Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Di chỉ huổi ca trong bối cảnh tiền sử thượng du sông đà luận văn ths. khảo cổ h...

Tài liệu Di chỉ huổi ca trong bối cảnh tiền sử thượng du sông đà luận văn ths. khảo cổ học

.PDF
86
532
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------*&*-------- LÊ HẢI ĐĂNG DI CHỈ HUỔI CA TRONG BỐI CẢNH TIỀN SỬ THƯỢNG DU SÔNG ĐÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Khảo cổ học HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------*&*-------- LÊ HẢI ĐĂNG DI CHỈ HUỔI CA TRONG BỐI CẢNH TIỀN SỬ THƯỢNG DU SÔNG ĐÀ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Khảo cổ học MÃ SỐ: 60 22 60 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Gia Đối HÀ NỘI – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Lê Hải Đăng năm 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu 2. Quá trình nghiên cứu khảo cổ học tiền sử ở Lai Châu 3. Tiểu kết chương 1 Chương 2: DI CHỈ HUỔI CA 2.1. Về di chỉ, quá trình phát hiện và khai quật 2.2. Cấu tạo địa tầng và tầng văn hóa 2.3. Di tích 2.3.1. Bếp lửa 2.3.2. Khu vực chế tác đá (cụm đá tập trung) 2.3.3. Tàn tích động thực vật 2.4. Di vật 2.4.1. Đồ đá 2.5. Đồ gốm 2.6. Tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển văn hóa 2.7. Tiểu kết chương 2 Chương 3: DI CHỈ HUỔI CA TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ TIỀN SỬ THƯỢNG DU SÔNG ĐÀ 3.1. Mức văn hóa sớm của Huổi Ca trong bối cảnh hậu kỳ Đá cũ – sơ kỳ Đá mới khu vực 3.2. Mức văn hóa giữa của Huổi Ca trong bối cảnh cuối trung kỳ đầu hậu kỳ Đá mới khu vực 3.3. Mức văn hóa muộn Huổi Ca trong bình tuyến cuối hậu kỳ Đá mới – sơ kỳ Kim khí 3.4. Từ Huổi Ca, phác thảo về con đường Đá mới hóa ở thượng du sông Đà 3.4.1. Giai đoạn sơ kỳ Đá mới 3.4.2. Giai đoạn trung kỳ Đá mới 3.4.3. Giai đoạn hậu kỳ Đá mới – sơ kỳ Kim khí 3.5. Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BÀI VIẾT VÀ TƯ LIỆU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BA - Bản ảnh BĐ - Bản đồ Bđ - Biểu đồ BV - Bản vẽ BTLSVN - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam H - Hà Nội KCH - Khảo cổ học KA - Không ảnh KHKT - Khoa học kỹ thuật TĐBK - Từ điển bách khoa KHXH - Khoa học xã hội LA - Luận án NCLS - Nghiên cứu lịch sử Nxb - Nhà xuất bản PTS - Phó tiến sĩ TBKH - Thông báo khoa học Tr. - Trang TS - Tiến sĩ TT - Thứ tự DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TRONG CHÍNH VĂN BẢNG Bảng 2.1 Kết quả phân tích các mẫu đất địa tầng di chỉ Huổi Ca Bảng 2.2 Chất liệu cho từng sưu tập hiện vật đá ở di chỉ Huổi Ca Bảng 2.3 Thống kê hiện vật đá di chỉ Huổi Ca theo nhóm và loại hình Bảng 2.4 Loại hình và phân bố của di vật đá ở hố H1 di chỉ Huổi Ca Bảng 2.5 Loại hình và phân bố của di vật đá ở hố H2 di chỉ Huổi Ca Bảng 2.6 Thống kê, phân loại công cụ mảnh hố H1 di chỉ Huổi Ca Bảng 2.7 Chỉ số trung bình một số công cụ hố H1 di chỉ Huổi Ca Bảng 2.8 Chỉ số trung bình của công cụ đá theo từng lớp ở hố H1 Bảng 2.9 Thống kê mảnh tước hố H1 di chỉ Huổi Ca theo lớp Bảng 2.10 Thống kê mảnh tước hố H1 Huổi Ca theo kỹ thuật Bảng 2.11 Thống kê mảnh tước hố H1 theo diện ghè Bảng 2.12 Kết quả xét nghiệm niên đại C14 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BIỂU ĐỒ ỉ lệBiểu % chất đồ 1liệu s Tỉ lệ chất % chất liệu đá sử dụng làm công cụ ở Huổi Ca Biểu đồ 2 Loại hình và phân bố công cụ ghè đẽo trong hố H1 Huổi Ca Biểu đồ 3 Loại hình và phân bố công cụ mảnh trong hố H1 Huổi Ca Biểu đồ 4 Giá trị trung bình của công cụ ghè đẽo hố H1 Huổi Ca Biểu đồ 5 Số lượng mảnh tước trong hố H1 theo kích thước và lớp đào Biểu đồ 6 Số lượng mảnh tước hố H1 theo lớp đào Biểu đồ 7 Số lượng mảnh tước trong hố H1 theo kích thước và diện ghè DANH MỤC BẢN ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN VẼ MINH HỌA TRONG PHỤ LỤC BĐ 1 Phân vùng địa giới miền Bắc Việt Nam BĐ 2 Lai Châu ở vùng Tây Bắc KA 3 Phân bố các địa điểm khảo cổ học ở lòng hồ thủy điện Sơn La KA 4 Cụm các địa điểm khảo cổ học ở Sìn Hồ (Lai Châu), 2010 KA 5 Cụm các địa điểm khảo cổ học ở Tủa Chùa (Điện Biên), 2010 BĐ 6 Cụm các địa điểm khảo cổ học ở Sìn Hồ (Lai Châu), 1998 BĐ 7 Cụm các địa điểm khảo cổ học ở Tủa Chùa (Điện Biên), 1998 BĐ 8 Vị trí các địa điểm khảo cổ học ở Sìn Hồ (Lai Châu), 2010 BV 1 1 – Địa hình và vị trí các hố khai quật ở di chỉ Huổi Ca (Lai Châu) năm 2010 2 – Mặt cắt taluy nơi phát hiện tầng văn hóa khảo cổ BV 2 1 – Mặt cắt địa tầng vách bắc hố H1, di chỉ Huổi Ca 2 – Mặt cắt địa tầng vách tây hố H1, di chỉ Huổi Ca 3 – Mặt cắt địa tầng vách đông hố H1, di chỉ Huổi Ca 4 – Mặt cắt địa tầng vách nam hố H2, di chỉ Huổi Ca BV 3 1 – Mặt bằng lớp 1 – 2 hố H1 di chỉ Huổi Ca 2 – Mặt bằng lớp 3 hố H1 di chỉ Huổi Ca BV 4 1 – Mặt bằng lớp 4 hố H1 di chỉ Huổi Ca 2 - Mặt cắt vách đông hố H2 di chỉ Huổi Ca BV 5 Hiện vật đá di chỉ Huổi Ca năm 1998 BV 6 Hiện vật đá, đồng di chỉ Huổi Ca năm 1998 BV 7 Công cụ mũi nhọn di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 8 Công cụ mũi nhọn di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 9 Công cụ mũi nhọn di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 10 Công rìa ngang di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 11 Công rìa ngang di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 12 Công rìa ngang di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 13 Công cụ rìa dọc di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 14 Công cụ rìa xiên di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 15 Công cụ phần tư và móng ngựa di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 16 Công cụ ghè hết một mặt di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 17 Công cụ ghè hai mặt di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 18 Công cụ mảnh di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 19 Công cụ mảnh và hòn ghè di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 20 Công cụ hạch đá di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 21 Mảnh tách, mảnh tước di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 22 Chày nghiền, bàn mài di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 23 Phác vật rìu di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 24 Rìu và phác vật rìu hình thang di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 25 Phác vật và mảnh vòng di chỉ Huổi Ca năm 2010 BV 26 Công cụ đá di chỉ Co Đớ năm 2010 BV 27 Công cụ đá di chỉ Co Đớ năm 2010 BV 28 Công cụ đá di chỉ Hát Đấu năm 2010 BV 29 Công cụ đá di chỉ Hát Đấu năm 2010 BV 30 Công cụ đá di chỉ Hát Đấu năm 2010 BV 31 Công cụ đá di chỉ Nậm Dôn năm 2010 BV 32 Công cụ đá di chỉ Nậm Dôn năm 2010 BV 33 Công cụ đá di chỉ Nậm Dôn năm 2010 BV 34 Công cụ đá di chỉ Nậm Dôn năm 2010 BV 35 Công cụ đá di chỉ Nậm Cha năm 2010 BV 36 Công cụ đá di chỉ Nậm Cha năm 2010 BV 37 Công cụ đá, đồng di chỉ Nậm Cha năm 2010 BV 38 Công cụ đá di chỉ Huổi Le 2 năm 2009 BV 39 Công cụ đá di chỉ Huổi Le 2 năm 2009 BV 40 Công cụ đá di chỉ Huổi Le 2 năm 2009 BV 41 Công cụ đá di chỉ Huổi Le 2 năm 2009 BV 42 Công cụ đá di chỉ Huổi Le 2 năm 2009 BA 1 Cảnh quan di chỉ Huổi Ca nhìn từ phía đông năm 1998 BA 2 Cảnh quan di chỉ Huổi Ca nhìn từ phía đông năm 2010 BA 3 Cảnh quan di chỉ Huổi Ca nhìn từ phía nam năm 2010 BA 4 Vị trí khai quật di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 5 Vách ta luy phát hiện tầng văn hóa Huổi Ca năm 1998 BA 6 Vách ta luy phát hiện tầng văn hóa Huổi Ca năm 2010 BA 7 Mặt bằng di chỉ Huổi Ca nhìn năm 2010 BA 8 Hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 9 Hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 10 Hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 11 Cụm chế tác đá hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 12 Cụm chế tác đá hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 13 Mảnh gốm ở lớp 2 hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 14 Mặt cắt địa tầng vách bắc hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 15 Mặt cắt địa tầng vách đông hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 16 Mặt cắt địa tầng vách nam hố H2 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 17 Hố H1 và H2 di chỉ Huổi Ca sau khai quật năm 2010 BA 18 Hố H1 và vị trí những mảnh gốm ở lớp 4 di chỉ Huổi Ca BA 19 Trao đổi về địa tầng hố H1 di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 20 TS. Hà Văn Phùng và hiện vật đá di chỉ Huổi Ca năm 1998 BA 21 Công cụ mũi nhọn di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 22 Công cụ rìa dọc di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 23 Công cụ rìa dọc mở rộng di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 24 Công cụ rìa ngang di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 25 Công cụ rìa xiên di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 26 Công cụ hai rìa, ba rìa di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 27 Công cụ phần tư di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 28 Công cụ hình móng ngựa di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 29 Công cụ ghè hết một mặt di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 30 Công cụ ghè hai mặt di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 31 Công cụ ghè mảnh di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 32 Công cụ mảnh di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 33 Công cụ mảnh di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 34 Công cụ mảnh di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 35 Hòn ghè di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 36 Hòn ghè di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 37 Hòn kê - đe di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 38 Hòn kê - đe di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 39 Chày nghiền di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 40 Bàn nghiền di chỉ Huổi Ca và Huổi Le 2 năm 2010 BA 41 Bàn mài di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 42 Phác vật rìu di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 43 Rìu đá di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 44 Phác vật vòng và mảnh vòng di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 45 Đá có vết khắc di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 46 Mảnh di tước chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 47 Mảnh tước di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 48 Hạch đá di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 49 Hạch đá và mảnh tách di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 50 Hiện vật đá chắp ghép hố H1 chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 51 Mảnh gốm di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 52 Mảnh gốm di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 53 Mảnh gốm di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 54 Mảnh gốm di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 55 Mảnh hạt trám di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 56 Quy trình nảy mầm của hạt trám BA 57 Bào tử phấn hoa và tảo di chỉ Huổi Ca năm 2010 BA 58 Hiện vật đá chỉ Mường Chiên (Sơn La) năm 2008 BA 59 Hiện vật đá, gốm di chỉ Mường Chiên (Sơn La) năm 2008 BA 60 Địa tầng và di vật đá di chỉ Huổi Le 2 (Điện Biên) năm 2009 BA 61 Đồ đá di chỉ Huổi Le 2 (Điện Biên) năm 2009 BA 62 Đồ đá di chỉ Huổi Le 2 (Điện Biên) năm 2009 BA 63 Đồ đá di chỉ Pắc Na (Điện Biên) năm 2009 BA 64 Đồ đá di chỉ Pắc Na (Điện Biên) năm 2009 BA 65 Đồ đá di chỉ Nậm Cha năm 2010 BA 66 Đồ đá di chỉ Nậm Cha năm 2010 BA 67 Đồ đá di chỉ Nậm Cha năm 2010 BA 68 Địa tầng, di tích và đồ đá di chỉ Nậm Dôn năm 2010 BA 69 Cảnh quan, và đồ đá di chỉ Hát Đấu năm 2010 BA 70 Đồ đá, gốm di chỉ Hát Đấu năm 2010 BA 71 Đồ đá di chỉ Co Đớ năm 2010 BA 72 Đồ đá di chỉ Nậm Mạ năm 2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Di chỉ Huổi Ca được phát hiện năm 1998 và khai quật năm 2010, nằm trong Chương trình khai quật di dời và xử lý các di tích khảo cổ học lòng hồ thủy điện Sơn La (2008 - 2010) do Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành. Qua kết quả khai quật cho thấy Huổi Ca là một di chỉ khá rộng, địa tầng dày, di vật phong phú tiêu biểu cho nhóm di tích tiền sử ở vùng thượng du sông Đà. Di chỉ Huổi Ca gợi mở một số vấn đề về đặc thù con đường Đá Mới hóa cũng như thể hiện các mối quan hệ văn hóa trong nhóm di tích thuộc hệ thống các di tích tiền sử ở Tây Bắc. Học viên đã trực tiếp tham gia khai quật di chỉ Huổi Ca và bốn di tích khác cũng như chỉnh lý tư liệu nhiều địa điểm thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La. Tư liệu từ Huổi Ca và nhóm các di tích trong khu vực gợi ý một số vấn đề hấp dẫn hướng nghiên cứu lâu dài về tiền sử khu vực. Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài: “Di chỉ Huổi Ca trong bối cảnh tiền sử thượng du Sông Đà” làm luận văn thạc sĩ khảo cổ học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phân tích, cấu tạo địa tầng diễn biến các lớp văn hóa, nghiên cứu di tích, di vật, của cư dân cổ Huổi Ca, để đưa ra những đặc trưng, niên đại các giai đoạn phát triển văn hóa của di chỉ này. Thu thập, thống kê, hệ thống hoá các địa điểm khảo cổ học trong khu vực, từ đó tiến hành nghiên cứu so sánh tìm hiểu mối quan hệ giữa Huổi Ca với các di chỉ tiền sử khác, bước đầu khái quát về các giai đoạn phát triển của giai đoạn Đá mới ở khu vực thượng du Sông Đà. 3. Nguồn tư liệu Toàn bộ tư liệu điều tra khai quật, chỉnh lý ở địa điểm Huổi Ca và tư liệu có liên quan đến Huổi Ca trong các địa điểm tiền sử khu vực nghiên cứu. Tham khảo, sử dụng các công trình nghiên cứu đã công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến luận văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng Toàn bộ tư liệu nghiên cứu về di chỉ Huổi Ca ở bản Nậm Mạ, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đồng thời nghiên cứu, so sánh tư liệu Huổi Ca với các địa điểm khảo cổ học tiền sử vùng lân cận vừa mới được khai quật và nghiên cứu như: Nậm Mạ, Co Đớ, Hát Đấu, Nậm Cha, Nậm Dôn và mở rộng sự liên hệ so sánh với các địa điểm xa hơn cùng bình tuyến này như: Mường Chiên (Sơn La), Pắc Na, Huổi Le 1, Huổi Le 2 (Điện Biên). - Phạm vi không gian và thời gian + Không gian: Di chỉ Huổi Ca và các di chỉ khảo cổ học tiền sử ở khu vực thượng du Sông Đà. + Thời gian: Thời tiền sử. 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng các phương pháp truyền thống của khảo cổ học như: điền dã, khai quật, phân loại thống kê, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật, triệt để khai thác và tôn trọng phương pháp địa tầng trong khảo cổ học. - Vận dụng kết quả phân tích của các phương pháp khoa học tư nhiên có liên quan như: Xác định niên đại C14, phân tích bào tử phấn hoa, phân tích thành phần thạch học, địa tầng học,… để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn tập hợp, hệ thống hóa những tư liệu và kết quả nghiên cứu về di chỉ Huổi Ca. Thông qua phân tích, xử lý tư liệu và nghiên cứu so sánh luận văn đã xác định được những đặc trưng, tính chất và các giai đoạn phát triển văn hóa ở di chỉ Huổi Ca, phác thảo con đường Đá mới hóa ở khu vực thượng du Sông Đà, bổ sung những nhận thức mới về các giai đoạn phát triển khảo cổ học tiền sử Tây Bắc. 7. Bố cục luận văn Lời mở đầu: 4 trang Phần chính văn: 65 trang + Chương 1: Tổng quan tư liệu (6 trang) + Chương 2: Di chỉ Huổi Ca (44 trang) + Chương 3: Di chỉ Huổi Ca trong bối cảnh văn hóa tiền sử thượng du Sông Đà (12 trang) - Kết luận: 3 trang - Tài liệu tham khảo: 7 trang - Phụ lục: trang + Phụ lục 1: + Phụ lục 2: Những trang đầu của luận văn còn có các phần: Lời cam đoan (1 trang); Mục lục (2 trang); Bảng ký hiệu và chữ viết tắt (1 trang); Danh mục biểu đồ, bản đồ, không ảnh, sơ đồ, bản vẽ, bản ảnh (6 trang); Danh mục bài viết và tư liệu của tác giả có liên quan đến luận văn (2 trang). Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và cá nhân. Nhân đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Lịch sử nói chung, Bộ môn Khảo cổ học nói riêng, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Ban Chủ nhiệm Dự án khai quật và nghiên cứu các di tích khảo cổ học lòng hồ thủy điện Sơn La, tập thể Phòng Nghiên cứu thời đại Đá, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Lai Châu, Điên Biên và Sơn La, chính quyền và nhân dân huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La) và Tủa Chùa (Điên Biên). Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, TS. Nguyễn Gia Đối, là những người đã định hướng cho tác giả tiếp cận và thực hiện nghiên cứu này. Hơn nữa, sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình là chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, học viên rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn trên con đường học tập và nghiên cứu của mình. Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu Nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, nơi thượng nguồn sông Đà, Lai Châu cách thủ đô Hà Nội 450km, có tọa độ địa lý từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc và 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông. Về địa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía Tây và phía Nam giáp với tỉnh Điện Biên. Lai Châu có 273km đường biên giới với cửa khẩu Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung, trực tiếp giao lưu với các vùng rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc (BĐ 1; 2). Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía Đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao gần 3.000m, phía tây là dãy núi sông Mã cao 1.800m. Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400km, rộng từ 1 – 25km, cao 600 – 1.000m. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 250, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Địa hình núi cao như các đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Cáp cao 1.700m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu, hẹp, nhiều sông suối, thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thủy điện. Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ở Lai Châu thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Đầu mùa mưa thường hay có mưa đá. Mưa nhiều, tập trung vào giữa các tháng 6,7,8 (âm lịch), chiếm 80% lượng mưa cả năm. Trong thời gian đó, tổng lượng mưa trung bình khoảng 2.500 – 2.700mm. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa thường ở mức 250C - 350C. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 – 20mm. Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4- 50C, kèm theo lạnh có sương mù dày đặc, gió bắc và sương muối, đặc biệt có cả tuyết ở các vùng cao, nhất là ở Dào San – Phong Thổ; ngoài ra, còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất trung bình 1,3 - 1,5 ngày/năm. Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa hai mùa. Vào thời gian này, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất cao, nhiều khi nhiệt độ buổi trưa lên tới 380C, nhưng đêm về nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 18 - 200C. Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm là 22 - 250C. Lai Châu có hệ thống sông suối dày đặc, là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao, từ 5,5 - 6km/km2. Sông Đà chảy dọc địa bàn huyện Mường Tè, sau trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Ngoài ra trên địa bàn còn có 3 hệ thống sông chính là chi lưu cấp 1 của sông Đà. Với sông Nậm Na, diện tích lưu vực khoảng 2.190km2 gồm các địa bàn huyện Phong Thổ, Tam Đường, phần tây bắc huyện Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40 - 80l/s/km2. Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ có tổng diện tích lưu vực khoảng 930km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50l/s/km2. Sông Nậm Mu, chảy dọc theo thung lũng Bình Lư huyện than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8l/s/km2, mô đun dòng chảy mùa lũ tần xuất đạt 12 - 14m3/s/ km2. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.070,19km2; chủ yếu là các loại đất đỏ, vàng nhạt phát triển trên đá cát, đá sét và đá vôi. Lai Châu có nhiều loại hình rừng khác nhau như rừng kín, rừng thưa, rừng rụng lá và rừng nửa rụng lá với độ che phủ của thảm thực vật còn khoảng 30% (thống kê năm 2009). Lai Châu có khí hậu đa dạng nên rất phong phú về tài nguyên động thực vật. Rừng ở Lai Châu có nhiều loại gỗ quý giá trị cao như lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơ mu, các cây đặc sản như cánh kiến đỏ, song, mây tre và các loại cây, củ để làm thuốc. Quần động vật tương đối phong phú với 176 loài có vú, 974 loài chim, 250 loài bò sát [4, tr. 16] [53, tr. 17 – 18]. 2. Quá trình nghiên cứu khảo cổ học tiền sử ở Lai Châu Trước Cách mạng tháng Tám (1945), những phát hiện và nghiên cứu tiền sử và sơ sử Lai Châu chưa nhiều và nhìn chung còn thiếu hệ thống. Ở giai đoạn này, người Pháp chỉ biết tới hang Bản Mòn, huyện Thuận Châu (Sơn La) (Colani 1928), còn trên đất Lai Châu thì chưa có cuộc khảo sát nào. Sau cách mạng Tháng Tám, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt điều tra khảo sát khảo cổ học ở vùng Tây Bắc, trong đó có Lai Châu. Năm 1964 có cuộc khảo sát của Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tới năm 1969 có cuộc khảo sát của Viện Khảo cổ học kết hợp với Viện Dân tộc học. Cho đến năm 1970, Viện Khảo cổ học đã phát hiện các di tích khảo cổ học tiền sử trên đất Lai Châu như hang Nậm Tun, Thẩm Khương [20, tr. 90-102]. Và, sau đó những di tích khảo cổ học tiền sử đầu tiên được khai quật ở Lai Châu là hang Nậm Tun [21, tr. 33 - 34] và hang Thẩm Khương [44, tr. 38 – 40]. Các địa điểm Nậm Tun và Thẩm Khương được đặc biệt chú ý với nghiên cứu về mộ táng và di cốt người [2, tr. 41 - 42] [3, tr. 35 - 37], về di cốt động vật [36, tr. 43 - 44] và về bào tử phấn hoa [55, tr. 45 - 46] và đặc biệt là tiền sử miền Tây Bắc [45, tr. 40 - 53]. Năm 1998, Viện Khảo cổ học triển khai chương trình khảo sát vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La tuyến Lai Châu trên một quy mô lớn và thu được nhiều kết quả quan trọng. Trong lần khảo sát này, đoàn công tác đã phát hiện 16 địa điểm thời đại Đá cũ, 8 địa điểm hậu kỳ Đá mới và 4 địa điểm thời đại Kim khí (BĐ 6-7)[58, tr. 14 – 18; 60, tr. 97-99] . Tất cả các di tích khảo cổ nói trên đều nằm trong vùng ngập của thuỷ điện Sơn La nằm ở độ cao 140m so với mực nước biển. Năm 2007, Viện Khảo cổ học tiến hành thẩm định lại các di tích khảo cổ lòng hồ thủy điện Sơn La, trong đó có các di tích nằm trên đất tỉnh Lai Châu để xây dựng dự án khai quật di dời các di tích này [65, tr. 25 - 28]. Dựa trên kết quả thẩm định, Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã xây dựng dự án thành phần: Khai quật, di dời và xử lý các di tích khảo cổ lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc dự án đã được Chính phủ phê duyệt: Bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La. Thực hiện Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La khai quật 31 địa điểm khảo cổ học thuộc lòng hồ thủy điện Sơn La, thực hiện trong 3 năm từ 2008 – 2010 (KA 3). Trong đó, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 10 di tích: 1. Di chỉ Nậm Dôn, xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ; 2. Di chỉ Nậm Cha, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ; 3. Di chỉ Hát Đấu, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ; 4. Di chỉ Nậm Mạ, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ; 5. Di chỉ Huổi Ca, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ; 6. Di chỉ Co Đớ, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ; 7. Di chỉ Nậm Kha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ; 8. Di chỉ Nậm Hăn, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ; 9. Di chỉ Hát Hí, xã Nậm Hăn, huyện Sìn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan