Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu điện tử công suất

.DOCX
4
479
123

Mô tả:

CHƯƠNG 2: Câu 1: chỉnh lưu là gì? Phân loại các mạch chỉnh lưu. Chỉnh lưu là biến đổi dòng xoay chiều thành 1 chiều. - Phân loại: Số pha: 1 pha ,3pha 6 pha Van bán dẫn: có điều khiển, không điều khiển và bán điều khiển Sơ đồ mắc: tia và cầu Theo công suất: công suất lớn , trung bình , nhỏ. Câu 2: so sánh mạch chỉnh lưu cầu 1 pha và mạch chỉnh lưu tia 1 pha 2 nửa chu kì. Giống: đều là mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều thành 1 chiều, có dòng điện trên tải và trên diot( thyristor ) giống nhau, điện áp ra trên tải giống nhau. Khác: Máy biến áp: tia dùng nguồn đối xứng(biến áp đôi), cầu dùng nguồn đơn(biến áp đơn) hoặc có thể không cần dùng biến áp. Hiệu suất: chỉnh lưu cầu lớn hơn chỉnh lưu tia 2 nửa chu kì. Giá thành cho mạch chỉnh lưu cầu rẻ hơn so với tia 1 pha 2 nửa chu kì. Khi chọn diot thì chúng ta sẽ chọn diot có điện áp ngược trên diot trong mạch cầu bé hơn điện áp ngược trên mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì. Câu 3: trong thực tế khi nào dùng mạch chỉnh lưu dùng diot khi nào dùng mạch chỉnh lưu thyristor? Diot: khi cần nguồn chỉnh lưu lấy ra điện áp 1 chiều, nguồn 1 chiều dòng nhỏ ko đổi. mạch chỉnh lưu có thể được sử dụng trong các bộ nguồn cung cấp dòng điện 1 chiều hoặc trong các mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến điện trong các thiết bị vô tuyến. khi sử dụng diot thì không điều chỉnh đc điện áp đầu ra. Thyristor: khi cần lấy nguồn chỉnh lưu lấy ra điện áp 1 chiều dòng lớn có thể điều chỉnh điện áp ra dễ dàng thông qua góc mở anpha. Câu 4: nêu điều kiện để mạch chỉnh lưu xảy ra hiện tượng trùng dẫn? Tải bắt buộc phải có cuộn dây với L= vô cùng. Trở trên cuộn dây thứ cấp của biến áp phải >= 2 ôm Có 2 van cùng dẫn trở lên. Câu 5: trong mạch chỉnh lưu tụ C và cuộn cảm L có chức năng gì? Đối với tụ đc sử dụng để lọc điện áp, san phẳng điện áp. Đối với cuộn cảm được sử dụng để lọc dòng điện, san phẳng dòng điện. Câu 6: so sánh mạch chỉnh lưu cầu 3 pha và tia 3 pha cùng tải? Cầu 3 pha: lấy ra điện áp giữa 2 dây,. Tia 3 pha : lấy ra điện áp lần lượt trên các dây. So sánh về số lượng diot: mạch cầu dùng 6 diot mạch tia dùng 3 diot. Câu 7: trong thực tế khi sử dụng mạch chỉnh lưu 1 pha người ta thường chọn mạch chỉnh lưu nào? Tại sao? Trong thực tế người ta thường sử dụng mạch cầu 1 pha vì giá thành thấp dễ sử dụng hiệu suất cao, mạch đơn giản. CHƯƠNG 5: Câu 1: nêu các yêu cầu chính để thiết kế mạch phát xung điều khiển. Phát xung chính xác độ rộng xung theo yêu cầu Hoạt động ổn định khi dòng điện va điện áp thay đổi. Mạch làm việc bình thường ở các chế độ khác nhau. Đóng cắt nhanh chống nhiễu tốt, có khả năng bảo vệ trước sự cố ngắn mạch quá tải. Câu 2: có mấy loại xung điều khiển để mở thyristor? Nêu ưu nhược điểm từng loại? Có 4 dạng xung: -xung kim(xung đơn): phù hợp với tải trở ,nhỏ ko phù hợp với tải cảm(I tăng chậm) -xung rộng: đảm bảo mở cho mọi loại tải. Công suất điều kiện lớn do xung tồn tại lâu, đòi hỏi mạch có công suất lớn, khâu điều khiển làm việc nặng nề. -xung chùm: đảm bảo mở cho mọi loại tải, công suất điều khiển đc giảm dễ truyền cách ly thông qua biến áp xung. -xun kép: dùng cho mạch 3 pha gồm 2 xung cách nhau 60 độ. Câu 3: thế nào là hệ điều khiển đồng mạch và hệ điều khiển không đồng mạch? Hệ không đồng mạch là không có khâu nào chạy đồng mạch với điện áp lực , anpha đc xác định thuộc vào tần số cần điều chỉnh của tải và vào góc điều khiển của lần phát xung trước đó suy ra mạch chỉnh lưu hệ kín. Nhược điểm: dễ mất ổn định, làm mạch chạy rối loạn. Ưu điểm: chống nhiễu lưới điện tốt. Hệ đồng mạch là một khâu chạy đồng mạch với điện áp lực và gắn chặt pha với mạch lực suy ra để tính thời điểm xuất phát của anpha. Nhược điểm: nhạy nhiễu với lưới điện công nghiệp vì có khâu đồng mạch liên quan tới điện áp lực. Ưu điểm: hoạt động ổn định dễ thực hiện. Câu 4: đê cách ly mạch đk và mạch động lực trong mạch chỉnh lưu thường dùng phần tử nào? Biến áp rơ le trung gian. Câu 5: nêu chức năng của khâu so sánh trong mạch điều khiển? Khâu so sánh : tiến hành so sánh giữa Udk và Utựa điểm cân bằng của chúng thường là điểm phát xung-> điểm kết thúc của anpha. Câu 6: nêu các đặc điểm ưu việt của IC TAC 785 Thực hiện cả 4 chức năng của 1 mạch điều khiển tạo điện áp đồng mạch, điện áp răng cưa, so sánh, tạo xung ra, cấu trúc nhỏ gọn, tốc độ xử lý nhanh. Câu 7: vẽ và nêu sơ đồ cấu trúc chung của mạch điều khiển. Khâu đồng mạch(DB): xác định mốc tính góc mở , kich hoạt mach tạo xung hoạt động, làm nhiệm vụ cách li mạch điều khiển và mạch lực. Khâu dịch pha (DF): thay đổi góc pha của điện áp ra theo tác động của điện áp điều khiển Khâu tạo xung(TX): giảm độ rộng xung để giảm sự phát nóng của linh kiện và giảm tiêu hao. Khối khuếch đại xung(KĐ): tăng đủ công suất xung để các xung có biên độ đủ lớn, dòng đủ mạnh gửi tới cực điều khiển của van DB DF TX KĐ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan