Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh qu...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi

.PDF
93
557
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU TRANG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU TRANG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ..................... 8 1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 8 1.2. Nguyên tắc thực hiện dịch vụ CTXH đối với ngƣời có công với cách mạng ................................................................................................. 20 1.3. Yêu cầu tính chuyên nghiệp khi cung cấp dịch vụ CTXH cho ngƣời có công với cách mạng .................................................................................... 22 1.4. Nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng ... 25 1.5. Các quy định của pháp luật về dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng .................................................................................... 28 1.6. Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng .................................................................................... 30 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................... 34 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tình hình ngƣời có công với cách mạng tỉnh Quảng Ngãi ......................... 34 2.2. Thực trạng đời sống của ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................. 37 2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................... 42 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ......................... 54 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI........................... 59 3.1. Một số định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi ............................ 59 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi. ........................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 76 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCCVCM : Ngƣời có công với cách mạng CTXH :Công tác xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lƣợng ngƣời có công với cách mạng đang sinh sống và hƣởng trợ cấp ƣu đãi hàng tháng toàn tỉnh ................................................................. 37 Bảng 2.2. Tình trạng sức khỏe của NCCVCM ............................................... 38 Bảng 2.3. Thực trạng hoàn cảnh kinh tế của ngƣời có công với cách mạng .... 39 Bảng 2.4. Tổng hợp nhu cầu ngƣời có công với cách mạng........................... 40 Bảng 2.5. Đội ngũ công chức, cán bộ làm công tác chính sách ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh ............................................................. 43 Bảng 2.6. Đánh giá kết quả hỗ trợ chăm sóc, phục hồi sức khỏe ................... 45 Bảng 2.7. Đánh giá nhân viên hỗ trợ chăm sóc phục hồi sức khỏe ................ 47 Bảng 2.8. Đánh giá kết quả hỗ trợ tham vấn – tƣ vấn .................................... 48 Bảng 2.9. Đánh giá nhân viên hỗ trợ tham vấn – tƣ vấn ................................ 48 Bảng 2.10. Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ sinh kế ............................................. 49 Bảng 2.11. Đánh giá về nhân viên hỗ trợ sinh kế ........................................... 49 Bảng 2.12. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ kết nối .................................................... 50 Bảng 2.13. Đánh giá về nhân viên hỗ trợ kết nối............................................ 50 Bảng 2.14. Kết quả tổng rà soát việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. ................................................................ 51 Bảng 2.15. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách.................................... 52 Bảng 2.16. Đánh giá về nhân viên hỗ trợ tiếp cận chính sách ........................ 53 Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng các yếu tổ đến dịch vụ công tác xã hội ............................................................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác xã hội với ngƣời có công với cách mạng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh xã hội ở nƣớc ta, đây là công tác thực hiện chính sách mang tính đặc thù của Việt Nam đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm. Nó không chỉ góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội mà còn định hƣớng giá trị cho toàn xã hội, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tƣơng lai trong việc gìn giữ, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nƣớc. Sau chiến tranh hàng triệu ngƣời con ra đi và nằm lại vĩnh viễn ở các chiến trƣờng, hơn nữa triệu ngƣời còn may mắn trở về nhƣng mang trong mình thƣơng tật, hàng chục ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã không còn nƣớc mắt để khóc những đứa con ra đi không bao giờ trở lại ... Nỗi đau này không chỉ riêng ai mà là nỗi mất mát đau thƣơng của toàn dân tộc. Công tác xã hội trong thực hiện chính sách không chỉ là vấn đề trƣớc mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần ổn định chính trị - xã hội; thực chất, đúng nghĩa là đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, là sự “Đền ơn đáp nghĩa” chứ không phải là việc ban ơn. Tuy nhiên, từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy thực hiện các dịch vụ công tác xã hội phục vụ chính sách này còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là: do hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, nên mặc dù đƣợc Đảng và Nhà nƣớc và toàn xã hội hết sức quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhƣng cuộc sống của một bộ phận ngƣời có công với cách mạng vẫn còn khó khăn. Chăm lo đời sống vật chất, ổn định đời sống cho đối tƣợng là ngƣời có công với cách mạng vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: chƣa có các hoạt động trợ giúp xã hội đúng nghĩa; thực hiện các dịch vụ công tác xã hội chƣa phủ kín; chƣa có khoa học nên chƣa đạt mục tiêu ƣu đãi xã hội gắn liền tiến bộ 1 và công bằng xã hội; Nhiều chế độ ƣu đãi đƣợc qui định ở Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng chƣa đƣợc triển khai đầy đủ. Phong trào chăm sóc đời sống cho ngƣời có công với cách mạng qua các chƣơng trình tình nghĩa đang có xu hƣớng giảm dần và còn mang nặng tình hình thức. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hoạt động hiệu quả thấp và chƣa mang ý nghĩa của công tác xã hội cao cả của nó. Nhằm góp phần nâng cao năng lực cho ngƣời có công với cách mạng và tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội để tự thay đổi và phát triển tại cộng đồng, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng về đối tƣợng là ngƣời có công với cách mạng cũng nhƣ các hoạt động trợ giúp đã triển khai, qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp theo đúng định hƣớng, trợ giúp cho ngƣời có công với cách mạng và gia đình họ sống ổn định, phát huy tiềm năng bền vững tại cộng đồng. Xuất phát từ những lý do trên, gắn với thực tế công tác của bản thân, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dịch vụ Công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn tốt nghiệp khoá học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Song đề tài dịch vụ công tác xã hội cho ngƣời có công với cách mạng vẫn chƣa đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình nhƣ sau: - Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”. [15] Bên cạnh đó có những nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến đề tài luận văn này, nhƣ: 2 - Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội đối với ngƣời có công ở Việt Nam”. [24] - Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tƣợng hƣởng ƣu đãi xã hội và một số kiến nghị”, Tạp chí Luật học, (số 8), [4, tr. 10-17]. - Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công”, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, (số 7), [23,tr. 28-31]. - Nguyễn Hiền Phƣơng (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 1), [20, tr. 45-54]. - Nguyễn Tiệp và Nhóm biên soạn (2011), Giáo trình “Các vấn đề chung về chính sách xã hội”, Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội [27]. - Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cƣơng bài giảng Pháp luật an sinh xã hội Việt Nam - chƣơng trình đào tạo sau đại học [25]. - Phạm Hữu Nghị, (2015) Giáo trình bài giảng Công tác xã hội với ngƣời có công với cách mạng, chƣơng trình đào tạo sau đại học [19]. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, qua tìm hiểu đến nay chƣa có những chƣơng trình cũng nhƣ đề tài nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng nhằm đƣa ra những khuyến nghị hợp lý và xác thực để có hƣớng trợ giúp nhóm đối tƣợng này. Vì vậy đề tài mà tôi lựa chọn là hoàn toàn không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trƣớc đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung của đề tài nghiên cứu: “Dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng” cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đề tài đánh giá dịch vụ công tác xã hội về sự chuyển tải chính sách của nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng và giải pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội cho ngƣời có công với cách mạng trong thời gian tới, góp phần thực hiện công bằng xã hội đồng thời hoàn thiện, nâng cao năng lực nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3 Mục đích cụ thể của đề tài: đánh giá về thực trạng dịch vụ công tác xã hội và thực thi dịch vụ công tác xã hội trong chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao dịch vụ công tác xã hội trong việc chuyển tải chính sách của nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian đến; đồng thời hoàn thiện, nâng cao năng lực nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đảm bảo ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đƣợc tiếp cận đầy đủ, tốt nhất với các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá hệ thống chính sách ngƣời có công với cách mạng và việc tổ chức thực thi các dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi. - Làm rõ những hạn chế, bất cập của Dịch vụ công tác xã hội trong việc thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất một số định hƣớng và các giải pháp để hoàn thiện các dịch vụ công tác xã hội trong việc tổ chức chuyển tải chính sách của nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng ngày càng hoàn thiện, hiệu quả và đúng nghĩa hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng. - Ngƣời có công với cách mạng đƣợc quy định tại Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đang sinh sống và hƣởng trợ cấp xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi. 4 - Nhân viên công tác xã hội và tổ chức làm công tác trong lĩnh vực chăm sóc ngƣời có công tại tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tƣợng: nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể là các dịch vụ: hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tham vấn – tƣ vấn tâm lý, hỗ trợ sinh kế, dịch vụ trợ giúp kết nối và dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về khách thể: 100 ngƣời có công với cách mạng trên tổng số hơn 50 ngàn ngƣời có công với cách mạng đang sinh sống và hƣởng trợ cấp xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu tại 04 huyện Ba Tơ, Trà Bồng đại diện cho 6 huyện miền núi và Mộ Đức, Bình Sơn đại diện cho 6 huyện đồng bằng - tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Thông qua nghiên cứu, thu thập, xử lý, khái quát hóa những thông tin, những nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến đề tài theo Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng từ đó phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: “Dịch vụ CTXH đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” . 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng dịch vụ dịch vụ công tác xã hội trợ giúp đối với ngƣời có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi nhƣ thế nào, đã tƣơng xứng với nhu cầu thực tế hay chƣa? Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Nhu cầu của ngƣời có công với cách mạng gồm những gì? Dùng các phƣơng pháp sau đây: 5 Điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 100 ngƣời có công với cách mạng đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi huyện 25 ngƣời đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách ngƣời có công đang nhận trợ cấp tại huyện. Nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng nhu cầu hỗ trợ từ các chính sách, dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng. Quan sát thực tế: Đƣợc tận mắt chứng kiến đời sống tâm lý của ngƣời có công với cách mạng thông qua các hoạt động vãng gia. Song song với quá trình điều tra bằng bảng hỏi, các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình quan sát sẽ làm cơ sở bổ sung cho các thông tin liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu): Chọn ngẫu nhiên một số ngƣời đã đƣợc điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn sâu để thu thập thêm thông tin định tính liên quan. 5.3. Phương pháp thống kê toán học (Xử lý số liệu) Dùng các phƣơng pháp toán thống kê để tính toán xử lý số liệu thu đƣợc qua nghiên cứu định tính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Các đóng góp của luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về nghề Công tác xã hội và các dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng, nhằm có những kế hoạch, chƣơng trình và quy phạm hóa các dịch vụ công tác xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Đề tài luận văn là kết quả nghiên cứu thực tế, đánh giá đúng thực trạng Dịch vụ công tác xã hội và quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó, nêu ra những hạn chế, bất cập 6 trong việc thực hành nghề Công tác xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cả nƣớc nói chúng trong giai đoạn nghề Công tác xã hội mới hình thành. - Nêu quan điểm, định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các Dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng trong thời gian tới. - Giúp các nhà quản lý, cơ quan ban hành chính sách, các nhà hoạt động xã hội, nhân viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tham khảo để bổ sung, hoàn thiện và vận dụng vào tình hình thực tế của địa phƣơng, đơn vị. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Lận văn gồm những nội dung sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng. Chương 2: Thực trạng về Dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Định hƣớng và một số giải pháp tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về người có công với cách mạng 1.1.1.1. Định nghĩa Theo nghĩa rộng: Ngƣời có công là những ngƣời không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có ngƣời hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nƣớc, giữ nƣớc và kiến thiết đất nƣớc. Họ là ngƣời có những thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nƣớc, của dân tộc đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật. Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản của ngƣời có công, đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Theo nghĩa hẹp: Ngƣời có công là những ngƣời không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật. Ở khái niệm này, ngƣời có công bao gồm ngƣời tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của ngƣời có công nhƣ sau: Thứ nhất, ngƣời có công bao gồm ngƣời tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. 8 Thứ hai, ngƣời có công là ngƣời có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thứ ba, phạm trù ngƣời có công rất rộng, trong phạm vi hẹp, đối tƣợng ngƣời có công là những ngƣời có công trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, chính sách ngƣời có công với cách mạng chủ yếu điều chỉnh đối tƣợng này. Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng năm 2015 (sửa đổi năm 2012) có quy định: Ngƣời có công với cách mạng [35] bao gồm: - Là những ngƣời có công với cách mạng đƣợc quy định tại Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, cụ thể: + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945. + Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. + Liệt sĩ là ngƣời đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nƣớc, của nhân dân đƣợc Nhà nƣớc truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trƣờng hợp pháp luật quy định. Quy định về thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và được hưởng chế độ ưu đãi. 9 + Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và pháp luật đã liệt kê những trƣờng hợp quy định những ngƣời là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân”; ngƣời đƣợc Nhà nƣớc tuyên dƣơng Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến. + Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh: Thƣơng binh là quân nhân, công an nhân dân bị thƣơng làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thƣơng binh” và “Huy hiệu thƣơng binh” thuộc một trong các trƣờng hợp theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13; Ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh là ngƣời không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thƣơng làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh”. + Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trƣờng hợp theo quy định tại khoản 15, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13. + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là ngƣời đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng 10 mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trƣờng hợp: mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật. + Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là ngƣời tham gia kháng chiến đƣợc tặng Huân chƣơng kháng chiến, Huy chƣơng kháng chiến. + Người có công giúp đỡ cách mạng là ngƣời đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Ngƣời đƣợc tặng Kỷ niệm chƣơng “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nƣớc”; ngƣời trong gia đình đƣợc tặng Kỷ niệm chƣơng “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nƣớc” trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945; ngƣời đƣợc tặng Huân chƣơng kháng chiến hoặc Huy chƣơng kháng chiến; ngƣời trong gia đình đƣợc tặng Huân chƣơng kháng chiến hoặc Huy chƣơng kháng chiến. Từ những quy định của nhà nƣớc và những quan niệm trên có thể khái niệm ngƣời có công với cách mạng, nhƣ sau: Người có công với cách mạng là những người không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nam nữ, tuổi tác trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc đóng góp giúp đỡ cách mạng bằng nhiều hình thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bản thân họ đã hy sinh, bị thương, bị bệnh, bị nhiễm chất độc hóa học bản thân và di chứng cho con, người bị tù đày trong chiến tranh, người có con độc nhất hy sinh, có 2 người con hy sinh hoặc có chồng và con hy sinh (Bà Mẹ Việt Nam anh hùng) và những người có hành động dũng cảm hy sinh để cứu người trong thời bình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 11 1.1.1.2. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người có công với cách mạng * Đặc điểm tâm lý của người có công với cách mạng Ngƣời có công với cách mạng họ luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng của nhân dân ta, quân đội ta. Đại bộ phận ngƣời có công với cách mạng luôn gƣơng mẫu trong đời sống và công tác, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa mà bản thân họ đã không ngại hy sinh, gian khổ để chiến đấu và bảo vệ. Ngƣời có công với cách mạng rất mong đƣợc mọi ngƣời quan tâm, chăm sóc hơn những ngƣời bình thƣờng. Do tâm trạng cảm thấy thua thiệt trong cuộc sống và công việc… Những ngƣời có công với cách mạng thuộc đối tƣợng là ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 hiện nay còn sống rất ít và tuổi đã cao nên họ có nếp sống khiêm tốn, giản dị, ít đòi hỏi quyền lợi cá nhân về đời sống vật chất nhƣng về đời sống tinh thần, nhất là thông tin thời sự, chính trị khá cao, thích tìm hiểu bình luận tình hình trong nƣớc và thế giới, muốn có bạn bè để ôn lại những kỷ niệm xƣa… Những ngƣời có công với cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc đa số ở tuổi trung niên và bƣớc vào tuổi cao, có trình độ văn hóa và chính trị, nhạy cảm với chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là những vấn đề liên quan tới họ, họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, có một số trƣờng hợp cá biệt có biểu hiện tƣ tƣởng công thần, đòi hỏi, lợi dụng các chính sách để làm các việc sai trái… Những ngƣời có công với cách mạng thời kỳ 1975 trở lại đây đa số tuổi còn trẻ, trình độ học vấn cao. Họ có ý thức giữ gìn phẩm chất, truyền thống của quân đội, chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, còn một số ít 12 ngƣời vẫn nặng về tâm lý thấy mình thua thiệt anh em, bạn bè cùng lứa, dẫn đến có cách nhìn phiến diện, thấy mình thua thiệt, sinh hoài nghi thiếu tin tƣởng. * Đặc điểm về nhu cầu của người có công với cách mạng Cũng nhƣ mọi ngƣời, ngƣời có công với cách mạng rất cần có cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ và hạnh phúc bên gia đình, mặt khác họ có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nƣớc, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do đó họ rất cần đƣợc mọi ngƣời tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ và động viên để họ vơi đi nỗi đau mất mát ngƣời thân và quên đi bệnh tật do hậu quả của chiến tranh để lại. Tất cả bản thân ngƣời có công với cách mạng đều mong muốn đƣợc các cấp chính quyền cũng nhƣ các ban ngành đoàn thể quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, nhƣ: thăm hỏi, tặng quà, tham quan, nghỉ dƣỡng; chi trả trợ cấp phụ cấp kịp thời, đầy đủ… Vì đây là đối tƣợng đặc biệt, họ hy sinh cả tuổi xuân, tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do vậy, nhà nƣớc và cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để thể hiện đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam. 1.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng. 1.1.2.1. Dịch vụ công tác xã hội Dịch vụ: Theo Từ điển Tiếng Việt Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và đƣợc trả công (Từ điển Tiếng Việt 2004, NXB Đà Nẵng, trang 256). Theo khái niệm trên chúng ta hiểu rằng: dịch vụ là công việc hay công tác phục vụ cho số đông những ngƣời có nhu cầu nhất định, có tổ chức và đƣợc trả công. Dịch vụ xã hội: Dịch vụ xã hội là các hoạt động cụ thể đƣợc xây dựng trên cơ sở chính sách xã hội đƣợc triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình, cộng đồng, nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Các dịch vụ xã hội 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan