Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Di chúc chung của vợ chồng...

Tài liệu Di chúc chung của vợ chồng

.PDF
57
431
63

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT   LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 33 (2007-2011) Đề tài: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Linh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hậu MSSV:5075028 Lớp: Luật Thương Mại 1 - K33 Cần thơ, tháng 11 năm 2010                    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN   ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………. ………………………………………………………….............                                                MỤC LỤC   Trang Lời nói đầu ............................................................................................................1 Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về di chúc chung của vợ chồng .......5 1.1. Lược sử hình thành và phát triển các quy định của luật về di chúc chung của vợ chồng ..........................................................................................................5 1.2. Khái niệm di chúc ...........................................................................................8 1.3. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng ........................................................10 1.4. Sự khác biệt giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc của cá nhân .......13 1.5. Ý nghĩa của việc lập di chúc chung của vợ chồng........................................15 Chương 2. Chế độ pháp lý về di chúc chung của vợ chồng............................16 2.1. Hình thức di chúc chung của vợ chồng.........................................................16 2.1.1. Di chúc bằng văn bản.................................................................................17 2.1.2. Di chúc bằng miệng ...................................................................................23 2.2. Nội dung di chúc chung của vợ chồng..........................................................25 2.3. Điều kiện di chúc chung của vợ chồng hợp pháp .........................................28 2.3.1. Điều kiện chung .........................................................................................28 2.3.2. Điều kiện riêng...........................................................................................29 2.3.3. Những nguyên tắc xác định khối tài sản chung của vợ chồng...................31 2.4. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng ..................32 2.5. Hiệu lực di chúc chung của vợ chồng ...........................................................33 Chương 3. Thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng ..............................................................................................................36 3.1. Vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng....................36 3.1.1. Khó khăn ....................................................................................................36 3.1.2. Hướng hoàn thiện.......................................................................................40 3.2. Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng để lại nhiều di chúc khác nhau ......................................................................................................................42 3.2.1. Khó khăn ....................................................................................................42 3.2.2. Hướng hoàn thiện.......................................................................................43 3.3. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung với việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế ..................................................................................................................44                                                3.3.1. Khó khăn ....................................................................................................44 3.3.2. Hướng hoàn thiện.......................................................................................44 3.4. Di chúc chung chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng ...............45 3.4.1. Khó khăn ....................................................................................................45 3.4.2. Hướng hoàn thiện.......................................................................................46 3.5. Thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng.................................................................46 3.5.1. Khó khăn ....................................................................................................46 3.5.2. Hướng hoàn thiện.......................................................................................47 3.6. Cần thiết kế di chúc chung của vợ chồng thành một mục riêng trong chương thừa kế theo di chúc ................................................................................47 Kết luận ...............................................................................................................49 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 51                                                LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội ngày nay, bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối quan hệ xã hội sẽ trở nên rối rắm. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngay sau vai trò là đạo luật cơ bản – đạo luật gốc của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự giữ vị trí đặc biệt quan trọng: là cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ dân sự đa dạng, phức tạp giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng. Di chúc chung của vợ chồng là một chế định độc đáo của Luật Việt Nam có nguồn gốc từ tục lệ, đây là một kỹ thuật giao dịch đặc biệt cho phép vợ chồng cùng bày tỏ ý chí về việc định đoạt tài sản chung của mình sau khi chết. Thế nhưng, di chúc chung của vợ chồng là một trong những mối quan hệ dân sự đang xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, vướng mắc mà Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa điều chỉnh và giải quyết một cách thỏa đáng khi mà thực tiễn gặp phải những mối quan hệ phát sinh ngày càng mới còn hệ thống pháp luật lại chưa quy định điều chỉnh kịp thời. Di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí chung, việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật chỉ bảo vệ và thừa nhận khi di chúc chung đó là hợp pháp, chỉ khi nào di chúc đáp ứng đủ các điều kiện về nội dung và hình thức. Quan hệ xã hội về di chúc chung của vợ chồng đã được Nhà nước ta thừa nhận từ Thông tư 81 – TANDTC ngày 24/7/1981 cho đến Pháp lệnh thừa kế 1990 và sau này được quy định khá rõ trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Nhưng cho đến khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, mặc dù các quy định này đã có nhiều sửa đổi so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, tuy nhiên di chúc chung của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Có thể nói, di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ước muốn định đoạt tài sản của vợ chồng sau khi họ chết. Định đoạt tài sản mà cả hai người đã cùng chung sức tạo ra trong quá trình chung sống. Vì vậy, để đảm bảo cho những ước muốn của họ, những di sản chung của họ đều thuộc quyền sở hữu                 Trang 1                                của những người thân nhất của họ, những người mà họ muốn. Phần nào đó thể hiện tình cảm gắn bó của hai người, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, tình nghĩa vợ chồng luôn luôn được xem trọng thì việc lập di chúc chung của vợ chồng không thể thiếu. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế xã hội và sự mở rộng giao lưu quốc tế trong thời gian qua đã nảy sinh nhiều vấn đề, vợ (chồng) lập di chúc chung để nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ riêng của vợ chồng, hay quá lạm dụng quyền lập di chúc chung mà ảnh hưởng đến những người thân của họ, những diện thừa kế bắt buộc, người vợ (chồng) tự ý định đoạt tài sản chung… Với những lý do trên thì việc nghiên cứu đề tài “di chúc chung của vợ chồng” là mang tính cấp thiết. 2. Đối tượng nghiên cứu Do nghiên cứu đề tài di chúc chung của vợ chồng trong luật Việt Nam nên luận văn này, người viết chủ yếu đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: khái niệm di chúc và di chúc chung của vợ chồng, phân biệt sự khác nhau giữa di chúc chung và di chúc cá nhân, chế độ pháp lý về di chúc chung của vợ chồng, thực tiễn áp dụng di chúc chung hiện nay và trên cơ sở đó người viết nêu ra một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng. 3. Phạm vi nghiên cứu Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác. Việc chuyển dịch cho người khác những tài sản của người chết để lại được thực hiện căn cứ vào ý chí cuối cùng của người quá cố định đoạt tài sản của mình trước khi chết, ý chí này được thực hiện ở di chúc lập ra khi người đó còn sống - việc thừa kế này gọi là thừa kế theo di chúc. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất cứ ai mà mình muốn, có thể cho người trong diện, hàng thừa kế, có thể ngoài hàng thừa kế (kể cả cơ quan, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế…). Hoặc căn cứ theo pháp luật, trong trường hợp người quá cố không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản hay di chúc bị coi là không có giá trị pháp lý thì việc chuyển dịch tài sản phải căn cứ theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chỉ trình bày việc chuyển dịch tài sản của người chết căn cứ vào ý chí. Hay nói cách khác, người viết chỉ nghiên                 Trang 2                                cứu vấn đề thừa kế theo di chúc, mà cụ thể là “di chúc chung của vợ chồng”. Đâu là di chúc chung của vợ chồng và đâu là di chúc cá nhân? Có sự khác nhau như thế nào giữa hai di chúc trên? Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung có cần sự đồng ý của người còn lại là vợ (hoặc chồng) hay không? Đó là câu hỏi của không ít những đôi vợ chồng muốn lập di chúc chung đang gặp phải. Từ đó khảo sát thực tiễn và những bất cập trong quá trình thực thi di chúc chung của vợ chồng tại Việt Nam. 4. Mục đích nghiên cứu Di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực thi hành khi nó được xác lập dựa trên những quy định của pháp luật. Đó phải là sự thể hiện ý chí chung của cả vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung sau khi hai vợ chồng chết. Với đề tài luận văn “di chúc chung của vợ chồng” trong luật Việt Nam, tác giả nghiên cứu nhằm mục đích: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung trong di chúc chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Những quy định về di chúc chung của vợ chồng trong luật Việt Nam. - Tìm ra thực trạng trong quá trình thực thi di chúc chung của vợ chồng trong luật Việt Nam và từ đó xây dựng những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, người viết đã vận dụng các phương pháp như phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết của tiến sĩ luật học Nguyễn Ngọc Điện, phương pháp để hoàn thành tốt luận văn chuyên ngành luật của tiến sĩ Phan Trung Hiền, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Bên cạnh đó kết hợp lý luận với thực tiễn và sưu tầm tài liệu để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn. 6. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm ba chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về di chúc chung của vợ chồng. Chương 2. Chế độ pháp lý về di chúc chung của vợ chồng.                 Trang 3                                Chương 3. Thực tiễn thực hiện di chúc chung của vợ chồng và hướng hoàn thiện. Mặc dù đã cố gắng trong việc xây dựng bài viết, thế nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Nên rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè và bạn đọc để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.                 Trang 4                                CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 1.1. Lược sử hình thành và phát triển các quy định của luật về di chúc chung của vợ chồng Trong quan niệm của luật học phương tây, di chúc, do tính chất giao dịch một bên và có thể bị hủy bỏ của nó, phải là công trình của một ý chí. Vậy, di chúc chứa đựng ý chí của hơn một người là di chúc vô hiệu. Quan niệm truyền thống Việt Nam ghi nhận ngược lại rằng di chúc chủ yếu mang tính chất gia đình. Từ đó có sự thừa nhận giá trị di chúc chung của vợ và chồng1. Trong suy nghĩ cổ xưa thì chưa có khái niệm tài sản giữa vợ chồng. Tài sản mà vợ chồng tạo ra được xem xét theo chế độ sở hữu gia đình, theo đó một người sẽ đứng ra nhân danh gia đình và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của gia đình. Thời bấy giờ nước ta còn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, người nữ hoàn toàn không có tiếng nói gì trong xã hội, việc lập di chúc chung của vợ chồng không thể xảy ra. Về sau xuất hiện Bộ luật Hồng Đức, vấn đề tài sản chung đã được ghi nhận. Khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản ruộng đất của vợ, ruộng đất của chồng, tài sản ruộng đất do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng. Nhưng quyền hạn phần lớn đều thuộc người chồng, chỉ những giao dịch cần thiết mới cần có sự đồng ý của người vợ, có thể nói đây chỉ là quyền danh nghĩa – thực tế là do người chồng toàn quyền quyết định. Việc lập di chúc chung của vợ chồng cũng chưa thấy đề cập tới. Đến triều Nguyễn, nhà Nguyễn ban hành Bộ Hoàng Việt Luật Lệ vào năm 1815 dưới thời Gia Long nên được gọi là Bộ luật Gia Long. Bộ luật này đã bảo vệ tuyệt đối chế độ gia trưởng phong kiến, đề cao tuyệt đối vai trò của người cha, người chồng, người con trưởng. Vấn đề tài sản chung trong Bộ luật 1 TS. Nguyễn Ngọc Điện, một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, 1999, tr.167.                 Trang 5                                Hồng Đức đã bị xóa bỏ. Chính vì thế, việc di chúc chung cũng không được quy định. Tuy nhiên, việc lập di chúc chung của vợ chồng lại được thừa nhận trong tục lệ ta từ lâu. Trong thực tiễn tục lệ Việt Nam, di chúc chung của vợ chồng là hình thức di chúc thông dụng nhất. Theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thực tiễn tục lệ của Việt Nam trong các xã hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ chồng là hình thức di chúc thông dụng và việc vợ chồng cùng nhau lập di chúc chung là hiện tượng phổ biến thời bấy giờ. Quan niệm truyền thống của người Việt Nam vốn rất coi trọng đạo nghĩa vợ - chồng và luôn muốn củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, nên cũng khuyến khích việc vợ chồng cùng nhau lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung, và coi đó như là một biểu hiện cao đẹp của sự đoàn kết, yêu thương giữa vợ - chồng. Xem xét trong Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long thì không thấy có quy định về vấn đề này. Đối chiếu với Luật La Mã cũng như Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp thì thấy họ cũng không thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng2. Mãi đến luật thực định thời cận đại mới bắt đầu ủng hộ giải pháp mang tính luân lý đó. Luật thực định thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến. Hệ thống pháp luật lúc này chỉ là công cụ của Thực dân Pháp, Pháp đã tận dụng những hủ tục phong kiến lạc hậu của xã hội phong kiến nước ta để xây dựng hệ thống pháp luật. Do đó, pháp luật dân sự ở Việt Nam ra đời trong giai đoạn này nên cũng chứa đựng bản chất thực dân – phong kiến, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn được bảo tồn trong quan hệ xã hội. Nghiên cứu các Bộ Dân luật của các chế độ trước, thì thấy các Bộ Dân luật Bắc và Dân luật Trung đều thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng3, điều 313 Dân luật Trung kỳ (tương tự, vấn đề cũng được quy định tại điều 321 Dân luật Bắc): “          !    %                      "                                       !         "     % !     #  #    # $  %   &                        2 Điều 968 Bộ luật Dân sự Pháp: “Hai hay nhiều người không được lập di chúc chung để lại di sản cho người thứ ba hay để lại di sản cho nhau” 3 Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ – chồng, Ths. Lê Minh Hùng, trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.                 Trang 6                                                   !             ”. Người vợ không có  quyền lập di chúc để định đoạt tài sản riêng của mình, nếu không được chồng cho phép. Như vậy, dưới chế độ thực dân phong kiến trước năm 1945, vấn đề di chúc chung của vợ chồng đã được thể chế hóa trong các bộ luật, song do bản chất giai cấp nên những vấn đề bình đẳng trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng chưa giải quyết. Luật thực định thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Sau khi đất nước tuyên bố độc lập, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được thi hành ở miền Nam. Quá trình thi hành ở hai miền cho thấy một số quan hệ mới cần phải được điều chỉnh. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, lập chế độ sở hữu chung đối với tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân làm chế độ pháp định về tài sản của vợ chồng, đồng thời cho phép vợ chồng được quyền một mình định đoạt tài sản riêng thậm chí các tài sản chung trừ những tài sản quan trọng. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 cũng cho phép vợ chồng cùng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung, điều 572 quy định “            %                                      #    %                            %                 %                                                        %                             "                    ”. Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta cũng thừa nhận vợ chồng có quyền      lập di chúc chung. Di chúc chung của vợ chồng được nhắc đến lần thứ nhất tại thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao như là dấu vết của tục lệ cổ. Nó tiếp tục được thừa nhận bởi Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, điều 23 khoản 1: “trong trường hợp di chúc lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người chết trước có hiệu lực”. Vấn đề di chúc chung của vợ chồng được quy định khá rõ trong BLDS 1995 và BLDS 2005, BLDS 1995 nói rằng di chúc chung của vợ và chồng chỉ định đoạt tài sản chung (điều 666); điều 663, 664, 668 tại BLDS 2005. Cần lưu ý rằng trong điều kiện phần lớn các quy tắc của tục lệ trong lĩnh vực gia đình không còn được áp dụng (đúng ra là không còn được biết do                 Trang 7                                không có các nghiên cứu có hệ thống), di chúc chung của vợ chồng từ nay được xem như một cách thức phân chia tài sản giữa các con, cháu hơn là một biện pháp bảo vệ những người thừa kế theo pháp luật. Vả lại, vợ chồng chỉ lập di chúc chung chừng nào họ còn hòa thuận với nhau. Trong trường hợp ngược lại và nếu việc lập di chúc tỏ ra cần thiết, thì mỗi người lập di chúc riêng của mình, mà thường người còn lại không biết. Mặc dù vậy, việc quy định về di chúc chung trong BLDS 2005 vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Có thể nói, pháp luật cận đại và luật hiện hành Việt Nam thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng là thể hiện nguyên tắc củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, nhưng như vậy sẽ gây ra sự mâu thuẫn với các quy định khác về di chúc làm nảy sinh nhiều bất cập không thể giải quyết được, thậm chí còn làm phá vỡ tính hệ thống của chế định quyền thừa kế. 1.2. Khái niệm di chúc Có nhiều cách để đưa ra khái niệm về di chúc, nhưng tổng quan ta có thể hiểu: - Theo nghĩa thông thường, di chúc là văn kiện pháp lý liệt kê những ước muốn của một người về điều sẽ xảy ra cho tài sản của họ sau khi họ chết. - Theo từ điển pháp luật, di chúc là văn bản pháp luật dân sự của người chết từ 18 tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi còn sống và minh mẫn, không bị lừa dối nhằm xử lý các tài sản hay công việc khác và phát sinh hiệu lực khi người đó chết. Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha mẹ hay người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm di chúc được hiểu rõ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời: “                     !                    ”. Di chúc được hình thành bởi sự bày tỏ ý chí của người lập di chúc, chứ                       không phải bởi sự gặp gỡ của hai hay nhiều ý chí tại một thời điểm như trong quan hệ hợp đồng. 4  Điều 646 BLDS 2005                Trang 8                                Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này được thể hiện hoặc bằng giấy tờ (di chúc viết hay chúc thư), hoặc bằng lời nói miệng (di chúc miệng), thường là lời dặn dò, lời trăn trối khi hấp hối. Hành vi bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc lời nói miệng gọi là lập di chúc. Việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi còn sống gọi là thừa kế theo di chúc. Người được hưởng di sản hoặc một phần di sản của người chết để lại căn cứ theo di chúc của người quá cố đó gọi là người thừa kế theo di chúc. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, theo đó người có tài sản quyết định chuyển giao không có đền bù một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hay nhiều người khác mà không cần biết đến ý chí của người thụ hưởng việc chuyển giao ấy. Ngay cả trong trường hợp di chúc do vợ chồng cùng lập, tính chất một bên của giao dịch vẫn không mất nếu di chúc được lập vì lợi ích của người thứ ba. Tức là, chỉ có sự thể hiện ý chí của một bên là người lập di chúc. Di chúc chỉ được thực hiện sau khi người lập di chúc chết. Điều này có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa thực tiển sau: - Người lập di chúc không bị ràng buộc bởi di chúc đã lập ra. Người đó có thể sửa đổi di chúc hoặc hủy bỏ di chúc đã lập bằng một di chúc khác lập ra sau này, hoặc tuyên bố không lập di chúc nữa. - Không có sự ràng buộc (sự phụ thuộc) giữa người lập di chúc và người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc, trong thời gian người lập di chúc còn sống. - Sau khi người lập di chúc chết, người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mới có quyền bày tỏ ý chí của mình là nhận hay không nhận tài sản của người lập di chúc để lại. Đây là hành vi pháp lý đơn phương của người thừa kế nhận di sản theo di chúc. Di chúc nhằm chuyển dịch tài sản sau khi chết - Cần hiểu rằng cho đến khi người lập di chúc chết, người thụ hưởng di sản theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào trên bất kỳ tài sản nào của người lập di chúc và họ cũng không chắc được hưởng di sản về sau này. Di chúc chỉ ghi nhận cho họ một quyền nào đó trong di sản của người lập di chúc, tức là một quyền đối với các                 Trang 9                                tài sản mà người sau này sẽ để lại, nếu có để lại. Người thừa kế theo di chúc và người được di tặng không thể đòi hỏi sự bảo đảm quyền lợi gắn liền với tư cách đó và thậm chí cả sự bảo đảm cho việc duy trì tư cách đó. Vì di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ theo ý chí của người lập ra nó. Di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ - Giải pháp này được chính thức thừa nhận trong luật viết hiện hành (BLDS Điều 665 khoản 1). Đó là hệ quả của một trong những đặc điểm cơ bản của di chúc: sự bày tỏ ý chí sau cùng của người có di sản. Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, người có di sản có quyền sửa đổi những dự tính của mình, những quyết định của mình vì chưa có hiệu lực và chưa được công bố. 1.3. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng Bộ luật dân sự 2005 không đưa ra khái niệm di chúc chung của vợ chồng, mà chỉ nêu: “ Điều 663).        "                               Thông thường, di chúc do một cá nhân lập để định đoạt tài sản của bản thân mình sau khi chết, đây là hành vi pháp lý đơn phương và được thực hiện theo quyết định của từng cá nhân. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 lại có quy định một trường hợp ngoại lệ, vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng Vợ chồng là một khái niệm pháp lý gắn liền với quan hệ nhân thân. Khi quan hệ hôn nhân ra đời không chỉ hình thành nên quan hệ nhân thân mà còn hình thành nên quan hệ tài sản. Tài sản là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng ký kết hôn. Trong khung cảnh của luật thực định, quan hệ tài sản giữa vợ chồng không tồn tại giữa hai người chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (trừ trường hợp hôn nhân thực tế được công nhận theo quy định của pháp luật). Quan hệ tài sản giữa vợ chồng bị thủ tiêu trong trường hợp hai người chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn hay có đăng ký kết hôn nhưng bị hủy theo một bản án hay quyết định của tòa án.                 Trang 10                                Tài sản chung là khối tài sản mà chủ yếu do hai vợ chồng cùng nhau tạo lập. Khi hôn nhân được xác lập thì khối tài sản chung của vợ chồng cũng bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển. Theo quy định, tất cả tài sản mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng5 nhưng nếu hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì đây là tài sản chung giữa vợ chồng. Theo quy định tại điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì “tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập thực tế khác của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân, hoặc tài sản được tặng cho chung hoặc được thừa kế chung”. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ có điều 27 là điều luật duy nhất nói về thành phần cấu tạo của khối tài sản chung. Từ điều luật này, có thể nhận thấy rằng khối tài sản chung gồm có các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, bằng sức lao động hoặc thông qua các hoạt động chuyển nhượng tài sản có đền bù; các thu nhập do lao động hoặc thu nhập không do lao đông; các tài sản có được do được chuyển dịch không có đền bù trong những trường hợp đặc thù và các tài sản do vợ và chồng thỏa thuận là tài sản chung. Thực ra, còn một loại tài sản chung hình thành từ các phương thức xác lập quyền sở hữu trực tiếp theo luật chung về tài sản: sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu,...Mặt khác, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, quyền sử dụng đất có căn cứ xác lập ban đầu theo quy định của pháp luật đất đai; tính chất chung hay riêng của quyền sử dụng đất được xác định theo các tiêu chí đặc thù, chứ không dựa vào hệ thống tiêu chí áp dụng chung cho các tài sản thông thường. Trên cơ sở xác định tài sản chung của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung phải dựa trên sự nhất trí của vợ - chồng. Do đó, vợ - chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, việc lập di chúc cũng phải dựa trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của cả vợ, chồng. Nếu vợ - chồng không thống nhất được ý chí chung thì họ vẫn có thể lập di chúc riêng. Mỗi người được quyền lập di chúc để định đoạt một nửa khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng và những tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó. 5  Điều 33, khoản 2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000                Trang 11                                Vậy, khối tài sản chung là khối tài sản của vợ, chồng có trước và sau khi kết hôn đem sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu,... vào khối tài sản chung và tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.  Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung6”, trong quá trình xây dựng gia đình, do hoàn cảnh nghề nghiệp, sức khỏe, trình độ khác nhau nên công sức đóng góp vào khối tài sản chung là không bằng nhau. Vì những lý do chính đáng khác mà người vợ hoặc chồng không trực tiếp làm ra của cải như: làm công việc nhà, nuôi dạy con cái… Vì thế ta không thể xác định được đâu là phần đóng góp của vợ, đâu là phần đóng góp của chồng vào khối tài sản chung. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người đó nên luật quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung. Đây chính là điểm đặc trưng trong quan hệ sở hữu của vợ chồng. Nhưng ta biết rằng, việc quản lý tài sản được thực hiện theo một hệ thống các quy tắc xung quanh nguyên tắc nhất trí: các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác theo điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Vì vậy, với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản, vợ chồng có quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng bằng cách lập di chúc chung của vợ chồng. Quan hệ vợ chồng được xây dựng trên nền tảng là tình yêu, từ sự ý hợp tâm đầu và đây cũng là một động lực để hình thành tài sản chung và xây dựng gia đình hạnh phúc. Vì vậy, việc cùng nhau quản lý tài sản chung cũng phần nào cho ta thấy tình cảm gắn bó giữa vợ chồng. Bên cạnh đó, quan niệm truyền thống của người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa vợ chồng. Do đó, việc lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ chồng rất được khuyến khích. Vợ chồng cùng lập di chúc chung cho ta thấy đến khi chết họ vẫn cùng quản lý tài sản chung, thể hiện tình cảm gắn bó, sự hòa hợp ý chí giữa hai người. Đây cũng là nét đặc trưng cơ bản trong di chúc chung của vợ chồng. 6  Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000                Trang 12                        Vì vậy,                       "             !            "                               "                 . 1.4. Sự khác biệt giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc của cá nhân Bộ luật Dân sự 2005 điều 646 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, bên cạnh đó điều 663 lại cho phép vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Sự khác biệt giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc của cá nhân được thể hiện qua một số điểm sau đây: - Chủ thể: Di chúc của cá nhân là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. còn di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí của cả hai người, hai người ở đây chỉ có thể là vợ chồng chứ không ai khác; việc lập di chúc chung cũng phải dựa trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của cả hai vợ chồng. Nếu vợ chồng không thống nhất được ý chí chung thì không thể lập di chúc chung được. - Tài sản: Tài sản được định đoạt trong di chúc của cá nhân là tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó và được thực hiện theo quyết định của từng cá nhân. Ngược lại, tài sản để định đoạt trong di chúc chung của vợ chồng là tài sản chung của hai vợ chồng. Như vậy, vợ chồng không thể dùng di chúc chung để định đoạt tài sản riêng của mình cũng như cá nhân không thể dùng di chúc riêng để định đoạt tài sản chung của mình với người thứ hai được. - Hiệu lực: Theo khoản 1 điều 667 Bộ luật Dân sự 2005 thì: di chúc có hiệu lực pháp luật vào thời điểm mở thừa kế, đó là thời điểm mà người có tài sản chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, di chúc chung của vợ chồng theo điều 668 Bộ luật Dân sự 2005 thì lại có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết, giải pháp này đã đơn giản hóa việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần) so với giải pháp của Bộ luật Dân sự 19957. Mặc dù vậy, việc xác định di chúc chung của vợ chồng phát sinh tại thời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề phức tạp khác – vấn đề này sẽ được người viết phân tích sâu hơn ở chương 2. 7 Điều 671 Bộ luật Dân sự 1995: “trong trường hợp vợ chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc có liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực…”                 Trang 13                                - Hình thức di chúc: Di chúc cá nhân được lập theo một trong hai hình thức là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản, theo những thủ tục rất chặt chẽ được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Về hình thức di chúc chung của vợ chồng thì luật không đề cập, dường như ý chí của nhà làm luật muốn di chúc chung sẽ được lập theo những hình thức tương tự như di chúc cá nhân. Nhưng thực tiễn cho thấy, các hình thức và thủ tục để lập di chúc cá nhân không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phù hợp cho di chúc chung của vợ chồng, cho nên hình thức di chúc chung của vợ chồng sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 2 của luận văn này. - Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc: Di chúc cá nhân là hành vi pháp lý đơn phương của chủ sở hữu, thể hiện ý chí của chủ sở hữu tài sản lúc còn sống định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Vì vậy, khi còn sống cá nhân lập di chúc không bị ràng buộc bởi di chúc đã lập và có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc đã lập bằng một di chúc lập ra sau đó hoặc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào8. Riêng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí, khoản 2 điều 664 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia, nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Điều này tạo ra sự thống nhất cao cho việc lập di chúc chung cũng như việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung. Tuy vậy, nếu một bên muốn thay đổi quyết định trong di chúc chung mà bên kia không đồng ý, thì các bên cũng không được quyền thay đổi. Quy định này gây ra những bất cập sẽ được người viết bàn đến ở những phần sau. - Người lập di chúc: Cá nhân muốn lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại điều 647 Bộ luật Dân sự 2005 như: + Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, + Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 8 Khoản 1 điều 662 Bộ luật Dân sự 2005: “người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào”                 Trang 14                                Di chúc chung của vợ chồng bên cạnh việc đáp ứng đủ các điều kiện chung nêu trên của từng cá nhân còn phải thêm điều kiện riêng là vợ chồng có giấy đăng ký kết hôn hoặc là hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987 được pháp luật công nhận. Thông qua việc phân biệt sự khác nhau giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc của cá nhân, ta thấy rằng di chúc của cá nhân được luật quy định tương đối chặt chẽ và cụ thể nhưng di chúc chung của vợ chồng lại có nhiều thiếu sót, bất cập mà nhà làm luật còn bỏ ngỏ. Chính vì lẽ đó, thông qua đề tài luận văn này người viết mong muốn thể hiện được một bức tranh toàn cảnh về di chúc chung của vợ chồng và hy vọng sẽ gửi đến cho người đọc nhiều kiến thức bổ ích trong việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng. 1.5. Ý nghĩa của việc lập di chúc chung của vợ chồng Quy định của pháp luật Việt Nam về việc lập di chúc chung của vợ chồng có ý nghĩa quan trọng sau đây: - Di chúc chung cho phép vợ chồng cùng bày tỏ ý chí về việc định đoạt tài sản chung của mình sau khi chết. - Việc vợ chồng cùng lập di chúc chung thể hiện tình cảm gắn bó, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Di chúc chung chỉ có thể định đoạt tài sản chung: vợ (chồng) không có quyền định đoạt bằng di chúc chung đối với tài sản riêng của chồng (vợ) mình. - Khi di chúc chung có hiệu lực thì tài sản định đoạt không mang “tính chất chung nữa” mà trở thành tài sản thuộc sở hữu chung theo phần.                 Trang 15                                CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 2.1. Hình thức di chúc chung của vợ chồng Ngoài những quy định về chủ thể lập di chúc chung, thì hình thức của di chúc cũng không kém phần quan trọng. Di chúc chung của vợ chồng có thể không có hiệu lực do không tuân thủ theo những quy định về hình thức của di chúc đã được quy định. Theo quy định tại điều 649 và điều 651 Bộ luật Dân sự 20059 thì di chúc được thể hiện bằng văn bản hay dưới di chúc miệng. Hình thức di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí chung của cả hai vợ chồng ra bên ngoài cho người khác biết, để sau khi hai vợ chồng chết thì những người thừa kế căn cứ vào đó mà thực hiện ý chí chung của người để lại di sản. Do đó di chúc chung của vợ chồng phải được lập ra theo những hình thức nhất định được quy định tại điều 649 Bộ luật Dân sự 2005, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Giữa di chúc bằng văn bản và di chúc miệng thì việc lập di chúc bằng văn bản được khuyến khích áp dụng nhiều hơn so với di chúc dưới hình thức miệng, di chúc miệng chỉ được lập ra khi cả hai vợ chồng không thể lập di chúc bằng văn bản được. Bên cạnh đó luật cũng quy định về quyền lập di chúc chung đối với người thuộc dân tộc thiểu số, họ có thể lập di chúc chung bằng chữ viết hay tiếng nói của dân tộc mình. Đây là một quyền hiến định, Điều 5 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định rõ: “các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc…của mình”. Phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 2005 9 Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005: “Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2005: “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sang suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.                 Trang 16            
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng