Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực ...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng

.PDF
90
732
105

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƢƠNG THỊ NHƢ HOA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ TỪ THỰC TIỄN 3 QUẬN SƠN TRÀ, HẢI CHÂU, THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƢƠNG THỊ NHƢ HOA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ TỪ THỰC TIỄN 3 QUẬN SƠN TRÀ, HẢI CHÂU, THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Trƣơng Thị Nhƣ Hoa LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định về thời gian, xử lý số liệu mẫu thống kê, kỹ thuật phân tích số liệu, chọn mẫu nghiên cứu,... Tuy nhiên, tôi đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, cũng như sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi của thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy cô, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn PGS TS. Nguyễn Thị Mai Lan đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các chuyên gia trên lĩnh vực công tác xã hội, các bệnh viện trung tâm y tế và mạng lưới cán bộ xã hội tại các địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh. Đà Nẵng, tháng 6 năm 2016 Tác giả Trƣơng Thị Nhƣ Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘIĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ ............ 15 1.1. Lý luận về phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý ........................................ 15 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý ......................................................................................................................... 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý .................................................................................................... 33 1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần... 36 Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ TỪ THỰC TIỄN 3 QUẬN SƠN TRÀ, HẢI CHÂU, THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. ..... 40 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 40 2.2. Thực trạng về khách thể nghiên cứu của đề tài .................................................. 42 2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tại 3 quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà ..................................................... 46 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý .............................................................................. 55 Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ .................. 58 3.1. Biện pháp 1: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng .............................. 58 3.2. Biện pháp 2: Nghiên cứu đề xuất mô hình ......................................................... 59 3.3. Biện pháp 3: Đào tạo nâng cao năng lực............................................................ 64 3.4. Biện pháp 4: Cơ chế chính sách ......................................................................... 66 3.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác Bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ ..... 69 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn chia theo độ tuổi .................... 43 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý . 43 Bảng 2.3. Tỷ lệ việc làm của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý (%) .... 44 Bảng 2.4. Số lần sinh con của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chân tâm lý.......... 44 Bảng 2.5. Hoàn cảnh kinh tế của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý ..... 45 Bảng 2.6. Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý ở phụ nữ nuôi con nhỏ ............. 46 Bảng 2.7. Các hoạt động tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận và nhu cầu sử dụng ...................................................................................................................... 47 Bảng 2.8. Đánh giá kết quả các dịch vụ tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận 48 Bảng 2.9. Các hoạt động hỗ trợ tham vấn, trị liệu tâm lý đã được nhận và nhu cầu sử dụng .......................................................................................................... 49 Bảng 2.10. Đánh giá kết quả các hỗ trợ tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí đã được nhận............................................................................................................. 51 Bảng 2.11. Các hoạt động quản lý trường hợp đã nhận được và nhu cầu sử dụng ..................................................................................................................... 52 Bảng 2.12. Đánh giá kết quả các hỗ trợ quản lý trường hợp đã được nhận ...... 53 Bảng 2.13. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn khảo sát .................. 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người, dịch vụ công tác xã hội đã ngày càng trở nên cần thiết, góp phần tạo ra môi trường sống tốt hơn và an toàn hơn trong bối cảnh con người luôn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, các mối quan hệ xã hội, sự tác động của môi trường sống và thiên nhiên. Điều đó đòi hỏi phải có những dịch vụ tốt và hiệu quả để đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn hiện nay. Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già, người là nạn nhân của bạo lực..., hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội. Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ, nhóm đối tượng dễ bị những sang chấn về mặt tâm lý, đang rất cần sự hỗ trợ của các dịch vụ công tác xã hội. Sức khỏe tinh thần của họ có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý trẻ em. Sang chấn tâm lý sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân của các rối loạn tâm thần, trong đó có bệnh trầm cảm. Một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và cũng là nguyên nhân của những căn bệnh thực thể khác, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của chính phụ nữ, trẻ em và những người thân trong gia đình, cộng đồng. Ở Việt Nam, mặc dù Đề án 32 của Chính phủ ra đời năm 2010, với những giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy nghề Công tác xã hội phát triển. Theo sau đó là Đề án 1215 về trợ giúp xã hội cho người bị rối nhiễu tâm trí, người bệnh tâm thần hòa nhập cộng đồng cũng đã triển khai ở một số tỉnh thành. Song có thể nói những dịch vụ Công tác xã hội hiện nay còn rất sơ khai. Các Trung tâm Công tác xã hội ra đời, bước đầu cũng chỉ dừng lại ở những hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề Công tác xã hội. Những dịch vụ Công tác xã hội cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hay rộng hơn là đến với những người khuyết tật khó khăn cần trợ giúp việc làm ... 1 Dịch vụ công tác xã hội cũng chỉ được phát triển ở các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của ngành lao động – thương binh và xã hội, chưa được triển khai sâu rộng, đồng bộ ở các ngành liên quan khác như y tế, giáo dục, tư pháp ... dẫn đến nhóm đối tượng gần gũi nhất với các dịch vụ của ngành y tế là phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ ... chưa có cơ hội để tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Sự thiếu vắng một hệ thống dịch vụ xã hội chuyên nghiệp, liên tục, hiệu quả, có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương càng khiến cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ và kể cả trẻ em dễ rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Với một số vai trò của Công tác xã hội là: thúc đẩy thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề, con người và môi trường, nâng cao năng lực, dịch vụ công tác xã hội sẽ tác động, can thiệp tới nhóm phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý một cách khoa học và chuyên nghiệp sẽ đóng góp nhiều cho việc cải thiện chất lượng công tác chăm sóc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Quận Sơn Trà, Hải Châu và Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là 3 quận thời gian qua được sự quan tâm của Unicef đầu tư xây dựng mô hình “Phường làm tốt công tác xã hội với trẻ em” từ năm 2013 đến nay. Các ngành, địa phương trên địa bàn đã từng bước tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em. Cán bộ các ngành liên quan như phụ nữ, y tế, giáo dục … được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nghề công tác xã hội. Đây là nguồn nhân lực có thể hỗ trợ trong việc nghiên cứu khảo sát về số liệu phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tại 3 địa phương và nắm bắt được nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của họ. Qua đó cũng sẽ giúp cho Trung tâm Cung cấp Dịch vụ Công tác xã hội Đà Nẵng có cơ hội tuyên truyền và cung cấp các Dịch vụ công tác xã hội đến các nhóm đối tượng yếu thế, trong đó có phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Kể từ khi đề án 32 và đề án 1215 của chính phủ ra đời, các loại hình dịch vụ công tác xã hội và các nhóm đối tượng yếu thế, nguy cơ cao bị rối nhiễu tâm trí như phụ nữ sau sinh và các vấn đề của họ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về sang chấn tâm lý vẫn còn ở mức độ hạn chế. 2.1. Các nghiên cứu về sang chấn tâm lý ở trong nước và quốc tế Sang chấn tâm lý là một chủ đề khá phổ biến ở nước ngoài, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu và hướng dẫn trị liệu sang chấn tâm lý. Điển hình như: Sách hướng dẫn Trị liệu sang chấn tập trung vào trẻ em, tác giả Atle Dyregrow và Magne Raundalen – Trung tâm Tâm lý học khủng hoảng Nauy cho chúng thấy một bức tranh khá tổng quát về các sự kiện dễ gây ra sang chấn, hậu quả của nó và các kỹ thuật giúp trẻ em vượt qua sang chấn tâm lý. Tác giả đã nêu: “Nhiều người bị tổn thương (sang chấn tâm lý) sẽ gặp các triệu chứng tâm thần hoặc rối loạn khác thay vì các vấn đề sau sang chấn như là stess (căng thẳng). Một số trở nên trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng loạn, lạm dụng thuốc, rối loạn ăn uống v.v. Bởi vì các sự kiện sang chấn thường mang tính chất cực đoan, những hậu quả về tinh thần có thể rất sâu sắc, và các vấn đề có thể nhiều và rất phức tạp” …[6, tr.7] Hay tác giả Amie Alley Pollack -Đại học Vanderbil đã soạn thảo Chương trình tập huấn cho nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh niên, cũng đã đưa ra một bằng chứng một nghiên cứu khoa học ở Mỹ về mối liên quan giữa sự kiện sang chấn tâm lý thời thơ ấu với những rối loạn về mặt sức khỏe tâm thần khi trưởng thành, như là trầm cảm, lạm dụng chất, bệnh tim, bạo lực với bạn tình, có thai ở tuổi vị thành niên hay liên quan đến tự sát... [22, tr.84] Ở Việt Nam, thì đây vẫn còn là một đề tài chưa được nhiều công trình nghiên cứu. Chỉ có một số bài dịch từ tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên, tại hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội” năm 2012, hai tác giả cùng tên Trần Thu Hương cũng đưa ra một cái nhìn lý thuyết về khái niệm “Tổn thương tâm lý”. Qua đó tác giả cũng khuyến nghị rằng “khái niệm tổn thương 3 tâm lý nên được xem là một khái niệm bao trùm, cần được đi sâu nghiên cứu trong công tác xã hội nói chung … và công tác xã hội với sức khỏe tâm thần”. [11, tr.621] 2.2. Các nghiên cứu về sang chấn tâm lý sau sinh và hậu quả của nó 2.2.1. Trên thế giới Từ những năm 1997, tác giả J. Laurence Reynolds, MD, MSc đã có công trình nghiên cứu về sang chấn tâm lý sau sinh của phụ nữ Post – traumatic stress discorder after childbirth: the phenomenon of traumatic birth. Ông chỉ ra rằng “Sang chấn tâm lý là hậu quả của sự mang thai và quá trình sinh nở”. Đồng thời trong nghiên cứu cũng có nêu “những phụ nữ có kiểu thần kinh ưu tư, cuộc sống khá phức tạp khi mang thai, giao tiếp kém hoặc bị cô lập sau sinh … dễ bị sang chấn hay tổn thương tâm lý”. [34, tr.831] Và đến năm 2004, tác giả Beck, Cheryl Tatano cũng có công trình nghiên cứu Post-Traumatic Stress Disorder Due to Childbirth: The Aftermathvà có kết luận tương tự “Sinh đẻ là một tác nhân bậc nhất gây sang chấn tâm lý cho phụ nữ”. Cụ thể các tác nhân gây sang chấn như là gặp sự cố khi sinh, tâm lý sợ sinh hoặc ám ảnh quá trình chuyển dạ, sinh nở, nuôi con vất vả vượt quá sự mong đợi, hoặc ít có sự hỗ trợ xã hội sau sinh. [35, tr.216] 2.2.2. Tại Việt Nam Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sang chấn tâm lý của phụ nữ sau sinh. Chỉ có các công trình nghiên cứu khác liên quan như : công trình nghiên cứu về “Một số biến đổi tâm lý của phụ nữ sau sinh con” của tác giả Nguyễn Linh Trang – Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bài viết, tác giả đã chia sẻ “sau khi sinh đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn. Tuy nhiên nhiều phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, do đó thường dễ rơi vào các “sang chấn tâm lý”, thậm chí một số rối loạn tâm thần. [31, tr.8] Sang chấn tâm lý sau sinh nếu không được hỗ trợ kịp thời một số người sẽ phát triển thành các rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress sau sang chấn hoặc các vấn đề liên quan đến rượu, ma túy. [24] Hiện tượng rối nhiễu tâm trí ở phụ nữ sau 4 sinh được nhận biết ngay từ thời Hy Lạp cổ, được cho là một trong những quan sát y tế sớm nhất về bệnh hậu sản cho đến nay. [7, tr.253] Liên quan đến thực trạng rối nhiễu tâm lý sau sinh, thì lại có rất nhiều công trình nghiên cứu. Cụ thể như: - Tháng 11 năm 2009, tác giả Trần Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD), đã đưa ra khung kết quả khảo sát về tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở phụ nữ mang thai và sau sinh thuộc các tỉnh, thành tại hội thảo quốc tế về phát triển nghề công tác xã hội tại Đà Nẵng, như sau: [29] Địa điểm nghiên cứu Nhóm đối tƣợng và cỡ mẫu nghiên cứu Tỷ lệ 31 xã thuộc 5 tỉnh Lao Cai, Hưng 1000 bà mẹ đang nuôi con nhỏ 6 Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre tháng đến 17 tháng tuổi 20% (chương trình nghiên cứu Young Lives, 2001-2005) Hà Nam: 234 phụ nữ có thai 3 tháng cuối hoặc mới sinh con 33% Hà Nam và Hà Nội (mẫu ngẫu nhiên trong vòng 2 tháng 6 xã ở Hà Nam và 4 phường ở Hà Hà Nội: 364 phụ nữ có thai 3 Nội; Đại học Melbourne-RTCCD, tháng cuối hoặc mới sinh con 22% 2008) trong vòng 2 tháng - Năm 2014, tác giả Trần Thị Minh Đức và đồng nghiệp khảo sát 1.134 phụ nữ sinh con trong vòng 12 tháng, cho kết quả 15,5% phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm, 7,6% phụ nữ có rối loạn lo âu. [5, tr.254] 2.2.3. Ở Đà Nẵng Gần như ở Đà Nẵng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề sang chấn tâm lý sau sinh của phụ nữ. Tác giả chỉ biết một nghiên cứu duy nhất được thực hiện tại 10 phường chọn mẫu ngẫu nhiên ở quận Hải Châu, Đà Nẵng vào năm 2014 của nhóm tác giả Kim 5 Hoa, Thắng, Dunne và Linda về thực trạng rối loạn tâm thần sau sinh của phụ nữ. Phỏng vấn trực tiếp 600 bà mẹ có chồng sau sinh từ 4 tuần đến 6 tháng theo bộ câu hỏi sàng lọc bằng thang điểm EPDS với điểm cắt 13, cho kết quả tỷ lệ trầm cảm sau sinh là 19,3%. [8] Thực trạng sang chấn tâm lý và rối nhiễu tâm trí ở phụ nữ sau sinh tại Việt Nam đang báo động, nhưng thực tế công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đối tượng này đã và đang được quan tâm như thế nào ? 2.3. Nghiên cứu về thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh ở các bệnh viện của Việt Nam Tác giả Trần Thị Minh Đức, báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 2 năm 2016: {hiện nay, tại các bệnh viện sản, phòng hộ sinh đều luôn trong tình trạng chật ứ sản phụ. Việc thăm khám, hỗ trợ can thiệp cho sản phụ chu sinh có vấn đề rối nhiễu tâm lý hầu như đều không được quan tâm. Các bác sĩ tại bệnh viện không có đủ thời gian và kiến thức để trò chuyện, lắng nghe và tham vấn tâm lý cho sản phụ…}.Tác giả chia sẻ “có thể nói, tại các bệnh viện, phòng khám hầu như không có ai chăm sóc tâm lý cho phụ nữ sau sinh nói riêng và người có rối nhiễu tâm trí nói chung”. [7,tr.255] Qua các ý kiến trên, có thể thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ bị rối nhiễu tâm trí sau sinh trong các bệnh viện của Việt Nam chưa được đáp ứng. 2.4. Các nghiên cứu về mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dựa vào cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam Hai tác giả Nguyễn Văn Hồi và Trần Tuấn đã sàng lọc 80 tổ chức và chọn nghiên cứu 6 tổ chức đạt tiêu chuẩn có mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ trong nước (VNGO). Nghiên cứu rút ra nhiều kết luận và khuyến cáo như sau “mặc dù còn ở quy mô rất nhỏ, sự năng động và sáng tạo của các tổ chức VNGO trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam trong những năm qua, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu phổ biến 6 và căn bản về chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân, đặc biệt là mảng mà hệ thống y tế công chưa với tới được. Các VNGO cung cấp mô hình can thiệp phù hợp với chiến lược dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần theo mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng qua việc tập trung vào tư vấn, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị rối nhiếu tâm trí, đặc biệt với các đối tượng phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh con, trẻ em…[10,tr.9] Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng “Phòng khám Tuna thuộc trung tâm RTCCD cũng là một mô hình sáng tạo khi đi vào tư vấn dự phòng, điều trị rối nhiễu tâm trí bà mẹ và trẻ em. Phòng khám có một chiến lược thiết kế rõ ràng, tập trung vào dự phòng, phát hiện sớm, điều trị sớm…sau 6 năm hoạt động số nhân viên tăng gấp đôi…nhưng mảng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bà mẹ chưa được triển khai”.[9, tr.26] Nguyên nhân của việc hạn chế đó là “…cần kinh phí để hoàn thiện, đánh giá khoa học và đưa vào vận động chính sách phát triển nhân rộng”[9, tr.35]. Từ đây, chúng ta nhận thấy rằng đã có nhiều mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng, bước đầu mang lại hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dân nhưng mang tính nhỏ lẻ, chưa thể nhân rộng nếu chưa có sự thay đổi lớn từ môi trường chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. 2.5. Các nghiên cứu về dịch vụ xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ và mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Bùi Thị Xuân Mai trong công trình nghiên cứu về “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ởViệt Nam – Những khuyến nghị giải pháp” [18, tr.131] cho rằng ước tính ở Việt Nam hiện nay có khoảng 28% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội. Nhóm đối tượng tiếp cận dịch vụ do trung tâm công tác xã hội cung cấp bao gồm những người dân có nhu cầu tại cộng đồng. Tính chất các dịch vụ công tác xã hội cần phong phú hơn, không chỉ là chế độ chính sách mà bao gồm quản lý ca, tham vấn, tư vấn, can thiệp trị liệu nhóm, vãng gia, truyền thông cộng đồng …[18, tr.133]. Tác giả khuyến nghị cần phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe, chăm sóc tâm lý, tinh thần và hòa nhập cộng đồng; phát triển dịch vụ ở quy mô toàn quốc, tập trung nơi đông dân 7 cư…[18,tr.135]. Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển dịch vụ công tác xã hội, khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập [18,tr.137]. Tương tự, tác giả Nguyễn Thị Thái Lan cùng cộng sự trong bài viết “Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và nhu cầu” [14, tr.186] đã đưa ra 3 thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam: (1) thể chế hóa các dịch vụ công tác xã hội trong các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc xã hội; (2) tự phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp phù hợp với bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị và môi trường của Việt Nam dựa trên bài học của các nước khác; (3) hoàn thiện khung pháp lý và quy điều đạo đức nghề nghiệp. Đây là khung chiến lược giúp cho các dịch vụ công tác xã hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng của thế giới.[14,tr.190] Tác giả Hà Thị Thư có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội. Trong báo cáo tham luận “Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ Công tác xã hội đối với các nhóm đối tượng yếu thế”tác giả đã chỉ ra rằng “thực hiện dịch vụ công tác xã hội cần có sự nối kết chặt chẽ với các dịch vụ xã khác như cácdịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông khác”. [28, tr.195] Các nghiên cứu trên cho thấy tính liên ngành trong công tác xã hội cần phải phát triển mạnh mẽ hơn, cũng như sự liên tục và đồng bộ trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội. 2.6. Các nghiên cứu về thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong các bệnh viện hiện nay ở Việt Nam Tác giả Lê Quang Sơn và Nguyễn Thị Hằng Phương – Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã có một nghiên cứu về công tác xã hội trong bệnh viện, tổng hợp những mong muốn của người bệnh như sau: muốn được tư vấn tâm lý 66,7%, muốn được giải tỏa cảm xúc 55,6%, muốn được chia sẻ về mặt tinh thần 66,6%, được đối xử công bằng, tôn trọng 89,5%, có đội ngũ cán bộ chuyên trách hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần 83,3%. Hai tác giả kết luận nênsớm đưa nhân viên công tác xã hội vào trong bệnh viện vì bệnh viện là nơi cần nhân viên công tác xã hội hơn bất cứ nơi nào khác,”. [25, tr.355] 8 Nghiên cứu các mô hình công tác xã hội bệnh viện tại Mỹ làm kinh nghiệm cho phát triển ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thanh Tùng cho rằng “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế với mục tiêu đến hết năm 2015 có 80% cơ sở y tế xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động công tác xã hội. Tuy nhiên thực tế, hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam không có phòng tham vấn tâm lý cho y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… Một số bệnh viện như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện nhân dân 115 có phòng tham vấn tâm lý nhưng chất lượng và hiệu quả công việc chuyên về công tác xã hội thấp, còn thiếu nhân viên chuyên môn”. [30, tr.358] Tác giả Trần Thị Minh Đức trong tham luận “Hỗ trợ cho phụ nữ sau sinh có rối nhiễu tâm trí” cũng kết luận rằng “sự phối hợp của các chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện và các bác sĩ tâm thần, bác sĩ sản, bác sĩ gia đình trong hỗ trợ, can thiệp cho phụ nữ sau sinh bị rối nhiễu tâm trí sẽ làm thuyên giảm bệnh tật, ngăn ngừa lạm dụng thuốc và nâng ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần”. [7, tr.260] Như vậy chúng ta có thể thấy rõ rằng cần phải có các phòng công tác xã hội trong bệnh viện để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân hiện nay. 2.7. Các nghiên cứu về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng Thời gian gần đây nổi trội các mô hình thử nghiệm dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân trầm cảm ở Thanh Hóa, Bến Tre, Hà Nội của Viện Dân số Sức khỏe và Phát triển và thực hiện tương tự tại Quảng Ninh và Thái Nguyên với sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam. Những thành công bước đầu đã cho thấy vai trò của nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng cùng sự phối hợp hỗ trợ của Trung tâm công tác xã hội và các bệnh viện tâm thần trong chăm sóc sức khỏe tâm thần mang lại hiệu quả cao và có thể sử dụng đội ngũ không chuyên ngành y để hỗ trợ người rối nhiễu tâm trí, người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng. [7, tr.258] Qua quá trình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng phụ nữ và những vấn đề liên quan đến phụ nữ luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, vấn đề sang chấn tâm 9 lý của phụ nữ sau sinh là khá phổ biến, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, kể cả ở trong nước và ngoài nước. Việc tiếp cận từ góc nhìn dịch vụ công tác xã hội đối với chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ còn rất nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức, không chỉ ở Đà Nẵng mà trên phạm vi cả nước. Do vậy mà những ý kiến trên đây là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội, sang chấn tâm lý, những đặc điểm tâm lý của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm đối tượng yếu thế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tại 3 quận, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê. 10 4.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu trên hai nhóm khách thể: Thứ nhất, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có dấu hiệu sang chấn tâm lý tại 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Thứ hai, nhân viên y tế ở các trung tâm y tế quận huyện và trạm y tế phường, các nhân viên công tác xã hội ở các cơ sở cung cấp dịch vụ, các chuyên gia tâm lý, công tác xã hội tại Việt Nam đang nghiên cứu về vấn đề sang chấn tâm lý của phụ nữ sau sinh và thực trạng dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam. 4.3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu về đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, cụ thể là: tư vấn, giáo dục xã hội phòng ngừa sang chấn tâm lý; tham vấn/ trị liệu tâm lý; quản lý trường hợp đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. * Phạm vi nghiên cứu về khách thể - 90 phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có dấu hiệu của sang chấn tâm lý sau sinh. - Một số nhân viên các trung tâm y tế quận, trạm y tế phường và chuyên gia tâm lý, công tác xã hội đầu ngành của cả nước. * Phạm vi nghiên cứu về không gian: khảo sát tại 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. * Phạm vi nghiên cứu về thời gian: tiến hành nghiên cứu từ 01/2016 – 06/2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về sức khỏe tâm thần của phụ nữ nuôi con nhỏ, thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận, rút ra được 11 những vấn đề lý luận và đưa ra được những đề xuất về các biện pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: đối tượng được nghiên cứu đánh giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử rõ nét. Như vậy những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phụ nữ bị sang chấn tâm lý sau sinh, các dịch vụ hỗ trợ/chăm sóc sức khỏe tâm thần phụ nữ sau sinh tại cộng đồng, thực trạng dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay … Phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp quản lý như báo cáo tổng kết năm 2015 của Cục Bảo trợ xã hội. Tìm hiểu, đánh giá nhận xét tài liệu có liên quan đến các mô hình hỗ trợ đối với phụ nữ bị sang chấn tâm lý sau sinh và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ giúp đỡ họ. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 300 phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có dấu hiệu trầm cảm tại 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để phát hiện số phụ nữ có nguyên nhân trầm cảm từ những sang chấn tâm lý sau sinh; tìm hiểu về thực trạng đời sống tinh thần và nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội của 90 phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý; tìm hiểu về thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan … cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm 12 thần nói chung và dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý nói riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và những nhận định của các chuyên gia trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, công tác xã hội về sự cần thiết cần thúc đẩy phát triển các dịch vụ công tác xã hội cho nhóm phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Tác giả sử dụng phương pháp này để làm bằng chứng minh họa cho tính hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội sẽ được đề xuất trong nghiên cứu ứng dụng của đề tài. Cụ thể sẽ thực hành một trường hợp cụ thể, được sử dụng các dịch vụ như quản lý trường hợp đối với phụ nữ nghèo bị sang chấn tâm lý sau sinh, trong đó bao gồm các dịch vụ tham vấn trị liệu tâm lý, hỗ trợ xã hội để phục hồi cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Và một trường hợp cụ thể khác được trích dẫn từ một công trình nghiên cứu được tham khảo. 5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 xử lý số liệu, đưa ra những số liệu chính xác nhất cho nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm về cách nhìn nhận, đánh giá về các loại hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý nói riêng và cho phụ nữ và trẻ em nói chung. Là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và dịch vụ công tác xã hội đối với người yếu thế nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp lăng kính tương đối đầy đủ về thực trạng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội đối với người yếu thế ở 13 thành phố Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung. Trên cơ sở đó, gợi ý một số biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tiếp cận với các chính sách, dịch vụ dành cho người yếu thế, để có thể phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý nói riêng và đối với người yếu thế nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Chương 2: Kết quả nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Các biện pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan