Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dịch vụ công nhóm

.DOCX
18
257
124

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ BÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý luận chung. 2. Căn cứ pháp lý, văn bản hướng dẫn. 3. Khái niệm liên quan. NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI, XÂY DỰNG. 1. Về lý thuyết. 2. Triển khai trên thực tế. II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐƯỜNG HẦM DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ. 1. Ưu điểm. 2. Nhược điểm. KẾT LUẬN 1. Phương hướng chung. 2. Giải pháp cụ thể. 3. Ý kiến chủ quan của nhóm. Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đường hầm dành cho người đi bộ trên đoạn đường Phạm Hùng- Hà Nội. MỞ BÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Lý luận chung. Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Với Thủ đô Hà Nội thì chủ đề giao thông ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận, chưa bao giờ giảm nhiệt và rất khó kiểm soát, đặc biệt là vấn đề ùn tắc giao thông đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ luôn luôn là một bài toán khó, mội vấn đề nóng bỏng, nan giải đối với các nhà chức trách hiện nay. Ách tắc giao thông đang là nỗi bức xúc của người dân Hà Nội, với người dân Thủ đô thì bất cứ ai cũng đã từng là nạn nhân của tình trạng tắc đường, nhất là giờ cao điểm hay những ngày mưa bão ngập úng. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mật độ cung đường và thời gian bị ách tắc ngày càng tăng lên đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nó đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Thủ đô và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân nơi đây. Nhằm duy trì trật tự xã hội ổn đinh và phục vụ nhu cầu hợp pháp của công dân, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nhiều công trình, dự án phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân, trong đó có hầm đường bộ. Hầm đường bộ trên Thủ đô đã được đưa vào sử dụng đã từ lâu, nhưng nó có thực sự được sử dụng một cách hợp lý chưa, nhóm xin phép được nghiên cứu về vấn đề này. Phương pháp nghiên cứu đề tài của nhóm: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh, thống kê, phân tích dữ liệu và quan sát thực tế. Trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài nhóm đã cố gắng tiếp cận trên nhiều góc độ để thực hiên tốt đề tài, xong bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ Thầy giáo và các bạn. CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 2. Căn cứ pháp lý, văn bản hướng dẫn. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thông tư 13/2013/TT-BXD quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. 3. Khái niệm liên quan. Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của cộng đồng và toàn xã hội, phục vụ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân và tổ chức, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hoặc ủy quyền cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trât tự và công bằng xã hội. Dịch vụ công cộng là các hoạt động phục vụ lợi ích chung tối cần thiết của cả cộng đồng, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Về lý thuyết. a. Chủ thể cung ứng. Sở giao thông vận tải hà nội. Ban quản lý dự án Thăng long. UBND Thành phố Hà Nội đã phối; kết hợp với bộ nghành cùng các cơ quan hữu quan cho phép đầu tư xây dựng một loạt các cầm đường hầm cho người đi bộ ở nhưng nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. b. Nội dung cung ứng. Những cây hầm được đầu tư đến tiền tỉ ; với hơn chục hầm đi bộ dược rất khang trang trên đoạn đường phạm . Hà Nội – Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 20 đường hầm dành cho người đi bộ với trị giá đường hầm này được ước lượng khoảng 60 tỉ đồng tương đương với 3 triệu đô la. Theo ông Cường trưởng phòng quản lý dự án 3 ban quản lý dự án thăng long chủ đầu tư dự án đường hầm bộ trên vành đai 3 vốn đầu tư xây dựng một chiếc hầm rơi vào khoảng 3 đến 7 tỷ đồng vì trong quá trình xây dựng và hoàn thiện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu gia công nền móng; chống thấm trong hầm… Về cơ sở vật chất thì khá sang trang với nhiều hệ thống bóng đèn chiếu sang hệ thống thông gió thong tin cũng như camera mái che… rất là tiện ích cho người đi bộ qua đường vào buổi tối. Theo khảo sát thực tế của chúng tối thì trong mỗi một cái hầm thì có khoảng 10 – 15 cái bóng đền chiếu sáng . và đẻ làm được một cái hầm như vậy thì phải huy động rất nhiều nguồn lực như công nhân; kỹ sư ; chủ đầu tư ; nhà quản lý… 2. Tổ chức, triển khai trên thực tế. Kinh phí đầu tư xây dựng cho mỗi hầm đường bộ lên đến hàng tỷ đồng Dự án xây dựng Hầm đường bộ trên tuyến đường Phạm Hùng được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phê duyệt đầu năm 2003 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu tư là 15.603 tỷ đồng (hơn mười lăm nghìn tỷ đồng), chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư Thăng Long. Trong đó, kinh phí xây dựng đường hầm Phạm Hùng là 10.555 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư 539 tỷ đồng (phần vốn ngân sách nhà nước). Về khu tái định cư, Khu tái định cư phía sẽ được xây dựng với kinh phí khoảng 120 tỷ đồng trên 8,5 ha, phục vụ cho 156 hộ dân bị ảnh hưởng. Kết cấu, cấu trúc thượng tầng. Trong đó, lối vào hầm hai phía có dạng chữ U với tổng chiều dài 400 m; phần nhánh và miệng hầm hai phía dài 720 m; và phần hầm dìm dài 370 m. Phần hầm dìm được chia thành 4 đốt và được đúc riêng ở nơi khác, mỗi đốt nặng 27.000 tấn. Độ dốc hầm tối đa là 4%, đốt hầm làm bằng bê tông cốt thép. mặt cắt ngang rộng 33,3 m cao 8.9m bề dày đáy và nắp 1,5 m, bề dày vách hai bên 1m. Tổng chiều dài dự kiến là 13,4 Km, trong đó hầm xuyên dài 500m, còn lại là đường dẫn và cầu trên tuyến (9Km). Hầm đường bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn đường dành cho người đi bộ hoặc có thể cho cả phương tiện xe thô sơ hoạt động. hầm có thể chịu được động đất cấp 7. II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐƯỜNG HẦM DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ. 1. Ưu điểm. Việc đưa hầm đường bộ đi vào sử dụng cũng đạt được nhiều kết quả tích cực: Tai nạn giao thông do việc người đi bộ qua đường trái phép đã giảm so với trước khi có hầm đường bộ. Việc ùn tắc giao thong ở đoạn đường này có chuyển biến tích cực do người đi bộ đã chủ động sử dụng hầm đường bộ để qua đường. Tạo ra nếp sống văn minh cho người dân. 2. Nhược điểm. Hà Nội hiện có khoảng 20 hầm đường bộ nằm trên đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, ngã tư Kim Liên và Ngã Tư Sở... Mỗi hầm được đầu tư khoảng 2-3 tỉ đồng với đủ đèn chiếu sáng, quạt thông gió. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết những hầm đường bộ này đều ít người qua lại. Cụ thể, 4 hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng đều rất vắng người sử dụng, trong khi đây là khu vực tập trung đông người, phương tiện qua lại. Số chưa đi vào hoạt động lại rơi vào thực trạng bị chiếm dụng thành nơi xả rác và bán hàng.Điển hình, hầm đường gần đường Lê Văn Lương kéo dài, trước cửa hầm là bàn ghế, hàng bày la liệt, nhưng không bị xử lý: Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng nhiều tuyến đường hầm bộ hành. Tuy nhiên, có rất nhiều đường hầm ở Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển vẫn trong tình trạng dang dở, “ngủ yên” dưới lòng đất, bỏ mặc cho rác rưởi, hàng rong, quán nước... tấn côn Một hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng, gần Trung tâm Hội nghị quốc gia cũng bị người dân chiếm làm nơi bán nước, phơi đồ... Thậm chí, cửa kính của một số nơi trong hầm đường bộ đã bị đập nham nhở... Trên đường Khuất Duy Tiến cũng có một hầm đường bộ dù đã xây xong vẫn chưa đi vào hoạt động. Dù đã che chắn, nhưng nơi này đang thành nhà vệ sinh công cộng. Hầm cho người đi bộ - dân sợ không đi? Từ năm 2002, với mục đích giảm tải áp lực giao thông và đảm bảo an toàn cho người đi bộ sang đường tại tuyến đường vành đai III khu vực nội đô mà khởi thủy là đoạn Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến và sau đó là Nghiêm Xuân Yêm (Linh Đàm - cầu cạn Pháp Vân), đã được đầu tư xây dựng hàng loạt đường hầm cho người đi bộ. Thế nhưng ngay trong thời gian đầu sau khi được đưa vào khai thác sử dụng, hầu như chỉ có hầm tại Bến xe Mỹ Đình và một vài hầm tại các khu vực dân cư điển hình là phát huy hiệu quả. Số hầm còn lại, đa phần rơi vào tình trạng “cửa đóng, then cài”. Do bị “đắp chiếu, phủ chăn” lâu ngày nên nhiều hạng mục bị xuống cấp và có thể là một trong những nguyên do tạo cơ hội biến nó thành “bến đáp” lý tưởng của những tệ nạn xã hội; Một số cửa hầm đã được những công dân “nhạy bén” tận dụng triệt để năng lực, phát huy tối đa “công năng của mặt bằng”, để kinh doanh, bán hàng thì quả là những “phát minh đầy tính sáng tạo” của nền kinh tế thị trường thời mở cửa. Thế thì khách bộ hành chọn giải pháp nào để sang đường vào thời điểm đó? Đương nhiên là giải pháp tối ưu nhất rồi. Họ chọn “con đường ngắn nhất”, nghĩa là “năm ăn - năm thua” để băng đường, bất chấp nguy hiểm. Thực tế cho thấy, đây là tuyến đường có mặt cắt ngang lớn, với nhiều loại hình phương tiện lưu hành và nhiều phương tiện lưu thông với tốc độ cao, thế mà họ vẫn “phi thân” sang đường thì đúng là không hổ thẹn với khí phách “anh hùng” vốn có cần được thể hiện của bản thân. May thay sau đó, khi dự án đường vành đai III giai đoạn 2 (tiêu chuẩn đường cao tốc trên cao, nằm trong giải phân cách giữa của đường vành đai III giai đoạn 1) ra đời, để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, tại nhiều đoạn tuyến, người ta đã xây dựng hàng rào bảo vệ giữa hai làn đường nên việc băng đường kiểu “tự do”, “bột phát”, đầy “ngẫu hứng” như trước kia là bất khả kháng và nhờ đó, các đường hầm cho người đi bộ được thể hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Được khởi công từ năm 2001 và đưa vào hoạt động rộng rãi từ năm 2007 nhưng cho đến nay, những hầm bộ hành tại Hà Nội vẫn chưa phát huy được tác dụng. Thậm chí, ở nhiều nơi, hầm đường bộ đã bị bỏ hoang. Hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiếnn được trưng dụng làm chỗ bán nước... ...và nghỉ trưa Hầm bộ hành hay là chỗ để xe? Không ít những hầm kiểu "xây dở" như thế này trên đuờng Ngổn ngang những đồ dùng của người dân xung quanh Hầm bỏ hoang đã được rào chắn, cỏ cây mọc um tùm trên đường Phạm Hùng Còn nguyên rác thải và những đồ dùng của người dân ở bên tron Khung cảnh hoang tàn không khó bắt gặp Hay có thể là nơi nghỉ chân? Tất cả đều đang được sử dụng sai mục đích Cá biệt, những ai đi qua đường Phạm Hùng còn phải chứng kiến khung cảnh hoang tàn của những hầm đường bộ nơi đây. Nhiều hầm đã khóa cửa cài then nhưng vẫn có thể nhìn thấy rác thải bụi mù bên trong. Thậm chí có cả những hầm còn làm chỗ để người dân… nghỉ trưa. Lan Phương, một sinh viên ở trọ trên đường Phạm Hùng, cho hay: “Dù rất hay phải đi lại sang đường nhưng tôi rất ít sử dụng hầm đường bộ. Chỉ hôm nào trời nắng to hay đổ mưa thì bất đắc dĩ mới phải đi vào hầm thôi.Cứ thỉnh thoảng đi qua lại nhìn thấy các thành phần bất hảo tụ tập trong đó hỏi làm sao tôi dám đi vào chứ!”. Nhiều đèn trong hầm đã hỏng từ lâu KẾT LUẬN Hầm đường bộ dành cho người đi bộ có rất nhiều ưu điểm: giảm tai nhạn, ùn tắc giao thông, tạo nếp sống lành mạnh cho người dân… nhưng thực tế hầm đường bộ dành cho người đi bộ trên đoạn đường Phạm Hùng nói riêng, hầm đường bộ trên cả nước nói chung vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Qua thực tế sử dụng ta thấy hiệu quả sử dụng chưa cao mà có rất nhiều bất cập và tồn tại. Vậy để nâng và sử dụng triệt để hiệu quả của hầm đường bộ thì Nhà nước, và nhân dân cần có những phương hướng, giải pháp và thái độ đúng đắn về việc sử dụng hầm đường bộ. 1. Phương hướng chung. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nô ôi có 18 cầu vượt và 20 hầm bộ hành, trong đó Sở Giao thông Vận tải đang quản lý và tổ chức khai thác 11 hầm và 12 cầu vượt. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, ngoài nguyên nhân xuất phát từ ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế, tình trạng trên còn do các cơ quan chức năng chưa khảo sát kỹ lưỡng trước khi xây dựng. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng cầu, hầm đường bộ chưa hiệu quả cùng với chế tài xử lý người đi bộ không đúng, quy định chưa nghiêm, cơ sở hạ tầng tiếp cận với hầm như tàu điện, xe buýt, siêu thị, khu vui chơi... chưa đồng bộ, dẫn đến một số hầm đi bộ chưa khai thác hết công suất. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng: “Hiện nay, trách nhiệm quản lý thuộc TP Hà Nội vì toàn bộ những công trình này sau khi làm xong đã bàn giao cho Hà Nội. Vì vậy, Hà Nội cần phải có rà soát tổng thể. Sau khi rà soát tổng thể xong thì những công trình hầm đường bộ mà chưa hoàn thiện đề nghị các đơn vị thi công phải hoàn thiện gấp. Đối với những công trình đã hoàn thiện rồi, cần phải có giải pháp kể cả tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý vi phạm để người dân có thói quen đi bộ đúng nơi quy định” Để các cầu, hầm đường bộ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, góp phần hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, cải thiện văn hóa giao thông đô thị, TP Hà Nội cần có những biện pháp cụ thể như: Thường xuyên duy tu, duy trì các đường hầm và cầu đi bộ, đảm bảo luôn sạch, đủ ánh sáng, tạo thuận lợi cho người đi lại. Đồng thời Ủy ban Nhân dân thành phố phối hợp với Công an thành phố và các ngành liên quan tăng cường xử lý đối với người tham gia giao thông sang đường không đúng quy định; tích cực tuyên truyền, vận động để người tham gia giao thông sử dụng cầu, hầm đi bộ. Có như vậy sẽ phát huy được hiệu quả của hầm đường bộ, tránh lãng phí như hiện nay. 2. Giải pháp cụ thể. Trước khi xây dựng, ngành chức năng nên có sự tính toán kỹ lưỡng, khảo sát vị trí hợp lý. Nhà nước cần tích cực tuyên truyền, vận động để người tham gia giao thông sử dụng cầu, hầm đi bộ. Thường xuyên duy tu, duy trì các đường hầm và cầu đi bộ, đảm bảo luôn sạch, đủ ánh sáng, tạo thuận lợi cho người đi lại. Các lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người tham gia giao thông sang đường không đúng quy định. Hoàn thiện tổng thể các công trình đang xây dựng dở để đưa vào sử dụng.Cơ sở hạ tầng tiếp cận với hầm như tàu điện, xe buýt, siêu thị, khu vui chơi... Cần được quy hoạch đồng bộ. Có như vậy sẽ phát huy được hiệu quả của hầm đường bộ, tránh lãng phí như hiện nay. 3. Ý kiến chủ quan của nhóm. Việc xây dựng cầu vượt, hầm bộ hành là một giải pháp tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần cải thiện tình trạng giao thông của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để các công trình này phát huy hiệu quả, theo ý kiến chúng tôi, trước khi xây dựng thì: Tính toán kĩ lưỡng việc xây dựng hầm đường bộ đó để phát huy tính hiệu quả và tránh lãng phí ngân sách nhà nước. Xây dựng khung pháp lý quy định việc sử dụng hầm đường bộ và xử lí những đối tượng có hành vi phá hoại hầm đường bộ. Xây dựng ban quản lý, duy trì, bảo dưỡng hầm đường bộ. Việc xây dựng hầm đường bộ là duy trì ổn định xã hội và phục vụ nhu cầu hợp pháp của công dân nên các cơ quan chức năng phải tích cực tuyên truyền, khuyển khích người dân nên sử dụng hầm đường bộ khi tham gia giao thông. ST T 1 HỌ VÀ TÊN Phạm Ngọc CÔNG VIỆC THỰC HIỆN Tổng hợp bài làm. GHI CHÚ, XẾP LOẠI Nhóm Tâm 2 3 4 5 6 7 Trần Ngọc Đức Đậu Đình Tư trưởng. Tốt Tốt Tốt Thực hiện phần: cơ sở lý luận. Thực hiện phần: quá trình triển khai, xây dựng về mặt lý thuyết. Phạm Thị Ngọc Thực hiện phần: triển khai trên thực tế Tốt Điệp Lê Thành Thực hiện phần: thực trạng việc sử Tốt Vương dụng. Visien Thực Hiện phần: phương hướng Tốt Sibondon chung. Nguyễn Thị Thực hiện phần: Giả pháp cụ thể, ý Tốt Giang kiến chủ quan của nhóm. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC làm phần V - giải pháp nâng cao vai trò của các lợi thế ss + ý 9 (phần III) - chính sách ưu đãi đầu tư ( cả ưu điểm và hạn chế) Đây là dàn í mà t lập.. Mọi người xem rồi có gì bổ xung nhé.. Sau khi thống nhất sẽ phân công công việc cụ thể: Phần A. Mở đầu I. Đặt vấnđề II. Cơ sở lý luận: 1. Khái niệm lợi thế ss - 1 số thuyết về lợi thế ss - Khái niệm chung về lợi thế ss 2. Vai trò của việc khai tác lợi thế ss Phần B : Nội Dung III. Các lợi thế ss của VN trong phát triển kinh tế đối ngoại 1. Vị trí 2. Chính trị - XH ổn định 3. Tốc đọ tăng trưởng nhanh và ổn định 4. Tiền năng tiêu thụ thị trường rộng lớn 5. Cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển theo hướng hiện đại 6. Nguồn nhân lực dồi dào 7. Tài nguyên thiên thiên phong phú 8. Thành công trong hội nhập KT quốc tế và khu vực 9. Chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng IV. Thách thức hiện nay của VN trong việc phát huy lợi thế ss V. Giải pháp nâng cao vai trò của các lợi thế ss Phần C. Tổng kết Khẳng định lại vai trò của việc phát huy lợi thế ss
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan