Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Diễn ngôn truyện kể tiểu thuyết đêm thánh nhân nguyễn đình chính văn ho...

Tài liệu Diễn ngôn truyện kể tiểu thuyết đêm thánh nhân nguyễn đình chính văn học việt nam.

.PDF
26
39
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN VĨ PHƯƠNG UYÊN DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT ĐÊM THÁNH NHÂN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG Phản biện 1: TS. NGUYỄN KHẮC SÍNH Phản biện 2: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 12 năm 2015 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong khoa học nghiên cứu văn học, diễn ngôn truyện kể đã trở thành hệ thống lí thuyết được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Tiếp nhận tác phẩm văn học theo quan niệm diễn ngôn truyện kể không đơn thuần chỉ nghiên cứu trên bề mặt mà “độ rơi” của nó chính là vấn đề ngoài và sau văn bản. Điều này hứa hẹn mở ra những chiều kích trong lí giải và khám phá “cái khác” từ nhiều điểm nhìn tham chiếu. Vận dụng lí thuyết diễn ngôn truyện kể trong khảo sát văn bản nghệ thuật không ngoài mục đích đi đến khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như tài năng và phong cách của nhà văn. 1.2. Với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, Nguyễn Đình Chính đã tạo dựng thành công những lớp diễn ngôn khác nhau cho đứa con tinh thần của mình. Theo đó, từ quyền năng trần thuật của người kể chuyện là những biến thể diễn ngôn dẫn dụ người đọc đi vào những “mê lộ” của một thế giới đa sắc màu – thế giới thực/ phi thực; thế giới của sự đổ vỡ, đứt gãy nhưng vẫn thấm đẫm tình yêu thương đồng vọng trong sâu thẳm mỗi bản thể người. 1.3. Nghiên cứu diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân còn giúp chúng tôi hướng tới đánh giá những thành công trong kĩ thuật viết của nhà văn. Đó là những sáng tạo nghệ thuật được chuyển hóa linh hoạt thông qua đường dẫn không – thời gian trần thuật; là tính đa thanh trong giọng điệu và phương thức tổ chức lời trần thuật hấp dẫn. Đi vào khám phá những bình diện nghệ thuật này sẽ góp phần vào khẳng định tài năng của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Đây cũng là một trong những lý do nữa khiến cho chúng tôi chọn “Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm Thánh nhân của Nguyễn Đình Chính” làm đề tài luận văn. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Từ những bài viết nhận diện về hành trình sáng tạo Trong bài viết Nguyễn Đình Chính, kẻ mang bố ra đùa, Đỗ Minh Tuấn đã cho bạn đọc biết đến chân dung Nguyễn Đình Chính từ tinh thần đến sự nghiệp sáng tác. Nhà văn Hòa Vang trong bài Chính mía ở Đêm thánh nhân đã chia sẻ với bạn đọc về những cảm nhận của mình khi đọc Đêm thánh nhân. Tác giả Đặng Tiến với công trình nghiên cứu Một thành tựu của văn chương huyền ảo đã phân tích sâu sắc giá trị mà Đêm thánh nhân mang lại. Ngoài ra còn có Hoàng Hữu Các trong Trò chuyện với Đêm Thánh nhân cho rằng Đêm thánh nhân là một cuốn tiểu thuyết in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của tác của nhà văn. 2.2. Đến những công trình, bài viết nghiên cứu có tính gợi mở Đến với tiểu thuyết Đêm thánh nhân, đã có không ít những bài viết đề cập đến các yếu tố liên quan đến nghệ thuật xây dựng diễn ngôn truyện. Có thể nhắc đến Đặng Tiến trong bài viết Một thành tựu văn chương kỳ ảo với nhận diện về cái độc đáo của tác phẩm ở phương diện không gian; nhà thơ Văn Cầm Hải trong bài 240 phút mạo hiểm cùng Nguyễn Đình Chính khai thác nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết thông qua đường dẫn không – thời gian tâm lý và kỳ ảo; hay Thái Phan Vàng Anh với bài nghiên cứu Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã đánh giá cao thành công của tiểu thuyết Đêm thánh nhân trên phương diện nghệ thuật lắp ghép, đồng hiện điện ảnh. Nhìn chung, vấn đề diễn ngôn truyện kể trong Đêm Thánh nhân ít nhiều đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở những nhận định có tính khái quát. Tuy nhiên, đây là những gợi ý quý báu cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu triển khai luận văn này. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm Thánh nhân của Nguyễn Đình Chính”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát của luận văn là tiểu thuyết Đêm thánh nhân do Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội xuất bản năm 2008. Trong luận văn, chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết của các tác giả khác có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp hệ thống và Phương pháp sử dụng lý thuyết tự sự học. 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương diện người kể chuyện Chương 2. Diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương thức tổ chức không - thời gian trần thuật Chương 3. Diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương thức tổ chức lời trần thuật và giọng điệu trần thuật 4 CHƯƠNG 1 DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG ĐÊM THÁNH NHÂN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI KỂ CHUYỆN 1.1. DIễN NGÔN VÀ DIễN NGÔN TRUYệN Kể 1.1.1. Khái niệm diễn ngôn Từ cách tiếp cận ngôn ngữ học, phong cách học, xã hội học, văn học đã cung cấp cho chúng ta các góc nhìn khác nhau về diễn ngôn: diễn ngôn như là cấu trúc của ngôn ngữ/ lời nói, diễn ngôn như là lời nói – tư tưởng hệ, diễn ngôn như là công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực, và diễn ngôn là quy tắc mang đậm cá tính sáng tạo. Dựa trên những nghiên cứu đi trước, chúng tôi hiểu: Diễn ngôn là một thuật ngữ liên ngành (trong đó có văn học); là một đơn vị biểu đạt trên câu, nó nhờ đường dẫn ngôn ngữ chuyển tải nội dung đời sống rộng lớn và trở thành các sự kiện; là sản phẩm của hoạt động giao tiếp gắn liền với ngữ cảnh, thời đại, môi trường văn hóa – xã hội đặc trưng. Nó tồn tại ngoài đường biên của ngôn ngữ, xâm lấn vào nhiều lĩnh vực xã hội, dung chứa những khối lượng tri thức, lịch sử và thẩm thấu trong nó những giá trị tư tưởng của thời đại. 1.1.2. Diễn ngôn truyện kể Diễn ngôn truyện kể đã được đề cập đến thông qua một số công trình nghiên cứu về các phương diện của diễn ngôn như F. Stanzel đề ra khái niệm “tình huống kể” (narrative situation), Todorov đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của diễn ngôn không gian và thời gian trong diễn ngôn, hay E. Benveniste cho rằng một tác phẩm văn học có hai dạng thức, “nó đồng thời vừa là câu chuyện được kể và là một diễn ngôn”. G.Genette viết rằng: “truyện kể, đối với tôi chỉ là một hình thức của diễn ngôn”, “truyện kể là một diễn ngôn”, diễn ngôn này được Genette khảo sát ở các bình diện ngôi kể, người kể, vai kể, trật tự và tình huống 5 trần thuật, thức, giọng, tiêu cự hoá, diễn ngôn của người kể và diễn ngôn của các nhân vật. Từ cách phân loại và nhận diện của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy diễn ngôn truyện kể được sử dụng chỉ hình thức (cấu trúc) của tác phẩm tự sự, bao gồm các yếu tố văn bản, tác giả, độc giả, vai, người kể, điểm nhìn, giọng, thức kể chuyện... Diễn ngôn truyện kể có chức năng diễn giải, chỉ dẫn, định hướng cho mọi nấc thang giá trị trong và ngoài văn bản. Các hình thức diễn ngôn truyện kể tạo sinh ra nhiều giá trị, cho phép xây dựng nên một chiến lược phát ngôn nghệ thuật hướng về một thế giới mới – vượt thoát khỏi hiện thực trong ý thức tìm kiếm cái hằng tại dựa trên sự khác biệt của tính “hư cấu” nghệ thuật. Lúc này diễn ngôn truyện kể phát huy quyền lực tối ưu, hướng tới lí giải bản chất thế giới thực tại. 1.2. HÌNH THÁI DIễN NGÔN NGÔI TRUYệN Kể TRONG ĐÊM THÁNH NHÂN CủA NGUYễN ĐÌNH CHÍNH 1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – phức hợp ngôi kể diễn ngôn trong diễn ngôn a. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong Người kể chuyện ngôi thứ nhất dạng cố định trong Đêm thánh nhân là kiểu người kể chuyện ngôi “tôi” trùng khít hoàn toàn với nhân vật chính của sự việc, để nhân vật được tự do thuật lại chuyện của mình, bộc bạch tâm sự, nghĩ suy quanh câu chuyện đó. Tiêu biểu cho ngôi kể này là việc nhà văn để nhân vật Mùi cá ngạnh tự kể tất cả những sự việc xảy ra trong gia đình hay ông phó Thực, người trải qua những cung bậc nỗi đau của cuộc đời, kể chuyện như trút hết ruột gan khiến người đọc dường như đang nhịp bước cùng nhân vật trải qua nhiều nỗi đau xót xa. Hình thức trần thuật này tạo ra ảo giác ở độc giả về tính khách quan của nội dung câu chuyện và thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của người kể chuyện. 6 Người kể chuyện ngôi thứ nhất dạng bất định trong Đêm thánh nhân là hình thức trần thuật có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể những chuyện khác nhau từ những điểm nhìn khác nhau. Nổi bật là câu chuyện của bà Phạm Thị Nhàn đã được Nguyễn Đình Chính xử lý thành công qua nghệ thuật kể chuyện ở ngôi thứ nhất với hai chủ thể xưng tôi – cái tôi “kép”. Các lớp diễn ngôn của tác giả, bà Nhàn và bà Hạnh được lồng kết trong nhau giúp người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội cảm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể chân thực của chính họ. Dạng thức trần thuật này là minh chứng tiêu biểu cho đặc điểm của diễn ngôn truyện kể tạo tính trùng phức ở lời diễn trong ngôi kể, khiến cho mạch truyện kể đa ngôn và không trở nên nhàm chán, một chiều mà phong phú, sống động hơn. b. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên ngoài Trong Đêm thánh nhân, đôi khi chủ thể trần thuật chỉ giữ vai trò là người quan sát, chứng kiến, kể lại câu chuyện và hạn chế đến mức thấp nhất sự tham gia của bản thân vào câu chuyện khi kể. Như khi Chế Bồng Thớt xưng “tôi” – cái tôi nhân chứng giữ vai trò chủ đạo trong truyện kể về Phạm Văn Cổn, không áp đặt cái nhìn cá nhân vào quá trình diễn biến của câu chuyện, tuy nhiên cũng có xen lẫn điểm nhìn, cảm xúc của người trần thuật. Ngoài ra còn có tình huống truyện kể người kể không xưng tôi, chỉ đích danh là cô Thương Ơi, nhưng người kể hoàn toàn đứng ngoài sự vận động của các sự kiện, các tình tiết. Lối kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên ngoài đã đem lại cho truyện một kết cấu năng động, diễn biến của các sự kiện, biến cố ít có ai đoán trước được sẽ như thế nào. Sự phối hợp hai hình thức trần thuật ngôi thứ nhất khiến những câu chuyện trong Đêm thánh nhân không tách rời mà luôn được đan cài vào nhau rất linh hoạt, kéo người đọc lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm đồng thời tạo sự sinh động cho đời sống bên 7 trong văn bản nghệ thuật, mặt khác tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho thế giới nội tâm nhân vật được xem xét dưới nhiều góc độ và hiện lên một cách tự nhiên hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu phức hợp diễn ngôn trong diễn ngôn, góp phần tạo dựng cho hình thái truyện kể chạm đến lằn ranh sáng tạo của nghệ thuật tự sự. 1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba – chủ thể chính của diễn ngôn truyện kể a. Người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong Trong Đêm thánh nhân, đôi khi người kể chuyện dựa vào cảm nhận, suy nghĩ, phạm vi ý thức của nhân vật về thế giới xung quanh để kể câu chuyện. Đặc điểm này thể hiện qua việc nhà văn để cho bác sĩ Cần soi rọi vào tận những ngõ ngách tâm can mình, để chất vấn – dằn vặt – đau xót – suy tư qua những dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật. Ngoài ra trong một số trường hợp, Nguyễn Đình Chính cũng tạo nên tính song đối trong luân phiên điểm nhìn giữa các nhân vật trong cùng một câu chuyện (chuyện về cô Lũy) để khai thác thấu đáo các khía cạnh tâm lý, tình cảm sâu kín của nhân vật. Với điểm nhìn bên trong, Nguyễn Đình Chính dường như đã đóng dấu vào bản đồ tâm thức của nhân vật, qua đó tái hiện được đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc, toàn vẹn. b. Người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài Trong Đêm thánh nhân còn có hình thức tự sự mà người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, kể theo điểm nhìn của chính mình, mang tư cách là chủ thể chính của diễn ngôn truyện kể. Có khi chủ thể trần thuật đứng ngoài để kể về những lát cắt của cuộc sống khó khăn, tách biệt khỏi xã hội của trại cùi An Nan, hay có khi người kể để câu chuyện được triển khai và tự phát triển nhờ vào cuộc hội thoại giữa các nhân vật như bác sĩ Cần với bà Nhàn, giữa bác sĩ Cần với Thạch gà gáy. Lúc này, người kể chuyện hoàn toàn đứng 8 ngoài câu chuyện, chính người đọc sẽ nhận biết được các tầng ý nghĩa sâu xa của truyện kể trên những lớp tình huống truyện. Có thể thấy Nguyễn Đình Chính đã vận dụng điểm nhìn linh hoạt – liên tục thay đổi điểm nhìn trần thuật để tạo sự tươi mới cho lối kể. Cùng là ngôi kể thứ ba nhưng có lúc, người kể với vị thế của “cái tôi bên ngoài” tác phẩm, cũng có lúc, người kể nấp sau nhân vật, nhìn mọi việc dưới góc nhìn của nhân vật. Việc sử dụng hình thức trần thuật này giúp Đêm thánh nhân không tạo cảm giác nhàm chán mà trái lại vẫn có sức hấp dẫn mới mẻ, sự lôi cuốn, mời gọi bạn đọc khám phá. Hình thức luân phiên điểm nhìn trong Đêm thánh nhân khiến người đọc liên tưởng đến tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, điểm làm nên sự khác biệt trong Đêm thánh nhân là tác giả tiểu thuyết đã xây dựng thành công hệ thống người kể chuyện mang tính phức hợp theo hình thức diễn ngôn trong diễn ngôn, đa dạng và toàn năng hơn. Sự đan cài hai hình thức trần thuật ngôi thứ nhất hỗ trợ cho ngôi thứ ba và luân phiên điểm nhìn bên trong – bên ngoài, cho phép người kể có thể kể về nhiều chuyện, nhiều người, cả những bí mật trong tâm hồn con người, cho phép nhà văn Nguyễn Đình Chính có cơ hội quan sát toàn diện cuộc sống và số phận con người để phản ánh nó vào tác phẩm một cách cụ thể, khách quan. CHƯƠNG 2 DIễN NGÔN TRUYệN Kể TRONG ĐÊM THÁNH NHÂN CủA NGUYễN ĐÌNH CHÍNH NHÌN Từ PHƯƠNG THứC Tổ CHứC KHÔNG - THờI GIAN TRầN THUậT 2.1. DIễN NGÔN Tổ CHứC KHÔNG GIAN TRầN THUậT 2.1.1. Không gian lịch sử – sự kiện Không gian xã hội trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân là một hình thức tồn tại đa dạng, bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người và mối quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, thế hệ này 9 với thế hệ khác. Đó là không gian của những năm tháng chiến tranh khốc liệt, chứa đựng trong ấy là ngập tràn những con người mang số phận bi thương nhưng đồng thời cũng là minh chứng hào hùng cho sự anh dũng của họ. Có khi đó là những cảnh sinh hoạt, những phong tục độc đáo của các dân tộc trên khắp đất nước như bầu không khí sôi nổi chợ tình của người Mán, người Mèo, lễ bỏ mả của tộc người Giarai Mthur. Hay đôi khi lại bó hẹp trong không gian của đời sống gia đình, nơi những con người như Mùi cá ngạnh được thử thách bản lĩnh và lòng bao dung của số phận. Dõi theo Đêm thánh nhân, có thể thấy các nhân vật dường như luôn hối hả trong hành trình vượt qua những bất an, chênh vênh của cuộc sống để với hi vọng tìm được một chốn “an cư” cho tâm hồn mình. Không gian của đời sống xã hội, của gia đình đã trở thành chuyến tàu chở các nhân vật trong hành trình sống đau đớn nhưng mang đậm tinh thần nhân bản đó. Nếu như không gian trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có độ nén chặt và hiện ra một ở một số bối cảnh điển hình gắn với loại người thượng lưu tư sản thành thị thì những gì đọng lại trong bức tranh toàn cảnh về không gian lịch sử – sự kiện trong Đêm thánh nhân lại mở ra một thế giới rộng lớn. Tiểu thuyết Đêm thánh nhân chứa trong nó những cuộc tìm kiếm bản thể. Vì thế, không gian lịch sử – sự kiện đã làm nền để tạo nên mạch dẫn xuyên suốt trong nhiều trang tiểu thuyết, và trong hành trình đó, nó như người bạn sẻ chia với cái tôi đi tìm bản ngã, đi tìm lí tưởng cho mình của các nhân vật. 2.1.2. Không gian tâm lí Không gian tâm lí trong Đêm thánh nhân đan bện bên trong tâm giới nhân vật, trong tiềm thức của người kể chuyện. Đôi khi, nhà văn dồn nhân vật vào một không gian khung cảnh cụ thể để xây dựng nên một không gian bản thể, như khi bác sĩ Cần đứng trước ngôi mộ của Thạc gà gáy, ông cảm thấy “nỗi buồn như con giun đất lấm láp cứ 10 từ từ bò từ gan lên phổi lên tim lên óc”. Lúc này, không gian tâm lý như chiếc nôi nâng đỡ cho trạng thức tâm hồn con người trở về trong diễn cảm hiện sinh. Cũng có khi, không gian ấy mang đậm dấu ấn của những hồi tưởng xa xăm, mảnh ký ức trong tâm hồn cha Tạc lần lượt hiện thức về kỷ niệm khi cha mới mười lăm tuổi lần đầu tiên được sống trong hơi thở đàn bà khiến cảm xúc sôi sục bên trong tâm hồn. Chính nhờ lớp không gian tâm lý này mà các nhân vật quay về ký ức để đối diện với tất cả, để được sống thật với chính mình dù chỉ một lần. Đó còn là không gian của những khát khao trong mộng mị, nơi Nguyễn Đình Chính để những nhân vật như cha Tạc quay quắt trong giấc mơ kỳ quái, trong dòng tâm trạng khát gợi, trở về tìm kiếm tận cùng nơi hữu thể, cái năng lực sinh tồn. Bên cạnh đó là sự xuất hiện dày đặc của không gian màn đêm, nơi các nhân vật tìm về với chính mình, với nỗi buồn luôn chất chứa ở một góc nào đó của tâm hồn. Không gian tâm lý trong Đêm thánh nhân góp phần đào sâu thêm thế giới nội tâm nhân vật, mở rộng không gian tác phẩm vào chiều hướng nội và kéo thời gian hành động của nhân vật, làm cho đời sống nội tâm của nhân vật phong phú, sinh động hơn. Những trang văn thấm đẫm cảm xúc của không gian tâm lý còn giúp người đọc như được soi thấu vào cái bản nguyên trong tự ngã của mỗi con người. 2.1.3. Không gian huyền bí, kì ảo Tiểu thuyết Đêm thánh nhân chứa đựng nhiều yếu tố kỳ ảo tạo nên không gian đa chiều của những giấc mơ và linh hồn, của cõi âm và cõi dương đan cài nhau, hư và thực, của đời sống tâm linh. Yếu tố kỳ ảo xâm lấn vào mọi ngõ ngách của đời sống và tâm hồn nhân vật qua sự chuyển động đột biến của linh hồn, những người đã chết như ông Từ, Thạc gà gáy có thể quay về bộc lộ tâm khiến cảm giác lưỡng lự của bạn đọc hoàn toàn bị khuất phục. Không gian của đời sống tâm linh còn được thể hiện qua khát khao nơi hữu thể người được lắng 11 lòng trong không gian thanh tịnh của chùa chiền, của nhà thờ, để chạm ngưỡng tới những chân giá trị sống; hay sự xuất hiện của thế lực kì ảo, lạ lùng, giống như là số mệnh, dường như luôn có một thế lực bí ẩn dõi theo cuộc sống của các nhân vật, quyết định vận mệnh của họ, nói hộ, thực hiện hộ những điều mà họ mong mỏi; hay ở môtip nhân quả, những nhân vật mà như cách gọi của Nguyễn Đình Chính là những “thánh nhân” đều có trong họ những khả năng phi thường để vượt qua những nanh vuốt của cái ác. Suy nghiệm để rồi triết thuyết về đức tin tôn giáo, về những thế lực siêu nhiên, môtíp nhân quả… như một trợ lực tinh thần, hướng thượng và bảo dưỡng tính thiện trong con người như vậy, nhà văn đã chạm được đến tận sâu cái “gốc rễ” nhân tính người. Bức hình của cuộc sống với vô vàn mảnh ghép không gian trong Đêm thánh nhân được tiểu thuyết gia Nguyễn Đình Chính xây dựng vô cùng khéo léo. Tất cả những hình sắc không gian nhiều màu sắc đã bện chặt vào nhau để tạo thành một bức tranh xã hội rộng lớn nhưng lại ẩn chìm trong nó biết bao số phận nhỏ bé, chất chứa đau thương của những kiếp người. Đi sâu vào tìm hiểu hình tượng không gian trong Đêm thánh nhân, người đọc vẫn nhận thấy nghệ thuật miêu tả không gian của tiểu thuyết vẫn còn một số hạn chế nhất định. Ở một số trang viết trong việc xử lí các lớp không gian trần thuật chưa thực sự theo kịp thế giới siêu nhiên huyền bí. Tuy nhiên, điều quan trọng là Đêm thánh nhân đã xây dựng được các mặt cắt không gian khá đa dạng, gắn liền với đời sống, tâm lý nhân vật, tạo nên một “mê lộ” dẫn dắt người đọc nhọc nhằn đi vào khám phá những góc khuất trong tâm hồn của con người. 2.2. DIễN NGÔN Tổ CHứC THờI GIAN TRầN THUậT 2.2.1. Thời gian niên biểu - song hành hai lớp thời gian bên ngoài và bên trong 12 a. Thời gian niên biểu bên ngoài Thông qua bảng khảo sát về thời gian niên biểu bên ngoài trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân, có thể thấy các sự kiện gắn với thời gian niên biểu bên ngoài không hiển thị xuyên suốt các chương mà chỉ được nhắc đến qua một số sự kiện tiêu biểu trong 5 chương (trong tổng số 22 chương) của tác phẩm. Những sự kiện lịch sử xã hội làm tiền đề, đẩy nhân vật rơi vào bước ngoặt của số phận, đem đến cho người đọc sự hình dung cụ thể về cuộc sống của con người qua các chặng đường lịch sử của đất nước. Đó là những con người hy sinh xương máu trong chiến tranh vì độc lập nước nhà (Tuấn, Xuân), là những người thời hậu chiến không thể hòa nhập với cuộc sống (Mùi cá ngạnh, Chế Bồng Thớt, ông Cổn), là những người mang trong mình tư tưởng nặng nề của giai đoạn tiến lên xã hội chủ nghĩa (bà Nhàn, bà Ngót). Yếu tố thời gian lịch sử đã trở thành phương tiện để nhà văn khái quát thành phông nền – lý do thúc đẩy sự nảy sinh các vấn đề của đời sống con người trong những thăng trầm của dòng chảy lịch sử dân tộc. b. Thời gian niên biểu bên trong Thời gian niên biểu bên trong đầy chất triết lý và nặng trĩu tâm trạng đã được chồng chất trong các lớp thời gian đa dạng của Đêm thánh nhân. Qua bảng khảo sát có thể thấy cuộc đời bác sĩ Trương Vĩnh Cần được miêu tả bằng những sự kiện không được kể theo thời gian tuyến tính mà theo kiểu thời gian giãn cách, đảo ngược, từ hiện tại đến quá khứ rồi lại trở về hiện tại, xây dựng được những tháng năm biết nói – thời gian biết nói về nỗi khổ triền miên, bất tận của nhân vật bác sĩ Cần. Ngược lại, thời gian niên biểu bên trong của nhân vật y sĩ Sự được miêu tả qua những chỉ dẫn ngày tháng cụ thể đến lạnh người thể hiện hiện tại đang vật vờ đi theo dòng trôi của năm tháng, là cái cớ 13 để cuộc đời con người chìm trong những dòng tâm trạng, những nỗi đau khổ triền miên không dứt. Bằng thủ pháp song hành hai lớp thời gian niên biểu bên trong và bên ngoài, nhà văn Nguyễn Đình Chính đã giúp người đọc có cái nhìn tương đối đầy đủ về hoàn cảnh xã hội được phản ánh trong tiểu thuyết. Những lớp thời gian niên biểu bên ngoài – sự kiện lịch sử trong từng giai đoạn đã tác động đến đời sống con người, từ đó tạo nên được những lớp thời gian niên biểu bên trong, phản ánh thế giới tinh thần con người trong những giai đoạn lịch sử, xã hội cụ thể, đồng thời tạo được điểm nhấn, tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc xuyên suốt tác phẩm. 2.1.2. Sai trật tự thời gian – lối trần thuật phi tuyến tính a. Trần thuật theo kiểu đảo thuật Sự pha trộn đan xen giữa hiện tại và quá khứ đã được nhà văn Nguyễn Đình Chính dày công thể hiện trong Đêm thánh nhân. Lồng vào hiện tại đang diễn ra, tác giả đưa nhân vật ngược dòng thời gian, lướt qua những năm tháng cuộc đời và chỉ dừng lại ở những giai đoạn có ý nghĩa nhất thông qua hồi tưởng và kể lại. Bác sĩ Trương Vĩnh Cần bỗng nhiên có khả năng nhìn thấy những hồn ma, khiến ông rơi vào cuộc sống rối ren, bất lực, chính lúc đó, ông lại nhớ về những ký ức tuổi thơ trong trẻo vô âu vô lo. Ngược lại với bác sĩ Cần là Mùi cá ngạnh, nhìn vào cuộc sống hiện tại ít ai ngờ anh lại phần quá khứ “bi thảm nhất cuộc đời chó đẻ” với những nỗi đau tinh thần do hậu quả chiến tranh để lại quá lớn. Nguyễn Đình Chính dường như vừa cho nhân vật sống trọn vẹn trong những thời khắc đáng nhớ nhất với quá khứ, vừa đặt nhân vật của mình trong mối liên hệ với hiện tại để từ những dấu chỉ đó thôi thúc tinh thần tự thức trong bản mệnh người, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân như được hóa thân 14 trở về với chính con người mình, trở về trong khát vọng được vong tồn trong cuộc sống thực tại. b. Trần thuật theo kiểu dự thuật Một trong những hình thức dự thuật nổi bật trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân là sự hiện diện của những giấc mơ. Giấc mơ không chỉ là nơi con người tìm đến với những mong ước, khát khao, mà thông qua đó, con người còn nhìn thấy được tương lai của họ. Căn bệnh liệt dương oái ăm, mặc cảm, tủi nhục đeo bám bác sĩ Cần khiến ông hay mơ những giấc mơ tính dục, đó như là một niềm khao khát cháy bỏng ăn sâu vào tiềm thức, để rồi những dự thuật trong giấc mơ đã trở thành hiện thực. Ngoài ra còn có kiểu dự thuật mở, chưa biết có thể xảy ra hay không, như khi cô Thương Ơi mơ về tương lai các nhân vật được gặp lại nhau, quây quần đầm ấm bên nhau vui vẻ, hạnh phúc. Cách tổ chức diễn ngôn thời gian ở đây như là một dự thuật mở, qua đó có thể chuyển tải được thông điệp thời gian tương lai của các nhân vật chính là thước đo nghị lực của con người. Thông qua dự thuật về tương lai, nhà văn muốn nói với chúng ta rằng, muốn đạt được cuộc sống hạnh phúc thì con người phải có ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc đời. Đây có thể xem là một lối “đi tắt” để mở ra những cái kết khác nhau cho nhân vật, cũng là một kĩ thuật có tính hiệu quả thẩm mỹ cao mà nhà văn đã dày công thể hiện trong những trang viết của mình. Qua khảo sát tiểu thuyết Đêm thánh nhân từ góc nhìn trần thuật phi tuyến tính, có thể thấy những câu chuyện quá khứ, những sự kiện nằm trong dự định thời tương lai được đặt vào dòng chảy bề bộn của hiện tại hôm nay khiến thời gian như được kéo dãn ra và không ngừng tiếp diễn. Cách tổ chức thời gian phi tuyến tính cho hiện thực rộng hơn, hiện thực tâm hồn con người sâu hơn, dệt nên trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân một mạng lưới tâm lý truyện kể được “xem 15 như một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai”. 2.2.3. Tần suất thời gian – sự trùng lặp của cùng một biến cố Trong Đêm Thánh nhân, trần thuật trùng lặp được nhà văn sử dụng để khắc họa một sự kiện hay một trạng thái tâm lý nào đó luôn trở đi trở lại trong nội tâm của nhân vật. Qua bảng khảo sát có thể thấy môtip giấc mơ xuất hiện lặp lại với tần suất liên tục, đến chín lần trong tám chương. Sự xuất hiện lặp lại của môtip giấc mơ trên trục thời gian đã tạo nên một đường dẫn trong tâm tưởng của người đọc, lôi kéo họ vào một dòng chảy liên tục theo mạch ngầm của câu chuyện, khiến người đọc ghi đậm dấu ấn trong tâm tưởng và dần dần hình thành một cảm thức về dòng thời gian kỳ ảo hiện diện trong tâm lý khi dõi theo Đêm thánh nhân. Bên cạnh đó, người đọc còn có dịp được chiêm nghiệm, suy ngẫm bởi sự lặp lại của môtip linh hồn. Trên cơ sở khảo sát văn bản chúng tôi nhận thấy, môtip hồn ma được lặp lại đến 14 lần xuyên suốt trong 8 chương truyện. Việc lặp lại sự xuất hiện của môtip hồn ma nhiều lần và xuyên trục thời gian của truyện khiến người đọc có cảm giác như đang trôi vào một thế giới kỳ ảo, đầy ma quái. Hơn nữa tần suất thời gian xảy lặp/lặp đã quy chiếu cho các dạng linh hồn xuất hiện không tuân theo trật tự của thời gian trần thuật dẫn đến trục thời gian bị bẻ cong tạo nên sự lẫn lộn giữa hư và thực, giữa người với ma. Một hiện tượng đáng chú ý khác trong kỹ thuật xây dựng tần suất thời gian của Nguyễn Đình Chính đó là sự hiện diện trùng lặp dày đặc của các con số 3, 7, 9 và đặc biệt là con số 108, không chỉ là phương tiện mà đóng vai trò như một thành tố kiến tạo nghĩa cho văn bản nghệ thuật. Những con số đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật ẩn, mang nhiều giá trị thẩm mĩ, góp phần làm nên độ vang ngân cho các lớp văn bản trong tác phẩm. 16 Với sự thể hiện đa dạng những chiều kích khác nhau của thời gian, nhà văn Nguyễn Đình Chính đã làm nổi bật lên một dòng thời gian mang đậm dấu ấn số phận con người với sự tồn tại song hành của hai lớp thời gian bên trong và bên ngoài, một dòng thời gian đa chiều với trật tự phi tuyến tính và mang đậm tính hư ảo bởi sự lặp lại vô thức của những giấc mơ, sự tồn tại của các linh hồn và những con số đầy tính tâm linh. Thông qua lớp tổ chức chức diễn ngôn của dòng thời gian, tác giả đã đi sâu vào khám phá những khoảng lặng trong tâm hồn con người với những lát cắt vụn vỡ của dòng thời gian tâm trạng. Cuộc sống hiện ra với những mảng màu sáng tối lẫn lộn, và con người trong đó là những mảnh đời đầy ám ảnh, bi thương. CHƯƠNG 3 DIễN NGÔN TRUYệN Kể TRONG ĐÊM THÁNH NHÂN CủA NGUYễN ĐÌNH CHÍNH NHÌN Từ PHƯƠNG THứC Tổ CHứC LờI TRầN THUậT VÀ GIọNG ĐIệU TRầN THUậT 3.1. LờI TRầN THUậT VÀ CÁC DIễN NGÔN 3.1.1. Lời gián tiếp – đan xen các kiểu diễn ngôn Trong Đêm thánh nhân, bằng lời gián tiếp, Nguyễn Đình Chính đã thể hiện được một cách đa dạng thế giới vật chất, cũng như thế giới nội tâm của con người. Kiểu lời gián tiếp dùng để miêu tả thế giới khách quan có tác động đến tâm trạng nhân vật, như một khung cảnh bất chợt hiện lên trước mắt bác sĩ Cần khi ông đang lang thang vô định, hay những đoạn miêu tả chân dung của nhân vật (cô Thương Ơi, cô Liễu). Đây là lời gián tiếp thiên về diễn ngôn hội họa – vẽ nên những sắc màu của phong cảnh, của vẻ ngoài con người. Lời văn gián tiếp còn thể hiện qua lời kể của chủ thể trần thuật xưng “tôi” với điểm nhìn hướng nội. Khi ông phó Thực bộc lộ suy nghĩ về quy luật của cuộc sống, người đọc nhận thấy câu chuyện được trần thuật như một 17 lời tâm sự, bộc bạch nỗi lòng của chính người trong cuộc. Ngoài ra, còn có kiểu lời gián tiếp chủ thể trần thuật để cho nhân vật (y sĩ Sự) nêu lên những suy nghĩ của bản thân về diễn biến của sự việc. Đây là kiểu lời gián tiếp phỏng theo lời nhân vật, tạo ra một điểm nhìn khác bên cạnh điểm nhìn của chủ thể trần thuật vào đối tượng. Trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân, những lời gián tiếp thiên về diễn ngôn hội họa, lời gián tiếp tâm lý được tổ chức đan xen trên nền diễn ngôn điện ảnh được tổ chức đồng hiện với nhau đã làm tiền đề dẫn dắt đời sống nhân vật phát triển, cũng như đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Từ đó tạo nên những khoảng trắng để lôi kéo người đọc thích thú tham gia vào hành trình của nhân vật và làm nền tảng cho việc kiến tạo tình huống truyện, dẫn dụ người đọc sống trong không gian gây cấn của Đêm thánh nhân 3.1.2. Lời trực tiếp – chồng xếp các lớp diễn ngôn Lời trực tiếp trong Đêm thánh nhân trước hết thể hiện thông qua những đối thoại về tư tưởng, về quan điểm nằm chính trong phát ngôn của nhân vật, đồng thời cũng biểu hiện nội tâm, tình cảm của họ. Như trong đoạn đối thoại giữa Dục Văn Bường và cô gái điếm, việc chồng xếp các lớp diễn ngôn đa tạp đã lột tả được bản chất của cả hai người, một người với bản chất dâm đãng, sành sõi trong món nghề chơi gái và một người có cảnh ngộ khốn khổ, vì tiền mà bán mất nhân phẩm. Một hình thái khác của dạng lời văn trực tiếp là lời nội tâm. Đêm thánh nhân có rất nhiều tình tiết nương theo yếu tố tâm lý để kể chuyện. Đó là những lời độc thoại của bác sĩ Cần khi ông nhìn thấy luồng khí màu da cam hay lúc ông tự độc thoại với một sự vật tưởng tượng trong trí óc. Không những vậy, khi đọc Đêm thánh nhân, ít nhiều người đọc vẫn nhận thấy bóng dáng của chủ thể trần thuật thông qua những lời bình luận, triết lý, hay những lời thể hiện cảm xúc của mình đan lồng trong lời thể hiện nhân vật. Qua đó người đọc hiểu rõ 18 những trăn trở, những suy nghĩ của chủ thể trần thuật, thông qua lăng kính của nhân vật, về cuộc sống về thế thái nhân tình. Lời trực tiếp trong Đêm thánh nhân được sử dụng một cách đa dạng, nhiều màu sắc. Nhờ thế mà chủ thể trần thuật thể hiện một thái độ đồng cảm sâu sắc với nhân vật. Đồng thời, góp phần bổ sung và soi sáng ý nghĩa chủ đề, nội dung tư tưởng cũng như thể hiện cái nhìn, thái độ của nhà văn trước lẽ sống, nhân sinh. 3.3.3. Lời nửa trực tiếp – song hành hai hình thức diễn ngôn Trong Đêm thánh nhân, Nguyễn Đình Chính thường sử dụng lời văn nửa trực tiếp – lời kể gián tiếp nhưng ngữ điệu, ý thức là của nhân vật. Đó là khi lời văn miêu tả trực tiếp kết hợp với các lời nửa trực tiếp đặt trong ý thức của bác sĩ Cần diễn ra liên tục, thể hiện một cách sinh động trạng thái ý thức nửa mê nửa tỉnh của nhân vật. Đôi lúc chúng ta sẽ bắt gặp lời văn gián tiếp của chủ thể trần thuật kết hợp với lời trực tiếp trong ý thức, nội tâm, cảm xúc của nhân vật, sự kết hợp đan xen, hài hòa ấy tạo nên một sự đa thanh cho giọng văn. Bằng dạng lời văn nửa trực tiếp này, nhân vật không chỉ được hiện lên qua cái nhìn của chủ thể trần thuật còn có dịp tự bộc lộ những sắc thái, cảm xúc bên trong của mình. Nguyễn Đình Chính đã sử dụng lời gián tiếp song hành hai lớp diễn ngôn để kiến tạo nên sự tồn tại giữa thế giới thực/phi thực. Sự song hành hai lớp diễn ngôn thể hiện sự vươn lên thoát khỏi số phận, nhưng không đồng nghĩa với việc cắt đứt mọi mối dây liên kết với hiện thực. Đó chính là lằn ranh tranh chấp giữa thực và phi thực, nơi con người khao khát mơ mộng song cũng luôn cố gắng hòa nhập với cuộc đời. Trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân, người kể chuyện đã sử dụng nhiều hình thức lời văn nghệ thuật để kiến tạo hệ thống lời kể của mình. Các loại lời gián tiếp, lời trực tiếp và lời nửa trực tiếp được sử dụng phối hợp, đan xen nhau góp phần làm cho hiện thực được tái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan