Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Điều chỉnh quy chế kỳ thi thpt quốc gia

.PDF
3
707
126

Mô tả:

Điều chỉnh Quy chế kỳ thi THPT quốc gia Bộ GD&ĐT liên tục có những điều chỉnh về quy chế trong kỳ thi THPT Quốc gia nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh. 1. 60 cụm thi tỉnh thay vì 5 cụm thi Đầu tiên là câu chuyện giao thông của thí sinh. Cả nước có 38 cụm liên tỉnh, việc đi lại của thí sinh giữa các cụm liên tỉnh chắc chắn sẽ dễ dàng thuận lợi hơn so với việc thí sinh cả nước dồn về 5 cụm thi (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) như trước đây. Với hơn 60 cụm thi tỉnh, các thí sinh chỉ có nhu cầu thi để xét tốt nghiệp còn thuận lợi hơn nữa vì cụm thi sẽ bố trí trong tỉnh. Bộ GD&ĐT cho biết sẽ làm việc với các địa phương để chọn những địa điểm thi thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình (đi lại, sinh hoạt, ăn ở). 2. Có thể nộp đăng ký qua bưu điện hoặc qua Internet Một vấn đề khác nảy sinh sau khi Bộ ban hành quy chế là quy định thí sinh không trúng tuyển tại đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ phải trực tiếp đến các trường này để rút hồ sơ ứng tuyển nộp sang trường khác. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng ngàn thí sinh đổ về các trường để rút và nộp hồ sơ, thậm chí có thể ảnh hưởng tới cơ hội vào ĐH, CĐ của các em nếu chẳng may xảy ra tai nạn, bất trắc không thể rút, nộp hồ sơ đúng hạn. Để xử lý vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho hay, Bộ sẽ xem xét sử dụng công cụ tin học để hỗ trợ các thí sinh. Phần mềm này cho phép thí sinh có thể vừa rút hồ sơ tại trường xét tuyển đợt 1, nộp hồ sơ sang trường xét tuyển đợt 2 qua mạng. Đồng thời vẫn duy trì hình thức nộp hồ sơ trực tiếp nhằm không làm khó những học sinh ở vùng chưa có điều kiện phát triển internet. Có thể đăng ký xét tuyển qua mạng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 Cụ thể: Việc đăng kí dự thi tại cụm thi nào do thí sinh đăng kí để phù hợp với nguyện vọng và mục đích. Việc nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển, được quy định mỗi đợt kéo dài 20 ngày, trong thời gian này thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ để nộp sang trường khác; thí sinh có thể nộp qua đường bưu điện theo hình thức thư phát chuyển nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường. Hiện nay, một số trường đã và đang xây dựng phần mềm nhận nguyện vọng tuyển sinh qua mạng, tránh việc thí sinh phải đi lại Một lo lắng khác không chỉ của Bộ GD&ĐT mà của cả xã hội là mặc dù năm nay các trường ĐH về chủ trì cụm thi xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ, song vẫn có không ít lo lắng về độ tin cậy đối với chất lượng của kỳ thi. Có ý kiến cho rằng, trước đây thí sinh cả nước dồn về 5 cụm thi thì cả nước cùng cạnh tranh với nhau, nay phân bổ các cụm thi về địa phương sẽ nảy sinh tâm lý ưu tiên cho những học sinh ở địa phương diễn ra cụm thi đó. Đặc biệt là do lực lượng giảng viên, cán bộ của các trường ĐH không đủ sẽ phải huy động thêm lực lượng cán bộ, giáo viên địa phương. Trả lời vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho biết, dư luận còn có một số ý kiến, băn khoăn mà Bộ GD&ĐT cần lưu ý để có tính toán điều chỉnh, phương án xử lý phù hợp. Cụ thể như việc phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tại từng tỉnh cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT phải thông tin về cơ cấu đề thi, đưa ra mẫu đề thi để các trường và các em học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ việc cử cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các TP lớn nộp phiếu báo điểm trong các đợt tuyển sinh. “Điều cốt yếu là lãnh đạo các tỉnh cũng phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD&ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan