Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dia 7 (2013)

.DOC
239
263
87

Mô tả:

Giáo án địa chuẩn và hay
Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 Ngày soạn: 13/8/2015 Ngày giảng:15/8/2015 Phần I THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Tiết 1 Bài 1 DÂN SỐ 1. Mục tiêu cần đạt: 1.1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới , nguyên nhân và hậu quả. 1.2. Kỹ năng: - Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số. - Đọc biểu đồ gia tăng dân số để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới. * KNS: Tư duy,tự nhận thức,giao tiếp 1.3. Thái độ: - GD ý thức yêu thích bộ môn 2.Chuẩn bị của giáo viên – học sinh: 2.1.GV: Hai tháp tuổi H1.1,H1.2 (phóng to). 2.2.HS : đọc trước bài mới. 3.Phương pháp: - thuyết trình, động não,nhóm 4.Tiến trình giờ dạy- giáo dục 4.1. Ổn định lớp: 7: 4.2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh. 4.3.Giảng bài mới: Theo tài liệu của uỷ ban dân số thì: Toàn thế giới mỗi ngày có 35.600.000 trẻ sơ sinh ra đời. Vậy hiện nay trên trái đất có bao nhiêu người, trong đó có bao nhiêu nam, nữ, bao nhiêu người già trẻ... và cứ mỗi ngày số trẻ em được sinh ra bằng số dân của một nước có số dân trung bình. Như vậy điều đó có một thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội không? Chúng ta tìm câu trả lời câu hỏi đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1.Dân số, nguồn lao động. GV: -Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ (dân số) SGK trang 186. - Giới thiệu 1 vài số liệu nói về dân số Ví dụ: Tính đến ngày 31/12/1997. thủ đô Hà Nội có 2.490.000 dân. Hoặc đến năm 1999 nước ta có 76,3 triệu dân. Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào... Vậy làm thế nào biết được dân số, nguồn lao Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 1 Trường THCS Vĩnh Thực động ở 1 thành phố, một quốc gia. Đó là công việc của người điều tra dân số. ? Vậy trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu điều gì? GV: giới thiệu H1.1 SGK màu sắc, cấu tạo biểu hiện trên tháp tuổi? (biểu thị ba nhóm tuổi). - Màu xanh lá cây biểu thị số người chưa đến tuổi lao động. - Màu xanh biển biểu thị số người trong độ tuổi lao động. - Màu vàng sẫm biểu thị số người hết độ tuổi lao động. ? Quan sát H1.1 SGK cho biết: -Tổng số trẻ từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và có bao nhiêu bé gái? *Yêu cầu nêu được: (Tháp 1: có khoảng: 5,5 triệu trai 5,5 triệu bé gái. Tháp 2: 4,5 triệu trai 5 triệu bé gái) ? Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp tuổi? *Yêu cầu nêu được: (Số người lao động ở tháp 2 nhiều hơn tháp 1) ? Cho nhận xét hình dạng hai tháp tuổi ở H1.1 ( về thân, đáy hai tháp) ? *Kết luận: (Tháp tuổi có hình dạng: đáy rộng, thân hẹp (như tháp 1) có số người trong độ tuổi lao động ít hơn tháp tuổi có hình dạng đáy hẹp thân rộng (như tháp 2) - Hình đáy tháp 1 cho biết dân số trẻ. - Hình đáy tháp 2 cho biết dân số già. ? Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm của dân số? GV: nêu 3 dạng tổng quát của tháp tuổi: Tháp tuổi mở rộng có hình tam giác, đáy tháp mở rộng và đỉnh nhọn. đây là tháp tuổi của những nước có kết cấu dân số trẻ như của Việt Nam năm 1989 Tháp tuổi thu hẹp có hình tam giác nhưng đáy bị thu hẹp do nhóm tuổi từ 0đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là tháp tuổi của những nước có dân số già gồm phần lớn các nước phát triển như Nhật Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 2 Năm học 2015 - 2016 - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia. - Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương. Trường THCS Vĩnh Thực Bản, Pháp, Đức, Thuỵ sĩ... Tháp tuổi ổn định có hình ngôi tháp với hai cạnh gần thẳng đứng biểu hiện cả ba nhóm tuổi từ 0 đến 14 và 15 đến 60 và trên 60 tuổi gần tương đương nhau và tỷ lệ (30 đến 35%) cả tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đều rất thấp. Dân số ổn định gần như không tăng. Đó là các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan. Căn cứ vào hình dạng của tháp tuổi ta có thể biểu diễn dân số của một địa phương, một nước là già hay trẻ hoặc ổn định. Năm học 2015 - 2016 2. Dân số thế giới tăng nhanh GV: yêu cầu h/s đọc thuật ngữ “tỷ lệ sinh”, “Tỷ lệ trong thế kỷ XI X và thế kỷ XX. tử”, “Tỷ suất” (sgk/ 188) - Hướng dẫn h/s đọc biểu đồ H1.3. H1.4 SGK. Tìm hiểu khái niệm “gia tăng dân số”. ? Quan sát đọc H1.3 H1.4 Đọc chú dẫn cho biết: - tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? - Khoảng cách rộng hẹp qua các năm 1950, 1980, 2000 có ý nghĩa gì? GV giảng giải: (Tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Khoảng cách thu hẹp lại thì dân số tăng chậm (như năm 2000 ở H 1.3 Khoảng cách mở rộng là dân số tăng nhanh (năm 2000 ở H1.4) . ? Quan sát H1.2 SGK,nhận xét về tình hình tăng Dân số thế giới tăng nhanh nhờ dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ những tiến bộ trong lĩnh vực kinh XX? tế - xã hội và y tế. ? Cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng: + Tăng nhanh từ năm nào? (1804 đường biểu diễn (đỏ ) dốc) + Tăng vọt từ năm nào? (1900 đường biểu diễn dốc đứng) + Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên? GVtổng kết: -Những năm đầu công nguyên - thế kỷ 16, dân số thế giới tăng chậm. Chủ yếu do thiên tai dịch bệnh, nạn đói chiến tranh... - Dân số tăng nhanh trong hai thế kỷ gần đây do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Trong nông nghiệp đổi mới canh tác, tạo giống cây con cho năng suất cao. Trong công Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 3 Trường THCS Vĩnh Thực nghiệp hoá tạo bước nhảy vọt trong nền kinh tế, trong y tế phát minh ra vắc xin tiêm chủng Năm học 2015 - 2016 3. Sự bùng nổ dân số . ? Quan sát 2 biểu đồ H1.3 và H1.4 SGK cho biết: - Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử ở 2 nhóm nước phát triển và nước đang phát triển là bao nhiêu vào các năm 1950, 1980, 2000? GV cho hoạt động 2 nhóm -So sánh sự gia tăng dân số ở hai nhóm nước nói trên? +Nhóm 1:Các nước phát triển +Nhóm 2: Các nước đang phát triển. (điền vào bảng sau) Các nước phát triển Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử Kết luận tỷ lệ GT TN Các nước Đang phát triển 1950 > 20‰ 1980 < 20‰ 2000 17‰ 1950 40‰ 1980 > 30‰ 2000 25‰ 10‰ < 10‰ 12‰ 25‰ 12‰ < 10‰ Ngày càng giảm Thấp nhiều so với các nước đang phát triển Không giảm vẫn ở mức cao Cao nhiều so với các nước phát triển GV Nhận xét và giải thích: Tỷ lệ sinh của các nước đang phát triển đã giảm nhưng so với các nước phát triển vẫn ở mức cao 25%. Trong khi đó tỷ lệ tử giảm rất nhanh. Vì vậy đã làm cho các nước này vào tình trạng bùng nổ dân số cụ thể tập trung ở các nước châu á, châu Phi và Mỹ La Tinh. - Bùng nổ dân số khi dân số các nước tăng nhanh, tăng đột ngột do tỷ lệ sinh cao (trên 21 %) . Tỷ lệ tử giảm nhanh (Hay còn gọi là tỷ lệ gia tăng dân số bình quân lên 2,1%) ? Trong hai thế kỷ 19 và 20 sự gia tăng dân số thế - Sự gia tăng dân số không đều giới có điểm gì nổi bật? trên thế giới. - Dân số ở các nước phát triển ? Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang giảm. Bùng nổ dân số ở các đang phát triển như thế nào? nước đang phát triển. (Nhiều trẻ em, gánh nặng về ăn mặc, ở học, y tế việc làm, môi trường...) Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 4 Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 ? Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào? Nước ta có những chính sách gì để hạ tỷ lệ sinh? ? Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc - Nhiều nước có chính sách dân phục bùng nổ dân số? số và phát triển kinh tế - xã hội -kiểm soát sinh đẻ. tích cực để khắc phục bùng nổ -Phát triển giáo dục. dân số. - Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá để biến gánh nặng dân số thành nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội đất nước. 4.4.Củng cố: Phát phiếu học tập : Điền vào chỗ trống những từ , cụm từ thích hợp trong các câu sau: a- Điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của 1 địa phương 1 nước. b- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính và độ tuổi của địa phương. c- Trong 2 thế kỷ gần đây dân số thế giới tăng nhanh đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và y tế Tìm hiểu sự phân bố dân cư ở nước ta : Nơi nào đông dân, nơi nào thưa dân. Tại sao có sự khác nhau đó. Sưu tầm các tranh ảnh các chủng tộc trên thế giới (da vàng, da đen, da trắng) Làm bài tập trong vở bài tập thực hành. 4.5.Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: -Học bài cũ,trả lời các câu hỏi trong sgk -Đọc trước bài 2 5.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 5 Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 Ngày soạn: 21/08/2015 Ngày giảng: Tiết 2 Bài 2 SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI 1.Mục tiêu cần đạt: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết sự khác nhau cơ bản và sự phân bố ba chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài cơ thể (màu tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống của mỗi chủng tộc. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân không đồng đều trên thế giới. 1. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ dân số. - Nhận biết qua hình ảnh và trên thực tế ba chủng tộc chính trên thế giới. *KNS: Tư duy,tự nhận thức,giao tiếp 1.3.thái độ: - GD ý thức yêu thích bộ môn 2.Chuẩn bị: 2.1.GV : Sgk,Sgv,Giáo án,Tranh ảnh ba chủng tộc chính.(sưu tầm) 2.2.HS : Học bài cũ,chuẩn bị bài mới 3.Phương pháp: - Nhóm,thuyết trình,kĩ thuật động não 4.Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 4.1. Ôn định lớp: 7: 4.2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1:Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số? Ở Việt Nam - người trong độ tuổi lao động nam là bao nhiêu? Người trong độ tuổi nữ là bao nhiêu? Câu 2: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết? 4.3.Giảng bài mới : Loài người xuất hiện trên trái đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sống hầu khắp mọi nơi trên trái đất. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng có nơi dân cư rất thưa vắng. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và khả năng cải tạo tự nhiên của con người. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1. Sự phân bố dân cư GV: giới thiệu và phân biệt rõ hai thuật ngữ "dân số" và "dân cư". (dân cư là tất cả những người sống trên Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 6 Trường THCS Vĩnh Thực một lãnh thổ, định lượng bằng mật độ dân số). * Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số”: HS áp dụng hiểu biết về mật độ dân số, tính mật độ dân số bài tập 2( trang 9). GV dùng bảng phụ yêu cầu HS tính các nước sau: . Dân Mật độ Diện số Tên nước (người tích km2 (triệu / km2) Người) Việt Nam 330991 78,7 238 Tr. Quốc 959700 133 206,1 Inđônêxia 0 1273,3 Năm học 2015 - 2016 107 191900 0 ? Hãy khái quá công thức tính mật độ dân số? Dân số = Mật độ dân số (người /km2). Diện tích - áp dụng tính mật độ dân số thế giới năm 2002 biết: Diện tích các châu 149 triệu km2. Dân số là 6294 triệu người. Mật độ xấp xỉ là 43người /km2. ? Quan sát bản đồ 2.1 SGK. -1 chấm đỏ bao nhiêu người? - Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa, nơi không có nói lên điều gì? - Như vậy mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì ? (mật độ dân số) - Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì? ? Đọc trên bản đồ hình 2.1 SGK kể tên khu vực đông dân của thế giới? (từ phải sang trái; từ Châu á sang Châu Mỹ). - Đối chiếu với bản đồ tự nhiên thế giới cho biết: - Các khu vực đông dân chủ yếu phân bố tập trung ở những đâu? - Khu vực thưa dân nằm những vị trí nào? ? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều? *Đại diện nhóm trình bày-nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 7 - Dân cư phân bố không đều trên thế giới. - Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước. - Dân cư tập trung sinh sống ở những đồng bằng châu thổ ven biển, những đô thị là nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống, giao thông thuận tiện. Trường THCS Vĩnh Thực GV kết luận: 1. Những khu vực đông dân là: (Những thung lũng, đồng bằng châu thổ các sông lớn: sông Hoàng Hà, sông ấn Hằng, sông Nin, Lưỡng Hà. Những khu vực có nền kinh tế phát triển ở các châu lục: Tây và Trung  u, Đông Bắc Hoa Kỳ, Đông Nam Bra xin, Tây Phi. 2. Những khu vực thưa dân là: Hoang mạc, các địa cực, vùng núi hiểm trở, vùng rất xa biển. 3. Nguyên nhân: phụ thuộc vào điều kiện sinh sống. ? Dùng kiến thức lịch sử cổ đại đã học cho biết tại sao vùng Đông á (Trung Quốc), Nam á (ấn Độ) vùng trung đông là nơi đông dân? (Là những nơi có nền văn minh cổ đại rực rỡ rất lâu đời, quê hương của nền sản xuất nông nghiệp đầu tiên của loài người ) ? Tại sao có thể nói rằng: ngày nay con người có thể sống được ở mọi nơi trên trái đất? (Phương tiện đi lại với khoa học kỹ thuật phát triển và hiện đại...). Năm học 2015 - 2016 2. Các chủng tộc : Gv chia lớp làm 3 nhóm lớn và mỗi nhóm thảo luận một chủng tộc với các vấn đề sau: ? Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? - Đặc điểm về hình thái bên ngoài của chủng tộc - Địa bàn sinh sống của các chủng tộc đó * GV kẻ bảng phụ lên bảng yêu cầu các nhóm cử lên bảng điền vào bảng phụ. * Giáo viên hoàn thiện kiến thức và đưa ra bảng chốt kiến thức Bảng chốt kiến thức . Tên chủng Đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể tộc Mông gô lô * Da vàng : ít (da vàng) - vàng nhạt (Mông Cổ, mãn châu) - Vàng thẫm (hoa, việt lào) - Vàng nâu (Căm puchia, Inđônê xia). Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 8 Địa bàn sinh sống chủ yếu Chủ yếu ở châu á (trừ trung đông). Châu mỹ châu đại dương, trung âu. Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 - Đặc điểm: tóc đen, mượt dài, mắt đen, mũi tẹt. Nêgrô ít (da *Da nâu: Chủ yếu ở châu phi, nam đen) -đậm đen, tóc đen ngắn và xoăn ấn độ -Măt màu đen to -Mũi thấp, rộng, môi dày Ơ rô pê ô ít *Da trắng: Chủ yếu ở châu âu, trung (da trắng) -hồng, tóc nâu hoặc vàng gợn sóng và nam á, trung đông -Măt xanh hoặc nâu -Mũi dài và nhọn, hẹp -Môi mỏng Giáo viên tổng kết: Sự khác nhau các chủng tộc là đặc điểm hình thái bên ngoài khi con người còn lệ thuộc vào thiên nhiên nên đã xuất hiện chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (A pác thai) nặng nề ở châu Mỹ, châu phi trong thời gian dài. Mọi người đều có cơ thể như nhau. Sự khác nhau bên ngoài do di truyền , không có chủng tộc nào thấp hèn hơn hoặc cao quý hơn: ngày nay chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã bị tiêu diệt. Ba chủng tộc đã chung sống, làm việc học tập ở tất cả các châu lục và các quốc gia trên thế giới (h2.2 SGK thể hiện rõ nét điều đó). 4.4.củng cố: ? Nêu đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể của 3 chủng tộc lớn trên thế giới. -Sưu tầm ảnh tranh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới. - Tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống nhau và khác nhau? 4.5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ,trả lời các câu hỏi trong Sgk - Đọc trước bài 3 5.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 9 Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 Ngày soạn: 23/08/2015 Ngày giảng: Tiết 3 Bài 3 QUẦN CƯ . ĐÔ THỊ HÓA 1.Mục tiêu bài học: 1.1.Kiến thức: - Học sinh so sánh được những điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế , mật độ dân số , lối sống. -Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - Biết một số siêu đô thị trên thế giới. - Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đo thị và các đô thị mới đã gây lên những hậu quả xấu cho môi trường. 1.2. K ỹ năng: - Đọc lược đồ : phân bố dân cư thế giới , các siêu đô thị trên thế giới ... để nhận biết các vùng đông dân , thưa dân trên thế giới... - Xác định trên lược đồ các siêu đô thị trên thế giới , vị trí của một số siêu đô thị * KNS: Tư duy,xử lí thông tin,giao tiếp 1.3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn , BVMT đô thị ; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị. 2.Chuẩn bị của giáo viên – học sinh: 2.1.GV :Sgk,giáo án,bản đồ,tranh ảnh 2.2.HS : Học bài cũ, đọc trước bài mới 3.Phương pháp: - Nêu vấn đề,vấn đáp,nhóm,thuyết trình 4.Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 4.1. Ổn định lớp: (1’) 7: 4.2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu 1: Xác định khu vực dân cư thế giới sống tập trung đông trên lược đồ dân cư thế giới ? Câu 2: Căn cứ trên cơ sở nào để chia dân cư thế giới thành các chủng tộc. Việt Nam thuộc chủng tộc nào? Chủng tộc này sinh sống ở đâu? 4.3.Giảng bài mới: Thời kỳ con người còn bị lệ thuộc vào thiên nhiên nên sinh sống rải rác ở những nơi có điều kiện săn bắt thú, chăn nuôi và trồng trọt. Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, loài người dẫ biết sống quây quần, tụ tập gần nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Các xóm làng và đô thị đều hình thành trên bề mặt trái đất dấp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội loài người. Con người đã tổ chức các hình thức sinh sống và hoạt đông kinh tế Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 10 Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 của mình ngày càng phát triển như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu nội dung của bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt đông 1 (20’) 1.Quần cư nông thôn và GV: -Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ ( quần cư). quần cư đô thị - Giới thiệu thuật ngữ (dân cư): + Dân cư là số người sinh sống trên 1 diện tích. + Phân biệt sự khác nhau của hai thuật ngữ đó. ? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi? ( Sự phân bố và mật độ, lối sống...) ? Quan sát hai ảnh H3.1và H3.2 SGKvà dựa vào hiểu biết của mình cho biết sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư đô thị và nông thôn. GV:Chia lớp thành hai nhóm mỗi nhóm thảo luận một kiểu quần cư: (Cách tổ chức sinh sống, mật độ, lối sống, Hoạt động kinh tế) GV: Kẻ bảng phụ lên bảng. Các nhóm cử đại diện lên điền nội dung vào bảng . GV: Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung theo bảng sau. Các đặc điểm khác nhau cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Cách tổ Nhà cửa xen ruộng đồng, tập Nhà cửa xây thành phố, chức sinh hợp thành làng xóm phường sống Mật độ Dân cư thưa Dân tập trung đông Cộng đồng có tổ chức, mọi Dựa vào truyền thống gia đình, người tuân thủ theo pháp luật Lối sống dòng họ, làng xóm có phong tục quy định và nếp sống văn minh tập quán,lễ hội cổ truyền... trật tự bình đẳng. Hoạt động Sản xuất nông lâm ngư nghiệp Sản xuất công nghiệp kinh tế. ? Hãy liên hệ với nơi em cùng gia đình sinh sống thuộc kiểu quần cư nào? ? Với thực tế địa phương mình em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân tới sinh sống và làm việc? Hoạt động 2( 15’) 2. Đô thị hoá , siêu đô thị. GV: Yêu cầu học sinh đọc từ (các đô thị xuất hiện... trên thế giới...). cho biết: Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 11 Trường THCS Vĩnh Thực ? đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? ở đâu? (Thời kì cổ đại Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã) ? Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của xã hội loài người? (Trao đổi hàng hoá, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp) ? Đô thị phát triển nhất khi nào? ? Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị? (Sự phát triển của thương nghiệp - thủ công nghiệp và công nghiệp ) GV: Giới thiệu thuật ngữ (siêu đô thị) ? Quan sát H3.3 SGK cho biết: - Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ? (có 23 siêu đô thị). - Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Đọc tên? (Châu Á có 12 siêu đô thị) - Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào?Đô thị lớn có trên 8 triệu dân. ? Sự tăng nhanh tự phát của dân số trong các đô thị và siêu đô thị đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho những vấn đề gì của xã hội? (Môi trường, sức khoẻ, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh...) Năm học 2015 - 2016 - Ngày nay số người sống trong đô thị chiếm 50% dân số thế giới -> đô thị hoá là xu hướng tất yếu của thế giới. - Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ 19 là lúc công nghiệp phát triển. - Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển Châu á và Nam Mỹ. - Một số siêu đô thị tiêu biểu của các châu lục: + Châu á: Bác Kinh, Thượng Hải, To-ki-ô, Xơ-un,Niu Đê- li, Giacác –ta. + Châu Âu: Mat-xcơ- va, Pa-ri, Luân Đôn. +Châu Phi: Cai-rô,La-gốt. +Châu Mĩ: Niu I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô đe Gia –nê-rô. 4.4.Củng cố: (3’) 1.Đặc điểm khác nhau cơ bản của 2 loại quần cư chính? 2.Bài tập 2: Hướng dẫn cách khai thác số liệu thống kê: Từng cột, Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để rút ra sự thay đổi của 10 siêu đô thị đông dân nhất. yêu cầu xếp theo (ngôi thứ - theo châu lục) và nhận xét. Ôn cách đọc tháp tuổi. Kỹ năng nhận xét, phân tích các tháp tuổi. 4.5.Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (2’) - Học bài cũ,trả lời các câu hỏi trong sgk - Đọc trước bài 4 5.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 12 Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 Ngày soạn: 29/08/2015 Ngày giảng: Tiết 4 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI Bài 4 1.Mục tiêu cần đạt: 1.1.Kiến thức: - Củng cố khái niệm mật độ dân số và dân số phân bố không đồng đều trên thế giới. - Củng cố khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á. 1.2.Kĩ năng: - Nhận biết 1 số cách thể hiện dân số, phân bố dân số, các đô thị trên lược đồ. - Đọc và khai thác thông tin trên lược đồ. - Đọc được sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi. * KNS: Tư duy,Giao tiếp 1.3.Thái độ: - GD ý thức học tập bộ môn ở hs. 2.Chuẩn bị 2.1.GV: Giáo án, sgk,biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu công nguyên đến 2050.Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi. 2.1.HS : Học và chuẩn bị bảng thống kê trước. 3.Phương pháp - Phân tích, tổng hợp kiến thức, nhóm 4.Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 4.1.Ổn định lớp: (1’) 7: 4.2.Kiểm tra bài cũ: - Gv lồng trong quá trình dạy bài. 4.3.Bài mới: Ở những tiết học trước, chúng ta đã được làm quen với tháp tuổi, lược đồ phân bố dân cư, các đô thị lớn trên thế giới. Trong tiết thực hành ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi khai thác và củng cố các kĩ năng và kiến thức về vấn đề này. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng HĐ1 : 10’ Gv : Y/c hs qs h4.1-sgk. Gv hướng dẫn hs đọc bản đồ theo trình tự sau : 1. Bài tập 1 G? Cho biết tên lược đồ ? - Các bước khai thác kiến thức trên Hs : lược đồ mật độ dân số : Lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình + Đọc tên lược đồ. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 13 Trường THCS Vĩnh Thực ( năm 2000). G? Đọc bảng chú giải ? Hs : 3 thang mật độ dân số : + Trên 1000 người/km2 + 1000 – 3000 người/km2 + Trên 3000 người/km2 G? Tìm màu có mật độ dân số cao nhất ?cho biết đó là địa điểm nào trên bản đồ ? Hs : Hồng đậm ( thị xã Thái Bình). G? Tìm màu có mật độ dân số thấp nhất ?cho biêt đó là địa điểm nào trên bản đồ ? Hs : Hồng nhạt ( huyện Tiền Hải). Gv : Đây chính là trình tự khai thác kiến thức trên lược đồ mật độ dân số. Qua phân tích ta thấy, ngay cả trong 1 tỉnh thì sự phân bố dân cư cũng không đồng đều. Gv : Y/c hs làm lại bt này vào vở. HĐ2: 15’ * Trước khi làm bt này. Gv y/c hs nhắc lại đặc điểm, cách thể hiện, những thông tin khai thác được thông qua tháp tuổi. Lưu ý : ở tháp tuổi của bài 1 : đưa ra trị số tuyệt đối ( triệu người). bt này đưa ra trị số tương đối (% trong tổng số dân). Việc thay đổi trị số không làm thay đổi hình dạng tháp và những thông tin cần khai thác trên tháp tuổi. Gv : Cho hs hoạt động nhóm. Gv chia lớp làm 3 nhóm, thực hiện các yêu càu sau : Gv : ? So sánh nhóm dưới độ tuổi lao động ( nhóm tuổi nào giảm rõ nhất). ? So sánh nhóm tuổi lao động ( cho biết lớp tuổi đông nhất). ? Hình dáng tháp có gì thay đổi sau 10 năm ? ? Đưa ra kết luận. Sau khi hs thảo luận xong, cho các nhóm trình bày ,nhận xét, bổ sung cho nhau. Gv chốt và cùng hs làm lại vào vở. HĐ3: 15’ Gv treo bản đồ tự nhiên châu Á lên bảng, y/c hs qs. Đồng thời, y/c hs qs h4.4/sgk-14. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 14 Năm học 2015 - 2016 + Đọc bảng chú giải. + Tìm mật độ dân số nơi cao nhất và thấp nhất. + Đưa ra nhận xét và kết luận. 2. Bài tập 2 - Từ 1989 đến 1999 : số trẻ trong lớp tuổi 0 – 4 đã giảm từ 5 triệu nam còn gần 4 triệu và từ gần 5 triệu nữ xuống khoảng 3,5 triệu. - Năm 1989 lớp tuổi đông nhất là 15 – 19 , đến năm 1999 có 2 lớp tuổi 20 – 24 và 25 – 29. → đáy tháp thu hẹp, thân rộng. ↔ sau 10 năm dân số tp.HCM đã già đi. 3. Bài tập 3 - Học sinh tự làm lại vào vở. Trường THCS Vĩnh Thực Gv y/c 1 hs nhắc lại trình tự các bược khai thác lược đồ mật độ dân số. G? Cho biết tên lược đồ ? Hs : Lược đồ phân bố dân cư châu Á. G? Em hãy đọc bảng chú giải ? Hs : - Chấm tròn ( đỏ) to : đô thị trên 8 triệu dân. - Chấm tròn tb : đô thị từ 5 dến 8 triệu dân. - Chấm tròn nhỏ : tương ứng 500.000 người. Gv : Mỗi chấm tròn nhỏ tương ứng với 500.000 ngàn người.trên lược đồ những nơi tập trung các chấm nhỏ dày đặc, nơi đó tập trung đông dân. G? Qs lược đồ 4.4 và đối chiếu với bản đồ tự nhiên châu Á, cho biết những khu vực tập trung đông dân ? Hs : Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. G? Tìm trên lược đồ các siêu đô thị trên 8 triệu dân ? Hs : - 12 đô thị + Tô-ki-ô và Ô-xa-ca-Cô-bê ( Nhật Bản). + Xơ-un (Hàn Quốc). + Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân ( TQ). Ma-ni-na (Philipphin). + Gia-cac-ta ( In-đô-nê-xi-a). + Côn-ca-ta, Mum-bai, Niu-đê-ni (Ấn Độ ). + Ka-ra-si ( Pakixtan). G? Đối chiếu với lược đồ tự nhiên, cho biết các siêu đô thị nằm ở những vị trí ntn ? Hs : - Nằm dọc ven biển hay những con sông lớn. Gv : Như vây, bài hôm nay chúng ta đã đi tìm hiểu 2 lược đồ phân bố dân cư được thể hiện bằng các phương pháp khác nhau : nền chất lượng và chấm điểm. Gv : y/c hs tự làm lại vào vở. 4.4.Củng cố: (3’) - Gv chốt và tổng kết kiến thức. 4.5.Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới: (1’) - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài 5. 5.Rút kinh nghiệm Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 15 Năm học 2015 - 2016 Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Ngày soạn: 06/09/2015 Ngày giảng: Tiết 5 PHẦN II: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG Bài 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM 1.Mục tiêu cần đạt: 1.1.Kiến thức: - Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng. - Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm. 1.2.Kĩ năng: - Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm. - Nhận biết được môi trường ích đạo ẩm qua 1 đoạn văn mô tả và ảnh chụp. *KNS: Tư duy, Giao tiếp, Tự nhận thức 1.3.Thái độ: - GD ý thức học tập bộ môn ở hs. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1.GV: giáo án, sgk, hình vẽ phóng to các biểu đồ, lược dồ trong sgk 2.2.HS: học và chuẩn bị bảng thống kê trước. 3.Phương pháp: - Phân tích, tổng hợp kiến thức, nhóm. 4.Tiến trình giờ dạy- giáo dục 4.1.Ổn định lớp: 1’ 7: 4.2.Kiểm tra bài cũ: 2’ - GV kiểm tra vở bài tập của hs. 4.3. Giảng bài mới: Trên Trái Đất, người ta chia thành : đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh. Môi trường xích đạo ẩm là môi trường của đới nóng, có khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển rất phong phú, đa dạng. Đây là nơi có diện tích rừng rậm xanh quang năm rộng nhất trên thế giới. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 16 Trường THCS Vĩnh Thực Hoạt động của Thầy và Trò Năm học 2015 - 2016 N ội dung ghi bảng Gv cho hs qs 5.1 phóng to treo trên bảng. Lưu ý : 3 môi trường địa lý trên thế giới được phân bố thành 5 vành đai bao quanh trái đất. 1 đai môi trường nóng, 2 đai môi trường đới ôn hòa, 2 đai môi trường đới lạnh. HĐ1: 7’ G? Xác định vị trí của đới nóng ( có vị trí ntn so với 2 đường chí tuyến) ? Hs : Nằm giữa 2 đường chí tuyến. Gv: Đới nóng nằm trọn trong 2 đường vĩ tuyến 30oB và 30oN, kéo dài từ Tây sang Đông thành 1 vành đai bao quanh trái đất, có nhiệt độ cao. G? Dựa vào kiến thức cũ, cho biết loại gió chính thổi ở đới này ( thổi từ 30 o B và N về xích đạo)? Hs : Gió tín phong. Gv : Là loại gió thổi quanh năm, bắc bán cầu thổi theo hướng đông bắc, nam bán cầu thổi theo hướng đông nam. G? So sánh diện tích đới nóng với diện tích nổi ( lục địa) trên trái đất ? Hs : Khá lớn so với diện tích nổi trên trái đất. G? Em hãy nên tên các môi trường đới nóng ? Hs : Môi trường xích đạo ẩm. Môi trường nhiệt đới. Môi trường nhiệt đới gió mùa. Môi trường hoang mạc. Gv : Gọi 1 đến 2 hs đọc đoạn 2 của mục I để có cái nhìn đầy đủ về đới này. HĐ2: 30’ I.Đới nóng - Nằm giữa 2 đường chí tuyến. - Chiếm 1 phần khá lớn so với diện tích nổi trên trái đất. - Giới động thực vật phong phú.Là khu vực đông dân của thế giới - Gồm 4 kiểu môi trường : + Môi trường xích đạo ẩm. + Môi trường nhiệt đới. + Môi trường nhiệt đới gió mùa. + Môi trường hoang mạc. II.Môi trường xích đạo ẩm 1. Khí hậu Gv : Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm - Nằm trong khoảng 5oB dến 5o N trong khoảng 5oB dến 5o N. Nơi có đường xích đạo đi qua. G? Môi trường xích đạo ẩm được kí hiệu là màu gì trên lược đồ ? Hs : Xanh lá cây. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 17 Trường THCS Vĩnh Thực Gv : Cho hs lên bảng xác định vị trí của đới này trên lược đồ. Gv : Cho hs thấy vị trí của Xin-ga-po trên lược đồ ( nằm giữa đường xích đạo). Đây là quốc gia mang những đặc trưng tiêu biểu nhất của môi trường xích đạo ẩm. G? Dựa vào kiến thức đã học, nhắc lại kí hiệu trên biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Xi-ga-po ( h5.2) ? Hs : Nhiệt độ: Đường màu đỏ Lượng mưa: Cột màu xanh G? Qs h5.2, cho biết nhiệt độ tb năm dao động khoảng bao nhiêu ? Hs : 25oC đến 28oC. G? Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông ( biên độ nhiệt)? Hs: 3oC. G? Từ đó cho biết nhiệt độ của Xi-ga-po có đặc điểm gì ? Hs : Đường nhiệt ít dao động, luôn ở mức cao trên 25oC : nóng nhiều, nóng quanh năm. G? Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu ? Hs : 1500mm dến 2500mm. G? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao ? Hs : Khá đồng đều giữa các tháng. G? Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và thấp nhất ? Hs : 250mm - 170mm = 80mm. G? Em có nhận xét gì về lượng mưa của Xigo-po ? Hs : Mưa nhiều, mưa quanh năm, tháng nào cũng có mưa. G? Qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xi-ga-po em có nhận xét gì về khí hậu của môi trường xích đạo ẩm ? Hs : Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 18 Năm học 2015 - 2016 - Có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Biên độ nhiệt của năm thấp ( 3 oC,mưa nhiều, mưa quanh năm, lượng mưa tb năm khoảng 1500mmm đến 2500mm, độ ẩm cao ( trên 80%). Trường THCS Vĩnh Thực Năm học 2015 - 2016 Có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Biên độ nhiệt của năm thấp ( 3oC. mưa nhiều, mưa quanh năm, lượng mưa tb năm khoảng 1500mmm đến 2500mm. Độ ẩm cao ( trên 80%). Gv lưu ý cho hs : Khi gặp biểu đồ có hình dạng tương tự như biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xi-ga-po ( nhiệt độ cao khoảng 25oC-28oC, biên độ chênh lệch ít, lượng mưa khoảng 1500-2500, mưa nhiều, mưa đều ở các tháng, sự chênh lệch lượng mưa giữa các tháng ít) thì ta xác định nhanh được đó là khí hậu của môi trường xích đạo ẩm. Ngoài ra, ở môi trường này dù biên độ nhiệt trong năm thấp song biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lại rất lớn ( 10oC). thường mưa vào chiều tối và kèm theo sấm chớp, độ ẩm rất cao( 80%). Chính kiểu khí hậu này đã tạo điều kiện cho rừng rậm phát triển xanh tốt quanh 2. Rừng rậm xanh quanh năm năm. G? Qs h5.3, em hãy miêu tả lại những gì mình thấy trong tranh ? Hs : Rừng rậm rạp, xanh tốt, nhiều loại cây ở những dộ cao khác nhau. G? Đối chiếu h5.4, cho biết rừng rậm xanh quanh năm gồm mấy tầng chính ? Hs : 5 tầng chính. + tầng vượt tán. + tầng cây gỗ cao. + tầng cây gỗ cao tb. + tầng cây bụi. + tầng cỏ quyết. G? Các tầng này có độ cao ntn? Hs : Khác nhau. G? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng ? Hs : Do mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao. G? Em có nhận xét gì về đặc điểm của rừng ở môi trường xích đạo ẩm ? Hs : Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 19 - Rừng rậm rạp, có nhiều tầng cây từ trên cao xuống đến mặt đất. rừng gồm 5 tầng cây chính : tầng vượt tán, tầng cây gỗ cao, tầng cây gỗ cao tb, tầng cây bụi, tầng cỏ quyết. - Rừng xanh tốt quanh năm. Trường THCS Vĩnh Thực Rừng rậm rạp, có nhiều tầng cây từ trên cao xuống đến mặt đất. rừng gồm 5 tầng cây chính : tầng vượt tán, tầng cây gỗ cao, tầng cây gỗ cao tb, tầng cây bụi, tầng cỏ quyết. Rừng xanh tốt quanh năm. Gv : trong rừng còn có những loại cây dây leo trên than gỗ, loài phong lan sông kí sinh trên ngọn cây hoặc trên than gỗ mục, tầm gửi…thú leo trèo ( khỉ, vượn…), chim truyền cành…. Liên hệ : Cúc Phương VN Năm học 2015 - 2016 4.4.Củng cố: 3’ - Gv hệ thống Nd kiến thức bài học 4.5.Hướng dẫnHS về nhà và chuẩn bị bài sau: 2’ - Học bài cũ,trả lời các câu hỏi trong sgk. - Đọc trước bài 6 5.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Giáo viên Nguyễn Thị Hằng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan