Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia đình nghiên cứu trường hợ...

Tài liệu Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia đình nghiên cứu trường hợp ở phường kim liên, quận đống đa hà nội

.PDF
131
567
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- LÊ VIỆT NGA Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia đình : \b nghiên cứu trường hợp ở phường Kim Liên, quận Đống Đa Hà Nội LUẬN VĂN THẠC SĨ Xà HỘI HỌC Hà Nội - 2005 MỤC LỤC PhÇn 1: Më ®Çu ......................................................................................... 3 1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi ................................................................. 3 5. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu .............................................................. 9 PhÇn 2: PhÇn néi dung chÝnh .......................................................... 14 ch-¬ng 1: c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi ............... 14 1. Tæng quan vÊn ®Ò nghiªn cøu ................................................. 14 2. C¬ së lý luËn vµ ph-¬ng ph¸p luËn cña ®Ò tµi. ............... 18 3. Nh÷ng c¬ së lý thuyÕt cña ®Ò tµi. .......................................... 19 3.1. Lý thuyÕt xung ®ét .................................................................................. 19 3.2. Lý thuyÕt ph©n c«ng lao ®éng ................................................................ 21 3.3. Lý thuyÕt c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ............................................... 24 3.4. Lý thuyÕt t-¬ng t¸c biÓu tr-ng................................................................ 25 3.5. Lý thuyÕt trao ®æi x· héi .......................................................................... 29 3.6. Lý thuyÕt N÷ quyÒn .................................................................................. 30 4. Nh÷ng kh¸i niÖm c«ng cô. ............................................................ 33 4.1 Kh¸i niÖm Gia ®×nh ................................................................................... 33 4.2. Kh¸i niÖm C«ng viÖc gia ®×nh .................................................................. 35 4.3. Kh¸i niÖm Vai trß giíi .............................................................................. 36 4.4. Kh¸i niÖm DÞch vô................................................................................... 37 4.5. Kh¸i niÖm DÞch vô gióp viÖc gia ®×nh .................................................... 37 4.6. Kh¸i niÖm Nhu cÇu ................................................................................. 38 5. Mét vµi nÐt vÒ ®Þa bµn nghiªn cøu.......................................... 42 5. 1. §iÒu kiÖn kinh tÕ x· héi ........................................................................ 42 5.2. Hoµn c¶nh cña c¸c gia ®×nh..................................................................... 43 Ch-¬ng ii - DÞch vô gióp viÖc gia ®×nh vµ t¸c ®éng cña nã tíi gia ®×nh ........................................................ 45 1.1. DÞch vô gióp viÖc gia ®×nh - mét h×nh thøc lao ®éng x· héi ............... 45 1.2 C¸c lo¹i h×nh dÞch vô gióp viÖc gia ®×nh ................................................... 46 1.3. Vai trß cña dÞch vô gióp viÖc gia ®×nh .................................................. 50 1.4. C¬ së ph¸p lý cña dÞch vô gióp viÖc gia ®×nh ....................................... 53 2. Nhu cÇu vµ kh¶ n¨ng cung øng .............................................. 57 2.1. Nhu cÇu thuª ng-êi gióp viÖc ë Hµ Néi ................................................... 57 2.1.1 Gia t¨ng nhu cÇu thuª ng-êi gióp viÖc ................................................... 57 2.1.2 Nh÷ng mong muèn cña c¸c gia ®×nh ®èi víi dÞch vô gióp viÖc gia ®×nh 58 2.2 Kh¶ n¨ng cung øng.................................................................................... 62 2.2.1. Nhu cÇu vÒ dÞch vô gióp viÖc t¨ng cao nh-ng kh¶ n¨ng cung cÊp kh«ng ®ñ ..................................................................................................................... 62 2.2.2 Ho¹t ®éng vµ sù ®¸p øng cña trung t©m m«i giíi .................................. 63 2.2.3. Ho¹t ®éng vµ sù ®¸p øng cña ng-êi gióp viÖc ...................................... 66 3. t¸c ®éng cña dÞch vô gióp viÖc gia ®×nh ®Õn gia ®×nh ........................... 68 1 3.1 Quan niÖm vÒ c«ng viÖc gia ®×nh ........................................................... 68 3.1.1. C«ng viÖc gia ®×nh ®-îc coi lµ c«ng viÖc cña giíi n÷ ....................... 68 3.1.2. C«ng viÖc gia ®×nh ®-îc tr¶ l-¬ng ...................................................... 70 3.2. Quü thêi gian rçi cña ng-êi phô n÷ ...................................................... 72 3.3.1. Kh«ng nhËn thøc ®óng ®¾n vÒ nghÒ gióp viÖc dÉn tíi kh«ng tho¶i m¸i trong t- t-ëng .................................................................................................. 77 3.3.2. M©u thuÉn vÒ tiÒn c«ng vµ c«ng viÖc ®¶m nhiÖm ................................. 81 3.3.3. Kh«ng tù do trong sinh ho¹t .................................................................. 83 3.4. §Þa vÞ ng-êi phô n÷ ................................................................................. 84 3.4.1 §Þa vÞ cña bµ chñ: ................................................................................. 84 3.4.2. §Þa vÞ cña ng-êi lµm gióp viÖc gia ®×nh ............................................. 86 PhÇn 3: KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ .................................................... 91 Phô lôc 1 ..................................................................................................... 96 Phô lôc 2 ................................................................................................... 100 Phô lôc 3 ................................................................................................... 122 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o ...................................................... 123 2 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau gần hai thập kỷ của công cuộc đổi mới (kể từ năm 1986) Việt Nam đã đạt được những thay đổi đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trước tiên đó là quá trình đô thị hoá nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng gần 7,5 % (từ năm 2001 – 2005). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, một số lĩnh vực bước dần sang hiện đại hóa. Đến năm 2005, tỷ trọng giá trị nông-lâm-ngư nghiệp còn khoảng 19% (trong khi kế hoạch là 20-21%), công nghiệp khoảng 42% (kế hoạch là 38-39%), dịch vụ khoảng 39% (kế hoạch là 41-42 (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2005) Xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển xã hội đều đạt và vượt kế hoạch: đã tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5 - 7%; số hộ thiếu lương thực giáp hạt giảm 35% so với năm 2003. Sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển và có nhiều khởi sắc. Công tác đào tạo nghề được Nhà nước và các ngành, các cấp quan tâm và đạt kết quả khá (Trần Nguyễn, 2004) Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã chiếm trên 50% GDP. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định cụ thể, thêm các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó loại hình dịch vụ giúp việc gia đình đang ngày càng phát triển và trở thành mối quan tâm chung của rất nhiều gia đình. 1 Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo sự phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Do sức ép của công việc, của sự chuyên môn hóa sản xuất nên người lao động phải dành nhiều thời gian vào công việc, trao dồi kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ. Quỹ thời gian của người vợ và chồng dành cho nhau và cho con cái, họ hàng bị thu hẹp. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu thuê người lao động làm giúp việc gia đình. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của phụ nữ nông thôn nên tạo ra hiện tượng lao động nữ nhập cư vào thành thị. Những người phụ nữ nông thôn tham gia vào dịch vụ giúp việc gia đình và họ trở thành một phần của cuộc sống đô thị. Những mâu thuẫn và phiền phức thường phát sinh trong qúa trình giao thao lối sống nông thôn và thành thị vì thế tạo ra nhiều căng thẳng cho gia đình sử dụng dịch vụ và cho chính người lao động. Dịch vụ giúp việc gia đình trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, ở nhiều gia đình đô thị. Thực tế, nhu cầu tìm người giúp việc gia đình đang tăng cao nhưng khả năng đáp ứng của loại hình dịch vụ trên không tương xứng cả về chất lượng, số lượng và thiếu hụt các hình thức cung cấp thông tin trong lĩnh vực này. Các trung tâm giới thiệu lao động giúp việc nhà không đảm bảo về tư cách pháp nhân nên nhiều hiện tượng xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động làm thuê giúp việc gia đình đang gia tăng và trở thành vấn đề bức xúc của nhiều gia đình và xã hội. Từ khi đổi mới đến nay, vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội được cải thiện đáng kể. Lực lượng lao động nữ, cán bộ khoa học kỹ thuật nữ có mặt ngày càng tăng ở tất cả mọi ngành kinh tế - xã hội. Vai trò của phụ nữ trong gia đình được khẳng định thể hiện trước tiên ở vai trò về kinh tế của phụ nữ. Hiện nay, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động toàn quốc. Trong số 38 triệu lao động thì phụ nữ chiếm hơn 52%, trong đó trên 70% trong ngành dệt, may; 60% trong chế biến lương thực, thực 2 phẩm; 60% trong lĩnh vực y tế; 70% trong giáo dục phổ thông. Trong nông nghiệp, với gần 10 triệu hộ nông dân và 27 triệu lao động thì phụ nữ chiếm tới 53,3%, còn trong ngành công nghiệp là 45%. Tuy nhiên, một trong những bất lợi lớn của phụ nữ khi đi vào kinh tế thị trường là vấn đề việc làm. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 7,4% trong đó phụ nữ chiếm hơn một nửa. Phụ nữ khó cạnh tranh được với nam giới là những người có sức khỏe, trình độ cao hơn, lại rảnh rang hơn trong các chức năng tái sinh sản (Lê Thị Quý, 2002: 561-562). Sự gia tăng lực lượng lao động nữ trong các hoạt động kinh tế và những khó khăn mà phụ nữ phải đương đầu trong công việc đã dẫn tới những mâu thuẫn giữa công việc gia đình và công việc được trả lương. Vì cả hai công việc trên đều yêu cầu sự tận tâm, tận tuỵ về thời gian về sức lực, đặc biệt là đối với những gia đình trong giai đoạn đầu thực hiện chức năng làm cha, làm mẹ và phát triển nghề nghiệp. Công việc trả lương đã chiếm tối thiểu 8 giờ một ngày của mỗi người vợ và người chồng, ngoài ra còn phải kể đến thời gian đi lại và thời gian chuẩn bị trước cho công việc. Thêm nữa, nhiều gia đình còn đảm nhiệm nhiều trách nhiệm khác như chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người già... Đặc biệt, đối với việc chăm sóc trẻ thường yêu cầu sự chú ý, sự quan tâm đều đặn, thường xuyên, nhất là những lúc trẻ bị ốm. Việc điều hoà tốt giữa thời gian và sức lực cho công việc gia đình và công việc được trả lương là một thách thức lớn đối với nhiều người. Làm thế nào các gia đình thực hiện thành công trách nhiệm kép ở nhà và công việc? Đối với nhiều gia đình, để giảm bớt những mâu thuẫn và gánh nặng của công việc cũng như những sức ép phải chăm lo cho gia đình là sử dụng dịch vụ giúp việc. Giúp việc gia đình như là một trong những giải pháp để các gia đình đối phó với những căng thẳng, những áp lực công việc. Tuy nhiên, thuê người giúp việc trong gia đình cũng mang lại một số phiền phức cho nhiều gia đình và cho người lao động. Quan hệ cung cầu lao động làm giúp việc gia đình hiện nay mang tính tự phát và không được quản lý chặt chẽ bởi Nhà nước. Địa vị pháp lý của người sử dụng lao động và người lao động bị vi phạm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phiền phức không được giải quyết thoả 3 đáng. Vì thế đề tài nghiên cứu này muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng dịch vụ giúp việc gia đình và những tác động của nó tới sự phát triển gia đình. 2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN. 2.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu “Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia đình” có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận: * Chúng ta đều biết rằng, xã hội học là khoa học về các sự kiện xã hội. Muốn giải thích sự kiện xã hội này phải dùng những sự kiện xã hội khác. Để giải thích những tác động của dịch vụ giúp việc gia đình tới gia đình bài viết đã sử dụng các nhân tố: quan điểm về công việc gia đình, địa vị của người phụ nữ, thời gian rỗi, sự phiền hà và an toàn của các thành viên gia đình nhằm giải thích những tác động tích cực và tiêu cực của dịch vụ giúp việc tới gia đình sử dụng dịch vụ. Trong nghiên cứu, các sự kiện xã hội và các quá trình xã hội luôn được phân tích trong mối quan hệ với các sự kiện và quá trình xã hội khác tham gia quy định điều kiện và sự vận động của bản thân dịch vụ giúp việc gia đình. Chính vì thế, đề tài khoa học này khẳng định tính đúng đắn và ưu điểm mà lý luận xã hội học đã đưa ra. * Việc sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình là tất yếu khách quan và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của kinh tế thị trường. Người giúp việc từ lâu đã trở thành "người quan trọng", "người nhà" trong một số gia đình ở các thành phố lớn. Những người làm thuê giúp việc đã đóng góp công sức vào việc nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc trẻ đối với những gia đình ở thành phố. Dịch vụ giúp việc gia đình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lao động thay thế cho các gia đình. * Nghiên cứu này sẽ đóng góp một cách nhìn mới về dịch vụ gia đình, về địa vị của người phụ nữ và sự chuyển đổi từ công việc gia đình không được trả công sang công việc gia đình được trả công. Từ đó, đấu tranh cho lý tưởng bình đẳng giới mà Nhà nước Việt Nam đang phấn đấu. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 * Nghiên cứu cho chúng ta thấy được thực trạng hoạt động dịch vụ giúp việc gia đình ở địa bàn phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Mục đích của nó là nhằm phác họa bức tranh chung về hoạt động của dịch vụ giúp việc gia đình ở địa bàn phường Kim Liên. * Nghiên cứu chỉ ra những hệ quả tích cực và tiêu cực của dịch vụ giúp việc gia đình về quan niệm đối với công việc gia đình, về địa vị của người phụ nữ, về thời gian rỗi và sự phiền phức của các thành viên gia đình, từ đó đóng góp ý tưởng cho các nhà quản lý trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của gia đình. * Trên cơ sở đó, nghiên cứu rút ra một số kết luận và khuyến nghị có tính chất khả thi tạo điều kiện cho dịch vụ giúp việc gia đình có hành lang pháp lý hoạt động và cải thiện tốt điều kiện làm việc cho các gia đình và người lao động làm thuê. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 3.1 Mục đích nghiên cứu. 3.1.1. Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng của dịch vụ giúp việc gia đình và những ảnh hưởng của dịch vụ giúp việc đến sự ổn định và phát triển của gia đình, đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình. 3.1.2. Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc, phân tích hoạt động của các trung tâm giới thiệu người giúp việc gia đình. 3.1.3. Trên cơ sở những thông tin thu thập và phân tích đó, nghiên cứu đưa ra những đề xuất và những thay đổi cần có đối với dịch vụ giúp việc gia đình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.2.1. Mô tả và phân tích các loại hình dịch vụ giúp việc đang tồn tại, vai trò của nó và nêu rõ cơ sở pháp lý của dịch vụ giúp việc gia đình. 3.2.2. Phân tích thông tin về nhu cầu của gia đình đối với dịch vụ giúp việc gia đình. 5 3.2.3. Làm rõ thực trạng và phân tích những thông tin về cách thức hoạt động và khả năng đáp ứng của các trung tâm môi giới dịch vụ gia đình ở Hà Nội. 3.2.4. Phân tích những khó khăn và thuận lợi của các gia đình, những tác động của dịch vụ giúp việc gia đình đến sự phát triển của gia đình. 3.2.5. Đưa ra những khuyến nghị có tính chất khả thi 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MẪU NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó đến gia đình 4.2. Khách thể nghiên cứu - Người sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình - Người lao động làm giúp việc gia đình - Cán bộ làm việc tại trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp lao động giúp việc cho các gia đình 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành: tại phường Kim Liên quận Đống Đa. Phường này có nhiều gia đình đã và đang sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình. - Phạm vi thời gian: Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005. 4.4. Mẫu nghiên cứu: - Phỏng vấn sâu 20 người sử dụng dịch vụ - Phỏng vấn sâu 20 người làm thuê giúp việc gia đình - Phỏng vấn sâu 5 cán bộ của trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp lao động giúp việc cho các gia đình 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu 6 - Nghiên cứu phân tích các kết quả nghiên cứu của các dự án về giúp việc gia đình, về các loại hình dịch vụ gia đình, phân tích những bài viết trên tạp chí nghiên cứu như Khoa học về phụ nữ, Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế và phát triển, Xã hội học... - Nghiên cứu sử dụng các tài liệu thống kê chính thức của nhà nước và các tài liệu nghiên cứu định lượng của một số đề tài có liên quan. - Nghiên cứu phân tích những bài báo viết về dịch vụ giúp việc nói chung trên các báo Phụ nữ Việt Nam, Gia đình xã hội, phụ nữ thủ đô, Lao động xã hội ... hoặc tìm trên internet. - Phân tích tài liệu của các tổ chức hiện đang làm về vấn đề hỗ trợ gia đình 5.2. Phương pháp quan sát Trong bất cứ một nghiên cứu nào, phương pháp quan sát cũng rất cần thiết cho việc khám phá vấn đề nghiên cứu, đặc biệt khi thu thập những thông tin tế nhị, ghi lại được thái độ của người được phỏng vấn. Phương pháp quan sát thường được dùng để kết hợp với nhiều phương pháp khác giúp thu thập thông tin đa dạng, đầy đủ. 5.3. Phỏng vấn sâu Thu thập thông tin định tính từ những ý kiến của khách thể. Số lượng của phỏng vấn sâu 20 người sử dụng dịch vụ, 20 người làm thuê giúp việc, 5 người môi giới. Đây là dạng phỏng vấn giúp cho chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ một vấn đề xác định. Ở đây, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách sắp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Khi thực hiện phỏng vấn sâu, nghiên cứu không hỏi máy móc tất cả các câu hỏi như nhau với cá nhân được nghiên cứu. Tức là, nếu trong quá trình phỏng vấn có cá nhân nào am hiểu về vấn đề nào đó trong nghiên cứu, thì điều tra viên có thể tập trung hỏi sâu cá nhân này về vấn đề đó. Đối với cá nhân khác, quy trình cũng có thể được thực hiện tương tự, chứ không nhất 7 thiết cá nhân nào cũng phải hỏi tất cả mọi vấn đề. Thông thường việc chọn người để phỏng vấn là có chủ định, đó là những người có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Trong phỏng vấn sâu, người phỏng vấn sử dụng chủ yếu các câu hỏi mở, vì vậy người trả lời cũng hoàn toàn tự do trong cách thức trả lời. Để có được đầy đủ các thông tin của người trả lời, việc ghi chép hết sức nghiêm túc. Các câu trả lời của người được hỏi ghi được đầy đủ, sát thực bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu. Ghi chép cần hạn chế tối đa việc cắt bớt hoặc ghi khái quát các câu trả lời. Bởi vì, nếu làm như vậy, khâu ghi chép sẽ làm mất đi một lượng thông tin nhất định, mặt khác làm cho thông tin bị chuyển dịch bởi ý đồ chủ quan của người phỏng vấn. Điểm quan trọng đối với phỏng vấn sâu là yêu cầu cao về tay nghề, nghiệp vụ. Người đi phỏng vấn, phải có kiến thức sâu, hiểu biết khá rộng về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và lĩnh vực đang nghiên cứu. Đồng thời, người đi phỏng vấn sâu phải có kinh nghiệm phỏng vấn, biết cách dẫn dắt thảo luận theo chủ đề cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến cuộc tiếp xúc, không làm mất lòng người được phỏng vấn. Máy ghi âm là dụng cụ cần thiết để thực hiện phỏng vấn, nhưng chỉ sử dụng nếu người trả lời đồng ý. Và trong hầu hết trường hợp họ đều đề nghị tắt máy. Những cuộc phỏng vấn đã kéo dài khoảng 45 phút cho đến 70 phút. Địa điểm cuộc phỏng vấn được quyết định bởi người trả lời. Có 2 người giúp việc không cảm thấy phiền khi được phỏng vấn ngay tại nhà chủ, những người còn lại thích trả lời ở một nơi xa nhà, thường là quán nước. Tất cả những người sử dụng lao động đều được phỏng vấn tại nhà. Người ở các trung tâm giới thiệu việc làm thường trả lời phỏng vấn tại nơi làm việc. 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình có xu hướng phát triển về cả chất lượng và số lượng 2. Khả năng cung ứng của dịch vụ này hiện nay chưa đáp ứng kịp nhu cầu 8 3. Dịch vụ giúp việc gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của gia đình 9 7. KHUNG LÝ THUYẾT Điều kiện kinh tế xã hội Khả năng cung ứng của người lao động và trung tâm giới thiệu việc làm Nhu cầu dịch vụ giúp việc gia đình Dịch vụ giúp việc gia đình Hệ quả của dịch vụ giúp việc gia đình đối với sự phát triển gia đình Công việc gia đình Địa vị của người phụ nữ Thời gian rỗi Quan hệ giữa người chủ và người giúp việc 10 1. Khung lý thuyết được diễn đạt như sau: Dịch vụ giúp việc gia đình chịu sự tác động chung của điều kiện kinh tế xã hội. Cụ thể, kinh tế phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ dẫn tới xã hội xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó có dịch vụ giúp việc gia đình. Sự phân công lao động xã hội sâu sắc dẫn tới các cá nhân trong xã hội cần dành nhiều thời gian hơn tập trung vào công việc chuyên môn hoặc cùng một lúc làm nhiều việc khác dẫn tới thời gian dành cho công việc gia đình, cho con cái bị hạn chế. Vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình ở thành thị gia tăng. Nhu cầu dịch vụ gia tăng nhưng sự đáp ứng của trung tâm môi giới và của người giúp việc nhà còn hạn chế, nhiều mâu thuẫn và xung đột xảy ra. Nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình và khả năng cung ứng đã phác họa nên bức tranh chung về dịch vụ giúp việc gia đình. Sự phát triển không phù hợp giữa nhu cầu dịch vụ giúp việc gia đình và khả năng cung ứng dịch vụ giúp việc gia đình đã gây ra hệ quả đối với sự phát triển của gia đình. Các hệ quả đó được phân tích ở các khía cạnh như công việc gia đình, địa vị của người phụ nữ, thời gian rỗi và quan hệ giữa người chủ và người giúp việc. 11 PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Những nghiên cứu dịch vụ giúp việc gia đình ở Việt Nam còn ít. Cho đến hiện nay, có bốn nghiên cứu về lĩnh vực giúp việc gia đình. Nghiên cứu thứ nhất được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh do tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tiến hành năm 1995. Nghiên cứu đã phỏng vấn 10 phụ nữ giúp việc ở độ tuổi 21-35 sống trong nhà chủ và làm việc theo giờ. Nghiên cứu đã được xuất bản thành tư liệu vào năm 1999, của tác giả Đỗ Thị Như Tâm. Với tiêu đề: Just by Change, Domestic Workers in Ho Chi Minh City (Lao động giúp việc gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh: để có sự thay đổi), tác giả đưa ra một số kết quả ban đầu như sau: Thứ nhất, người được thuê giúp việc gia đình lên thành phố làm việc đều do họ hàng hoặc bạn bè ở thành phố giới thiệu; lý do họ trở thành người giúp việc xuất phát từ những khó khăn về kinh tế của gia đình. Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra những khác biệt cơ bản trong điều kiện làm việc, điều kiện sống và đối xử của chủ với người giúp việc ở tại nhà chủ và người giúp việc theo giờ. Ví dụ, số giờ làm việc của người giúp việc sống trong nhà chủ trung bình trên 10 tiếng và thường xuyên phải làm việc quá giờ. Họ cũng không có ngày nghỉ như người làm việc theo giờ. Thứ ba, tất cả những người giúp việc đang sống ở thành phố đều không có bất cứ một loại giấy tờ nào và tất cả đều không đăng ký tạm trú. Thứ năm, người giúp việc không đi khám sức khoẻ thường xuyên cũng như chủ nhà không yêu cầu họ đi khám. Hiểu biết về bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục của họ còn hạn chế. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nhóm giúp việc, không nghiên cứu nhóm chủ thuê và trung tâm môi giới lao động đồng thời cũng không đề cập tới những tác động của người giúp việc đối với gia đình người chủ thuê. 12 Nghiên cứu thứ hai về trẻ em giúp việc gia đình tại Hà Nội do tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển phối hợp với Khoa Tâm lý học trường Đại học Quốc gia thực hiện năm 2000. Nghiên cứu này có tiêu đề “Lao động trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội". Nghiên cứu đã được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in thành sách dày 110 trang. Nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ làm giúp việc gia đình nhằm phát hiện nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của lao động trẻ em (dưới 18 tuổi) đang giúp việc cho các gia đình tại Hà Nội. Nghiên cứu được tiến hành với 483 phiếu hỏi bao gồm 219 phiếu cho các em giúp việc và 219 phiếu hỏi gia chủ. Ngoài ra còn phỏng vấn 20 trường hợp, trong đó có 5 trường hợp phỏng vấn gia chủ và 15 phỏng vấn trẻ em. Nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế của gia đình là lý do chủ yếu làm cho trẻ phải đi làm giúp việc gia đình. Thứ hai, trẻ em làm nghề giúp việc gia đình phải làm những công việc đơn giản và bị trả công thấp. Lao động trẻ em giúp việc gia đình có thể là một hình thức lao động ít bị lạm dụng nhất. Thứ ba, có sự khác biệt lớn giữa lao động giúp việc của trẻ em gái và trẻ em trai. Các em lao động trong môi trường khép kín có nguy cơ bị quấy rối tình dục cao hơn các hình thức lao động trẻ em khác. Thứ tư, quan hệ chủ thợ không rõ ràng dễ tạo ra kẽ hở để người lớn lạm dụng. Gia đình trẻ vẫn là chỗ dựa chính và là người bảo trợ chính của trẻ em lao động giúp việc gia đình. Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin định tính và định lượng đến nhóm gia chủ và người giúp việc. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không có những thông tin về những khó khăn và thuận lợi của gia đình khi thuê người giúp việc và cả những lợi ích hay những hạn chế mà gia đình nơi người giúp việc ra đi gặp phải. 13 Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 6/2001 có đăng bài viết của tác giả Đặng Bích Thuỷ thuộc Viện Gia đình và Giới. Với tiêu đề "Điều kiện sống và làm việc của trẻ em gái từ nông thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia đình", tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận và mô tả thông qua phỏng vấn sâu 17 em gái nông thôn dưới 17 tuổi, đang làm 3 loại công việc giúp việc gia đình tại Hà Nội là nội trợ đơn thuần, nội trợ và bán hàng và giúp việc cho các nhà hàng. Tác giả khẳng định, điều kiện làm việc của các em không tuân theo giờ giấc cụ thể, hầu hết các em đều phải làm việc kéo dài, vượt quá xa so với 8 giờ mà luật pháp quy định. Công việc của các em thường phải chịu đựng sự căng thẳng nhất định về tinh thần. Điều đáng lưu ý là các em không nhận thức được mình đang bị lạm dụng sức lao động. Ngoài tiền lương chưa thật thoả đáng, các em không có các khoản bảo hiểm, phúc lợi và không có hợp đồng lao động ràng buộc, vì vậy, luôn ở vào thế bị động khi gặp rủi ro trong quan hệ chủ- thợ. Điều kiện sinh hoạt và ăn ở của trẻ giúp việc nhìn chung không có sự cách biệt nhiều so với nhà chủ, tuy nhiên, thời gian rỗi và thời gian nghỉ ngơi của các em hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và thái độ của chủ nhà. Đời sống tinh thần nghèo nàn, đơn điệu, nỗi nhớ gia đình, người thân, không có bạn bè cùng trang lứa là những thiệt thòi lớn và là điểm bất lợi đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ giúp việc gia đình. Bài viết này đã giúp chúng ta hình dung rõ hơn về điều kiện sinh sống, làm việc và quan hệ xã hội của các em làm giúp việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu làm rõ những mầm mống gây tác hại tới sự phát triển tâm-sinh lý và hình thành phẩm chất xã hội cần thiết của các em. Đối tượng nghiên cứu là trẻ em, do đó nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ giúp việc gia đình, nhu cầu và khả năng cung ứng, những mong đợi của gia đình sử dụng lao động làm giúp việc gia đình, cũng như tác động của dịch vụ giúp việc gia đình đến gia đình. 14 Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 4/2004 đăng bài viết "Người làm thuê việc nhà và tác động của họ đến gia đình thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội" của tác giả Mai Huy Bích. Bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích tác động của hiện tượng thuê người giúp việc đến chủ thuê lao động, làm rõ hệ quả kinh tế xã hội mà sự xuất hiện những người làm thuê việc nhà đem lại đối với gia đình thuê nhân công và ý nghĩa hàm ẩn chưa được chú ý đúng mức của nó. Theo bài viết, việc thuê người giúp việc nhà làm giảm bớt gánh nặng việc nhà cho gia chủ, làm nổi bật vai trò và ý nghĩa của việc nhà. Đồng thời thuê người giúp việc tác động tiêu cực đến lý tưởng bình đẳng giới và tô đậm ranh giới giữa người trong gia đình và người ngoài gia đình. Lập luận của tác giả sắc bén, kết cấu rõ ràng, chủ đề và ý tưởng mới lạ cuốn hút người đọc. Khác với nghiên cứu của Mai Huy Bích, đề tài luận văn này sẽ đi sâu phân tích những tác động tích cực và tiêu cực không chỉ đến gia đình thuê người giúp việc mà còn xem xét những hệ quả của dịch vụ giúp việc gia đình đến bản thân và gia đình người lao động làm thuê, đồng thời phác hoạ bức tranh khái quát về thực trạng dịch vụ giúp việc gia đình ở Hà Nội, cũng như sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng lao động giúp việc và khả năng đáp ứng của thị trường lao động ở Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội, từ đó thấy được những yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là hành lang pháp lý đã ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của dịch vụ giúp việc gia đình và những quan hệ phiền hà của gia đình và của người lao động. Bên cạnh các bài nghiên cứu trên, nhiều bài báo đã nói về loại hình dịch vụ giúp việc gia đình, về nhu cầu và thị trường cung ứng, về chất lượng và số lượng, về những rắc rối gặp phải của các gia đình khi thuê người giúp việc. Các bài báo này phần lớn đều nêu lên thực tế là nhu cầu giúp việc gia đình ở các thành phố rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của loại hình dịch vụ trên không tương xứng cả về chất lượng, số lượng và thiếu hụt các hình thức cung cấp thông tin trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bài báo mới chỉ nêu vấn đề ở mức độ là những câu chuyện kể của những người thuê người giúp việc, hay những quan sát ban đầu mang tính thời sự, cụ thể mà không đi sâu vào 15 giải thích nguyên nhân xuất hiện loại hình trên, cũng như chưa nghiên cứu để đưa ra những cơ sở khẳng định những đóng góp và những tác động của việc sử dụng loại hình dịch vụ này đến gia đình. Tóm lại, điểm khác biệt và là ưu thế của luận văn là đi sâu tìm hiểu dịch vụ giúp việc gia đình từ nhiều đối tượng tham gia như người sử dụng lao động, người lao động làm thuê giúp việc và những người môi giới lao động ở các trung tâm giới thiệu việc làm. Mục đích của nghiên cứu là làm rõ quan điểm của các đối tượng liên quan nhằm phác hoạ bức tranh một cách khách quan và khái quát hơn về thực trạng của dịch vụ giúp việc gia đình và những hệ quả của dịch vụ giúp việc đến gia đình người sử dụng lao động và gia đình người lao động làm công việc gia đình. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. Tư tưởng Mác-Lênin là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Trong nghiên cứu về xã hội học nói chung, cụ thể là ở đề tài nghiên cứu này, tư tưởng Mác-Lênin là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu dịch vụ giúp việc gia đình và những tác động của nó đến gia đình. Với tư cách là nhà xã hội học, Mác đã phân tích sự biến đổi, vận động của xã hội và chủ nghĩa tư bản. Ông đã chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội trên toàn thế giới. Ông có những lý luận quan về chủ nghĩa biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận về giá trị thặng dư. Hệ thống quan điểm duy vật biện chứng của Mác về các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về lịch sử và xã hội gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu xã hội phải phân tích các cá nhân hiện thực, hoạt động của họ và các điều kiện sống vật chất của họ (Các Mác - Ăngghen toàn tập - Tập 13, 1993) 16 Tiền đề đầu tiên của lịch sử loài người là sự tồn tại của các cá nhân, là con người có khả năng sống để có thể tồn tại trong trạng thái làm ra lịch sử. Sự kiện đầu tiên và quan trọng nhất là hoạt động sản xuất ra các phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất để con người tồn tại. Mác vận dụng và phát triển phép biện chứng của Hêghen trong nghiên cứu hiện thực xã hội con người, phép biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại, trong mâu thuẫn và vận động phát triển không ngừng của xã hội. Như vậy, trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác khi nghiên cứu: “Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia đình” chúng ta phải xem xét vấn đề này trong mối liên hệ và tác động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Xu hướng thuê người lao động làm các công việc gia đình hiện nay đang phổ biến với xã hội hiện tại của đất nước ta cũng như trên thế giới, vì vậy xã hội cần phải nhanh chóng thay đổi nhận thức và cách ứng xử với loại hình lao động này và có giải pháp quản lý chặt chẽ. Khi nghiên cứu dịch vụ giúp việc gia đình, chúng ta phải phân tích cá nhân, những hoạt động thực tiễn của người sử dụng lao động và người lao động cũng như những điều kiện sống vật chất của họ trong quan hệ lao động và trong khuôn khổ pháp lý đang tồn tại trong giai đoạn hiện nay. Ở đây, dịch vụ giúp việc gia đình, nhu cầu và khả năng cung ứng là yếu tố trung tâm và chịu sự chi phối, tác động của nhiều nhân tố khác, của điều kiện kinh tế xã hội. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được bản chất xã hội của loại hình dịch vụ này là kết quả của sự chuyên môn hoá lao động xã hội sâu sắc do đó tạo điều kiện cho năng suất lao động xã hội gia tăng giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn để theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. 3. NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài được nghiên cứu xuất phát từ những lý thuyết xã hội học, trong đó những lý thuyết xã hội học được tác giả sử dụng chủ yếu là: 3.1. Lý thuyết xung đột 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan