Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch tễ học một số bệnh không lây nhiễm ở việt nam và trên thế giới hiện nay...

Tài liệu Dịch tễ học một số bệnh không lây nhiễm ở việt nam và trên thế giới hiện nay

.DOC
15
2838
98

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, mô hình bệnh tật của Việt Nam song song tồn tại các bện lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm (BKLN). Nhiều bệnh lây nhiễm đang dần được khống chế và đẩy lùi, một số BKLN như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tâm thần ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp từ 0,96 – 2,52% năm 1990 tăng lên 2,7 – 4,4% năm 202,… BKLN, nhất là các bẹnh tim mạch đã trở thành những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện. Ngoài ra, những bệnh này còn có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh như liệt nửa người, mù lòa, loét chi phải cắt cụt… chi phí điều trị BKLN rất lớn do phải điều trị dài ngày (hầu như trong suốt quãng đời còn lại), thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền, ngoài ra còn phải kể đến chi phí gián tiếp do người nhà phải theo nuôi…BKLN không những ảnh hưởng đến tới sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới kinh tế xã hội. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp, ủng hộ của các Bộ, Ngành, trong thời gian qua Ngành Y tế đã chủ động và có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống BKLN (gai đoạn 2002 -2010). Với mục tiêu chung la giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tâm thần, các hoạt động phòng chống bệnh BKLN đã được triển khai mạnh mẽ và bước đầu thu được kết quả tốt, như xây dựng chính sách và văn bản pháp quy về phòng chống BKLN. Thiết lập hệ thống giám sát, tổ chức chiến dịch vận động thực hiện lối sống lành mạnh, triển khai thí điểm mô hình kiểm soát BKLN như đái tháo đường, tâm thần, tăng huyết áp, ung thư… Qua những kiến thực em đã được học tại học phần Dịch tễ bệnh không lây và cũng để có cái nhìn tổng quát về tình hình BKLN ở Việt Nam và Trên thế giới, em tiến hành viết chuyên đề: “Dịch tễ học một số bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay” 1 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm bệnh không lây nhiễm. 1.1.1. Bệnh không lây nhiễm (BKLN) Có rất nhiều loại BKLN khác nhau tuy nhiên trong chuyên đề này chỉ đề cập tới một số BKLN sau: Bệnh tim mạch (Tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành…), đái tháo đường ( chủ yếu tuýp II), các bệnh ung thư, rối loạn tâm thần. Những bệnh không lây này có đặc điểm sau: 1.1.2. Là bệnh mạn tính và gây hậu quả nặng nề cho người bệnh đồng thời gây tổn thất lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Khi mắc BKLN thì phải điều trị lâu dài, có thể hết quãng đời còn lại. Đồng thời những bệnh này cũng có thể gây những biến chứng và di chứng rất nặng nề như liệt nửa người, mù lòa, suy thận, loét chi phải cắt cụt… và có thể tử vong. Chi phí cho điều trị và chăm sóc BKLN đắt tiền, lâu dài, ngoài ra còn chi phí gián tiếp do người nhà phải dành thời gian, công sức chăm sóc; giảm đóng góp cho xã hội… Như vậy BKLN gây tổn thất lớn cho gia đình và xã hội. 1.1.3. Thường không xác định được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ (YTNC). Khác với bệnh lây nhiễm thường xác định được nguyên nhân cụ thể, ví dụ vi rút HIV gây bệnh AIDS, trực khuẩn Kok gây bệnh lao, phẩy khuẩn Vibriocholera gây bệnh Tả… các BKLN thường không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên có những nhóm yếu tố rất quan trọng trong phát sinh những bệnh này gọi là các yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ được hiểu là “ bất kỳ thuộc tính, đặc điểm hoặc phơi nhiễm nào đó của một cá thể mà làm tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm của cá thể đó” (WHO-2001). Các yếu tố nguy cơ BKLN được chia thành 3 nhóm:  Yếu tố nguy cơ về hành vi lối sống như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý (ăn ít rau quả, ăn nhiều đạm, mỡ động vật…), ít vận động. Hầu hết các BKLN hiện nay đều có chung yếu tố 2 nguy cơ về hành vi lối sống và những yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát sinh bệnh. Ví dụ hút thuốc lá có nguy cư ung thư phổi, miệng…, gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác, gây đái tháo đường… chính vì vậy BKLN còn được gọi bệnh của lối sống.  Yếu tố về môi trường: môi trường: Môi trường vật chất, môi trường chính trị, văn hóa xã hội.  Yếu tố không thể thay đổi được: tuổi, giới tính, chủng tộc… Khi tuổi cao thì nguy cơ bị BKLN cũng càng cao vì đã bị phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trong thời gian dài, đồng thời các cơ quan trong cơ thể đã bị lão hóa, hệ thống miễn dịch suy giảm. Tỷ lệ mắc BKLN khác nhau giữa nam và nữ, giữa các chủng tộc. Các yếu tố nguy cơ hành vi - Hút thuốc lá - Uống rượu - Dinh dưỡng không hợp lý - Ít vận động Tình trạng bình thường Các yếu tố nguy cơ của môi trường - Văn hóa, xã hội - Chính trị - Kinh tế - Tự nhiên Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi - Tuổi - Gới - Chủng tộc - Gen Tình trạng bệnh lý trung gian - Tăng huyết áp - Thừa cân/ béo phì - Rối loạn Lipid máu - Đái tháo đường Hậu quả cuối cùng - Bệnh mạch vành - Đột quỵ - Bệnh mạch máu ngoại vi. - Ung thư Tâm thần ( trầm cảm, động kinh, tự sát) 3  BKLN hoàn toàn có thể phòng chống được. Theo WHO, 80% bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và 40% ung thu có thể phòng chống được bằng thực hiện lối sống lành mạnh như không hút thuốc lá, uống rượu bia, dinh dưỡng hợp lý và vận động thân thể thường xuyên. Chương 2 TÌNH HÌNH BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. 2.1 Tử vong và gánh nặng của BKLN so với các nhóm bệnh khác: 2.1.1. Theo ước tính của WHO, có khoảng 58 triệu trường hợp tử vong trong năm 2005. Trong đó khoảng 35 triệu trường hợp (tương đương với 60%) là do BKLN. So với các bệnh lây nhiễm thì tỷ lệ tử vong do BKLN cao gấp đôi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lây nhiễm ( bao gồm HIV/AIDS, lao, sốt rét) cùng với tử vong do các tình trạng bệnh lý bà mẹ- trẻ em, suy dinh dưỡng chỉ chiếm 30% (tương đương với 17 triệu trường hợp). Biểu đồ 1. Các nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trên thế giới năm 2005 2.1.2. Gánh nặng BKLN: Ngoài gây tử vong cao, BKLN còn gây tàn tật. Hiện nay để đánh giá gánh nặng bệnh tật thường hay dùng chỉ số Daily 4 (Disability Adjusted life year- Năm sống được điều chỉnh theo tàn tật) chỉ số này tính số năm sống khỏe bị mất đi do mắc bệnh, tử vong. Một DALY được coi là một năm sống khỏe bị mất đi. Biểu đồ 2: Một số nguyên nhân cơ bản của gánh nặng bệnh tật thế giới năm 2005. 2.1.3. Phân bố tử vong và gánh nặng bệnh tật của BKLN theo tuổi và giới: Bảng 1. Phân bố tử vong của BKLN theo tuổi và giới. Nhóm tuổi 0-29 30-59 60-69 70+ Cộng Số tử vong (triệu người) Nam Nữ Chung Tỷ lệ tử vong trên 100 000 dân Nam Nữ Chung 0,8 4 4 9 18 48 372 2328 6981 556 0,8 3 3 11 17 1,6 7 7 20 35 5 47 251 1533 6102 543 48 311 1911 6467 549 Bảng 2. Phân bố gánh nặng bệnh tật theo DALY của KLN theo tuổi và giới. Nhóm tuổi 0-29 30-59 60-69 70+ Cộng DALY ( triệu người) Nam Nữ Chung DALY trên 100 000 dân Nam Nữ Chung 112 163 53 44 372 6 263 14 088 30 718 34 570 11 053 108 143 48 55 354 220 305 101 99 725 6 380 12 508 25 451 30 953 11 263 6 320 13 304 27 965 32 457 11 470 Mặc dù tử vong và gánh nặng bệnh tật tăng theo tuổi, tuy nhiên ở tuổi trẻ tử vong và gánh nặng BKLN cũng rất cao. Có khoảng 45% ( tương đương 16 triệu) trường hợp tử vong và 86% gánh nặng do BKLN ở người dưới 70 tuổi. Phân bố bệnh tật và tử vong do BKLN giữa nam và nữ là tương đương. 2.1.4. Phân bố bệnh tật và tử vong theo thu nhập quốc gia. Biểu đồ 3: Tỷ lệ tử vong do BKLN theo thu nhập quốc gia 6 2.2. Tình hình bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam. 2.1.1. Sự thay đổi của mô hình bệnh tật trong đo BKLN ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Số liệu thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây cho thấy Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đang có sự thay đổi về mo hình bệnh tật từ bệnh lây nhiễm sang bệnh không lây nhiễm. Biểu đồ 4: Xu hướng mắc bệnh tại các bệnh viện Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng, từ trên 40% năm 1976 lên tới 60% năm 2002. Trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm đang giảm nhanh, từ khoảng 55% năm 1976 giảm xuống còn khoảng 28% năm 2002. Tỷ lệ mắc chấn thương khoảng 10%. 7 Biểu đồ 5: Xu hướng tử vong tại bệnh viện Tỷ lệ tử vong do BKLN tăng nhanh, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện; Tỷ lệ tử vong do bệnh lây nhiễm giảm mạnh; Trong tổng số 512 000 trường hợp ước tính bị tử vong năm 2002 (theo WHO) có tới 2/3 (314 000) là do BKLN. Trong khi bệnh lây nhiễm, bệnh lý bè mẹtrẻ em và suy dinh dưỡng chỉ chiếm ít hơn 25% (121 000), còn lại khoảng 10% là do chấn thương. Biểu đồ 6: Tử vong do BKLN so với các bệnh khác Trong 10 bệnh có chỉ số DAILY cao năm 2002 năm 2002 cũng có sự góp mặt của nhiều BKLN theo như bảng dưới đây: 8 Bảng 3: Mười loại bệnh có chỉ số DALY cao nhất năm 2002. Xếp hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên bệnh Bệnh tim và đột quỵ Bệnh lý trẻ sơ sinh Trầm cảm Tai nạn giao thông Nhiễm khuẩn đường hoo hấp dưới Lao Giảm thính lực (người trưởng thành) Tiêu chảy Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Tật bẩm sinh % Tổng DALY 7.8% 5.7% 5.5% 2.9% 2.9% 2.9% 2.8% 2.7% 2.4% 2.2% 2.1.2. Tình hình bệnh tim mạch Theo thống kê, bệnh tim- mạch là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong tại các bệnh viện. Trong các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp (THA) là phổ biến nhất và gia tăng nhanh nhất. Các số liệu điều tra dịch tễ về THA cho thấy tình hình mắc bệnh này đang gia tăng mạnh mẽ: Năm 1960: Tỷ lệ THA là 2% ở các tỉnh miền Bắc. Năm 1992: Tỷ lệ THA là 11,7% trên toàn quốc. Năm 1992: Tại Hà Nội, tỷ lệ THA là 16,05%. Năm 2002: Tại Hà Nội, tỷ lệ THA là 23,3%, tỷ lệ THA chung cho 4 tỉnh và thành phố phía Bắc Việt Nam ( Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình, Thái Nguyên) là 16,3%. 9 Biểu đồ 7: Tỷ lệ THA tại một số tỉnh/thành phố Kết quả điều tra năm 2002 cũng cho thấy trong số người THA thì tỷ lệ được điều trị còn thấp (11,7%). Trong số bệnh nhân được điều trị, chỉ có 19,1% số bệnh nhân được điều trị tốt ( đưa được huyết áp về giá trị bình thường trong một thời gian dài). THA gặp ở cả thành thị và nông thôn, cả người nghèo và người có kinh tế khá. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của THA là đột quỵ, biến chứng này có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người… 2.1.3. Tình hình bệnh đái tháo đường. Biểu đồ 8: Sự gia tăng của ĐTĐ tại Hà Nội Tình hình mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp phát triển. 10 Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2002 thì tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 2,7% và ở thành phố lớn là 4.4%. Các khu vực như vùng đồng bằng, miền núi trước đây hầu như không có vấn đề về bệnh ĐTĐ thì nay tỷ lệ mắc bệnh đã cao hơn tỷ lệ mắc bệnh tại các thành phố lớn cách đây 10 năm. Theo nhận xét của các chuyên gia của WHO thì tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ của Việt Nam còn cao hơn cả mức độ ước đoán của WHO (tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng lên 48% và số người bị ĐTĐ tăng lên 170% ở các nước đang phát triển vào năm 2025). Ngoài ra do nhận thức về bệnh tật còn thấp và do những hạn chế của mạng lưới y tế nên tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện còn cao. 2.1.4. Tình hình bệnh ung thư. Theo số liệu thống kê ung thư tại Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm ở nước ta có khoảng 100.000-150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và 70.000 người chết vì ung thư. Như vậy cứ mỗi ngày có 410 trường hợp mới mắc và 192 trường hợp chết do ung thư. Tuy nhiên con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. 2.1.5. Tình hình các bệnh tâm thần. Tỷ lệ mắc bệnh động kinh trong cộng đồng chiếm khoảng 0,5-1,5%. Theo thống kê chưa đầy đủ của 10 tỉnh phía Bắc, tỷ lệ tử vong hàng năm do động kinh chiếm 0,05%. Theo kết quả điều tra cua chương trình Quốc gia chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng ở 8 vùng sinh thái, tỷ lệ trầm cảm là 2,8% dân số. Một thống kê tại Trung tâm Hồi sức cấp cứu Bạch Mai thì số người có hành vi tự sát phải đưa đến cấp cứu có tới 20% do rối loạn trầm cảm. Như vậy, số bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm trong cộng đồng chiếm tỷ lệ khá cao. 11 Chương 3. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ GIA TĂNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG. 3.1. Nguyên nhân sự gia tăng BKLN Mặc dù hoàn toàn có thể phòng chống được nhưng hiện nay đang có khuynh hướng gia tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết non do các BKLN trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam do sự thay đổi lối sống, sự gia tăng tuổi thọ. * Thay đổi lối sống: Nhiều yếu tố góp phần thay đổi lối sống Đô thi hóa: Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng mang lại những tác động có hại cho sức khỏe. Ví dụ như lạm dụng thuận tiện của cuộc sống hiện đại như thức ăn nhiều năng lượng và chất béo, phương tiện giao thông cơ giới… từ đó dẫn đến dinh dưỡng không hợp lý và ít vận động. Do toàn cầu hóa: Việc buôn bán các sản phẩm trong đó có thực phẩm, thuốc lá, rượu gia tăng mạnh mẽ. Hơn các giải pháp khống chế thuốc lá, rượu chưa có hiệu quả cao dẫn đến việc tiêu thụ tràn lan các sản phẩm này. Gia tăng tuổi tho: Tuổi thọ người Việt Nam cung như các nước khác ngày càng gia tăng do đó có nhiều người mắc bệnh mạn tính hơn. Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa: Công tác phòng chống BKLN triển khai nhưng chưa có hiệu quả cao. 3.2. Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm 3.2.1. Tập chung vào yếu tố nguy cơ (YTNC). * Tập trung vào YTNC để phòng chống một số BKLN Một số BKLN như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chung các yếu tố nguy cơ về hành vi như: Hút thuốc, uống rượu, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể chất. Tác động vào các yếu tố nguy cơ chung này cho phép phòng chống đồng thời cùng một lúc một số BKLN. Bằng dinh dưỡng hợp lý chúng ta phòng chống được ít nhất 4 BKLN. Bằng ăn nhiều rau quả chúng ta có thể phòng được một số loại ung thư, kiểm soát được đái tháo đường, cải thiện tình trạng thừa cân12 béo phì, tình trạng THA. Không hut thuốc có thể phòng được ít nhất 40 loại bệnh và 20 loại ung thư. Không uống rượu/ uống rượu vừa phải có thể phòng được ung thư gan và các bệnh tim mạch. Do vậy phòng chống các yếu tố nguy cơ là phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao. * Tập trung vào YTNC sẽ tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng và của các cấp lãnh đạo. Khi đề cập đến BKLN sẽ có nhiều người không quan tâm vì họ cho rằng tỷ lệ mắc bệnh thấp thì xác suất mắc bệnh của họ không cao. Tuy nhiên khi họ biết rằng bản thân họ đang có nguy cơ cao đối với BKLN thì họ sẽ tham gia tích cực hơn. * Tập trung vào YTNC tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống YTNC. BKLN là bệnh mạn tính, các can thiệp thường phải mất nhiều thời gian (khoảng 10 năm) mới có thể thay đổi về tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết. Tuy nhiên những thay đổi về YTNC nhất là hành vi nguy cơ thì càn thời gian ngắn hơn nhiều, có thể chỉ cần vài tháng. Như vậy bằng sự theo dõi sự biến đổi của YTNC có thể sớm đánh giá được hiệu quả của các can thiệp, từ đó có những diều chỉnh thích hợp. * Tập trung vào YTNC là thực hiện nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tập trung vào YTNC là dự phòng cấp 1 do vậy mang lại ý nghĩa to lớ hơn so với điều trị. Đối với BKLN, dự phòng lại càng quan trọng vì điều trị rất tốn kém (phải điều trị trong thời gian dài, có thể suốt quang đời còn lại; thuốc điều trị đắt tiền) và một số loại BKLN hiệu quả của điều trị không cao, ví dụ như ung thư, tai biến mạch máu não… 3.2.2. Các hoạt động cần tập trung vào YTNC. Truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, thái độ thực hành của cộng đồng về thay đổi hành vi lối sống: Hoạt động này chủ yếu do cơ quan thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện. Các Viện/Bệnh viện 13 đầu ngành cũng thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhưng cần tập trung vào các bệnh cụ thể cho đối tượng có nguy cơ cao hoặc đã mắc bệnh. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi: chủ yếu là xây dựng chính sách, quy định, môi trường vật chất, văn hóa, xã hội. 3.2.3. Phòng chống BKLN cần phải dựa vào 3 cấp độ dự phòng. * Phòng bệnh Chủ yếu là phòng chống YTNC do các đơn vị làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện. * Phát hiện bệnh sớm Tuyên truyền cho người dân tự phát hiện bệnh sớm; Nâng cao khả năng phát hiện bệnh sớm của cơ sở y tế tuyến huyện, xã. Tổ chức điều tra, sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao đối với một số bệnh cụ thể. * Chẩn đoán và điều trị Tăng cường hoạt động điều trị; Quản lý bệnh nhân sau điều trị ổn định. Mỗi bệnh nhân phải có hình thức quản lý riêng, ví dụ THA có thể quản lý tại xã, ĐTĐ quản lý tại tuyến huyện, tỉnh… 3.2.4. Phòng chống BKLN cần phải đa ngành. Trong các yếu tố nguy cơ BKLN có các yếu tố về môi trường như: chính sách, kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên… do đó cần phải sử dụng các giải pháp khác ngoài các giải pháp y tế như: chính sách, luật pháp, kinh tế, văn hóa xã hội. Như vậy cần có sự tham gia của các ngành khác như công nghiệp, thương mại, văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo, tư pháp, tài chính, nông nghiệp, các đoàn thể xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm- NXB Y học- năm 2006. [2]. http://www.yhocthuchanh.vn/Detail/2226/to-chuc-y-te-the-gioi-canh-baocac-benh-khong-lay-nhiem-gia-tang-o-cac-nuoc-dang-phat-trien.htm. [3]. http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/baiviet/29_113.htm [4]. http://www.nihe.org.vn/new-vn/tin-trong-nuoc/628/Cac-benh-khong-laynhiem-Nguy-hiem-hon-ta-nghi.vhtm. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất