Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định h...

Tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

.PDF
134
326
109

Mô tả:

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
MỤC LỤC MỞ ĐẦU PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................. 10 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 10 2. Dân số và lao động................................................................................................................ 11 1. Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế.................................................. 12 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................................................. 13 3. Thu chi ngân sách trên đ ịa bàn .............................................................................................. 14 4. Kim ngạch xuất khẩu ............................................................................................................ 15 5. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................................ 16 III. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA TỈNH TRONG CÁC VÙNG KINH TẾ ................................... 17 1. Bình Dương trong Vùng KTTĐ phía Nam ............................................................................ 17 2. Bình Dương trong Vùng Đông Nam b ộ................................................................................. 19 3. Công nghiệp Bình Dương trong Vùng KTTĐ phía Nam ....................................................... 20 IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KT-XH .......................................................... 21 1. Các thành tựu kinh tế ........................................................................................................... 21 2. Những hạn chế, thách thức .................................................................................................... 21 PHẦN THỨ HAI HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH B ÌNH DƯƠNG I. HIỆN TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT ............................................. 23 1. Cơ sở sản xuất công nghiệp ................................................................................................... 23 2. Lao động ngành công nghiệp ................................................................................................ 24 3. Giá trị sản xuất công nghiệp .................................................................................................. 26 4. Cơ cấu các ngành công nghiệp cấp II .................................................................................... 28 5. Giá trị gia tăng của công nghiệp (VA công nghiệp) ............................................................... 28 6. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính ............................................................................. 29 7. Trình độ công nghệ và thiết bị............................................................................................... 30 8. Một số sản phẩm chủ yếu của ng ành công nghiệp tỉnh Bình Dương ...................................... 30 II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CHỦ YẾU......................................... 31 1. Công nghiệp khai thác khóang sản ........................................................................................ 31 2. Ngành chế biến nông sản, thực phẩm v à đồ uống .................................................................. 33 3. Công nghiệp chế biến gỗ ....................................................................................................... 34 4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) v à gốm sứ ................................................. 35 5. Ngành công nghiệp hóa chất và cao su, nhựa ........................................................................ 37 6. Công nghiệp Dệt may-Da giày .............................................................................................. 39 7. Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại .................................................................. 41 8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước...................................................................... 43 9. Công nghiệp hỗ trợ ............................................................................................................... 45 III. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CN THEO VÙNG, LÃNH THỔ........... 46 1.Vùng phía Nam...................................................................................................................... 46 2. Vùng phía Bắc ...................................................................................................................... 46 IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ........................................ 47 1. Hiện trạng phát triển khu công nghiệp .................................................................................. 47 3 2. Hiện trạng phát triển cụm công nghiệp .................................................................................. 48 V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ LÀNG NGHỀ ................................................ 48 1. Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ............................................................................................... 49 2. Làng nghề ............................................................................................................................. 49 VII. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH................................................ 50 1. Đánh giá các chỉ tiêu công nghiệp đã đạt được đến năm 2010 so với Quy hoạch 2006 .......... 50 2. Đánh giá mục tiêu CN đã đạt được so với mục tiêu theo Quy hoạch công nghiệp 2006 ......... 51 VIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG .......... 53 1. Thành tựu đạt được ............................................................................................................... 53 2. Thách thức và nguyên nhân................................................................................................... 54 PHẦN THỨ BA NHÂN TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 1. Định hướng phát triển KT-XH và công nghiệp cả nước giai đoạn từ nay đến năm 2020 ........ 56 2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025................. 57 3. Tác động của Vùng KTTĐ phía Nam .................................................................................... 57 4. Tác động của vùng kinh tế khác ............................................................................................ 59 5. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật..................................................................................................... 59 6. Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập ..................................................................................... 61 PHẦN THỨ TƯ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH B ÌNH DƯƠNG GĐ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 A. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 ....................................................... 67 1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ......................................................................................... 67 2. Điều chỉnh quan điểm phát triển công nghiệp ........................................................................ 67 3. Định hướng phát triển công nghiệp ....................................................................................... 68 4. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 ................................................................................................................ 72 5. Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành công nghiệp (theo giá 1994) trong giai đoạn đến năm 2020.................................................................................................................................. 74 6. Dự báo vốn đầu tư và nguồn vốn phát triển ........................................................................... 75 7. Nhu cầu lao động công nghiệp ............................................................................................. 76 B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG, LÃNH THỔ ........................................... 79 1. Vùng phía Nam..................................................................................................................... 79 2. Vùng trung tâm ..................................................................................................................... 79 3. Vùng phía Bắc ...................................................................................................................... 80 C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CN CHỦ YẾU ................................... 80 C1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC .................... 80 I. NGÀNH CƠ KHÍ, ĐIỆN TỬ VÀ SẢN XUẤT KIM LOẠI ............................................... 80 II. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT - DƯỢC – CAO SU.......................................................... 84 C2. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP KHÁC ................. 86 I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHÓANG SẢN: .................................... 86 II. NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM ........................................................... 88 III. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ .................................................................................... 89 IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VLXD ............................................................................... 91 V. CÔNG NGHIỆP DỆT MAY-DA GIÀY ............................................................................ 93 VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, NƯỚC ..................................... 96 4 D. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ............................................... 98 E. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CỤM CÔNG NGH IỆP ......................................... 101 G. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ................ 103 PHẦN THỨ NĂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU..................................................................................... 105 1. Phát triển dịch vụ hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp .............................................................. 105 2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................................................. 105 3. Nhóm giải pháp về đổi mới công nghệ ................................................................................ 106 4. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................................. 107 5. Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư .................................................................................. 108 6. Về phát triển thị trường và sản phẩm................................................................................... 108 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................................. 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo chủ yếu Phần phụ lục 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh ASEAN Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. AFTA Khu vực tự do Đông Nam Á. FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP Tổng sản phẩm quốc nội. GOCN Giá trị sản xuất công nghiệp. ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức. USD Đô la Mỹ. VA Giá trị tăng thêm. 2. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt CB Chế biến. CCN Cụm công nghiệp. CN Công nghiệp. Cty CP Công ty Cổ phần. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. DN Doanh nghiệp. DV Dịch vụ. Giá SS Giá so sánh. Giá HH Giá hiện hành. HH hiện hành KCN Khu công nghiệp. KCCN Khu, cụm công nghiệp. KHCN Khoa học công nghệ. KTXH Kinh tế-xã hội. NGTK Niên giám thống kê. NLTS Nông, lâm, thủy sản. QH Quy hoạch. SXCN Sản xuất công nghiệp. TM Thương mại. TNHH Trách nhiệm hữu hạn. TTCN Tiểu thủ công nghiệp. UBND Ủy ban nhân dân. VLXD Vật liệu xây dựng. XD Xây dựng. 6 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh B ình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 Bình Dương là địa phương thuộc vùng Đông Nam bộ và nằm trong Vùng KTTĐ phía Nam, với tỷ trọng công nghiệp chiếm đến 21% giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng KTTĐ phía Nam (theo giá 1994). Giai đo ạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 14,0%/năm , cao hơn mức tăng trưởng của Vùng KTTĐ phía Nam trong cùng giai đo ạn (đạt 10,0%/năm). Trong đó: ng ành Công nghiệp tăng 11,0%/năm; Nông nghiệp tăng 2,1%/năm; ngành Thương mại-dịch vụ tăng 24,2%/năm và ngành Xây d ựng là 17,4%/năm. Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên cho thấy trình độ phát triển kinh tế của tỉnh khá cao. Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (theo giá hiện hành) cũng tăng nhanh, hiện tương đương 132% mức thu nhập bình quân cả nước (năm 2010). Dự án “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh B ình Dương giai đoạn 20062020” (gọi tắt là QH2006) đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt theo Quyết định số 215/2006/QĐ-UBND ngày 30/8/2006. Quy hoạch xây dựng tại thời điểm năm 2005 đến nay đã kéo dài hơn 7 năm. Trong khoảng thời gian này, đã có rất nhiều những biến động ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế cả nước cũng như các địa phương, đó là khó khăn kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế vĩ mô của Việt Nam, lạm phát trong nước tăng nhanh… Những yếu tố này đã tác động xấu đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp của Bình Dương nói riêng, dẫn đến công nghiệp Bình Dương khó đạt được những chỉ tiêu mà QH2006 đã đề ra. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập WTO cùng nhiều hiệp định song phương đã được ký kết với nhiều nước trong khu vực và thế giới, tạo nhiều cơ hội và tiền đề cho công nghiệp tỉnh tiếp tục phát triển, nên định hướng phát triển công nghiệp cần được điều chỉnh, so với thời điểm lập quy hoạch công nghiệp trước đây (xây dựng năm 2005). Đồng thời với những biến động lớn nêu trên, đến nay, nhiều chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của Vùng kinh tế; quy hoạch tổng thể phát triển các ng ành công nghiệp của cả nước, cũng như các ngành kinh tế của Bình Dương đã được xây dựng và điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Vì vậy, việc rà soát điều chỉnh quy hoạch công nghiệp tỉnh Bình Dương cho giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 là cần thiết và cấp bách. Việc xây dựng dự án công nghiệp mới n ày là để có hướng đi theo đúng đòi hỏi khách quan và phù hợp với tình hình phát triển mới, đánh giá khả năng phát triển công nghiệp trên địa bàn trong tương lai và từng bước cụ thể hóa chương trình phát triển công nghiệp, hướng tới một sự phát triển đồng bộ h ơn với tốc độ ổn định và hiệu quả cao, bền vững, thân thiện với môi tr ường, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh B ình Dương đã giao cho Sở Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp-Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. 7 2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Dự án - Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước thời kỳ 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính Phủ; - Quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH Vùng KTTĐ phía Nam đ ến năm 2020, định hướng đến năm 2030; - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) tỉnh Bình Dương phê duyệt theo Nghị quyết số 78/NQ -CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ; - Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đông Nam bộ đến năm 2020 được phê duyệt theo QĐ số 3582/QĐ-BCT ngày 3/6/2013 của Bộ Công Thương; - Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Bình Dương, nhiệm kỳ 2011 - 2015; - Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung đến năm 2025 được phê duyệt theo Nghị quyết số 02/NQ HĐND8 ngày 31/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương; - Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 theo Báo cáo số 157/BC-UBND ngày 12/11/2010 của UBND tỉnh Bình Dương; - Đề án Quy hoạch chung xây dựng đô thị B ình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1701/QĐ -UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh Bình Dương; - Phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 theo Kế hoạch số 3986/KH-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh; - Triển khai thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương theo Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 10/02/2012 của tỉnh; - Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 21/11/2011 của UBND tỉnh Bình Dương; - Các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ng ành, địa phương của tỉnh như: Giao thông vận tải, Điện, Nông nghiệp, Vật liệu xây dựng, K hóang sản, các ngành công nghiệp mũi nhọn…, Quy hoạch tổn g thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố…; - Nguồn dữ liệu thống kê các sở, ngành, các huyện, thị, thành phố; - Niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Dự án - Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động về công nghiệp và các điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động công nghiệp tr ên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: 8 Nghiên cứu hoạt động phát triển công nghiệp tr ên địa bàn tỉnh Bình Dương được đặt trong không gian kinh tế của tỉnh, của vùng, cũng như của cả nước. Nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh B ình Dương trong giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2012. Xây dựng qui hoạch phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. 4. Mục tiêu của Dự án Rà soát các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh so với các chỉ ti êu đã đề ra trong quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt năm 2006. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tr ên địa bàn và xác định mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp sát với nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh thời kỳ 2011 -2015 và điều chỉnh Quy hoạch phát triển KT -XH tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Xác định rõ tiềm năng, nguồn lực phát triển công nghiệp là cơ sở để phục vụ công tác chỉ đạo quản lý, xây dựng các Chương trình phát triển công nghiệp của tỉnh; Là công cụ để thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương và các vùng kinh tế. 5. Nhiệm vụ của Dự án - Đánh giá tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương trong thời giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2012. - Khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng phát triển ng ành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2012. - Đề xuất các phương án phát triển, quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 v à định hướng đến năm 2025. - Xây dựng một số giải pháp, chính sách v à tổ chức thực hiện quy hoạch. 6. Kết cấu Dự án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung bản Dự án quy hoạch đ ược chia thành các phần như sau: Phần thứ nhất: Tổng quan về hiện trạng KT-XH tỉnh Bình Dương. Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp tr ên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010 và đến 2012. Phần thứ ba: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh B ình Dương trong giai đoạn quy hoạch. Phần thứ tư: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh B ình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Phần thứ năm: Một số giải pháp thực hiện quy hoạch. 9 PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Bình Dương là địa phương thuộc vùng Đông Nam bộ và nằm trong vùng KTTĐ phía Nam có diện tích tự nhiên 2.694,43 km2, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 04 huyện, dân số năm 2012 có ~1,748 triệu người bằng ~11,0% toàn Vùng. Trong tứ giác công nghiệp Thành phố HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu. Cự ly tính từ đường ranh giới của tỉnh về trung tâm Thành phố HCM là gần nhất và thuận tiện hơn so với các tỉnh lân cận . Các hệ thống giao thông kết nối của vùng Đông Nam bộ với vùng Tây Nguyên, thì tỉnh Bình Dương cũng được xem vừa là cửa ngõ vừa là nơi trung chuyển vận tải hàng hóa và hành khách thuận lợi. Địa hình của tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa s ườn phía Nam của dãy Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; nhìn chung địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, khá cao so với mực n ước biển. Đất đai có thành phần chủ yếu là cát pha, sét pha nên phần lớn diện tích của tỉnh đều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Bình Dương có nhiều sông, các sông lớn là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, sông Thị Tính (là nhánh của sông Sài Gòn) và hồ thủy lợi Dầu Tiếng với khối lượng nước ngọt lớn. Ngoài ra, còn có tuyến nước ngầm ở phía Nam của tỉnh, là nguồn cung ứng nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. - Sông Đồng Nai: đoạn thuộc địa phận tỉnh dài 58km, là ranh giới của Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Sông có lòng rộng từ 150-400m, do nằm ở hạ lưu hồ Trị An nên mực nước điều hòa, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Một phụ lưu của sông Đồng Nai là sông Bé, bắt nguồn từ Nam Tây Nguyên, đoạn chảy qua các huyện Phú Giáo, Tân Uy ên có chiều dài 120km. Sông có lòng hẹp (50-100 m), lòng sông nhiều ghềnh đá, lưu lượng dòng chảy không đều, nên ít thuận lợi về giao thông. - Sông Sài Gòn: có diện tích lưu vực 4.500km2, chiều dài 280km; đoạn hạ lưu là ranh giới của Bình Dương với tỉnh Tây Ninh và Thành phố HCM dài 140km. Lòng sông rộng khoảng 200-300m, dòng chảy điều hòa. Từ hồ Dầu Tiếng trở về hạ lưu, sông chịu ảnh hưởng của thủy triều. Nhìn chung, hệ thống sông, suối, hồ ở tỉnh B ình Dương khá dày, tạo thành hệ thống thóat nước tự nhiên khá tốt, bên cạnh chức năng cung cấp nước mặt, nước ngầm phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo quy hoạch sử dụng đất Bình Dương đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt, quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp to àn tỉnh đến 2020 là 14.513 ha chiếm ~15,28% diện tích đất của tỉnh. Khóang sản của Bình Dương không nhiều, theo tài liệu của Cục Địa chất và Khóang sản Việt Nam, trên địa bàn tỉnh có 57 vùng mỏ lớn nhỏ, chủ yếu là 10 khóang sản xây dựng, làm nguyên liệu cho các ngành gốm sứ, gạch ngói. Một số khóang sản có trữ lượng đáng chú ý: - Cao Lanh: Tập trung ở Tân Uyên, Dầu Tiếng; tổng trữ lượng tiềm năng ~67 triệu tấn, trong đó đã xác định là 52 triệu tấn, chất lượng tốt dùng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia sản xuất một số sản phẩm công nghiệp. - Sét gạch ngói: Tập trung ở khu vực huyện Bến Cát, huyện Tân Uy ên, Phú Giáo, tổng trữ lượng ~300 triệu m 3, trong đó đã xác định là 227,6 triệu m3. Trong các loại sét có sét chịu lửa rất có giá trị đối với công nghiệp luyện kim v à nhiều lĩnh vực khác. - Đá xây dựng: Tập trung ở huyện Tân Uyên, Thị xã Dĩ An, huyện Phú Giáo và huyện Dầu Tiếng. - Cát xây dựng: Phân bố dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính và Hồ Dầu Tiếng. - Cuội sỏi: Phân bố ở các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên; trữ lượng tiềm năng ~600 nghìn m3. - Than bùn: Phân bố rải rác ở các vùng bán lầy thung lũng ven sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính thuộc các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, TP. Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An. Mỏ than bùn có quy mô lớn nhất là ở Tân Uyên, diện tích 85 ha, trữ lượng ~1 triệu tấn. Với các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý v à điều kiện tự nhiện, Bình Dương có nhiều tiền đề để tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế trong t ương lai. 2. Dân số và lao động 2.1. Hiện trạng dân số và lao động Dân số của tỉnh năm 2012 có trên 1.748.000 người, chiếm ~1,9% dân số cả nước, trong đó: dân số thành thị chiếm ~64,8%. Bình quân hàng năm, dân số của tỉnh tăng thêm ~90.000-100.000 người. Mật độ dân số của tỉnh là ~648 người/km2, thuộc loại khá cao so với các địa phương trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung đông nhất là ở Thị xã Thuận An (chiếm 25,1% dân số toàn tỉnh) và Thị xã Dĩ An (chiếm 20,3%). Bảng 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Đơn vị: Lao động Chỉ tiêu Tổng số lao động Cơ cấu - Ngành NLTS - Ngành CN - Ngành XD - Ngành TM-DV 2005 722.518 100% 19,1% 51,6% 6,3% 23,0% 2010 1.029.621 100% 11,8% 58,3% 6,6% 23,3% 2011 1.073.769 100% 11,1% 59,3% 6,4% 23,2% 2012 1.103.444 100% - (Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2012) Toàn tỉnh hiện nay có trên 1.103 nghìn người, đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm 63,4% dân số), tăng 74 nghìn người so với năm 2010. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài có tỷ lệ khá cao, 11 chiếm 40,3% lao động toàn tỉnh; lao động trong các doanh nghiệp N hà nước đạt thấp, chỉ chiếm khoảng 6,2%; lao động trong doanh nghiệp, cơ sở ngoài Nhà nước chiếm khoảng 53,5%. Lao động ngành công nghiệp tăng mạnh, trong giai đoạn 2006 -2010 và giữ ổn định mức trên dưới 60% trong các năm gần đây. Lao động ng ành xây dựng và thương mại- dịch vụ đều có xu hướng ổn định về tỷ trọng trong cả giai đoạn 2006 2010 và đến năm 2012. Riêng ngành nông nghiệp, liên tục giảm dần, từ tỷ trọng 19,1% năm 2005 giảm còn chiếm 11,1% năm 2012. 2.2. Hệ thống đào tạo Hiện tỉnh Bình Dương có 07 trường Đại học, 07 trường Cao đẳng, 16 trường trung cấp chuyên nghiệp và 20 trung tâm dạy nghề và đào tạo khác. Bảng 2: Số học sinh tốt nghiệp qua các hệ đ ào tạo Đơn vị: học sinh tốt nghiệp TT 1 2 Hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp 2009 2.209 3.994 2010 2.522 3.963 2011 3.600 5.322 2012 4.429 5.425 (Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2012) Cơ cấu đào tạo nghề trong các trường, chủ yếu tập trung đào tạo các nghề sau: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, chiếm khoảng 25% tổng số tuyển sinh; ngành kế toán chiếm 18,6%; ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí chiếm 16,0%; ngành điều dưỡng, hộ sinh chiếm 11,5%; ng ành dược chiếm 11,5%; còn lại các ngành công nghệ thông tin (5,7%); máy vi tính (4,0%); ng ành y (3,0%); ngành lâm nghiệp (2,6%); ngành mộc và trang trí nội thất (2,2%)... Mặc dù lực lượng lao động của tỉnh được qua đào tạo hàng năm ngày càng tăng, nhưng phần nhiều số lao động này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu t ư, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo, để đảm bảo có một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh , đặc biệt là lực lượng lao động cho các khu công nghiệp. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRI ỂN KT-XH TỈNH BÌNH DƯƠNG 1. Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế Kinh tế Bình Dương giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 14,0%/năm, thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu Kế hoạch phát triển KT -XH tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã đề ra (15%/năm) và so với giai đoạn 2001-2005 đã đạt là 15,3%/năm. Bảng 3: So sánh tốc độ tăng trưởng VA (GDP) bình quân giai đoạn. Đơn vị:%/năm. Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 Bình Dương 15,3 14,0 Vùng ĐNB 11,3 9,8 12 Vùng KTTĐPN 11,1 10,0 Cả nước 7,5 7,0 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng VA(GDP) giai đoạn 05 năm 2006-2010 của các ngành kinh tế cho thấy, ngành Thương mại-DV có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 24,2%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 15,5%/năm); Tiếp theo là ngành Xây dựng có tốc độ 17,4%/năm, ngành Công nghiệp (11,0%/năm) và ngành Nông, lâm, thủy sản đạt 2,1%/năm. Bảng 4: Tăng trưởng VA(GDP) qua giai đoạn 2006 -2010 Đơn vị: Tỷ đồng (giá 94) TT Phân ngành Tổng GDP 1 Công nghiệp 2 Nông nghiệp 3 Dịch vụ 4 Xây dựng 2005 2010 2011 8.482 5.505 804 1.875 297 16.369 9.279 892 5.534 662 18.661 10.019 914 6.994 734 Tăng 01-05 15,3%/n 18,0%/n 2,8%/n 15,5%/n 17,2%/n Tăng 06-10 14,0%/n 11,0%/n 2,1%/n 24,2%/n 17,4%/n (Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2011) Giá trị VA (GDP)/người của tỉnh hiện đạt 30,1 triệu đồng/người (~1.368 USD), bằng 132% mức bình quân cả nước, tương đương với mức của tỉnh đạt năm 2005 (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh, thì VA(GDP)/ng ười của tỉnh đạt 155% mức bình quân cả nước (so với mức đạt năm 2005 l à 162%). Năm 2011, tổng VA (theo giá so sánh) của tỉnh đạt trên 18.661 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 14,0% so với năm 2010. Theo giá so sánh năm 2010 : Giá trị và tăng trưởng VA kinh tế của tỉnh Bình Dương theo giá so sánh năm 2010 được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 5: Tăng trưởng VA (GDP) giai đoạn 2010 -2012 Đơn vị: Tỷ đồng (giá so sánh 2010) TT Phân ngành Tổng VA (GDP) 1 Công nghiệp 2 Nông nghiệp 3 Dịch vụ 4 Xây dựng 2010 2011 2012 48.761 28.961 2.166 15.876 1.758 55.616 31.381 2.220 20.158 1.857 62.618 33.846 2.271 24.417 2.084 Tăng trưởng 2010-2012 13,3%/n 8,1%/n 2,4%/n 24,0%/n 8,9%/n (Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2012) 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Theo giá hiện hành: Cơ cấu của kinh tế Bình Dương đến năm 2010 là cơ cấu: Công nghiệp+XD; Thương mại-dịch vụ và Nông-lâm-thủy sản. Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, cơ cấu kinh tế có xu thế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng 13 ngành Thương mại-dịch vụ, từ 28,1% năm 2005 lên ~32,6% năm 2010. Ngành Nông-lâm -thủy sản, giảm từ 8,4% năm 2005 xuống còn 4,1% năm 2010. Ngành Công nghiệp giảm nhẹ từ 59,7% năm 2005 xuống còn 59,4% năm 2010, ngành Xây giảm còn 3,1% so với mức năm 2005 là 3,9%. Bảng 6: Cơ cấu kinh tế theo VA (GDP) Đơn vị: %, (Giá HH) TT Ngành kinh tế Tổng VA (GDP) Công nghiệp+Xây dựng 1 + Công nghiệp + Xây dựng 2 Nông, Lâm, Ngư nghiệp 3 Thương Mại - Dịch vụ 2005 2010 2011 2012 100 63,5 59,7 3,9 8,4 28,1 100 63,0 59,4 3,6 4,4 32,6 100 62,2 59,1 3,1 4,1 33,7 100 61,9 59,1 2,8 3,8 34,3 2010/ 2005 2012/ 2010 -0,5 -0,3 -0,3 -3,9 +4,5 -1,1 -0,3 -0,8 -0,6 +1,7 (Nguồn: NGTK Bình Dương năm 2012) Năm 2012, tỷ trọng của ngành Công nghiệp tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2010 (đạt 59,1%), trong khi đó ngành Thương m ại-dịch vụ tiếp tục tăng và đạt ~34,3% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế Theo giá hiện hành: Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, cơ cấu các thành phần kinh tế theo VA toàn tỉnh có sự chuyển dịch đáng kể. Khu vực kinh tế Nh à nước từ 24,7% năm 2005, giảm mạnh còn 15,8% năm 2010; Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng mạnh (thêm +18,0%) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng khá cao vào năm 2005 (đạt 47,5%) đã giảm xuống còn 38,4% năm 2010 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bảng 8: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Đơn vị: % (Giá HH) TT Khu vực kinh tế 2005 2010 2011 2012 1 2 3 Cơ cấu KV Nhà nước KV ngoài Nhà nước KV có VĐT FDI 100% 24,7 27,8 47,5 100% 15,8 45,8 38,4 100% 12,4 43,2 44,4 100% 10,5 41,3 48,2 2010/ 2005 2012/ 2011 -8,9 18,0 -9,1 -1,9 -2,0 3,8 (Nguồn: NGTK Bình Dương năm 2011) Năm 2012, tỷ trọng VA của khu vực Nhà nước tiếp tục giảm 1,9%, khu vực ngoài Nhà nước giảm 2% so với năm 2010, trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại bắt đầu tăng, tăng 3,8% so với năm 2010. 3. Thu chi ngân sách trên đ ịa bàn Tổng thu ngân sách năm 2010 của tỉnh đạt 24.290 tỷ đồng, đưa tổng thu 05 năm 2006-2010 đạt 64.874 tỷ đồng. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 200614 2010 là 30,1%/năm (tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 đạt 28,7%/năm). Trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước của tỉnh trong giai đoạn 2006 -2010 và năm 2011, nguồn thu từ các hoạt động công th ương nghiệp, dịch vụ ngoài Nhà nước có tăng trưởng cao nhất, đạt 41,0%/năm, đ ã đưa tỷ trọng của khu vực từ 11,5% năm 2005 tăng lên 16,9% năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2012, nguồn thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn đạt cao nhất và duy trì ổn định tỷ trọng 35%-36% tổng nguồn thu toàn tỉnh. Bảng 10: Thu chi ngân sách to àn tỉnh Bình Dương. Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn thu 2005 2010 2011 Tổng thu ngân sách Tổng chi ngân sách Cơ cấu Tăng Tăng 06-10 11-12 24.522 35,1%/n 0,48% 9.800 36,7%/n -0,12% 100% 36,33% 63,67% 2012 5.399 24.290 27.583 2.057 9.824 11.662 100% 100% 100% + Chi đầu tư phát triển 38,8% 31,59% 27,81% + Chi HCSN 61,20% 68,41% 72,19% (Nguồn: NGTK Bình Dương năm 2011,2012). Năm 2012, chi ngân sách của tỉnh đạt khoảng 9.800 tỷ đồng, giảm so với năm 2010 (tốc độ tăng bình quân 05 năm 2006-2010 là 36,7%/năm). Trong giai đoạn 5 năm này chi cho đầu tư phát triển (XDCB) có tỷ trọng giảm từ 38,8% năm 2005 còn 31,6% năm 2010, tuy nhiên đến 2012 chi cho đầu tư phát triển tiếp tục tăng đạt 36,3%. Tổng chi ngân sách trong 5 năm đạt 2 5.070 tỷ đồng, chiếm 38,6% tổng thu ngân sách toàn tỉnh cùng giai đoạn. 4. Kim ngạch xuất khẩu Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005-2012 Đơn vị: Triệu USD Hạng mục Giá trị xuất khẩu Theo nhóm sản phẩm Hàng CN nhẹ và TTCN Hàng nông sản Hàng lâm sản Hàng thủy sản 2005 3.045,8 2009 6.714,4 2010 8.542,0 2011 10.453 2012 12.090 2.076 263,9 657,1 48,4 4.820 475,7 1.368 50,0 6.419 583,9 1.496 42,5 8.105 755 1.540 42,8 9.471 774 1.783 61,6 (Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2012) Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 05 năm 2006-2010 là 22,9%/năm đến năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 8.542 triệu USD. Ri êng giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là 19%/năm, đến năm 2012 giá trị xuất khẩu đạt 12.090 triệu USD, Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như sau: - Nhóm hàng lâm sản: Năm 2012 đạt trên 1.783 triệu USD, tăng trưởng trung bình năm 9,17%/năm trong giai đoạn 2010-2012 (giai đoạn 2006-2010 đạt 17,9%/năm). Các sản phẩm chủ yếu là: ván ép các loại; sản phẩm bàn ghế... 15 - Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Đạt 9.471 triệu USD năm 2012 và luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm giá trị cao nhất của tỉnh v à đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 21,5%/năm giai đoạn 2010-2012 (giai đoạn 2006-2010 đạt 25,3%/năm) và chiếm tỷ trọng 78,3% trong cơ cấu giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nhóm ng ành có: sản phẩm may mặc, giày dép; linh kiện điện tử; thủ công mỹ nghệ, cao su ... - Nhóm hàng nông sản: Đạt khoảng 774 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các mặt hàng chủ yếu là: cà phê, hạt tiêu, nhân điều... 5. Cơ sở hạ tầng 5.1. Giao thông Đường bộ: Hệ thống đường giao thông của tỉnh khá phát triển với tổng chiều dài mạng lưới đường bộ toàn tỉnh có khoảng 7.243,7 km. Trong đó, có 03 tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh (chiều dài 77,1 km); 14 tuyến đường tỉnh quản lý (chiều dài 499,3 km) đã nhựa hóa 100%; 82 tuyến đường huyện quản lý (chiều dài 570,9 km), tỷ lệ nhựa hóa đạt gần 90,0%; hệ thống các đ ường xã quản lý có chiều dài 3.183 km. Hệ thống đường đô thị khá phát triển, với chiều dài 785,1 km, đạt gần 95,0% nhựa hóa. Mạng lưới giao thông phân bổ tương đối đồng đều, khá thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển giữa các huyện, thị, th ành phố với nhau. Đáp ứng được nhu cầu vận tải đường bộ nội, ngoại tỉnh và nhu cầu vận tải thông qua địa bàn tỉnh. Đường sông: Sông ngòi đi qua trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 402,13 km với 05 cảng với 03 cảng đang khai thác (cảng Bình Dương, cảng Bà Lụa, cảng Thạnh Phước và 1 cảng đang xây dựng (cảng An Sơn). Cảng Bình Dương nằm trên sông Đồng Nai có tổng diện tích 7,3 ha, cho phép t àu trọng tải 5.000 DWT ra vào cảng. Bên cạnh đó, hiện nay đang quy hoạch mở rộng cảng ICD -TBS Tân Vạn để phục vụ sản xuất và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Bình Dương còn có nhiều hệ thống bến (64 bến), 64 bến thủy nội địa tạm thời đáp ứng một phần nhu cầu bốc dỡ, vận chuyển h àng hóa. Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tuyến đường sắt Bắc-Nam, dài 8,6 km đi qua Thị xã Dĩ An. Tại đây có ga Sóng Thần v à Dĩ An. Ga Sóng Thần là một trong những nhà ga trung chuyển của hệ thống đường sắt Bắc-Nam, năng lực vận chuyển và bốc xếp lên đến 1,0 triệu tấn hàng hóa. Ga Dĩ An có chức năng đón, tiễn, tổ chức tránh vượt các đoàn tàu khách, hàng hóa trên tuyến Thống Nhất. Năng lực xếp dỡ hàng hóa tại ga Dĩ An khoảng 5 xe/ngày. - Đường hàng không: Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 30 km, nên khá thuận tiện cho giao lưu trong nước và quốc tế. Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi trong việc phục vụ giao thương hàng hóa và phát tri ển kinh tế-xã hội. 5.2. Hệ thống cấp điện Nguồn cấp điện cho Bình Dương chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia, qua các đường dây cao thế và các trạm biến áp trung gian 500kV, 220kV v à 110kV. 16 Mạng lưới hạ thế và phân phối điện của tỉnh khá phát triển và ngày càng được đầu tư, hoàn thiện hơn. Đến nay, các trạm nguồn 110KV của tỉnh có tổng dung l ượng 1.518MVA, điện thương phẩm năm 2012 đạt 6.451 triệu kWH, 100% các xã ấp trong tỉnh có điện, tỷ lệ sử dụng điện đạt tr ên 99,9%. 5.3. Hệ thống cấp nước sạch Hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho cả vùng trọng điểm kinh tế phía Nam v à tỉnh Bình Dương với 37 tỷ m3 vào mùa mưa và 4,2 tỷ m3 vào mùa cạn. Nước ngầm trên địa bàn tỉnh cũng có trữ lượng lớn, chất lượng tốt với trữ lượng tiềm năng 2,18 triệu m 3/ngày, tương lai hồ Phước Hòa bổ sung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của Bình Dương. Hệ thống cấp nước cho các đô thị trong tỉnh B ình Dương gồm các nhà máy nước ở TP. Thủ Dầu Một, Dĩ An, Mỹ Ph ước, Uyên Hưng, Nam Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phước Vĩnh. Hệ thống cấp nước nông thôn chủ yếu dùng nước giếng và nước sông. Tổng công suất cấp n ước toàn tỉnh hiện nay đạt 267.800 m 3/ngày đêm; 95% dân số thành thị được sử dụng nước sạch. 5.4. Hệ thống thông tin truyền t hông Ngành bưu chính viễn thông ở Bình Dương đã đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc đến các vùng trong cả nước và thế giới. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 2,5 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 158 ngàn thuê bao điện thoại cố định (đạt tỷ lệ gần 10 thuê bao/100 dân); 68 ngàn thuê bao di động trả sau (đạt tỷ lệ 4 thu ê bao/100 dân), gần 2,3 triệu thuê bao di động trả trước. Thuê bao Internet đạt 756.721 thuê bao, tỷ lệ người dùng Internet đạt 46,71/100 dân. Mạng lưới bưu điện hiện có 41 bưu cục phục vụ, trong đó có 01 bưu cục cấp 1, 08 bưu cục cấp 2, 32 bưu cục cấp 3. Số xã, phường, thị trấn có bưu điện văn hóa xã là 49. III. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA TỈNH TRONG CÁC V ÙNG KINH TẾ 1. Bình Dương trong Vùng KTTĐ phía Nam Nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng 14,05%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước (7,0%/năm) và Vùng KTTĐ phía Nam (10,0%/năm). Giá trị đóng góp VA (GDP) của tỉnh trong V ùng KTTĐ phía Nam, năm 2010 đạt 48.761 tỷ đồng (giá hiện h ành), đóng góp ~6,0% trong cơ cấu kinh tế Vùng (tăng so với năm 2005 đạt 4,2%). Theo giá so sánh, th ì VA (GDP) của tỉnh đạt trên 16.369 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,7%, cao h ơn mức tỉnh đã đạt được vào năm 2005 là 4,7% trong cơ c ấu kinh tế Vùng. Bình quân VA/đầu người của Bình Dương năm 2010 đạt khoảng 10,1 triệu đồng (giá so sánh), tương đương ~962 USD/người, bằng ~88% mức bình quân của Vùng KTTĐ phía Nam. Tính theo giá hi ện hành thì chỉ số này đạt 30,1 triệu đồng, bằng ~65,6% mức bình quân của Vùng. 17 Bảng 12: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng KTTĐ phía Nam Chỉ tiêu Đơn vị Km2 1.000 ng %/năm Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng %/năm Tỷ đồng Tỷ đồng % Tăng trưởng giá trị SXCN 06-10 %/năm Tỷ lệ VACN/GOCN năm 2010 % Giá trị SXCN 2005 (giá 94) Tỷ đồng Giá trị SXCN 2011 (giá 94) Tỷ đồng 2005 Tr.đồng VA/đầu người (giá hiện hành) 2010 Tr.đồng Diện tích tự nhiên Dân số năm 2010 Tăng trưởng KTế 2006-2010 Vốn đầu tư toàn xã hội 2010 2005 VA (GDP) (giá so sánh) 2010 2005 VA (GDP) (giá hiện hành) 2010 Tăng trưởng CN+XD 06-10 VA CN 2005 (giá 94) VA CN 2010 (giá 94) Cơ cấu VA CN+XD/KT 2010 Bình Dương 2.694 1.619,9 14,05 28.131 8.482 16.369 14.939 48.761 11,3 5.505 9.279 63% 19,7 8,9 42.578 123.201 13,47 30,1 Vùng KTTĐPN 30.598 17.711,4 10,0 307.907 177.721 286.046 355.377 812.729 8,8 86.354 129.694 51,9% 17,5 25,5 231.397 584.133 23,0 45,9 Tỷ lệ % 8,8% 9,1% 9,1% 4,7% 5,7% 4,2% 6,0% 6,4% 7,2% 18,4% 21,1% 58,3% 65,6% (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo các địa ph ương năm 2010) So sánh riêng ngành công nghi ệp của tỉnh, trong tổng giá trị sản xuất to àn Vùng KTTĐ phía Nam (không tính ngành Xây d ựng), năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng ~20,2% trong c ơ cấu công nghiệp Vùng, tăng so với năm 2005, chiếm ~18,4% (năm 2011 chiếm 21,1%). Bảng 13: Cơ cấu GOCN theo TPKT địa phương trong Vùng năm 2011 Đơn vị: Tỷ đồng (giá 94) Địa phương Tp. HCM B.Dương Đồng Nai V.Tàu Long An T. Giang Tây Ninh B. Phước GOCN Cơ cấu 233.841 123.201 120.565 57.296 23.598 10.000 9.945 5.687 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nhà nước Nhà nước TƯ ĐP 15,0% 0,5% 7,9% 36,6% 4,0% 3,1% 16,2% 33,6% 3,8% 1,6% 2,7% 0,3% 0,3% 1,2% 2,6% 0,5% Ngoài NN 45,8% 30,6% 13,0% 16,3% 23,2% 69,1% 42,7% 44,4% ĐTNN 35,4% 67,3% 76,5% 46,8% 72,4% 26,5% 38,5% 21,6% (Nguồn: Xử lý từ số liệu của các địa phương-Viện NCCLCSCN) Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011, được đóng góp từ thành phần kinh tế của các địa phương trong Vùng cho thấy, GOCN của tỉnh Bình Dương được đóng góp chủ yếu từ khu vực kinh tế FDI v à khu vực ngoài Nhà nước với tỷ 18 trọng 67,3% và 30,6%; Công nghiệp Tp.HCM cũng tương tự như Bình Dương, chủ yếu từ khu vực kinh tế FDI và khu vực ngoài Nhà nước (tỷ trọng chiếm 81,2%). Các tỉnh Đồng Nai và Long An có đóng góp chủ yếu là từ khu vực FDI; Bà Rịa-Vũng Tàu là từ khu vực Nhà nước trung ương và FDI; Tây Ninh gồm 02 khu vực là ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài (chiếm 42,7% và 38,5%); Bình Phước gồm khu vực Nhà nước trung ương (33,6%) và ngoài Nhà nư ớc (44,4%); cuối cùng Tiền Giang, chủ yếu được đóng góp từ thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, với tỷ trọng 69,1%. So sánh đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp theo th ành phần kinh tế của 08 địa phương trong Vùng KTTĐ phía Nam cho th ấy: Giá trị công nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài của tỉnh vẫn đang có những đóng góp lớn trong Vùng. Năm 2011, hai thành ph ần kinh tế này của tỉnh đạt giá trị ~120.614 tỷ đồng (giá so sánh) chiếm 19,9% v à 26,8% (chỉ xếp sau TpHCM) trong tổng giá trị đóng góp của 02 th ành phần kinh tế ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài trong Vùng (so với năm 2005 là 16,9% và 30,5%). Hai khu vực kinh tế là Nhà nước trung ương và Nhà nước địa phương của Bình Dương hiện có đóng góp không đáng kể trong c ơ cấu Vùng. Thống kê đến năm 2011, tỉnh chỉ đóng góp ~0,9% và 13,3% trong tổng giá trị công nghiệp của 02 thành phần kinh tế này trong Vùng trong cùng thời kỳ. Bảng 14: GOCN theo thành phần kinh tế các ĐP Vùng KTTĐPN năm 2011 Đơn vị: Tỷ đồng (giá 94) Địa phương Vùng Tp. HCM B.Dương Đồng Nai V.Tàu Long An T. Giang Tây Ninh B. Phước GOCN 584.133 233.841 123.201 120.565 57.296 23.598 10.000 9.945 5.687 Nhà nước TƯ 100% 49,4% 0,9% 13,4% 29,6% 1,3% 0,4% 2,3% 2,7% Nhà nước ĐP 100% 60,6% 13,3% 21,7% 1,1% 0,5% 0,8% 1,8% 0,2% Ngoài NN ĐTNN 100% 56,7% 19,9% 8,3% 4,9% 2,9% 3,7% 2,2% 1,3% 100% 26,8% 26,8% 29,8% 8,7% 5,5% 0,9% 1,2% 0,4% (Nguồn: Xử lý từ số liệu của các địa ph ương-Viện NCCLCSCN) 2. Bình Dương trong Vùng Đông Nam b ộ Tỉnh Bình Dương chiếm 11,4% về diện tích và 11,1% về số dân của Vùng Đông Nam bộ. So với tăng trưởng kinh tế của Vùng thì Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh có tốc độ tăng trưởng 14,5%/năm so với bình quân của Vùng là 9,8%/năm trong cùng giai đo ạn. Năm 2010, đóng góp VA (GDP) c ủa tỉnh trong Vùng (theo giá hiện hành) đạt 48.761 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,5%, tăng nhẹ so với mức tỉnh đ ã đạt năm 2005 là 4,5% khi so sánh với 06 địa phương trong Vùng Đông Nam b ộ. 19 Bình quân VA/đầu người của Bình Dương năm 2010 đạt khoảng 30,1 triệu đồng (giá hiện hành) tương đương với 1.368 USD/người bằng 59% mức bình quân của Vùng (năm 2005 bằng 50,5%). Bảng 15: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng Đông Nam bộ Chỉ tiêu Bình Dương 2 km 2.694 1.000 ng 1.619,9 %/năm 14,05 Tỷ đồng 28.131 Tỷ đồng 8.482 Tỷ đồng 16.369 Tỷ đồng 14.939 Tỷ đồng 48.761 %/năm 11,3 % 63 Tỷ đồng 9.279 Tỷ đồng 123.201 % 8,9 Tr.đồng 13,47 Đơn vị Diện tích tự nhiên Dân số năm 2010 Tăng trưởng KTế 2006-2010 Vốn đầu tư toàn xã hội 2010 2005 VA (GDP) giá cố định 2010 2005 VA (GDP) giá hiện hành 2010 Tăng trưởng CN+XD (06-10) Cơ cấu CN+XD/nền KT 2010 VA công nghiệp (giá 94) Giá trị sản xuất CN 2011 (giá 94) Tỷ lệ VACN/GOCN (giá 94) 2005 VA/đầu người (giá hiện hành) 2010 Tr.đồng 30,1 Vùng Tỷ lệ % Đ.Nam bộ 23.598 11,4% 14.572 11,1% 9,8 280.602 10,0% 162.083 5,2% 259.207 6,3% 331.522 4,5% 744.107 6,5% 8,2 53,8 129.694 7,2% 550.535 22,3% 25,4 26,7 50,5% 51,0 59,0% (Nguồn: Xử lý từ số liệu của các địa ph ương-Viện NCCLCSCN) Tính theo giá trị gia tăng (VA), ngành Công nghiệp+Xây dựng của tỉnh giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng 11,3%/năm cao hơn mức tăng trưởng của Vùng đạt ~8,2%/năm. Hiện năm 2012 Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 123.201 tỷ đồng (giá so sánh) chiếm 22,3% tổng GOCN V ùng Đông Nam bộ, so với năm 2005 chiếm 19,2% (chỉ đứng sau giá trị công nghiệp của TpHCM). 3. Công nghiệp Bình Dương trong Vùng KTTĐ phía Nam Theo thống kê đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp to àn vùng KTTĐ phía Nam đạt khoảng 517.693 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 17,5%/năm trong giai đoạn 20062010. Trong đó, công nghiệp của tỉnh đóng góp khoảng 20,2% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng, cao hơn so với mức đóng góp năm 2005 đã đạt là 18,4% và là địa phương đứng thứ hai đóng góp cao trong vùng (sau TP.HCM). Trong giai đoạn 2006-2010, VACN toàn vùng đạt mức tăng trưởng bình quân 8,5%/năm, đưa giá trị VACN toàn vùng năm 2010 đạt 129.694 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp B ình Dương từ 6,4% năm 2005 đã tăng lên chiếm khoảng 7,2% trong cơ cấu VACN toàn vùng KTTĐ phía Nam. 20 Bảng 16: Đóng góp VACN và GOCN của Bình Dương trong Vùng Đơn vị: %, giá 94 Địa phương TP.HCM Bình Dương Đồng Nai BR-VT Tây Ninh Bình Phước Long An Tiền Giang Tổng Giá trị toàn vùng (Tỷ đ) Cơ cấu năm 2005 Cơ cấu năm 2010 GOCN (%) VACN (%) GOCN (%) VACN (%) 50,3% 18,40% 18,36% 6,4% 1,5% 0,7% 3,1% 1,1% 100% 231.397 43,0% 6,4% 12,9% 32,3% 1,7% 0,5% 2,2% 1,0% 100% 86.354 40,4% 20,2% 19,8% 11,6% 1,57% 0,9% 3,8% 1,65% 100% 517.693 46,3% 7,2% 17,1% 20,8% 2,6% 0,3% 3,6% 2,1% 100% 129.694 (Nguồn: NGTK các địa phương năm 2011) Từ các chỉ tiêu trên cho ta thấy, có sự mất cân đối khá lớn giữa đóng góp GOCN và VACN của Bình Dương trong tổng giá trị công nghiệp của v ùng. Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, giá trị sản xuất công nghiệp luôn chiếm giá trị cao trong 08 địa phương của Vùng (chỉ sau TpHCM), tuy nhiên sự đóng góp từ các hoạt động sản xuất công nghiệp v ào mức tăng trưởng VA công nghiệp toàn vùng lại ở mức khiêm tốn. IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KT-XH GIAI ĐOẠN 20062010 VÀ ĐẾN NĂM 2012 1. Các thành tựu kinh tế Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao (đạt 14,0%/năm), các ngành kinh tế như công nghiệp, dịch vụ đều có mức tăng trưởng tốt. Quy mô kinh tế liên tục tăng thời kỳ sau so với thời kỳ tr ước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ; giảm tỷ trọng của các ngành nông lâm ngư nghiệp. Đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, bao gồm hệ thống hạ tầng giao thông tr ên toàn tỉnh, hệ thống đô thị, các khu, cụm công nghiệp và hệ thống công trình hạ tầng khác như: đường giao thông, hệ thống điện, nước… đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội cũng như các ngành kinh tế phát triển. Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. Người dân được hưởng thụ nhiều thành quả của sự phát triển. 2. Những hạn chế, thách thức Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ trong vùng KTTĐPN, tiềm lực kinh tế còn thấp nên việc huy huy động nguồn vốn nội tại để phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Để có thế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao để nâng cao quy mô nền kinh tế cần có những chính sách thu hút các nguồn vốn từ b ên ngoài. 21 Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa thông suốt giữa sản xuất và nơi tiêu thụ để có hiệu quả tối ưu. Hệ thống giao thông đường bộ với hệ thống giao thông thủy trên địa bàn chưa phát triển đồng bộ để có thể tạo ra mạng lưới giao thông đa phương tiện, nâng cao dịch vụ vận tải trên địa bàn. Hệ thống hạ tầng xã hội phát triển chưa theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng kinh tế làm hạn chế sự phát triển cân bằng giữa kinh tế và xã hội. Một số lĩnh vực dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đồng bộ với phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đủ đáp ứng cho sự phát triển kinh tế tốc độ cao. Đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn và đồng bộ trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất l ượng cao. Năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản phẩm còn thấp so với yêu cầu của thị trường quốc tế và trong nước. Trình độ công nghệ sản xuất hàng hóa còn hạn chế; tốc độ ứng dụng và đổi mới công nghệ còn chậm. Tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm xuất khẩu c òn thấp, do đó, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu ch ưa cao. Vấn đề môi trường đã được chú trọng ở những KCN và đô thị mới, nhưng chưa đồng bộ trong tất cả các cơ sở sản xuất. Ô nhiễm môi tr ường của các cơ sở sản xuất ngoài các KCN, tập trung còn nhiều bất cập và hạn chế. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan