Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Di sản thừa kế lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Di sản thừa kế lý luận và thực tiễn

.PDF
71
539
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2008-2012 ĐỀ TÀI DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giáo viên hướng dẫn: Trần Khắc Qui Bộ môn: Luật Tư Pháp Sinh viên thực hiện: Danh Sâm Nang MSSV: 5085899 Lớp : Tư Pháp 2- K34 Cần Thơ, 11/2011 .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 2 5. Tình hình nghiên cứu............................................................................................................. 2 6. Những đóng góp và nghiên cứu của đề tài........................................................................... 3 7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỪA KÊ 1.1 Lý luận chung về di sản và di sản thừa kế..................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về di sản ...................................................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm về di sản thừa kế ........................................................................................ 9 1.2 Lược sử quy định về di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam.................... 9 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945........................................................................................... 9 1.2.1.1. Pháp luật nhà Lê..................................................................................................... 9 1.2.1.2. Pháp luật nhà Nguyễn ............................................................................................ 10 1.2.1.3. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945)........................................................ 11 1.2.2 Giai đoạn từ 1945 trước khi ban hành bộ luật dân sự năm 1995 ........................... 11 1.2.2.1. Thời kỳ 1945 – 1954 ............................................................................................... 11 1.2.2.2. Thời kỳ 1955 – 1975 ............................................................................................... 12 1.2.2.3. Thời kỳ 1976 – 1995 ............................................................................................... 15 1.2.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay .................................................................................. 16 1.3 Mối quan hệ giữa quyền sở hửu tài sản với di sản thừa kế......................................... 17 1.4 Ý nghĩa của những quy định trong pháp luật dân sự về di sản thừa kế ................... 17 1.4.1 Tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản................................................ 18 1.4.2 Bảo đảm quyền lợi của người thừa kế...................................................................... 18 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN THỪA KẾ 2.1 Nguyên tắc chung trong việc xác định di sản thừa kế ................................................. 20 2.1.1 Nguyên tắc xác định di sản vào thời điểm mở thừa kế............................................. 20 2.1.2 Nguyên tắc xác định di sản thừa kế trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự trong mối quan hệ với các ngành luật khác.............................................................. 22 2.2 Xác định di sản thừa kế .................................................................................................... 23 2.2.1 Tài sản riêng của người chết....................................................................................... 23 2.2.1.1. Tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.................................. 24 2.2.1.2 Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân ................................................................... 24 2.2.1.3 Tài sản riêng của vợ, chồng có được khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ................................................................................................................................ 25 2.2.1.4 Đồ dùng tư trang, cá nhân ...................................................................................... 25 2.2.2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác ................. 25 2.2.2.1. Tài sản của người chết trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng .............................................................................................................................. 26 2.2.2.2. Tài sản của người chết trong khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần với người khác .................................................................................................................. 28 2.2.2.3. Đối với phần vốn góp trong các loại hình doanh nghiệp .................................... 29 2.3 Thành phần của di sản và di sản thừa kế ...................................................................... 31 2.3.1 Phần di sản được thực hiện vào việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết .................................................................................................................................. 31 2.3.2 Các thành phần của di sản thừa kế............................................................................ 32 2.3.2.1 Phần di sản thừa kế dành cho những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ................................................................................................ 32 2.3.2.2. Phần di sản dùng cho việc thờ cúng...................................................................... 36 2.3.2.3. Phần di sản dành cho di tặng ................................................................................ 39 2.3.2.4. Phần di sản thừa kế ................................................................................................ 41 2.4 Xác định di sản thừa kế trong một số trường hợp cụ thể............................................ 42 2.4.1. Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất....................................................... 42 2.4.2. Xác định di sản thừa kế trong trường hợp nhiều vợ nhiều chồng khi có một bên chết trước.............................................................................................................. 44 2.4.3. Xác định di sản thừa kế liên quan đến phần tái sản mà người chết đã tặng cho người khác khi còn sống. ........................................................................................ 46 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ DI SẢN THỪA KẾ 3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xác định di sản thừa kế ............................. 48 3.1.1 Những thuận lợi ........................................................................................................... 48 3.1.2 Những khó khăn khi xác định di sản thừa kế........................................................... 49 3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp và những vướng mắc khi xác định di sản thừa kế ....................................................................................................................................... 52 3.2.1 Tranh chấp về di sản thờ cúng.................................................................................... 52 3.2.2 Tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất.......................................................... 53 3.2.3 Tranh chấp di sản thừa kế do người để lại di sản đã cho trước khi mở thừa kế........................................................................................................................................ 55 3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật về di sản thừa kế ................................................................................... 56 3.3.1 Về khái niệm di sản thừa kế ....................................................................................... 56 3.3.2 Về di sản thờ cúng ....................................................................................................... 57 3.3.3 Về xác định di sản của người vợ hoặc người chồng trong trường hợp một bên chết trước .................................................................................................................... 58 3.3.4 Về vấn đề thời hiệu liên quan đến việc xác định di sản thừa kế của vợ, chồng khi có một bên chết trước ............................................................................................. 58 3.3.5 Về vấn đề quyền và nghĩa vụ của người được di tặng và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với phần được hưởng di tặng ............................................................. 59 3.3.6 Cần thiết phải công nhận hình thức án lệ................................................................. 60 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu phổ thông nhất, thừa kế di sản là sự chuyển dịch di sản của cá nhân đã chết cho những người còn sống. Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ thừa kế di sản tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Có thể thấy rằng sở hữu tài sản và thừa kế xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Ở nước ta, pháp luật về thừa kế di sản có quá trình phát triển khá sớm trong tiến trình lịch sử thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm 1483 và có thể thấy quan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhân gia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhất định. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền - một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong chế độ pháp quyền đó, quyền thừa kế của công dân là một trong những quyền cơ bản được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Công dân có quyền để lại tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng cũng có quyền hưởng di sản của người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong chế độ Nhà nước pháp quyền đó các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có quyền lợi hợp pháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các quyền dân sự cơ bản của công dân ngày càng được củng cố trong đó có quyền thừa kế di sản. Khi khối lượng tài sản của công dân ngày càng đa dạng về chủng loại, lớn về giá trị tài sản, thì quyền thừa kế di sản của cá nhân ngày càng được coi trọng và được ghi nhận cụ thể trong hệ thống pháp luật. Từ thực tế cuộc sống này, pháp luật về thừa kế phải được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước. Hiện nay những quy định về quyền thừa kế đã chiếm một vị trí quan trọng với số lượng điều luật đáng kể có tính khái quát cao và quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về thừa kế trong Bộ Luật dân sự. Nhưng kể từ khi Nhà nước ban hành Bộ Luật dân sự đầu tiên năm 1995 và Bộ Luật dân sự sửa đổi năm 2005, thì những quy định của Bộ Luật dân sự về quyền thừa kế khi được Toà án các cấp áp dụng để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế, nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn, lúng túng. Vì, trong Bộ Luật dân sự vẫn còn có những quy định trong chế định thừa kế chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới. Hiện nay, hàng năm ngành Tòa án nhân dân vẫn phải thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án tranh chấp về thừa kế. Nhưng quy định của pháp luật thừa kế hiện nay cùng các ngành luật liên quan như pháp luật đất đai và những quy định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Thực tiễn xét xử tại ngành Tòa án nhân dân cho thấy: có nhiều vụ tranh chấp về quyền thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục vẫn không cao. Có thể thấy rằng, khi áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về thừa kế, ngành Toà án nhân dân đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là những quy định chưa thật sự ổn định của pháp luật về đất đai, các chính sách có những nội dung chưa nhất quán. Thực tế này, đã gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế liên quan đến nhà, đất. Ngoài ra cũng cần thấy rằng, do tính chất và sự đa dạng về chủng loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân không thuần nhất, không ngừng biến động, biến đổi cũng làm ảnh hưởng đến việc xác định khối di sản và quyền thừa kế của cá nhân công dân. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -1- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Nhận thức được tầm quan trọng và rất phức tạp của pháp luật về di sản thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo, nên người viết đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Di sản thừa kế lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết hy vọng rằng đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ Luật dân sự của nước ta. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về di sản thừa kế từ đó rút ra những kết luận: - Nghiên cứu có tính chất tổng quát các khái niệm liên quan đến di sản thừa kế của công dân; quy định của pháp luật thực định về quyền thừa kế di sản của công dân. - Quá trình hình thành và phát triển pháp luật di sản thừa kế ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử; nêu những cơ sở và luận điểm có tính chất tổng quát về tiến trình phát triển pháp luật thừa kế về di sản ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử. - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở để tiếp tục có những kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện chế định di sản thừa kế trong Bộ Luật dân sự. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là nêu những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thừa kế di sản cho phù hợp với tổng thể các quy định trong Bộ Luật dân sự và đồng bộ với các quy định của các nghành luật khác. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung của chế định di sản thừa kế mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, nhưng hiện có những cách hiểu rất khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật như: xác định chính xác di sản thừa kế, thành phần của di sản và di sản thừa kế. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài di sản thừa kế, sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống để tiếp cận đề tài như: Phương pháp lịch sử; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp. Thông qua các phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp nhằm để tổng hợp và so sánh làm nổi bật chế định di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành ngày càng được coi trọng và bảo đảm thực hiện theo trình độ phát triển mọi mặt của đất nước. 5. Tình hình nghiên cứu. Do di sản thừa kế là một chế định phổ biến của đời sống xã hội nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc cũng có những quy định về thừa kế. Trong các bộ luật được ban hành vào thời kỳ phong kiến và các bộ dân luật cũ thời kỳ Pháp thuộc, di sản thừa kế cũng luôn là một chế định chiếm vị trí quan trọng trong các bộ luật. Trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), các quy định về di sản thừa kế đều chiếm một số lượng điều luật đáng kể. Ngay sau khi giành được độc lập, cùng với lễ tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản có những quy định về quyền thừa kế như trong đó có những văn bản quy định về thừa kế như: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, Thông tư số 1742 - BNC ngày GVHD: TRẦN KHẮC QUI -2- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 của Toà án nhân dân tối cao, Thông tư số 81/Tòa án nhân dân tối cao ngày 24/7/1981, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990. Trong tiến trình đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành Bộ Luật dân sự đầu tiên vào năm 1995 và có hiệu lực ngày 01/7/1996. Đây là là kết quả của quá trình pháp điển hỏa luật dân sự Việt Nam trong suốt hơn 50 năm. Lần đầu tiên chế định thừa kế được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 1995 khá đầy đủ và hoàn thiện nhất mà những văn bản pháp luật trước đó chưa quy định. Tuy nhiên, sau 10 năm áp dụng, có những quy định của Bộ Luật dân sự năm 1995 đã không còn thích hợp, một số điều khoản đã không phát huy được tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ về tài sản, trong đó có những quy định về di sản thừa kế. Năm 2005, nhà nước lại ban hành Bộ Luật dân sự 2005 thay thế Bộ Luật dân sự năm 1995. Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta còn dàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về di sản thừa kế như: thời điểm mở thừa kế; điều kiện của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; quyền thừa kế di sản của con nuôi. Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật... Những bài viết có tính chất nghiên cứu này được đăng trong các tạp chí chuyên ngành luật như: Tạp chí Tòa án nhân dân , Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật. Trước đây, vấn đề thừa kế đã được nghiên cứu khái quát ở một số sách có tính chất như là một dạng kiến thức phổ thông như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế" của luật sư Lê Kim Quế, "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của tiến sĩ Đinh Văn Thanh và luật sư Trần Hữu Biền... với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản nhất về thừa kế trong đời sống xã hội. 6. Những đóng góp và nghiên cứu của đề tài Di sản thừa kế của cá nhân công dân là một trong những chế định cơ bản và là một căn cứ phổ biến xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân đối với di sản mà cá nhân đó được hưởng. Qua nghiên cứu đề tài, một hệ thống các khái niệm về di sản thừa kế, về phương thức xác định di sản thừa kế đã được phân tích, làm sáng tỏ, để minh chứng tính đặc thù của quan hệ mang tính chất di sản trong các quan hệ pháp luật dân sự. Di sản thừa kế theo quy định của Bộ Luật dân sự được đặt trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định để phân tích, làm sáng tỏ quyền đó dưới góc độ quyền khách quan và quyền chủ quan, được củng cố, ghi nhận được bảo vệ ngày một hiệu quả hơn. Qua đó làm sáng tỏ quyền dân sự cơ bản của công dân, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận trong việc nâng cao trình độ ý thức pháp luật của cá nhân trong chế định thừa kế di sản. Từ đó, sẽ góp phần khắc phục và loại bỏ những quy định pháp luật thừa kế thiếu tính khái quát, không đồng bộ, không toàn diện trong Bộ Luật dân sự. Từ thực trạng giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế tại ngành Toà án nhân dân sẽ rút ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và lời kết. Đề tài gồm có 3 chương, nghiên cứu về chế định di sản thừa kế và thực tiễn giải quyết theo quy định của pháp luật: Chương 1: Cơ sở lý luận về di sản thừa kế. Chương 2: Quy định của pháp luật về di sản thừa kế. Chương 3: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện về di sản thừa kế. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -3- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỪA KẾ 1.1. Khái quát chung về di sản thừa kế 1.1.1 Khái niệm về di sản Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại các sự vật và các hiện tượng xã hội.Các sự vật và các hiện tượng ấy nằm trong quá trình tác động của các hoạt động chính trị,văn hỏa xã hội,kinh tế, khoa học, kĩ thuật, tôn giáo…Các hoạt động này diễn ra hết sức đa dạng và phong phú, phản ánh quá trình nhận thức và chinh phục thế giới tự nhiên, phản ánh quá trình nhận thức xã hội của loài người. Các hoạt động này dù có phong phú,đa dạng và phức tạp đến đâu thì mục đích cuối cùng của chúng là nhằm hướng tới thỏa mản các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Thế giới vật chất tồn tại và vô hạn trong sự vận động và biến đổi không ngừng, nó không phải là sự chuyển vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, vận động là sự biến đổi nói chung. Ph.Ănggen viết:“vận động hiểu theo nghĩa chung nhất-tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hửu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diển ra trong vũ trụ ,kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy"1. Như vậy, bất cứ sự vật hiện tượng nào dù trong tự nhiên hay trong xã hội đều tồn tại trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng.Tuy nhiên sự tồn tại vô hạn và vô tận của thế giới vật chất lại được cấu thành từ các vật thể, các bộ phận vật chất hữu hạn tồn taị đa dạng muôn hình muôn vẻ và cũng hết sức phức tạp. Con người, xuất phát từ thế giới làm căn cứ cho hoạt động có mục đích cuả mình là cải tạo thế giới có hiệu quả theo nhu cầu và lợi ích nhất định. Để có thể biến đổi sự vật ,cải tạo thế giới khách quan, con người phải hiểu biết sự vật, phải có những tri thức về thế giới, mà tri thức lại không có sẳn trong con người, không được đem lại cho con người dưới dạng bẩm sinh. "Vì thế, muốn có trí thức, con người phải tiến hành một loạt hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhận thức và chính thông qua hoạt động nhận thức mà con người có tri thức. Triết học Mác –Lênin đã chia toàn bộ hoạt động của con người ra làm hai loại: đó là hoạt động thực tiễn và hoạt động tinh thần. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người mang tính lịch sử và xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động tinh thần là hoạt động nhận thức phản ánh sang tạo về thế giới. Nhưng hoạt động sang tạo này sẻ không thể có được ở bên ngoài quá trình con người biến đổi thế giới xung quanh. Chính thực tiễn hoạt động lao động đã đưa lại cho bộ óc người khả năng và điều kiện nhận biết, khám phá các thuộc tính khác nhau của sự vật cũng như các quy luật chi phối chúng. Nhờ lao động mà con nhười đã tạo ra những thứ khác với dạng tồn tại tại sẳn có trong giới tự nhiên” 2. Như vậy, cùng với các dạng vật chất sẳn có trong giới tự nhiên, con người đã bằng lao động tạo ra những thứ khác, những thứ đó có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình. Các dạng vật chất sẳn có trong giới tự nhiên, các sản phẩm do con người cải biến thế giới vật chất theo những thuộc tính, những quy luật vốn có của nó có thể được xác định là của nhân loại; của quốc gia riêng biệt hay là của một công dân, của một quốc gia cụ thể nào đó trên trái đất. 1 Fh.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr 92 Khoa Triết học, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.43. 2 GVHD: TRẦN KHẮC QUI -4- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trên phương diện triết học, trong thế giới không ở đâu có tận cùng cả bề rộng lẩn bề sâu, cũng như không ở đâu lại ngừng trệ, không biến đổi lại không có sự tiếp nối, kế thừa của các quá trình, của các sự vật hiện tượng, trong đó có kế thừa tự nhiên và kế thừa chủ động. Kế thừa chủ động phụ thuộc vào nhận thức con người, dựa vào những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự kế thừa, tiếp nối là biểu hiện của cái có trước, và cái có sau: cái để lại từ thời trước, của xã hội trước, của người trước cho thời sau; cho đời sau và cho người sau đang tồn tại. Để chỉ những gì mà thời trước hay người trước để lại người ta thường dung hai từ “di sản”. Thuật ngữ di sản là một từ ghép Hán Việt được tách ra làm hai từ dể hiểu. Trước hết “di” trong "Từ điển Tiếng Việt" 3 được hiểu ở các khía cạnh sau: -“Di” biểu hiện sự chuyển động ra khỏi vị trí nhất định thông qua sự tác động nào đó lên vật thể để lại dấu vết nhất định. -“Di” còn dược hiểu là dời đi nơi khác, dời đi chổ khác, thoát khỏi vị trí ban đầu, biểu hiện của sự chuyển động từ nơi này đến nơi khác, từ điểm này đến điểm khác trong không gian và thời gian. -“Di” với nghĩa khác là sự truyền lại, lưu lại, để lại cho đời sau, thế hệ sau, người đi sau. Di với nghĩa để lại lời dạy, lời dặn lại của một người trước khi chết, đó là di huấn, di chúc. Với các nghĩa trên đây, “Di” có thể được hiểu một cách chung nhất là sự dịch chuyển sự vật, hiện tượng làm thay đổi vị trí của chúng trong không gian và thời gian. Sự thay đổi vị trí của chúng bao giờ cũng thể hiện yếu tố trước và sau. Nó có thể diển ra trong thời gian rất ngắn như nét vẻ đầu tiên đến nét vẻ tiếp theo trong một bức tranh hoặc nó được diển ra trong một thời gian dài như từ thời cổ đại sang thời trung đại. Từ “Sản” trong tiếng việt được ở các khía cạnh sau: Sinh ra, làm ra, tạo sản phẩm để sinh sống; Cái do con người tạo ra là kết quả tự nhiên của quá trình lao động, sản xuất; Là từ dùng để chỉ gia tài, sự nghiệp mang tính tổng thể của những tài sản trong một khối. Vì thế, trong nhân dân, người ta thường sử dụng câu “sản nghiệp của ông cha để lại,” “gia tài của ông bà cha mẹ để lại”. Với các nghĩa trên đây, “sản” được hiểu một cách chung nhất là tài sản hoặc khối tài sản nằm trong sự chiếm hửu và sử dụng để mang lại lợi ích cho con người. Từ “di” được ghép với từ “sản” thành di sản nhằm để chỉ của cải, gia tài, sản nghiệp, cái mà thời trước để lại cho đời sau. Trong từ điển tiếng Việt thì “di sản” được hiểu với nghĩa là: Tài sản của người chết để lại, “hưởng di sản của cha mẹ để lại”. Cái của thời trước để lại: kế thừa di sản văn hỏa, kinh tế; di sản pháp luật; di sản về nghiên cứu khoa học… chẳng hạn như di tích lịch sử, di vật lịch sử, bản viết hoặc in của thời trước để lại, kể cả những tai họa, những tàn dư của thời trước, đến cả những lời dặn dò, những lời răn dạy của một người trước khi chết cho con cháu. Hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông thường thì di sản là tài sản của người chết để lại hoặc những mà cái đời trước để lại cho đời sau bao gồm: Các giá trị vật chất là các tài sản đáp ứng nhu cầu nào đó của con người; Các giá trị tinh thần thuộc về đời sống nội tâm, những tư duy, ý tưởng, ý nghỉ định hướng hoạt động cho con người. Thuật ngữ di sản được dùng trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Chúng được phổ biến nhất là trong lĩnh vực văn hỏa, kinh tế, pháp luật, khảo cổ học, nghệ thuật, 3 Trung tâm từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.246, 247. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -5- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN thẩm mỹ. Biểu hiện cụ thể của nó là các quy luật hoạt động kinh tế, các phát minh khoa học, các văn bản pháp luật, các công trình kiến trúc điêu khắc, hội họa các, các công trình xây dựng, các tác phẩm văn học và các thắng cảnh khác. Đối với cá nhân, sống trong cộng đồng dân cư của một quốc gia thì cá nhân là chủ thể của mọi quan hệ xã hội. Ngoài việc con người tác động vào giới tự nhiên thì giữa con người với con người lại có quan hệ với nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Theo C.Mác con người trước hết phải, ăn, mặc, ở, đi lại sau đó mới đến làm chính trị, khoa học, nghệ thuật. Muốn tồn tại và hoạt động trong mọi lĩnh vực nào thì con người cũng không tách rời khỏi cơ sở vật chất nhất định cũng như những yếu tố tinh thần, những giá trị tinh thần gắn với mọi con người cụ thể. Có nghĩa họ sống, làm việc và phát triển thì cần phải có những thứ để tồn tại, làm việc và tham gia các hoạt động xã hội. Về phương diện đạo đức, bổn phận của mỗi người đối với gia đình, đối với con cháu, đối với ông bà, cha, mẹ, và những người thân không chỉ được ghi nhớ và thực hiện trong hiện tại mà cả trong tương lai. Với quan niệm này thì các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu đều thấy được bổn phận phải thực hiện trách nhiêm về tinh thần cũng như vật chất khi còn sống và cả sau khi đã chết đối với nhau. Khi còn sống họ cùng nhau gầy dựng gia tài của gia đình để cùng chăm lo cuộc sống của nhau. Lúc chết, phần tài sản chung trong đó cũng như tài sản riêng của họ được để lại cho người thân trong gia đình, trong dòng họ và cả những bạn bè đồng nghiệp. Ngược lại, những người còn sống cũng xác định được bổn phận của mình đối với người đã chết, chẳng hạn như tự nguyện thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại. Về phương diện kinh tế, gia tài của gia đình cần phải được tiếp tục phát triển và sử dụng một cách liên tục. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và khai thác lợi ích của tài sản phải được dịch chuyển từ đời này sang đời khác do tính tuyệt đối và vỉnh viển của quyền sở hửu tạo ra. Tính vĩnh viễn của quyền sổ hửu được dịch chuyển từ chủ sở hửu này sang cho chủ sở hửu khác chứng tỏa rằng gia tài, sản nghiệp của thế hệ trước để lại có giá trị kinh tế. Hai phương diện này đều là cơ sở căn bản cho việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống khác. Theo ông Nguyễn Mạnh Bách viết trong cuốn chế độ hôn sản và thừa kế trong luật dân sự Việt Nam cho rằng: "nếu cần chọn cho luật thừa kế một căn bản thì bộn phận đối với gia đình có thể được coi là căn bản vững chắc nhất.Vì nếu công nhận rằng người quá cố có bổn phận đối với gia đình, vợ, con thì đã gián tiếp làm cho quyền sở hửu có một tác dụng có giá trị kinh tế và khi đó thì căn bản đạo đức sẻ bao gồm cả căn bản kinh tế " 4. Hoàn toàn có lý khi đưa ra kết luận này, vì rằng nếu một người không quan niệm và không xác định trách nhiệm và bổn phận với người khác trong gia đình sau khi họ chết thì không có ý thức tạo dựng nên sản nghiệp hoặc là có sản nghiệp, có gia tài nhưng mục đích gầy dựng không phải là giành lại cho thế hệ nối tiếp. Lúc này, lý giải rằng không có di sản thừa kế để lại cho người thừa kế vì người quá cố không muốn và không thực hiện bổn phận của mình. Từ thực tế, sinh thời những gì mà họ có thì khi họ chết những thứ đó sẻ được để lại cho người còn sống khác là một diển biến hiển nhiên. Xét theo nghĩa rộng, thì di sản của một người để lại bao gồm toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần cùng với các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Xét theo nghĩa hẹp, di sản là toàn bộ của cải thuộc sản nghiệp của người chết để lại, trong đó bao gồm cả nghĩa vụ và tài sản được Nhà Nước bảo hộ về mặt pháp lý. 4 Nguyễn Mạnh Bách(1995), Chế độ hôn sản và thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb.Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.126. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -6- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Từ những phân tích trên đây theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 tại điều 634 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. 1.1.2 Khái niệm về di sản thừa kế Thuật ngữ “di sản” được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực hoạt động của con người, như văn hỏa, khoa học, kinh tế, chính trị… ở mọi quốc gia. Trong lĩnh vực pháp luật các nhà làm luật cũng sử dụng thuật ngữ này để chỉ di sản thừa kế trong pháp luật dân sự. Như vậy, quan niệm về di sản thừa kế từ tục lệ, cổ luật, luật cận đại cho đến luật hiện đại luôn có sự thay đổi trong việc nhận thức về nghĩa vụ tài sản có phải là di sản thừa kế hay không? Hiện nay, Bộ Luật dân sự của nước ta cũng như Bộ Luật dân sự của một số nước trên thế giời chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về di sản thừa kế, mà chỉ quy định di sản thừa kế bao gồm những tài sản nào. Vì thế, khi nói về di sản thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau. Hiện nay, trong khoa học pháp lý vấn đề di sản thừa kế vẫn còn tồn tại ba quan điểm khác nhau: * Quan điểm thứ nhất cho rằng, di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Những người theo quan điểm này hiểu rằng khi còn sống, người để lại di sản thừa kế ngoài những tài sản có “trong tay” thì họ còn có những khoản nợ. Những nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các quan hệ dân sự, như nghĩa vụ phải trả nợ trong hợp đồng vay, nghĩa vụ trả tiền thuê trong hợp đồng thuê tài sản, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ trả tiền công lao động trong hợp đồng sử dụng lao động. Khi họ chết đi họ để lại các nghĩa vụ về tài sản, các nghĩa vụ này phải được dịch chuyển sang cho những người thừa kế thực hiện. Có như vậy thì mới đảm bảo đựơc quyền lợi cho người có quyền đối với các nghĩa vụ mà người chết phải thực hiện hết nếu còn sống, đồng thời cũng đảm bảo cho các quan hệ dân sự đã phát sinh được thực hiện đúng theo cam kết cũng như theo quy định của pháp luật. Quan điểm này chỉ có thể phù hợp khi mà tài sản của người chết và tài sản của gia đình không tách bạch được. Cũng như “nợ của gia đình” và nợ của người chết không phân biệt được bởi các khoản nợ phát sinh từ việc tham gia giao dịch của gia đình chứ không phải chỉ cho cá nhân. Có nghĩa là các khoản tài sản có của người chết trở thành tài sản có của người thừa kế, nợ của người chết cũng là nợ của người thừa kế bất kể tài sản của người chết có đủ để thanh toán hay không. Vô hình chung chúng ta thừa nhận, từ thời điểm mở thừa kế, hai người này là một đối với tư cách thanh toán nợ đối với chủ thể mang quyền. Người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ một cách vô hạn, phải trả cho hết được nợ, cho dù phần nhận di sản rất ít so với phần nghĩa vụ tài sản phải thực hiện. Trong khí đó, Bộ Luật dân sự năm 2005 tại khoản 2 Điều 107 quy định: “Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình”. Đồng thời khoản 2 Điều 110 Bộ Luật dân sự năm 2005 còn quy định: “Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình”. Từ các quy định trên đây cho thấy những người thừa kế có thể phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại bằng tài sản chung của gia đình và bằng cả tài sản riêng của mình (nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ) khi những nghĩa vụ tài sản đó phát sinh từ những giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập thực hiện vì lợi ích chung của hộ gia đình. * Quan điểm thứ hai lại cho rằng, di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản của người chết để lại. Quan điểm này hiểu theo nghĩa rộng về tài sản bao gồm cả tài sản có và tài sản nợ, tài sản có và tài sản nợ ngang nhau có nghĩa là việc xác định di sản của người chết để lại thừa kế không chỉ là tài sản mà còn bao gồm cả nghĩa vụ cũng được GVHD: TRẦN KHẮC QUI -7- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN xác định ngang bằng trong khối di sản mà họ để lại, thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà người chết để lại. Khác với việc thực hiện nghĩa vụ tài sản ở quan điểm thứ nhất, ở đây, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng họ không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại bằng tài sản riêng của mình. Nhưng nội dung căn bản mà hai quan điểm này thống nhất là đều xác định nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại là di sản thừa kế. * Quan điểm thứ ba cho rằng, di sản thừa kế chỉ bao gồm các tài sản của người chết để lại mà không bao gồm các nghĩa vụ tài sản. Tồn tại một thực tế hiển nhiên là khi còn sống, một người cần đến tài sản để sản xuất và sinh sống Tài sản đó có được dựa trên nhiều căn cứ hợp pháp, họ hoàn toàn có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Bên cạnh đó, họ có thể còn có các nghĩa vụ tài sản đối với các chủ thể khác. Các nghĩa vụ này phát sinh từ giao dịch dân sự, từ hành vi gây thiệt hại hoặc từ các quan hệ pháp luật khác, chưa kịp thực hiện thì khi người này chết, toàn bộ tài sản cũng như các nghĩa vụ tài sản sẽ được để lại là tất yếu. Thậm chí xét rộng ra người chết còn để lại cả những kinh nghiệm, tiếng tăm, danh dự, tư tưởng, hận thù, tai họa, “Trâu chết để da, gà chết để tiếng”, “Để lại tiếng tăm cho đời”, có nghĩa là để lại các giá trị nhân thân, những ý nghĩ định hướng tốt cho họat động của con người, nhưng cũng có thể để lại cả sự hạn chế, lạc hậu, cổ hủ của người đó. Tất cả các yếu tố này của người chết để lại gọi là “cái” của thời trước, của người trước để lại, được xác định là “di sản” chứ không phải chỉ là di sản thừa kế. Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế những người thừa kế chưa có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi người thừa kế nhận di sản. Bộ Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân Luật Trung Kỳ năm 1936 (Điều 303) và Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 (Điều 499) đều quy định “tài sản thành ra di sản kể từ ngày người có tài sản mệnh chung”, “sự thừa kế chỉ bắt đầu khi người để lại của cải chết”. Tuy nhiên, Điều 30 Pháp Lệnh Thừa Kế quy định: “Từ thời điểm mở thừa kế, di sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế và từ đó họ có quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại”. Theo nội dung này thì người thừa kế đương nhiên trở thành chủ sở hữu đối với di sản của người chết để lại, đồng thời tiếp nhận những khoản nợ và nghĩa vụ khác của người đã chết“Từ thời điểm mở thừa kế, di sản thuộc về những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Những người này đương nhiên trở thành chủ sở hữu các tài sản được di chuyển cho họ”5. Và “Ngay cả đối với các bất động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mở thừa kế, mà không phải là thời điểm đăng ký”6. Đứng trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người cùng tham gia vào các giao dịch dân sự, sự thay thế phải được thực hiện ngay sau khi thừa kế được mở để không lúc nào một quyền hoặc một nghĩa vụ tồn tại mà không có chủ thể. Xét theo nguyên tắc về sự liên tục của việc đảm nhận tư cách chủ sở hữu. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người hưởng thừa kế có quyền hưởng di sản (quyền thừa kế), thời điểm này những người thừa kế chưa có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế. Mặc dù về nguyên tắc, người có quyền hưởng di sản có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào, kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng việc chia thừa kế không thể diễn ra ngay sau khi người có tài sản chết. Pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm về di sản thừa kế mà chỉ hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp quy định về thành phần của di sản thừa kế. Từ lập luận của các khía cạnh trên đây, khái niệm di sản thừa kế có thể được xây dựng trên các phương diện say đây: 5 6 TS. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghỉ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TPHCM, tr.313. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Sđd, tr.313. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -8- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Xét trên phương diện đạo đức – xã hội: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản), là phương tiện thực hiện bổn phận tiếp theo của người chết nhằm gây dựng và chăm lo cho tương lai đối với những người hưởng thừa kế. - Xét trên phương diện kinh tế: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản) của người chết để lại cho những người khác còn sống để dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh sinh hoạt và tiêu dùng. - Xét trên phương diện khoa học luật dân sự: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. 1.2. Lược sử quy định về di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam 1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945 1.2.1.1. Pháp luật nhà Lê Xác định di sản thừa kế ở thời kỳ này dựa vào nguyên tắc xác định tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của người chết để lại; phần tài sản của người đó nằm trong tài sản chung của vợ chồng. Có thể khẳng định di sản thừa kế chủ yếu ở thời kỳ này là đất đai. Vì khi quy định về quyền sở hữu, Quốc Triều Hình Luật rất chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất nhất là vấn đề điền thổ. Rất nhiều điều khoản chỉ đề cập đến điền thổ mà không đề cập đến tài sản khác (Điều 373 đến Điều 377). Trong cuốn “Hồng Đức thiện chính thư” xuất bản tại Sài Gòn năm 1959, Giáo sư Vũ Văn Mẫu cho rằng: “Điều này cũng dễ hiểu vì một nền kinh tế trọng nông thì chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư bản chính yếu, các động sản khác chỉ là những vật ít có giá trị”. Ngoài ra, tài sản của gia đình phong kiến Việt Nam còn bao gồm những thứ khác như vàng, bạc, nhà cửa, vải lụa, thóc gạo, đồ sứ, gia súc, gia cầm, thuyền bè… Những tài sản này được coi là “của nổi” và khi chủ sở hữu tài sản chết cũng được coi là di sản thừa kế. 1.2.1.2. Pháp luật nhà Nguyễn Sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long đã giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng mà luật pháp là một trong những vấn đề được ông đặc biệt quan tâm. Bởi vì, đây là sự đòi hỏi tất yếu trước điều kiện kinh tế, chính trị thời bấy giờ. Năm 1811, Gia Long sai đình thần biên soạn một Bộ luật của nhà nước mới. Bộ luật được soạn thảo xong năm 1812 và đến năm 1815, Bộ luật được chính thức ban hành mang tên gọi “Hoàng triều luật lệ”. Sau đó có tên gọi thông dụng “Hoàng Việt luật lệ”. Đây là một trong những bộ luật lớn của chế độ phong kiến Việt Nam, trong đó vừa chứa đựng những điều luật lại vừa chứa đựng những điều lệ. Nếu như Quốc Triều Hình Luật được bố trí theo kiểu “xâm nhập” của những điều khoản riêng biệt thuộc loại này vào phần dành cho loại khác (có nghĩa là không được quy định thành chương, mục cụ thể riêng biệt của từng chế định) thì Hoàng Việt luật lệ được chia thành 22 quyển, các điều luật được chia ra thành 6 loại tương đương với việc phân chia công việc nhà nước thành 6 ngành do 6 bộ phụ trách ở triều đình. Hoàng Việt luật lệ điều chỉnh các đối tượng khác nhau nên có thể coi nó như một bộ luật tổng hợp của nhiều ngành luật (dân – hình - bộ - binh – công - lễ) thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Về dân luật được quy định thành 66 điều, từ Điều 73 đến Điều 136 về các vấn đề cụ thể: việc dân - ruộng, nhà – hôn nhân - hạn thuế - cho vay tiền. Nếu pháp luật thời Lê quan tâm đến việc phản ánh phong tục, tập quán ở một mức độ nào đó và một số vấn đề phổ biến, quan trọng trong “đời GVHD: TRẦN KHẮC QUI -9- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN sống dân sự” của dân như vấn đề khế ước, văn tự, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế, chúc thư, quyền sở hữu và trách nhiệm dân sự thì Hoàng việt luật lệ lại chú ý rất ít đến những vấn đề này. Hoàng Việt luật lệ chỉ quan tâm đến thuế, định phu, bán trộm ruộng, chia gia tài, hôn nhân nam nữ mà thôi. Hoàng Việt luật lệ đặc biệt chú trọng đến luật thuế, phục dịch của dân đinh để nhằm bóc lột, duy trì và củng cố chế độ tư hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và việc bảo vệ kho tàng tài chính của nhà nước. Nghiên cứu Hoàng Việt luật lệ chỉ tìm thấy 3 điều liên quan đến việc phân chia gia tài và di chúc. Điều 82 quy định: “ Phàm ông bà, cha mẹ còn sống, cháu con không được tách hộ khẩu để chia đứt tài sản. Ai trái thì phạt 100 trượng nếu ông bà cha mẹ thưa lên là cháu con bị buộc tội. Đang lúc để tang cha mẹ mà anh em tách hộ khẩu chia hẳn gia tài thì phạt 80 trượng. Trong thời gian đó tô trưởng đi thưa thì cháu con bị buộc tội còn việc chia của theo di chúc thì chẳng sao”. Như vậy, Hoàng Việt Luật Lệ chỉ quy định cách phân chia gia tài, điền sản và ưu tiên quyền được hưởng di sản cho con trưởng và chỉ con trưởng mới được chia gia tài của ông bà, cha mẹ cho người hưởng thừa kế. Con trưởng không có thì mới đến con trai thứ, người vợ không có quyền hưởng di sản thừa kế của chồng. Những quy định này đã triệt tiêu tính bình đẳng trong việc hưởng và để lại di sản của vợ chồng, của con trai, con gái đã được quy định trong Quốc Triều Hình Luật. Hoàng Việt Luật Lệ đã không quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu cũng như không quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, càng không quy định về các loại tài sản mà người dân thời đó có được. Vì thế, khó có thể xác định được phương thức hay một nguyên tắc nào trong việc xác định di sản thừa kế của người chết trong thời kỳ này. 1.2.1.3. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945) Trong thời kỳ này, các quan hệ dân sự tại ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước ta được điều chỉnh bằng ba bộ dân luật riêng. Trong đó, pháp luật thừa kế chủ yếu được quy định tại hai bộ luật: Bộ Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân Luật Trung Kỳ năm 1936. Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, nên các quy định pháp luật còn thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ. “Khi người chồng chết thì người vợ thay quyền chồng mà quản lý tài sản chung: Khi người vợ chết trước thì một mình người chồng trở thành chủ sở hữu tất cả tài sản chung kể cả kỷ phần của vợ nữa”7.Thông thường, di sản dùng vào việc thờ cúng được chuyển giao cho người nối dõi hay được coi như nối dõi người chết để sử dụng hoa lợi dùng vào việc thờ cúng cho người để lại hương hỏa và những người theo quan hệ huyết tộc của người đó. Như vậy, ở nước ta trước năm 1945, pháp luật thừa kế chủ yếu được quy định tại Quốc Triều Hình Luật, Hoàng Việt Luật Lệ, Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và Bộ Dân Luật Trung Kỳ. Mặc dù có những điểm khác biệt do yếu tố lịch sử, kinh tế, xã hội quyết định, tuy nhiên những quy định trong các bộ luật này đều thể hiện và phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam thời đó. Các bộ luật đều tập trung chủ yếu vào quy định về cách phân chia di sản của người chết. Pháp luật giai đoạn trước năm 1945 đều không quy định cụ thể di sản thừa kế bao gồm những gì. Tuy nhiên, di sản thừa kế vẫn có thể được xác định gián tiếp thông qua các quy định về tài sản của cá nhân, xác định tài sản của vợ chồng khi một người chết trước. Hơn nữa, trước năm 1945, ở nước ta có tục lệ “phụ trái tử hoàn”. Theo đó, khi cha, mẹ chết, các con có nghĩa vụ thanh toán mọi nghĩa vụ tài sản do cha, mẹ để lại, ngay cả trong trường hợp di sản thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ. Như vậy, trước năm 1945, thực chất di sản thừa kế được xác định bao gồm cả tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. 7 Điều 113 Bộ Dân Luật Bắc Kỳ; Điều 111 Bộ Dân Luật Trung Kỳ. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -10- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.2.2. Giai đoạn từ 1945 trước khi ban hành Bộ Luật dân sự năm 1995 1.2.2.1. Thời kỳ 1945 – 1954 Sau khi giành độc lập dân tộc, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tháng 8 năm 1945, nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phức tạp về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Bởi vậy, ngày 10/10/1945, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 90/SL cho phép áp dụng luật lệ cũ nếu không trái với nguyên tắc: “Độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hoà”. Mặc dù Hiến pháp năm 1946 không có quy định riêng về thừa kế tài sản của công dân nhưng các quy định về sở hữu tài sản của công dân trong Hiến pháp được coi là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định di sản thừa kế. Tuy nhiên, thời kỳ này do nền kinh tế của nước ta còn lạc hậu, kém phát triển với hơn 80% dân số là nông dân, do đó, đất đai là tài sản có giá trị nhất thuộc quyền sở hữu của cá nhân và cũng là di sản quan trọng nhất trong khối di sản thừa kế. Mặc dù các quy định về thừa kế trong Sắc lệnh này còn ít nhưng đó là những quy định tiến bộ, phá vỡ tính cổ hủ, lỗi thời trong các quy định thừa kế trước đó. Sắc lệnh quy định: vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha, mẹ; chồng goá, vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia di sản; con, cháu hoặc vợ goá, chồng goá không bắt buộc phải nhận thừa kế của người đã chết; các chủ nợ của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ quá phần di sản mà người đó nhận được. Mặc dù Sắc lệnh này chưa quy định cụ thể về di sản thừa kế, nhưng đã gián tiếp khẳng định di sản thừa kế của một người chỉ bao gồm tài sản mà không bao gồm các nghĩa vụ tài sản do người đó để lại. 1.2.2.2. Thời kỳ 1955 - 1975 Ngày 29/12/1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được ban hành. Trong đó, các quy định về tài sản của vợ chồng có ý nghĩa pháp lý quan trọng để xác định di sản thừa kế của vợ hoặc chồng khi một trong hai người chết trước. Theo quy định của Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959,“vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Đây là những quy định pháp luật cụ thể đầu tiên xác định vợ và chồng đều bình đẳng trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt mọi tài sản có trước và sau khi kết hôn, mà không có sự phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của mỗi người trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, khi một trong hai người chết, di sản thừa kế của mỗi người là một nửa giá trị tài sản chung của vợ chồng, bao gồm cả tài sản có trước và sau khi cưới. Đây là quy định rất khác biệt so với các quy định trước khi ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Hiến pháp năm 1959, đạo luật quan trọng được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959. Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước đã khẳng định:“Hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động, riêng lẻ và hình thức sở hữu của tài sản dân tộc”8. Trên cơ sở việc xác định các hình thức sở hữu cơ bản này, quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam được Hiến pháp năm 1959 xác định cụ thể: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu 8 Điều 11, Hiến pháp năm 1959. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -11- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dân”;“bảo hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác”; “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tài sản dân tộc”,“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các vật dụng riêng khác”9. Hiến pháp năm 1959 cũng khẳng định rõ: “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”10. Như vậy, theo Hiếp pháp năm 1959, di sản thừa kế của công dân Việt Nam bao gồm: Những tài sản thuộc thu nhập hợp pháp; tài sản tiết kiệm được; các tư liệu tiêu dùng khác; các tư liệu sản xuất trong đó có đất đai. Đất đai lại tiếp tục được coi là một tài sản được để lại thừa kế như đã được thừa nhận theo tinh thần của Hiến pháp năm 1946. Về di sản thừa kế, Thông tư số 564/NCPL quy định rõ: “Di sản thừa kế bao gồm không những quyền sở hữu cá nhân về những tài sản mà người chết đó để lại, mà còn gồm cả những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây thiệt hại mà người chết để lại”. Rõ ràng, khác với Sắc lệnh số 97/SL, theo Thông tư này, di sản thừa kế được xác định không chỉ bao gồm tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của người chết mà còn gồm cả nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Liên quan đến việc xác định di sản thừa kế, trong thời kỳ này, bên cạnh Thông tư số 594/NCPL còn có Thông tư số 173 ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo Thông tư số 173: “Tư nhân bị gây thiệt hại về tài sản, sau đó chết thì những người thừa kế của họ được hưởng bồi thường, khoản bồi thường đó được coi là di sản thừa kế”. Như vậy, lần đầu tiên khoản tiền bồi thường cũng được xác định thuộc về di sản thừa kế của người chết. Các vấn đề về thừa kế được quy định từ Điều 498 đến Điều 649 của Bộ dân luật Sài Gòn, trong đó quy định rất rõ ràng về việc phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, Bộ luật lại không quy định cụ thể về di sản thừa kế. Trên cơ sở các quy định về sở hữu, tài sản và xác định tài sản của vợ, chồng có thể gián tiếp xác định được di sản thừa kế. Theo đó, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản mà người chết để lại, bao gồm: nhà cửa, ruộng đất, hào rãnh, súc vật, dụng cụ canh nông, các cổ phần, phần hùn, phần lãi trong một hội thương sự hay dân sự, các sản nghiệp thương mại, tàu thuyền, quyền sở hữu văn chương, mỹ thuật hay kỹ nghệ thuộc quyền sở hữu của người đó. 1.2.2.3. Thời kỳ 1976 – 1995 Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, trong hoàn cảnh đất nước ta có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, Hiến pháp năm 1980 đã được ban hành làm nền tảng quan trọng cho việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thời kỳ mới cho phù hợp, “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”11. Tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ bao gồm: “Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ”. Đây cũng là di sản thừa kế của công dân. Một điểm rất đáng lưu ý là đất đai không còn là tài sản thuộc di sản thừa kế khi người đó chết. Bởi vị, theo Hiến pháp năm 1980, công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai. Đây là một trong những quy định khác biệt của Hiến pháp năm 1980 so với Hiến pháp năm 1959. 9 Điều 14, 15, 16, 18, Hiến pháp năm 1959. Điều 19, Hiến pháp năm 1959. 11 Điều 27, Hiến Pháp năm 1980. 10 GVHD: TRẦN KHẮC QUI -12- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thông tư số 81/Tòa án nhân dân tối cao cũng đã nêu ra một số loại tài sản cụ thể là: Đất đai, nhà thờ họ, tư liệu sản xuất và nhà thuộc diện cải tạo, tiền, tỷ lệ phần trăm của tiền cho thuê mà người tư sản nhà cửa được hưởng, tiền lãi cố định hàng năm tính theo tỷ lệ phần trăm của vốn mà người tư sản công thương nghiệp được hưởng, tư liệu sản xuất của xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp, đồ dùng mượn của cơ quan, vàng, bạc, bạch kim và kim cương, tiền tuất, bằng khen, huân chương. Thông tư cũng phân tích trong mỗi loại tài sản đó, loại tài sản nào là di sản thừa kế, loại tài sản nào không phải là di sản thừa kế. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời (ngày 29/12/1986) thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, trong đó có một số quy định là cơ sở cho việc xác định di sản thừa kế của vợ, chồng. Đó là những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng; chia tài sản khi một bên chết trước. Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền dân sự chính đáng, hợp pháp của mỗi công dân, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định vợ chồng có tài sản chung (Điều 14) và mỗi người có quyền có tài sản riêng (Điều 16). Tài sản chung bao gồm có tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Tài sản riêng gồm những tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. “Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ, chồng”12. Như vậy, về nguyên tắc, di sản thừa kế của vợ, chồng khi một người chết sẽ bao gồm tài sản riêng của người chết và một nửa tài sản từ khối tài sản chung của vợ và chồng. Trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng đã được nhập vào tài sản chung vì tài sản chung đó sẽ dược chia đôi và di sản của người chết trước là một nửa tài sản chung này. Đây là quy định khác so với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Từ năm 1945 cho đến năm 1990, các vấn đề thừa kế chưa bao giờ đựơc quy định trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao mà chủ yếu là được quy định trong các thông tư và chỉ mang tính hướng dẫn cụ thể. Nhận thấy sự cần thiết phải điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ thừa kế cho phù hợp với các quan hệ xã hội; trên cơ sở kế thừa các quy định pháp luật về thừa kế trước đây, Pháp Lệnh Thừa Kế được ban hành ngày 30/8/1990. Vấn đề di sản thừa kế được quy định tại Điều 4 Pháp Lệnh Thừa Kế và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN ngày 19/10/1990 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp Lệnh Thừa Kế. Theo các văn bản này: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại. Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp khác”. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN, di sản còn là những quyền về tài sản phát sinh từ quan hệ hợp đồng như từ hợp đồng vay, hợp đồng gửi gữi, hợp đồng mua bán; quyền nhận tiền công lao động; tiền nhuận bút, tiền bán hoặc cho sử dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tiền gửi tiết kiệm; quyền của người chết được bồi thường thiệt hại về tài sản. Quy định về di sản thừa kế trong Pháp Lệnh Thừa Kế tương đối cụ thể, rõ ràng. Khác với Thông tư số 564/NCPL và Thông tư số 81/Tòa án nhân dân tối cao, theo Pháp Lệnh Thừa Kế, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại không được coi là di sản thừa kế. Hơn nữa, vì 12 Điều 16, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. GVHD: TRẦN KHẮC QUI -13- SVTH: DANH SÂM NANG Đề tài: DI SẢN THỪA KẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN phạm vi tài sản của công dân được mở rộng hơn trước nên phạm vi di sản thừa kế cũng được mở rộng hơn. Cũng như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, theo Điều 4 và Điều 25 của Pháp Lệnh Thừa Kế, trong trường hợp vợ hoặc chồng chết, một phần hai tài sản chung của vợ chồng sẽ thuộc về di sản của người chết. Như vậy, di sản của người chết gồm tài sản riêng của người đó và một nửa tài sản chung của hai vợ chồng. Hiến pháp năm 1992 ra đời vừa đánh dấu một bước phát triển mới trong sự phát triển nền pháp luật nước nhà, vừa thể chế hoá nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề đổi mới toàn diện đất nước. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc bảo vệ quyền thừa kế của công dân trong giai đoạn hiện nay. Những nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp năm 1992 cho phép người dân phát huy mọi tiềm năng, mọi nỗ lực để lao động, sản xuất kinh doanh trong các ngành, nghề, lĩnh vực, trong các thành phần kinh tế để có được thu nhập hợp pháp. Bởi vậy, phạm vi khách thể của quyền sở hữu tư nhân theo quy định của Hiến pháp năm 1992 rộng hơn rất nhiều so với phạm vi khách thể của quyền sở hữu tư nhân theo quy định của Hiến pháp năm 1980. Tài sản của công dân trong giai đoạn này bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác mà công dân sở hữu với tư cách cá thể, tiểu thủ hoặc tư bản tư nhân. Do đó, di sản thừa kế của công dân để lại khi chết cũng phong phú, đa dạng hơn và không bị hạn chế về phạm vi, số lượng, giá trị. Về vấn đề đất đai, cũng như Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 có quy định thêm về quyền và được sử dụng đất lâu dài đối với người được giao và được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (Điều 18). Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1992, đất đai và quyền sử dụng đất hợp pháp không thuộc di sản thừa kế của cá nhân khi chết. Như vậy, so với giai đoạn trước năm 1945 cũng như các thời kỳ trước thời kỳ 1976 – 1985, chưa bao giờ quan hệ thừa kế lại quy định đầy đủ, toàn diện như thời kỳ này. Thời kỳ này, pháp luật thừa kế thể hiện bước phát triển cao hơn cả về hình thức văn bản và nội dung của các văn bản. Nếu trước đây, các văn bản thừa kế chủ yếu là các văn bản dưới luật và các quy định về thừa kế còn sơ sài, mang tính hướng dẫn thì nay được quy định rõ ràng, khái quát và đầy đủ hơn trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Pháp lệnh. Các quy định về di sản thừa kế nói riêng cũng có những thay đổi đáng kể. Trước đây, chưa có văn bản nào quy định di sản thừa kế là gì thì Pháp Lệnh Thừa Kế đã giải quyết vấn đề này. Phạm vi di sản thừa kế được mở rộng hơn trước rất nhiều. Cho đến khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, bên cạnh các tư liệu sinh hoạt, tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, quyền sử dụng đất cũng được thừa nhận là một loại di sản thừa kế. Bên cạnh đó, một số quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng được để lại thừa kế. Giai đoạn 1946 – 1995 là một chặng đường dài phát triển của pháp luật Việt Nam trong đó có pháp luật thừa kế. Nói chung, trong chặng đường này, pháp luật thừa kế Việt Nam, trong đó có các quy định về di sản thừa kế, phát triển ngày càng hoàn thiện hơn cả về hai phương diện hình thức và nội dung. Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thừa kế ngày càng có hiệu lực pháp lý cao hơn. Thứ hai, quy định về di sản thừa kế ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn. Các quy định vừa mang tính khái quát cao nhưng cũng rất cụ thể. Thứ ba, phạm vi của di sản thừa kế ngày càng cụ thể hơn, đó là: GVHD: TRẦN KHẮC QUI -14- SVTH: DANH SÂM NANG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan