gian thực tế để áp dụng các công cụ thu thập dữ liệu. Đề xuất đánh giá ĐTM sẽ phải bao gồm ít nhất: 7. Một đề xuất kỹ thuật, bắt đầu rõ ràng với phương pháp ĐTM, cách sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu, và kế hoạch làm việc để giải đáp các câu hỏi trong ĐTM. 8. Đề xuất về nhân sự, Bao gồm C.V các thành viên nhóm đánh giá, nêu bật năng lực và nghiệm (nếu đính kèm bản sao của một ĐTM trước đó thì sẽ được đánh giá cao) 9. Đề xuất kinh phí chi tiết, bao gồm việc sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí và nhân lực, ở mỗi giai đoạn đánh giá. Đề xuất đánh giá có thể được trình bày bằng Tiếng Anh, tiếng Việt, hoặc tiếng Tây Ban Nha, không dài quá 5 trang. Tổng số tiền trong đề xuất kinh phí cho đánh giá không vượt quá 5.000 USD (bao gồm thuế VAT và các chi phí khác) Đề xuất kỹ thuât, kinh phí, nhân sự cần được trình bày dưới dạng file điện tử và gửi về địa chỉ email dưới đây trước ngày 28 tháng Bảy năm 2013: Đại diện CODESPA tại Việt Nam: [email protected] CODESPA sẵn lòng trả lời các thắc mắc liên quan cho các ứng viên cho đến hạn chót nộp đề xuất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết: Thông tin liên hệ: Đại diện CODESPA tại Việt Nam Số 25, ngách 9/2, Đặng Thai Mai, Hà Nội. ĐT: 043 718 63
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan