Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dieu duong chuyen khoa da lieu

.PDF
80
342
130

Mô tả:

Các tổn thương căn bản ( 2 giờ ) Mục tiêu học tập 1. Trình bày được tổ chức học, sinh lý học của da. 2. Biết xác định các tổn thương cơ bản được gặp trên lâm sàng. 3. Nhận định được tổn thương cơ bản có ảnh hưởng đến tình trạng da của người bệnh. Nội dung I. Tổ chức học của da Da gồm có 3 lớp: Thượng bì, trung bì, hạ bì. 1. Thượng bì có 5 lớp từ dưới lên trên : - Lớp cơ bản - Lớp nhầy - Lớp hạt - Lớp sáng - Lớp sừng 1.1 Lớp cơ bản: Là lớp sâu nhất của thượng bì gồm một lớp tế bào hình trụ đứng sát nhau thành hàng rào , nhân to nằm chính giữa, nguyên sinh chất ưa kiềm, chứa những hạt melanin. Rải rác xen kẽ giữa các tế bào có tế bào sáng, tế bào tua, có nhiệm vụ sản xuất ra sắc tố. Lớp cơ bản có nhiệm vụ sản sinh những tế bào mới thay thế những tế bào cũ đã bị phá huỷ. 1.2 Lớp nhầy (lớp Manpighi hay lớp gai): gồm 5- 12 lớp tế bào là những tế bào to già hình đa giác , càng lên phía trên các dẹt dần, nguyên sinh chất ưa toan. Các tế bào có những cầu nối đi thẳng góc từ tế bào này sang tế bào kia làm cho lớp nhầy liên kết chặt chẽ với nhau. 1.3 Lớp hạt: gồm 4 lớp tế bào dẹt hơn tế bào gai, nhân sáng hơn và có hiện tượng đang hư biến, nguyên sinh chất chứa nhiều hạt kêratôhyalin. Những hạt này có lẽ bắt nguồn từ những sợi trương lực. Các cầu nối thì nhỏ và ngắn hơn. Lớp hạt là lớp cuối cùng còn nhân và cầu nối. 1.4 Lớp sáng: gồm 2-3 lớp tế bào rất dẹt nằm song song với mặt da, không có nhân, không có nguyên sinh chất , chỉ có những sợi. 1.5 Lớp sừng: gồm 20-25 lớp tế bào, là lớp ngoài cùng của thượng bì, chỗ dày, chỗ mỏng, gồm những tế bào dẹt không nhân, ưa toan, chứa đầy những mảnh sừng và mỡ . Những tế bào sừng không chứa sắc tố, trừ người da đen. Bình thường những tế bào sừng phía ngoài tách rời rồi dóc ra liên tục tạo nên những vảy nhỏ như phấn bám vào quần áo màu hoặc quyệt với mồ hôi, chất bã thành ghét. Như vậy, thượng bì luôn luôn ở tình trạng sản sinh những tế bào mới ở lớp cơ bản, già cỗi ở lớp hạt, hư biến và bong ra ở lớp sừng. Quá trình thoái hoá của thượng bì có thể khái quát dưới 3 hiện tượng: 1 - Hình thể thay đổi dần, lúc đầu tế bào cao có trục thẳng đứng, sau càng ngày càng dẹt dần, trục nằm ngang. - Nhân càng ngày càng hư biến. - Song song có hiện tượng nhiễm hạt sừng, càng lên phía trên càng dày đặc. Thượng bì không có mạch máu, được nuôi dững tân dịch khu trú ở khoảng liên bào và nhờ các di bào bắt nguồn từ trung bì, tách giữa những tế bào cơ bản rồi tận cùng ở những lớp thượng bì sâu nhất. Những sợi thần kinh chỉ phân nhánh đến lớp đáy. 2. Trung bì Thượng bì và trung bì được ngăn cách với nhau bởi màng đáy, nó rất mỏng chừng 0,5 mm. Tần dịch từ trung bì ngấm qua màng đáy dễ dàng để nuôi dưỡng thượng bì. Ranh giới giữa thượng bì và trung bì không thẳng hàng mà ngoằn ngoèo như hình mái tôn. Phần trung bì nhô lên cao gọi là gai bì. Phần thượng bì nằm giữa hai gai bì gọi là mầm liên gai. Dưới gai bì có một màng mỏng gọi là thể gai. Dưới thể gai có một màng đáy, cấu trúc đặc hơn gọi là lớp đệm hoặc lớp trung bì chính thức. Về cấu trúc trung bì gồm 3 phần: - Những sợi chống đỡ: sợi keo, sợi chun, sợi lưới. + Sợi keo là những sợi thẳng không phân nhánh, dài vài micron ấu tạo bởi những chuỗi polypeptit. + Sợi chun là những sợi lớn hơn, nhẵn có phân nhân nhánh hơi quăn, bắt nguồn từ sợi keo. + Sợi lưới tạo thành mạng lưới mỏng bao quanh mạch máu, tuyến mồ hôi. Cấu trúc của nó giống hệt sợi keo. - Chất cơ bản: là một màng nhầy gồm tryptophan,tyrosin, mucopolysacarit, a xít hyaluronic... - Tế bào : tế bào xơ, tổ chức bào, dưỡng bào. + Tế bào sơ hình thoi hoặc hình amip, có nhân to hình bầu dục, chứa nhiều hạt ti lạp thể. Nó có tác dụng làm da lên sẹo. + Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao ,nhân bé và đặc hơn. Nó có thể biến thành thực bào, đại thực bào, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. + Dưỡng bào tham gia quá trình chuyển hoá heparin, histamin, axit hyaluronic. Ngoài tổ chức lưới nội mô trung bì còn chứa mạch máu, thần kinh, các tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, lông: - Những mạch máu Trung bì có những mạch máu nhỏ tập trung ở gai bì và quanh các tuyến. - Thần kinh da có 2 loại thần kinh + Thần kinh não tuỷ có vỏ myelin bao bọc, có nhánh đi riêng biệt. + Thần kinh giao cảm không có vỏ myelin bao bọc, chạy nhờ trong các bao mạch máu. Ngoài những nhánh thẳng thần kinh da còn có những nhánh cuộn tròn lại thành những tiểu thể, có 5 loại tiểu thể mỗi tiểu thể cho cảm giác khác nhau như: Tiểu thể cho cảm giác sờ mó khu trú ở đáy trung bì tập trung nhiều ở lòng ngón tay. Tiểu thể cho cảm giác sờ mó nhưng nhỏ hơn tiểu thể trên. Tiểu thể cho cảm giác nóng . Tiểu thể cho cảm giác lạnh 2 Tiểu thể cho cảm giác tiếp xúc. - Tuyến mồ hôi có 3 phần : + Cầu bài tiết hình tròn khu trú ở trung bì sâu và hạ bì, có 2 lớp tế bào là nững tế bào bài tiết . + ống dẫn đoạn qua trung bì cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài tiết. + ống dẫn đoạn qua thượng bì có hình xoắn ốc càng ra ngoài càng xoắn nhiều. Gồm những tế bào có chứa hạt sừng. - Tuyến bán huỷ đổ vào nang lông. Vị trí : ống tai ngoài, lách, vú, sinh dục, hậu môn. Bài xuất ra ngoài một chất như sữa. - Lông từ ngoài vào trong gồm: - Tế bào cơ bản - Tế bào gai - Sợi lông chính thức Tóc mọc 0,33mm/ ngày, các nơi khác 0,1mm/ ngày. - Nang lông là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã . Nằm rải rác khắp người trừ lòng bàn tay bàn chân.Mỗi nang lông có 3 phần: + Miệng nang lông thông ra mặt da. + Cổ nang lông phần này hẹp bé, tại đây có miệng tuyến bã thông ra ngoài. + Bao lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì. - Tuyến bã nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết. Mỗi tuyến bã có nhiều thuỳ , mỗi thuỳ gồm nhiều lớp tế bào , ngoài cùng là lớp tế bào cơ bản, rồi đến lớp tế bào to chứa những hạt mỡ , trong cùng là lớp tế bào đầy ních mỡ tới mức quá nhiều làm căng nứt tế bào , chảy ra ngoài thành chất bã, ống tiết được cấu tạo bởi tế bào thượng bì. 3. Hạ bì Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương, hạ bì là tổ chức đệm biệt hoá thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách, nối liền với trung bì , trong có mạch máu, thần kinh phân nhánh lên phía trên. Cấu trúc của mỗi ô cũng giống trung bì gồm những sợi keo, sợi chun. Trong ô có tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng, tế bào nhân sáng chứa đầy mỡ. Những động mạch lớn nằm ở hạ bì đều bắt nguồn từ những động mạch của cơ, trừ da đầu bắt nguồn từ đám rối mạch cảnh và ở sườn từ động mạch liên sườn. II. Sinh lý học của da Da có nhiệm vụ 1. Che chở cơ thể tức là bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân cơ giới, lý, hoá. - Do cấu trúc và sự biên shoá không ngừng của các tế bào thượng bì , những vi khuẩn ký sinh trên da luôn luôn bị đẩy lùi , đào thải ra ngoài cùng tế bào sừng. Ngoài ra, một số men tổng hợp của da cũng có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát triển như: Lysozym diệt vi khuẩn, Trombokinara làm đông tơ huyết , leucotaxin kích thích khả năng thực bào của bạch cầu,... - Điều hoà thân nhiệt để thích ứng với thời tiết bên ngoài, da không ngừng bài tiết mồ hôi, các tế bào của tuyến mồ hôi khi bị kích thích còn tiết ra một loại men tác động đến 3 đạm của tổ chức xung quanh. giải phóng Bradykinin, chất này làm giãn các mao mạch của da đồng thời cũng giảm thân nhiệt. - Ngăn cản nước và các chất hoá học thấm qua da . Cấu tạo của da tay đổi. Phía trong các tế bào đều trương nước, pH hơi kiềm , chứa đựng rất nhiều men. Càng ra phía ngoài , các tế bào càng khô đét , pH toan mất hết hoạt tính , ngoài cùng phủ 1 lớp màng sáp . Khi mồ hôi tiết nhiều để lâu biến thành amoniac, da trở nên kiềm pH 6,5- 7 , vi khuẩn và nấm có điều kiện phát triển. Vì vậy mùa hè bệnh da hay xuất hiện... 2. Chức năng hấp thu bình thường da không thấm nước vì có màng sáp bảo vệ . Những thuốc tan trong nước , không bốc hơi không thấm được qua da. Những thuốc tan trong cồn có thể ngấm qua da vì làm tan màng sáp. Những thuốc dễ bay hơi hấp thụ qua da. Những thuốc chứa mỡ kết hợp với màng sáp dễ thấm qua da. Những thuốc được ion hoá, tan trong dầu thấm qua da dễ dàng. 3. Chức năng bài tiết da bài tiết chất bã, bảo vệ da: chống thấm nước, ngăn cản sự bố hơi của nướclàm da mềm mại kháng vi khuẩn và nấm. Mồ hôi và chất bã làm da mềm mại, lông tóc mượt , móng tay móng chân bóng. Nhưng nếu tiết nhiều nước da sẽ khô , nhăn nheo bong vảy ở người già , thiếu mỡ da sẽ đỏ nháp dễ bong vảy , nhiều mỡ da sẽ nhờn, lỗ chân lông giãn, nhiều trứng cá. về lâm sàng phân biệt có 4 loại da: - Da bình thường là loại da mịn , sáng sủa do bài tiết nước và mỡ cân bằng. - Da mỏng tiết mỡ bình thường nhưng nhiều nước màu hồng hoặc nhợt, khi phơi nắng thì hay đỏ, hay gặp ở ngưopừi yếu đuối , tạng lao, dễ xúc cảm. - Da khô ít nước, nhăn nheo, dễ bị xạm da, ở người yếu , ở người yếu gan , thần kinh bị kích thích. Khi dùng thuốc nên pha thuốc dưới dạng thuốc mỡ. - Da dày thô, tiết mỡ qua độ, dễ bị nhiễm khuẩn da. 4. Chức năng chuyển hoá: - Cân bằng nước của cơ thể - Là nơi chứa nhiều muối nhất: khi tiêm dung dịch ưu trương da sẽ giữ 50% số lượng muối, khi ăn nhạt sẽ giảm 60% , khi dùng thuốc lợi tiểu sẽ giảm 42%. - Đóng góp một phần quan trọng trong quá trình chuyển hoá các chất đạm, đường, mỡ. Tổng hợp một số men, vi tamin: men tyrosinaza, lipaza, amynaza, cholinesteraza, A, D... 5.Chức năng thu nhận cảm giác: - Cảm giác sờ mó phát hiện được nhờ các tiểu thể ở lòng bàn tay và rải rác khắp cơ thể. - Cảm giác nóng lạnh phát hiện được nhờ các tiểu thể ở trung bì. Vùng nhạy cảm nhất ở vú, ngực , bụng, mũi, tai. Khi da bị tổn thương cảm giác nóng lạnh bị ảnh hưởng trước, phục hồi sớm hơn. Các điểm thu nhận cảm giác đau phát triển hơn ở các điểm khác. - Chức năng cảm giác chịu ảnh hưởng tình trạng pH của da. III. Tổn thương cơ bản của da Định nghĩa: Tổn thương cơ bản là thương tổn da xuất hiện chủ yếu trong bệnh ngoài da thường xuất hiện sớm nhất và là dấu hiệu chính của bệnh. Tổn thương cơ bản là những tổn thương đặc hiệu của mỗi một bệnh da . Nghiên cứu các tổn thương cơ bản là một phần rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Tổn thương cơ bản xếp làm ba loại: 4 1. Tổn thương cơ bản bằng phẳng với mặt da Dát hoặc vết xuất hiện do thay đổi màu sắc trên da , có các loại dát sau đây: - Dát đỏ: do giãn chủ động các mao mạch gây ứ huyết ở các mạch máu của lớp nhú bì bị viêm nhiễm, ấn kính vào mất màu, sờ nóng hơn da bình thường. - Dát xuất huyết : hồng cầu thoát ra ngoài mạch máu vì vỡ thành mạch hoặc tăng tính thấm thành mạch, ấn kính không mất, thay đổi màu sắc lúc, lúc đầu màu đỏ tươi sau đó đỏ thẫm, sau tím bầm rồi chuyển màu vàng, xanh và biến mất - Dát thâm : do tăng sắc tố ở da , màu xám hơn màu da bình thường . Ví dụ: xạm da ở mặt, dát thâm trong dị ứng thuốc hoặc thức ăn , trong bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc . - Dát trắng: do giảm sắc tố ở da. Ví dụ: dát trắng trong bệnh bạch biến. trong bệnh lang ben, phong bất định. - Dát nhiễm dị vật: gặp ở những công nhân làm ở các mỏ than, ở nhà máy hoá chất, có khi do xăm da. -Bớt bẩm sinh: màu đen hoặc màu đỏ... xuất hiện từ nhỏ có thể càng lớn các bớt này càng to ra. 2. Tổn thương cơ bản cao hơn mặt da Tổn thương cơ bản cao hơn mặt da bao gồm ba loại: 2.1 Tổn thương lỏng Bên trong chứa dịch, bao gồm: - Mụn nước: kích thước nhỏ bằng đầu đinh gim, hạt tấm, bên trong chứa dịch trong. Ví dụ: mụn nước trong bệnh chàm thể tạng, bệnh ghẻ, bệnh nấm da, rôm,.v.v... - Bọng nước : kích thước lớn hơn mụn nước bằng hạt đỗ, hạt ngô, có thể từ 3mm-10cm đường kính Ví dụ : bọng nước có trong bệnh chốc, bệnh Duhring, bệnh Pemphigut, bệnh nhiễm độc da dị ứng bọng nước... - Mụn mủ: chất dịch bên trong là mủ. Mụn mủ có thể ở nông, mủ tập trung ở thượng bì. Mụn mủ có thể sâu, mủ tập trung ở trung bì hoặc hạ bì. Ví dụ như trong bệnh nhọt, viêm nang lông, sicosis,... 2.2 Tổn thương chắc Bao gồm các loại sau đây: - Sẩn: là những thương tổn chắc nổi cao hơn mặt da thành hònh bán cầu, hình chóp nhọn hoặc hình chóp bằng đầu, kích thước sẩn có thể bằng đầu đinh ghim, hạt kê, hạt đỗ hoặc to hơn. Sẩn xuất hiện do tập trung thâm nhiễm tế bào ở phần nhú bì hoặc quá sản ở thượng bì . Trong quá trình tiến triển sẩn có thể mất đi để lại một vết thẫm màu hoặc nhạt màu, về sau mất hẳn không để lại dấu vết gì cả. - Củ: là thương tổn chắc, xuất hiện do tập trung thâm nhiễm ở các lớp sâu của trung bì. Về lâm sàng củ giống như sẩn, khác ở chỗ củ hình thành ở sâu hơn sẩn. Trong quá trình tiến triển có hoại tử loét và để lại sẹo. Kích thước của củ có thể bằng hạt kê đến hạt dẻ . Ví dụ: củ lao, củ phong... - Cục gôm: là thương tổn chắc, xuất hiện do thâm nhiễm tế bào ở phần hạ bì, kích thước bằng hạt dẻ, quả trứng hoặc lớn hơn. Bình thường cục nổi cao hơn mặt da thành hình bán cầu. Trong quá trình tiến triển của gôm có thể gồm 4 giai đoan: + Lúc đầu nổi cục cứng 5 + Sau mềm mưng mủ + Rồi vỡ loét + Cuối cùng lên sẹo nhăn nhúm Ví dụ: Gôm giang mai, gôm nấm sâu Spotryco. Tiến triển một gôm trong vòng 3-4 tháng. - Xùi thịt: xuất hiện do quá trình các nhú bì, trên mặt da có các thương tổn xùi lên giống như tổ chức nhú. Ví dụ như: xùi mào gà, hạt cơm, pemphigut xùi ( ở các nếp gấp, các kẽ) 2.3 Tổn thương dễ rụng Bao gồm vẩy da, vẩy tiết: - Vảy da: do những phiến sừng mất liên kết với nhau bong ra tạo thành vẩy. Bong vẩy sinh lý không thấy được. Trong trường hợp bênhk lý bong rất nhiều có thể bong vẩy nhỏ như vẩy phấn, vẩy mỏng như tờ giấy hoặc bong thành mảng lớn như bệnh vẩy nến, hoặc dị ứng thuốc. - Vẩy tiết: do chất dịch khô đóng lại thành vẩy. Tuỳ theo tính chất của dịch tiết mà phân biệt vẩy huyết thanh, vẩy mủ, hoặc vẩy máu. 3. Tổng thương cơ bản thấp hơn mặt da 3.1 Vết trợt Chỉ trợt mất phần thượng bì rất nông. Ví dụ : trợt của săng giang mai... 3.2 Vết nứt Xuất hiện mất tính chất đàn hồi của da làm cho da căng và bị nứt. Ví dụ : á sừng lòng bàn tay, bàn chân, nứt mép, nứt các kẽ. 3.3 Vết loét Do mất tổ chức da đến tận trung bì và hạ bì, có thể sâu hơn nữa. Vết loét sau khi liền da thường để lại sẹo. Ví dụ : loét lao, loét sâu quảng,... Câu hỏi đánh giá I. Trả lời ngắn cho các câu sau Câu 1: Kể tên 3 lớp cấu trúc của da: 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------Câu 2: Kể tên 5 lớp của thượng bì từ dưới lên trên: 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------4 ----------------------------------------5 ----------------------------------------Câu3: Nêu đặc điểm chính của các tế bào trong 5 lớp cấu trúc thượng bì: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------6 3 --------------------------------------------------------------------------------------4 --------------------------------------------------------------------------------------5. Tế bào dẹt không nhân, chứa đầy mảnh sừng và chất mỡ Câu 4: Kể 3 hiện tượng thoái hoá của thượng bì: 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------Câu5: Kể 3 phần chính trong cấu trúc của trung bì: 1 ---------------------------- ------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------Câu6: Kể 3 loại sợi chống đỡ của da: 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------Câu 7: Nêu chức năng của mỗi loại tế bào trong lớp trung bì 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3-----------------------------------------Câu 8: Kể 3 phần chính của tuyến mồ hôi: 1----------------------------------------2----------------------------------------3----------------------------------------Câu 9: Kể 3 phần của nang lông: 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------Câu 10: Kể tên 4 tế bào trong ô của hạ bì: 1 ----------------------------------------2 ----------------------------------------3 ----------------------------------------4 ----------------------------------------II. Phân biệt đúng sai cho các câu sau bằng cách đánh dấu (X) vào cột A cho câu đúng, cột B cho câu sai. TT Nội dung câu hỏi A B 11 Lớp cơ bản có nhiệm vụ sản sinh những tế bào mới thay thế những tế bào cũ đã bị phá huỷ. 12 Lớp nhầy là lớp tế bào hình trụ, đứng sát nhau thành hàng rào 7 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Những tế bào lớp sừng không chứa sắc tố da Thượng bì có rất nhiều các mạch máu đến nuôi dưỡng Hạ bì là tổ chức đệm biệt hoá thành tổ chức mỡ Da là nơi chứa nhiều muối nhất Dát hoặc vết xuất hiện do thay đổi màu sắc trên da Bọng nước có kích thước từ 1-3mm đường kính Sẩn là những thương tổn chắc lõm sâu xuống mặt da Vảy da là do những phiến sừng mất liên kết với nhau bong ra tạo thành vẩy Vẩy tiết là do chất sừng đóng lại thành vẩy Vết trợt mất tổ chức da đến tận trung bì và hạ bì Vết loét mất phần thượng bì rất nông Chăm sóc bệnh nhân bị Bệnh Phong ( 3 giờ) Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm , nguyên nhân , cách lây truyền bệnh phong. 2. Nêu rõ triệu chứng bệnh phong. 3. Nêu được những vấn đề cần theo dõi, chăm sóc điều trị bệnh nhân phong. 4. Biết cách hướng dẫn cộng đồng cách phòng bệnh. Nội dung 1.Khái niệm Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do một loại vi trùng có tên khoa học là Mycobacterium leprae gây nên. Biểu hiện của bệnh là tổn thương ngoài da và các dấu hiệu do dây thần kinh ngoại biên bị tổn hại . Bệnh không còn coi là “nan y’’ nữa vì đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn . Bệnh không gây ra chết người , tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể để lại các tàn phế , các di chứng trầm trọng . Bệnh còn có tên gọi là bệnh phung, bệnh hủi, hay bệnh cùi. 2. Nguyên nhân -Là một loại vi trùng có tên khoa học là Mycobacterium leprae , do nhà bác học người Nauy tên là Hansen tìm ra năm 1873. Nên vi trùng còn có tên là Hansen (viết tắt là BH). -Vi trùng có hình que thẳng, hoặc hơi cong nên còn gọi là trực khuẩn phong. Dài 1-6 Micro met, rộng 0,2- 0,5 Micro met, không có lông, không có vỏ , không sinh nha bào, có một lớp mỡ bao bọc quanh thân nên không bị cồn và axit tẩy nhuộm hình thái thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của cơ thể, hình thể lâm sàng , tác dụng của thuốc. -Trực khuẩn phong có ái tính với da và thần kinh , niêm mạc mũi , trong cơ thể người bệnh nó thương khu trú ở da , thần kinh niêm mạc mũi, đường hô hấp trên ... - Có sức đề kháng yếu , khi ra khỏi cơ thể người , trực khuẩn phong chỉ sống được 12 ngày trong ngoại cảnh. 8 - Nếu người bệnh được điều trị bằng Rifampycin trong 5-7 ngày, hay DDS đơn thuần trong 6 tháng trực khuẩn phong bị tiêu diệt không còn khả năng gây bệnh . - Trực khuẩn phong nhân lên 1 cách chậm chạp , chu kỳ phân đôi là 12-13 ngày. 3. Cơ chế bệnh sinh Vi khuẩn phong khi xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc bị xây xước phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người sẽ xảy ra các tình trạng sau: - Cơ thể có sức đề kháng tốt làm vi khuẩn không nhân lên được ( gặp ở người lành), trường hợp này chiếm đại đa số. - Cơ thể người có sức đề kháng trung bình: vi trùng nhân lên đến khi đủ số lượng sẽ xuất hiện tổn thương dát phong đầu tiên ( Thời gian nhân lên trung bình 3 năm gọi là thời gian ủ bệnh). Nghĩa là, sau khi vi khuẩn vào cơ thể, cơ thể sinh ra kháng thể ( lympho T) kích thích nội mô sinh ra tế bào bán liên tiến tới ăn vi khuẩn . Sau đó cơ thể và vi khuẩn tiếp tục đấu tranh theo khuynh hướng: Nếu lympho T huy động kích thích nội mô để hoạt hoá các tế bào, các tế bào đại thực bào ( tế bào tròn, tế bào thâm nhiễm) làm biến thành tế bào khổng lồ hoặc tế bào bán liên. Tạo nên những thâm nhiễm hình nang ngay tại chỗ. Khi thâm nhiễm đủ mạnh phần lớn các dát tự khỏi. Nếu không tự khỏi ngay tại chỗ xuất hiện các phản ứng do các tế bào bán liên, khổng lồ, lympho, tổ chức xơ tạo thành nang . Cuối cùng to lên tạo thành mảng củ . Nang hình thành khi sự có mặt của vi khuẩn, nó tồn tại một thời gian sau đó thành tổ chức xơ và sẹo và sau đó phản ứng viêm cũng mất và tổn thương ngày càng lan rộng. Khi sức đề kháng tốt mảng củ có khả năng tự khỏi 50%. - Cơ thể người không có sức đề kháng: tức là lympho T không phát huy tác dụng (vi trùng phong nhân lên không bị tiêu diệt) nên tổn thương từ dát phong ban đầu vi khuẩn nhân lên càng ngày càng nhiều và các đại thực bào đến ăn nhiều vi khuẩn hơn làm đại thực bào to hơn bình thường để chứa vi khuẩn . Nhân tế bào dần bị thoái hoá , màng tế bào bị vỡ , đại thực bào tung ra các vi khuẩn lại thâm nhiễm vào các tế bào khác . Sự thâm nhiễm ngày một tăng lên từ trung bì đến hạ bì. (Tổn thương trên lâm sàng của bệnh lan rộng và thâm nhiễm sâu hơn). 3.1. Nguồn lây trong bệnh phong Bệnh nhân bị bệnh phong đặc biệt ở các bệnh nhân thể nhiều vi khuẩn mà chưa được điều trị. 3.2 . Đường lây truyền - Bệnh phong trực tiếp lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc, tuy nhiên phải tiếp xúc lâu dài mới có khả năng lây bệnh. - Trực khuẩn phong bài tiết ra ngoài cơ thể người bệnh từ tổn thương da và niêm mạc mũi ,họng. - Trực khuẩn phong cũng vào cơ thể người lành qua đường da và niêm mạc bị xây xước - Bệnh phong không lây truyền qua các đường gián tiếp khác. 3.3. Cơ thể cảm thụ 9 - Giới: Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bị bệnh ở nam cao hơn nữ. - Bất kì ai, chủng tộc nào cũng có thể bị bệnh phong. - Tuổi càng trẻ càng dễ bị bệnh, nam bị nhiều hơn nữ. - Các yếu tố như vệ sinh, môi trường, hoàn cảnh sống...đều tuân theo quy luật của các bệnh nhiễm trùng . - Bệnh phong là một bệnh lây , nhưng khó lây vì tỉ lệ lây lan thấp, và lây chậm: +Tỷ lệ lây lan giữa vợ và chồng (khi 1 trong 2 người bi bệnh )là 3-6%. + Con cái của bệnh nhân phong được sinh ra và lớn lên trong trại phong tỷ lệ bị bệnh là 3%. +Những cán bộ phục vụ trong các trại phong hay các khu điều trị bệnh nhân phong, không thấy có ai bị mắc bệnh như bệnh nhân 4. Triệu chứng của bệnh phong Bệnh phong luôn có 2 loại triệu chứng đi kèm với nhau đó là triệu chứng ngoài da và triệu chứng thần kinh. 4.1.Triệu chứng sớm của bệnh phong - Tổn thương ngoài da: +Một vài dát da có thay đổi màu sắc có thể màu hồng , màu trắng hoặc hơi thâm. +Kích thước bé bằng đồng xu hoặc lớn hơn. +Hình tròn hoặc hình bầu dục. +Giới hạn rõ. +Vị trí thường gặp ở chân, tay. - Tổn thương thần kinh: Biểu hiện rối loạn cảm giác đi từ nhẹ đến nặng : + Cảm giác kiến bò , mạng nhện chăng, trên bề mặt thấy vướng ...tái đi tái lại nhiều lần , xoa đi xoa lại không hết . + Châm kim không đau , áp nước nóng lạnh không phân biệt được (vi khuẩn ưa ăn vào đầu mút thần kinh ngoại biên và gây huỷ hoại thần kinh). 4.2.Triệu chứng muộn của bệnh phong - Triệu chứng ngoài da biểu hiện các tổn thương: + Những đám da thay đổi màu sắc : so với màu da bình thường , giới hạn khó xác định , bờ có thể gồ lên hoặc trung tâm hơi bị gồ lên, có màu đỏ. + Mảng củ : hình tròn hoặc bầu dục giới hạn rõ, bờ nổi cao giữa hơi lõm xuống , số lượng 1-2 mảng . + U phong : Từ những đám da thâm nhiễm nếu tề bào thâm nhiễm đến hạ bì tổn thương tạo thành u : là những khối tế bào đội da lên màu đỏ , giới hạn mờ, sờ vào chắc, rất bóng ; u nếu khu trú ở mặt đặc biệt ở trán tạo lên đường vân lồi lõm giống như sóng não , ở dái tai làm tai to, mặt sư tử , ở tay làm tay sưng như quả chuối . + Cục phong: Là những hột hình bán cầu kích thước bằng hạt đỗ , hạt ngô nổi cao hơn mặt da, màu đỏ, sờ vào chắc, số lượng nhiều phân bố đối xứng bề mặt bóng . - Tổn thương thần kinh + Các dây thần kinh song song với tổn thương da cũng bị viêm (thần kinh trụ, quay, giữa , cổ nông ; mắt ; chày sau ; mác chung. ) Khi bị viêm thì viêm to đồng đều hoặc viêm to , nhỏ không đều . 10 + Gây rối loạn cảm giác tại vùng da bị tổn thương : mất cảm giác đau, nóng lạnh , mất xúc giác . +Rối loạn bài tiết : Giảm tiết mồ hôi và không ra mồ hôi làm da khô bóng . +Rối loạn vận động : Là hậu quả của viêm dây thần kinh dẫn đến liệt , teo cơ, mất phản xạ giác mạc , co các ngón chân tay... +Rối loạn dinh dưỡng : Rụng lông mày lông mi, loét dinh dưỡng, loét ổ gà , da khô teo dày sừng ... 4. 3.Tàn phế trong bệnh phong - Bệnh phong là một bệnh không gây ra chết người nhưng dễ gây ra tàn phế. - Tàn phế không những ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng lao động của người bệnh mà còn là nguồn gốc của những thành kiến sai lầm về bệnh phong. - Muốn phòng ngừa tàn tật phải biết nguyên nhân gây ra tàn phế. Nguyên nhân gây ra tàn phế trong bệnh phong là do vi khuẩn phong nhưng không phải mọi tổn thương đều do vi khuẩn gây ra . Có 2 loại tổn thương: a. Loại tổn thương do bệnh gây nên là loại tổn thương do vi khuẩn phong trực tiếp xâm nhập vào da, thần kinh và các tổ chức khác gây nên. Nếu không được phát hiện sớm , điều trị đúng phác đồ bệnh nhân có thể bị tàn phế . Các loại hình tàn phế có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt , khả năng lao động của người bệnh. + Tổn thương da gồm : dát, mảng củ, mảng thâm nhiễm, u, cục,.. + Tổn thương thần kinh bao gồm thần kinh cảm giác ( mất cảm giác sờ mó, nóng lạnh, đau đớn) , thần kinh giao cảm ( giảm bài tiết mồ hôi làm da khô) , thần kinh vận động (gây liệt cơ : cò ngón tay, ngón chân, chân cất cần, mắt thỏ,...) b. Loại tổn thương do bệnh nhân không được giáo dục y tế tốt không biết chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng tránh thương tổn ở mắt dẫn đến cụt rụt ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, giảm sút thị lực nghiêm trọng, mù loà,.. Các loại hình tàn phế thường gặp : chủ yếu tàn phế ở tay, chân, mắt. - Mất cảm giác bàn tay, bàn chân. - Da khô nứt nẻ - Cò cứng ngón tay, ngón chân không ruỗi ra được - Loét lâu không lành ở các ngón tay ngón chân , loét lỗ đáo ( ổ gà), loét dinh dưỡng. - Cụt rụt ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân. - Chân cất cần - Rụng lông mày - Ngạt mũi có khi hay chảy máu cam do sập cầu mũi - Mắt : mắt không nhắm kín được, viêm mống mắt thể mi( mắt thỏ, đau), mất cảm giác giác mạc - Chứng vú to ở đàn ông 5. Triệu chứng cận lâm sàng Tìm vi trùng phong bằng cách: - Trích thủ bệnh phẩm tại dái tai, tổn thương hoặc nhoay niêm mạc mũi - Cố định trên tiêu bản. 11 - Nhuộm Ziell neelssen sẽ thấy trực khuẩn phong hình que thẳng đứng thành bó bắt màu hồng ( đó là của Fucxin) trên vi trường màu xanh nhạt ( là màu của Xanh Methylen) . 6. Điều trị bệnh phong 6.1. Phác đồ 1 : Dùng cho bệnh nhân thuộc nhóm ít vi khuẩn -Rifampicin 600mg: mỗi tháng 1 lần uống có kiểm soát -DDS 100mg : tự uống hàng ngày . Thời gian điều trị 6 tháng 6.2.Phác đồ 2 : Dùng cho bệnh nhân thuộc nhóm nhiều vi khuẩn : -Rifampicin 600mg: 1tháng uống 1 lần có kiểm soát . -Lampren 300mg:1tháng uống 1 lần có kiểm soát . -Lampren 50mg : tự uống hàng ngày . -DDS 100mg: tự uống hàng ngày . Thời gian điều trị 12 tháng hoặc 24 tháng 7. Chăm sóc 7.1 Nhận định Để có kế hoạch chăm sóc cho người bệnh cần: -Nhận định được bệnh nhân có tình trạng bệnh ở giai đoạn sớm hay muộn -Nhận định được sức khoẻ ( sức đề kháng ) người bệnh . -Khả năng có các nguy cơ bị tàn tật. -Tiên lượng được tình trạng người bệnh. 7.2 Chẩn đoán bệnh phong 7.2.1.Chẩn đoán xác định Khi có 1 trong 3 dấu hiệu sau: -Thương tổn da kèm theo mất cảm giác . -Tổn thương dây thần kinh ngoại biên (dây thần kinh ngoại biên bị viêm , sưng to đau gây mất cảm giác cả vùng da , kèm theo yếu cơ , liệt cơ teo cơ) -Tìm thấy trực khuẩn phong tại tổn thương da hoặc thần kinh. 7.2.2 Chẩn đoán thể : Để đơn giản hoá và dễ áp dụng điều trị ở điều kiện cơ sở, năm 1982 Tổ chức y tế thế giới đã phân bệnh phong ra làm 2 nhóm : +Nhóm ít vi khuẩn ( PB - Paucibacillary) bao gồm các bệnh nhân -Có 1-5 tổn thương ngoài da, mất cảm giác -Không tìm thấy vi khuẩn phong tại các thương tổn -Không có hay chỉ có 1 dây thần kinh bị tổn thương +Nhóm nhiều vi khuẩn ( MB – Multibacillary) - Có trên 5 tổn thương ngoài da. - Có trên 1 dây thần kinh bị tổn thương ( BI +) - Tìm thấy vi khuẩn phong tại tổn thương. 7.2.3.Chẩn đoán phân biệt - Hắc lào : Thương tổn của hắc lào cũng giống phong thể củ nhưng hắc lào thì ngứa, phong thì tê -Lang ben: Là một loại nấm nông hay gặp ở tuổi học sinh. Thương tổn da trắng hoặc hồng có vẩy, ngứa . Các dát trong phong không có vẩy và không có cảm giác . -Bạch biến là các mảng da trắng bằng đồng xu hoặc to hơn, vị trí gặp ở mặt, cổ, ngực. Không ngứa, không tê. 12 -Chàm khô là các dát da trên có vẩy ngứa nhiều, vị trí hay gặp xung quanh miệng, má, mũi. -Các bớt sắc tố bẩm sinh bị từ khi mới đẻ. Thương tổn là các dát thâm tím, hay hồng, không ngứa , không tê. Vị trí thường gặp ở mông, mặt. -Viêm tắc động mạch hay gặp ở người lớn tuổi . Thương tổn khu trú ở ngón tay, ngón chân. Các ngón lạnh buốt từng cơn, đẫn đến hoại tử, loét, cụt các đốt, châm kim vào bệnh nhân đau buốt. Bệnh phong cũng có thể rụt nhưng châm kim vào không đau. Các bệnh da khác tổn thương ngoài da giống bệnh phong nhưng khác với bệnh phong là không có mất cảm giác tại tổn thương . Mục tiêu để đạt được: nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời và phòng chống tàn tật cho tất cả bệnh nhân trong cộng đồng , để có một xã hội không còn bệnh phong, có quan điểm đúng về bệnh phong và xoá đi các mặc cảm sai lệch về bệnh phong đã từ lâu đời. 7.3 Những can thiệp của điều dưỡng Chế độ chăm sóc cơ bản - Bệnh nhân bảo vệ da hàng ngày tránh để da và niêm mạc bị tổn thương, xây xước, lở loét, nứt nẻ, bỏng,... - Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh : tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc khi được hướng dẫn, hợp tác với cán bộ y tế.... - Ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường hoa quả tươi, nâng cao thể trạng. - Vệ sinh chăm sóc, bảo vệ tổn thương da, niêm mạc, tàn tật hàng ngày: chú ý dị vật cắm vào tay, chân, rơi vào mắt... - Hướng dẫn người bệnh chăm sóc bàn tay mất cảm giác: Bàn tay là một công cụ quan trọng để làm mọi sinh hoạt hàng ngày. Phải giữ bàn tay mất cảm giác , tránh mọi yếu tố gây ra thương tích bàn tay. Từ những thương tích này bàn tay có thể cò rụt và dị hình. +Bàn tay mất cảm giác khi bị tổn thương thường không biết . Vì vây, phải suy nghĩ trước khi làm xem việc đó liệu có gây thương tích không. Phải chọn việc làm phù hợp ít gây thương tích. + Khi gần lửa, các vật nóng, nước sôi đề phòng gây bỏng có quai lót hay cán cầm bằng gỗ. Không bao giờ bắc nồi xoong ra khỏi bếp đang đun mà không có vải lót hay không có que để bắc. Đóm châm lửa hút thuốc lào hay thuốc lá phải dài. Hút thuốc lá phỉ có tẩu. Ca cốc hay chén uống nước phải có có vải lót khi cầm uống. + Khi cầm vào các vật sắc nhọn phải thận trọng để các đồ vật không đâm vào tay hay cắt đứt tay nên dùng găng tay vải dày để cầm. + Các công cụ lao động quá cứng sẽ gây ra những chấn thương ở một số vùng bàn tay. Cán công cụ phải nhẵn mềm hoặc phải lót bằng vải hay bằng dây cao su. + Lao động lâu phải nghỉ quan sát xem tay có bị vết đỏ, xước, nốt phồng, loét hay chảy nước, vết chầy da, nếu có phải ngừng ngay để ngăn chặn loét sâu thêm. + Các vết thương dù nhỏ cũng cần săn sóc: rửa sạch, băng, bôi thuốc và để nghỉ. + Các vết bỏng cũng phải chăm sóc băng lại để bàn tay nghỉ, phải xem xét nguyên nhân gây nên bỏng. 13 + Để kích thích tuần hoàn máu tại khu vực bàn tay cứ 30 phút làm việc nặng phải để bàn tay nghỉ 1 lần , nắm bóp bàn tay, giơ tay lên cao, hạ tay xuống thấp. + Giảm tối thiểu sử dụng bàn tay trong các công việc nặng nhọc, nếu không nó sẽ làm cho vết thương bị đi bị lại ở cùng một nơi. + Khi bàn tay mất cảm giác thường bị khô da , làm nứt nẻ bàn tay , ngón tay tạo thành những vết thương ngỏ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Phải ngâm tay vào nước sạch 2 lần trong ngày, mỗi lần 30 phút. Sau đó phải xoa dầu cho bàn tay ẩm được lâu dài. - Hướng dẫn người bệnh chăm sóc bàn chân mất cảm giác : Bàn chân là phần hay bị tổn hại nhất vì nó mang tất cả trọng lượng của cơ thể khi đi lại. Bàn chân cũng hay bị thương tích vì nó tiếp xúc vì nó tiếp xúc với các vật rắn như đất đá khi đi lại. + Phải kiểm tra bàn chân sau khi làm việc . Đêm nào cũng phải kiểm tra bàn chân trước khi đi ngủ xem có điểm nào đó , đau và nóng không. Xem có vết phồng ở bàn chân và gót chân. Xem có vết cắt , vết bị đâm thủng , vết loét, có mủ ở gan bàn chân không. Tìm nơi nóng vì phần bàn chân bị viêm nhiễm thường nóng hơn các vùng xung quanh . Nếu không thể xoay bàn chân để quan sát gan bàn chân được thì nên dùng gương để xem gan bàn chân hay nhờ một người khác xem hộ. Ngâm cả 2 bàn chân vào nước sạch để phòng khô da , mỗi lần 20-30 phút. Sau đó phải xoa dầu cho bàn chân giữ được ẩm lâu hơn. +Giầy dép : giầy cũ, giầy mới cũng phải xem xét hàng ngày. Kiểm tra giầy để xem có đinh hay vật nhọn đâm vào, giầy có rộng quá hay chật quá không, xem có rộng ở gót không hay xem có hẹp ở 2 bên bàn chân không, giày phải đảm bảo phòng được các đinh hay vật nhọn cắm vào lòng bàn chân, giày phải xan đều trọng lượng cơ thể đè vào gan bàn chân, đế của giày phải đủ cứng để vật nhọ không đâm xuyên qua lớp đế đâm vào bàn chân nhưng cũng phải êm để bàn chân người bệnh khi tiếp xúc không bị đau rát hay phồng rộp. + Bít tất phải được kiểm tra tìm những nơi ẩm ướt hay vết máu mủ vì nó phản ánh gầm bàn chân có thương tích mở và như vậy phải khám thật cẩn thận kỹ lưỡng gan bàn chân và có kế hoạch chăm sóc. - Hướng dẫn chăm sóc mắt cho bệnh nhân phong: + Quan sát mắt hàng ngày để tìm các triệu chứng và dấu hiệu của biến chứng. + Khi mi mắt bị yếu hay bị hở , phải luyện tập nhắm mi mắt thật mạnh hàng ngày mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 40-50 lần để tránh bụi rơi vào giác mạc + Đội mũ rộng vành hay đeo kính râm để tránh ánh sáng quá chói vào mắt. + Nếu thấy mắt khô phải nhỏ loại dầu đặc biệt thuộc chuyên khoa mắt. + Rửa mặt và mắt hàng ngày để giữ mắt cho sạch sẽ. + Phải đi khám thầy thuốc chuyên khoa mắt khi thấy amứt có các nhiễm trùng để phòng biến chứng nặng thêm. -Phác đồ sử dụng đúng : đường dùng, liều lượng, thời gian dùng hàng ngày, dùng liên tục ngay khi bệnh nhân có xuất hiện tổn thương loét, chảy nước, mủ ở bàn tay, bàn chân, mắt như đã nêu ở trên và phối hợp chăm sóc tại chỗ khi có tổn thương . 7.4 Đánh giá và theo dõi 7.4.1. Đánh giá xem bệnh nhân có nguy cơ bị tàn tật để từ đó có biện pháp phòng tránh 14 kịp thời , hữu hiệu. Đánh giá và ghi chép tình trạng tàn tật định kỳ : mắt, các dây thần kinh, bàn tay,bàn chân. Cụ thể: - Hỏi bệnh sử : có tình trạng tổn thương ở mắt, tay, chân chưa? Đã bị cơn phản ứng phong lần nào chưa? - Khám lâm sàng: xác định các dây thần kinh có viêm, sưng đau, vùng mất cảm giác có cơ yếu teo cơ, mắt có tổn thương... - Xác định nhóm nguy có khả năng bị tàn tật. - Xác định nhóm nguy hiểm: có tàn tật đang tiến triển xấu. 7.4.2. Theo dõi - Diễn biến tổn thương lâm sàng thông qua việc đánh giá định kỳ: tổn thương da , thần kinh cũ và sự xuất hiện tổn thương mới, các cơn phản ứng phong, nhiệt độ cơ thể, các khớp có viêm đau, các tàn tật cũ và tàn tật mới... - Diễn biến xét nghiệm vi khuẩn tại tổn thương. - Theo dõi cách thực hiện uống thuốc người bệnh có đều đặn không có đúng phác đồ không: đối với liều hàng tháng, liều hàng ngày. - Theo dõi và xử trí các tác dụng phụ của thuốc : ngứa, nổi mày đay, sốt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá , vàng da, vàng mắt , dâu vùng gan, đái ít , phù mặt , xuất hiện hồng ban nút, đau khớp,.. - Phòng tránh tàn tật của bệnh nhân có biết chăm sóc tổn thương tay chân khi mất cảm giác , da khô nứt nẻ hoặc phỏng nước do bỏng... và tự phát hiện dấu hiệu bất thường báo cho cán bộ y tế để ngăn chặn tàn tật. - Theo dõi diễn biến lâm sàng sau khi ngừng thuốc điều trị : thể ít vi khuẩn theo dõi 3 năm , thể nhiều vi khuẩn theo dõi 5 năm bằng cách 1 năm khám lại cho bệnh nhân 1 lần nếu có nghi ngờ tái phát phải mời hội chẩn và làm xét nghiệm tìm vi khuẩn kịp thời. - Chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt của bệnh nhân. 7.5 Giáo dục sức khoẻ - Giải thích về bệnh phong là một bệnh ngoài da cũng giống như các bệnh ngoài da khác mà người bệnh mắc phải. Mô tả tóm tắt cho bệnh nhân biết về bệnh . - Giải thích đường lây và nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ xảy ra tàn tật suốt đời. - Khuyến khích, động viên người bệnh an tâm tích cực điều trị, hoà nhập với gia đình và cộng đồng. - Hướng dẫn về điều trị : Mô tả tóm tắt về phác đồ điều trị , các thuốc thiết yếu ( đặc hiệu) cẩn trọng, cần thiết. - Chỉ dẫn cho bệnh nhân cách thức sử dụng thuốc, giải thích các tác dụng phụ của thuốc, khuyến khích bệnh nhân tuân thủ điều trị cộng đồng trong việc phòng bệnh. 7. 6 Phòng bệnh - Thực hiện : + Giữ gìn vệ sinh , có lối sống văn minh, không khạc nhổ bừa bãi . + Tránh để xây xát trong khi lao động . + Khi có tổn thương trên da đáng nghi ngờ thay đổi màu sắc kèm theo tê bì mất cảm giác nên đến cơ sở y tế để khám và xác định bệnh ngay . 15 + Mỗi thành viên trong cộng đồng có kiến thức cơ bản về bệnh phong và tham gia nhiệt tình cùng ngành y tế phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho người bệnh , mách bảo người có bệnh đi khám và điều trị khi có biểu hiện sớm của bệnh. + Bốn biện pháp phòng tránh tàn phế cần quan tâm: phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phòng tránh tổn thương cho bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng tránh thương tích ở mắt do chứng hở mi. - Muốn cho công tác phòng chống phong có hiệu quả thì phải có sự phối hợp giữa ngành y tế ( cán bộ y tế cơ sở) với bệnh nhân, bệnh nhân cũng đóng góp vai trò quan trọng như thầy thuốc. - Các nhiệm vụ của bệnh nhân bao gồm: + Biết các dấu hiệu sớm của bệnh để tự phòng tránh. + Biết cách phát hiện các dấu hiệu của phản ứng phong, đặc biệt là viêm dây thần kinh. + Biết cách phát hiện các tiến triển xấu của tàn tật. + Có hành động phù hợp và kịp thời để phát hiện ra các dấu hiệu trên. + Biết tự chăm sóc, bảo vệ bàn tay bàn chân, mắt mất cảm giác, khi có thương tích. + Biết bảo vệ chăm sóc mắt. Câu hỏi đánh giá I. Trả lời ngắn cho các câu sau Câu 1: Kể 5 biểu hiện về tổn thương da trong triệu chứng sớm của bệnh phong: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------4. Hình tròn hoặc bầu dục 5 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 2: Kể 2 tổn thương thần kinh trong triệu chứng sớm của bệnh phong: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 3: Kể tên 4 tổn thương da trong triệu chứng muộn của bệnh phong: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------4 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 4: Kể tên 5 tổn thương thần kinh trong triệu chứng muộn của bệnh phong: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------4 --------------------------------------------------------------------------------------5 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 5: 16 Kể 2 loại tổn thương tàn phế trong bệnh phong: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 6: Kể 3 tính chất lây truyền của bệnh phong: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 7: Chẩn đoán xác định bệnh phong cần 1 trong 3 dấu hiệu : 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 8: Kể 3 tiêu chuẩn chẩn đoán thể phong ít vi khuẩn: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 9: Kể 3 tiêu chuẩn chẩn đoán thể phong nhiều vi khuẩn: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------Câu 10: Nêu 4 biện pháp phòng chống tàn phế: 1 --------------------------------------------------------------------------------------2 --------------------------------------------------------------------------------------3 --------------------------------------------------------------------------------------4. Phòng tránh thương tích ở mắt do chứng hở mi II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống: Câu11: Biểu hiện của bệnh phong là tổn thương(A) ----------------------------------- và các dấu hiệu do(B)--------------------------------------------------------------- bị tổn hại Câu12: Bệnh phong không gây ra chết người , tuy nhiên nếukhông(A)------------- ------------------------và (B)------------------------ kịp thời bệnh có thể để lại các(C) ---------------------------,-------------------------------trầm trọng . Câu 13: Bệnh phong luôn có (A)------------------------triệu chứng đi kèm với nhau đó là triệu chứng(B) --------------------------và triệu chứng(C)----------------------Câu 14: Mục tiêu của chương trình phong nhằm(A)--------------------------------sớm , (B)--------------------------kịp thời và phòng chống (C)---------------------------cho tất cả bệnh nhân trong cộng đồng. 17 III. Phân biệt đúng sai cho các câu sau bằng cách đánh dấu (X) vào cột A cho câu đúng, cột B cho câu sai. TT 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Nội dung câu hỏi Bệnh phong là một bệnh di truyền. Điều trị bệnh phong phải theo công thức đa hoá trị liệu. Khi bị mắc bệnh phong người bệnh phải được vào khu điều trị tập trung tránh lây lan cho cộng đồng và người nhà Khi điều trị nếu bệnh nhân có sốt, đau khớp phải báo ngay cho cán bộ y tế theo dõi biết để xử trí kịp thời. Bệnh phong khác các bệnh ngoài da khác là luôn có biểu hiện rối loạn cảm giác tại vùng da bị tổn thương Bệnh phong do virus gây nên Bệnh phong lây lan nhanh và dễ lây Bệnh phong khi điều trị phải nằm viện để theo dõi cơn phản ứng Khi bị bệnh phong không nên xây dựng gia đình Bệnh phong điều trị khó khỏi Bệnh phong bao giờ cũng gây ra tàn phế IV. Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu Câu 26: Trực khuẩn phong chỉ sống ở ngoại cảnh: A. 6 giờ B. 12 giờ C. 1-2 ngày D. 3-4 ngày E. 5-6 ngày Câu 27: Chu kỳ nhân lên của trực khuẩn phong là: A. 12-24 giờ B. 3-5 ngày C. 5-8 ngày D. 10-11 ngày E. 12-13 ngày Chăm sóc bệnh nhân bị BệNH GIANG MAI Syphilis ( 2 giờ) Mục tiêu 18 A B 1. 2. 3. 4. 5. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cách lây truyền bệnh giang mai. Nêu rõ các thời kỳ và triệu chứng của bệnh giang mai. Trình bày được chẩn đoán và nguyên tắc điều trị giang mai. Nêu được kế hoạch chăm sóc, theo dõi điều dưỡng bệnh giang mai. Biết cách hướng dẫn cộng đồng cách phòng tránh bệnh giang mai. Nội dung 1. Khái niệm Là bệnh nhiễm khuẩn kinh diễn do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Bệnh tiến triển qua 3 thời kì với các biểu hiện lâm sàng điển hình. Nhưng bệnh cũng có thể không biểu hiển triệu chứng lâm sàng và được gọi là giang mai kín . Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, ngoài ra còn lây qua đường máu và mẹ bị giang mai truyền cho con trong thời kỳ mang thai. 2. Nguyên nhân - Xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum , là một loại xoắn khuẩn nhạt ( khi nhuộm không bắt màu Arinilin) do 2 tác giả có tên là P. Schaudinn và E. Hoffman người Đức tìm ra năm 1905. - Đặc điểm của xoắn khuẩn: kích thước trung bình dài 5-15 micro mét , rộng 0,20,5 micro mét, hình xoắn lò xo đều đặn có 6-15 vòng xoắn. Di động theo kiểu cấu trúc lò xo . Sinh sản bằng cách đứt ngang ra làm đôi . - Xoắn khuẩn giang mai có sức đề kháng yếu: ở nhiệt độ 450C chết trong vòng 45 phút, ở các dung dịch sát khuẩn như Cloramin hoặc axit nhẹ 600C chết ngay trong vòng vài phút. Khi ra khỏi cơ thể Treponema pallidum sống được vài ngày, vi khuẩn sống lâu hơn ở môi trường ẩm và trong xác người chết . 3. Cơ chế bệnh sinh Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể người qua 3 đường lây sau: - Qua đường tình dục không được bảo vệ( không dùng bao cao su hay dùng bao cao su không đúng cách). - Qua đường máu: Lây qua dụng cụ dùng chung không được tiệt khuẩn như bơm kim tiêm, dụng cụ châm chích vào da, lây do truyền máu và các sản phẩm của máu, mảnh ghép cơ quan, tổ chức bị giang mai. - Lây truyền từ mẹ sang con: trẻ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh do mẹ bị bệnh truyền cho con trong thời kỳ mang thai qua rau thai. Thời kỳ I, Treponema pallidum đi theo đường máu vào cơ thể. ở thời kỳ II, Trepone ma pallidum tập trung nhiều trong máu nên còn gọi là thời kỳ nhiễm khuẩn huyết rất dễ lây lan cho xã hội chưa nguy hiểm cho bệnh nhân vì tổn thương ở nông, trái lại ở thời kỳ III Treponema pallidum đi sâu vào da và tổ chức dưới da, các cơ quan phủ tạng nên không nguy hiểm cho xã hội mà nguy hại cho chính người bệnh. Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể người bệnh theo một trình tự : từ tổn thương xây xước ở vị trí tiếp xúc vào máu sau đó khu trú ở các cơ quan phủ tạng, da và thần kinh, nên tuỳ theo sự khu trú của Treponema pallidum trong cơ thể người mà biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng qua các thời kỳ khác nhau. 19 4. Triệu chứng lâm sàng 4.1 Giang mai thời kỳ I - ủ bệnh: Trung bình 3-4 tuần sau khi bị lây bệnh và sớm nhất là 10 ngày muộn nhất là 90 ngày . - Biểu hiện : là một tổn thương đơn độc xuất hiện ngay chỗ xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể gọi là săng giang mai( Chancre Syphillis). Săng có đặc điểm: là một vết chợt nông , đỏ như thịt tươi, không có bờ , giới hạn rõ, đáy sạch và rắn như tờ bìa, hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt bằng phẳng, không ngứa, không đau không làm mủ. Dù không được điều trị săng cũng tự lành sau 4-6 tuần nhưng cũng có thể để lại mảng nhiễm cộm cứng rắn màu trắng ngà trong một thời gian hoặc có thể tại nơi đó xuất hiện các triệu chứng của giang mai thời kỳ II : mảng niêm mạc, mảng sẩn,.. Thường chỉ có một săng đơn độc và đại đa số ở bộ phận sinh dục. + Nam giới hay gặp ở rãnh quy đầu, thân dương vật, bao da quy đầu, trong lỗ niệu đạo ,.. + Nữ giới khu trú ở môi lớn hoặc môi bé, âm môn, âm vật, cổ tử cung, ở thành âm đạo hiếm gặp. Tổn thương săng có thể gặp ở ngoài bộ phận sinh dục do tiếp xúc trực tiếp : ngón tay, môi, lưỡi, vú,...do giao hợp đồng giới nên xuất hiện ở : môi, trực tràng, hạch nhân khẩu cái, họng, hậu môn... Bao giờ cũng có viêm hạch kèm theo, hạch ở vùng lân cận, hạch rắn không đau, di động được không dính với nhau, không làm mủ. Trong đám hạch viêm có một hạch to trội lên gọi là hạch chúa. 4.2 Giang mai thời kỳ II -Thời gian trung bình từ khi xuất hiện có săng đến giang mai thời kỳ II là 6-8 tuần và tiến triển trong 2 năm. -Là thời kỳ xoắn khuẩn lan toả toàn thân gây tổn thương ở da, niêm mạc và các triệu chứng toàn thân. 4.2.1 Toàn thân thường kín đáo cũng có khi xuất hiện triệu chứng rầm rộ như nhức đầu , chóng mặt, kém ăn, gày sút, sốt nhẹ liên tục hoặc sốt nóng từng cơn. Bệnh nhân có biểu hiện đau nhức xương dài , cơ khớp và đau nhiều về đêm. Đôi khi có biểu hiện nuốt khó , khản tiếng. Triệu chứng tương đối đặc hiệu buộc bệnh nhân đến khám là: Rụng tóc, với đặc điểm rụng tóc kiểu rừng thưa( tóc rụng từng chỗ một như kiểu rừng quang) nếu không được điều trị sẽ rụng toàn bộ tóc. Kèm theo có thể rụng lông như : rụng 1/3 lông mày, lông nách, sinh dục, râu... 4.2.2 Tổn thương ở da có nhiều dạng tổn thương, không ngứa, không đau, lan toả, đối xứng, đa dạng, phức tạp . Các biểu hiện : - Đào ban giang mai( Roseole): Là những tổn thương màu hồng hoa đào hoặc đỏ sẫm ( do giãn mạch xung huyết), bằng phẳng với mặt da, ấn vào không thấy rắn, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 1 hay vài minimét đến 1 cm, không thâm nhiễm, không ngứa , không bong vẩy. + Vị trí : cánh tay, vai, ngực, lưng, bụng,.. trên đầu gây rụng tóc kiểu rừng thưa. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng