Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề xuất một số ứng dụng E-marketing tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoàng Gia...

Tài liệu Đề xuất một số ứng dụng E-marketing tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoàng Gia

.PDF
60
26128
97

Mô tả:

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-MARKETING 1.1. Khái niệm E-marketing Marketing cũng như các ngành khoa học khác luôn vận động và biến đổi không ngừng theo thời gian. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, lĩnh vực marketing đã phát triển thêm một khái niệm mới: E-marketing. Trong thực tế E-marketing có khá nhiều cách gọi khác nhau như Internet marketing, Marketing điện tử, Marketing online hay Marketing trực tuyến. Về định nghĩa, E-marketing cũng có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau. Để hiểu về Emarketing, ta có thể xem một số dẫn chứng khái niệm của các tổ chức và học giả uy tín trên thế giới. Theo Philip Kotler (2007) đưa ra khái niệm: “E-marketing, Marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet. Theo Ghosh Shikar và Toby Bloomburg (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA) định nghĩa: “Marketing trực tuyến là lĩnh vực hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng CNTT Internet. Theo cuốn Internet Marketing của Dave Chaffey (2006) định nghĩa: “Marketing trực tuyến là việc đạt được mục tiêu marketing nhờ việc sử dụng công nghệ truyền thông điện tử trên môi trường internet. Qua các khái niệm trên, có thể thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau về Emarketing. Tuy nhiên ở mỗi khái niệm đều thống nhất với nhau một điểm là Emarketing được xây dựng dựa trên nền tảng của marketing truyền thống bằng việc lập các kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm dịch vụ và ý tưởng thông qua việc sử dụng internet và các phương tiện điện tử. Marketing mang trong mình những đặc điểm của marketing truyền thống đó là cùng hướng tới mục đích tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cho nhà cung cấp. Bên cạnh đó, Emarketing cũng có những đặc điểm riêng của nó. 1 1.2. Sự khác biệt giữa E-marketing và Marketing truyền thống: Nhìn chung E-marketing không có sự khác biệt lớn so với marketing truyền thống. Về cơ bản, mục đích của chúng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu như marketing trong môi trường truyền thống tạo ra các giá trị C-C-D-V-TP (tạo ra – truyền thông – phân phối- giá trị - khách hàng mục tiêu – tạo ra lợi nhuận) dựa trên quá trình chuyển giao giá trị thì E-marketing cũng tuân thủ đúng theo quy trình này nhưng nó có sử dụng thêm yếu tố công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động ứng dụng. Hay E-marketing chính là sự kết hợp giữa marketing truyền thống và yếu tố công nghệ thông tin. Do vậy E-marketing không có sự khác biệt lớn so với marketing truyền thống theo đúng tư duy chuyển giao giá trị. Ta có thể thấy một vài điểm khác biệt giữa E marketing và marketing truyền thống qua một số ưu điểm và nhược điểm của nó như sau: 1.2.1. Ưu điểm 1.2.1.1. Sự tương tác Sự tương tác cho phép khách hàng trực tiếp bộc lộ nhu cầu hay mong muốn của mình với công ty và các phản ứng đáp lại hoạt động marketing của công ty đó. Sự tương tác trong E-marketing thể hiện rõ qua các khía cạnh sau: Sự tương tác giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng Trong marketing truyền thống, sự tương tác giữa doanh nghiệp và và người tiêu dùng là tương tác một chiều. Tức là người bán cung cấp sản phẩm và thông tin cần thiết về sản phẩm đến người tiêu dùng mà ít thu được thông tin phản hồi ngược lại từ phía họ. Vì không có được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng nên thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có được thường kém chính xác và không đầy đủ hoặc nếu đầy đủ cũng không đảm bảo về mặt thời gian. Còn trong E-marketing, sự tương tác mang tính hai chiều giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng và ngược lại. Thông qua các công cụ E-marketing, doanh nghiệp có thể tiếp thị quảng bá các sản phẩm tới khách hàng theo một cách gián tiếp trên internet. Doanh nghiệp có thể tiếp cận với đông đảo những người tiêu dùng ở khắp mọi nơi. Điều này, tạo nên sự tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mặt khác, khi sử dụng E-marketing, người tiêu dùng không nhất thiết phải tới tận địa chỉ nhà cung cấp, xem xét mặt hàng sản phẩm hay thanh toán trực tiếp. Tất cả các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm đều thể hiện một cách công khai và rộng rãi, mọi khách hàng đều được biết qua cách truy cập internet. Ngồi bất cứ nơi đâu cùng với thiết bị truy cập và internet là người tiêu dùng cũng có thể liên hệ tới bất cứ nhà cung cấp đặt mua, thanh toán và có được sản phẩm theo nhu cầu. Đồng thời, khách hàng có thể gửi 2 Thang Long University Library phản hồi trực tuyến tới doanh nghiệp ngay lập tức. Lúc này, E-marketing tạo sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Vậy ưu điểm về sự tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là doanh nghiệp gửi thông điệp, thông tin tới người tiêu dùng và người tiêu dùng có thể gửi phản hồi lại tới doanh nghiệp. Thông tin trao đổi giữa hai bên được diễn ra dễ dàng. Sự tương tác giữa những người tiêu dùng với nhau Trong môi trường E-marketing, thông qua website của doanh nghiệp, câu lạc bộ, diễn đàn trao đổi, thư điện tử trao đổi, các mẫu điều tra cá nhân và hội thảo nhóm tập trung trên mạng, tán gẫu trên mạng, các blog, những người tiêu dùng có thể liên lạc, trò chuyện, tương tác với nhau trực tuyến trên internet. Đồng thời, sau quá trình tương tác trực tuyến đó có thể xảy ra các hoạt động gặp gỡ thực tế. Ví dụ, với các thành viên khách hàng đã thường xuyên trao đổi thông tin trên mạng (tương tác gián tiếp), họ có thể tổ chức hội thảo gặp gỡ trực tiếp để tăng cường sự giao lưu đánh giá hay kinh nghiệm sử dụng sản phẩm với nhau (tương tác trực tiếp). Do đó, E-marketing là công cụ vừa tạo ra hoạt động trực tuyến của khách hàng trên internet và kết nối hoạt động ngoại tuyến của họ trong thực tế. Việc đan xen giữa tiếp cận trực tiếp và gián tiếp với khách hàng rất linh hoạt tùy theo mong muốn của họ. Điều này tăng cường sự tương tác và mở rộng hơn hẳn phương thức tiếp cận trước đây của marketing truyền thống chỉ là trực tiếp. Sự tương tác giữa doanh nghiệp với các nhóm công chúng khác Khi thực hiện hoạt động marketing trên các phương tiện truyền thông xã hội thì doanh nghiệp có khả năng tương tác, tiếp cận với những nhóm công chúng khác nhau ngoài những đối tượng là khách hàng mục tiêu của mình. Bởi các phương tiện truyền thông này cũng là nơi đưa ra đánh giá khách quan những khía cạnh của doanh nghiệp để ủng hộ hay cảnh báo tới đông đảo đối tượng. Ví dụ, thông qua các thông cáo báo chí có sự tương tác nhiều mặt có liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, quá trình chuyển giao dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó tới tất cả người tiêu dùng. Vậy, có thể nhận định, sự tương tác là một trong những thế mạnh của tạo nên đặc điểm khác biệt lớn của E-marketing so với marketing truyền thống. Nhờ tính tương tác mà tất cả các chương trình truyền thông và giao tiếp với khách hàng trong E-marketing khác biệt so với môi trường thực tế- nơi mà hầu như các hoạt động truyền thống và giao tiếp với khách hàng mang tính chất một chiều. 3 1.2.1.2. Không gian rộng lớn Trong môi trường internet, mọi doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thực hiện mọi hoạt động quảng bá sản phẩm, PR, triển khai hoạt động marketing của mình đến với người tiêu dùng khắp mọi nơi. E-marketing đã hoàn toàn vượt trở ngại về khoảng cách địa lý. Thị trường trong E-marketing không có giới hạn cho phép doanh nghiệp khai thác triệt để thị trường toàn cầu. Đồng thời, mạng internet có thể thâm nhập rộng rãi khắp nơi. Bất cứ nơi đâu có internet là doanh nghiệp có thể kết nối được với người tiêu dùng và ngược lại. Do vậy, thị trường toàn cầu khách hàng của doanh nghiệp và thị trường nhà cung cấp của người tiêu dùng ngày càng được mở rộng hơn. 1.2.1.3. Tốc độ nhanh Hoạt động E-marketing được diễn ra thông qua môi trường mới- môi trường internet bởi vậy nó được tận dụng được ưu điểm nổi bật của internet- đó chính là tốc độ. Thông tin sản phẩm dịch vụ được đưa ra thị trường nhanh hơn. Doanh nghiệp có thể gửi mọi thông điệp, quảng cáo về sản phẩm mới, dịch vụ mới tới khách hàng một cách nhanh chóng một khi thông tin đã được công khai trên mạng internet. Và quá trình nhận được phản hồi từ phía khách hàng nhanh chóng. Đồng thời, với tốc độ lan truyền của internet, khách hàng rất thuận lợi trong việc tiếp cận những thông tin mới, giao dịch số hóa trong một số trường hợp cũng thuận tiện hơn. Khách hàng có thể gửi phản hồi nhanh chóng tới nhà cung cấp. Bên cạnh đó, yếu tố tốc độ không chỉ là việc nhận và gửi thông tin, nó còn là tốc độ xử lý dữ liệu. Thông qua các công cụ E-marketing, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng từ phía khách hàng. Ví dụ, thông qua chỉ số số lượng truy cập trên website, doanh nghiệp có thể dánh giá thói quen, thời gian truy cập của người dùng để có thể đưa ra chiến lược áp dụng các công cụ E-marketing sao cho phù hợp và hiệu quả. Hoặc trong việc lập báo cáo, doanh thu của doanh nghiệp cũng được xử lý nhanh chóng thông qua cơ sở dữ liệu khách hàng đã được lưu trữ trên mạng máy tính. Chính vì vậy, với tốc độ xử lý thông tin và dữ liệu nhanh chóng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra kịp thời các thông tin hỗ trợ hoạt động marketing của mình. 1.2.1.4. Chi phí Do đặc thù của E-marketing là gián tiếp thông qua các công cụ sử dụng internet nên yếu tố chi phí được cắt giảm đáng kể so với marketing truyền thống. Ngoại trừ 4 Thang Long University Library bước lên ý tưởng thì hầu hết các bước triển khai còn lại đều thực hiện trên máy tính và internet. Lợi ích về mặt chi phí của E-marketing thể hiện qua các nhân tố: Chi phí về con người: với marketing truyền thống là sự tương tác trực tiếp trong môi trường thực tế giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, khi thực hiện các hoạt động marketing doanh nghiệp đều cần sử dụng một lượng nhân sự nhất định. Còn với Emarketing yếu tố con người thực hiện hoạt động marketing được cắt giảm một cách đáng kể. Bởi thông qua môi trường internet, một người thực hiện marketing của doanh nghiệp có thể tiếp xúc, giao dịch với nhiều khách hàng khác nhau. Chi phí về thời gian: do tốc độ xử lý thông tin dữ liệu trong môi trường Emarketing luôn nhanh hơn nhiều lần so với môi trường marketing truyền thống, bởi vậy thời gian thực hiện marketing luôn được tiết kiệm và rút ngắn hơn. Chi phí về in ấn: với marketing truyền thống, trước khi thực hiện những hoạt động quảng cáo qua băng rôn hay áp phích, tờ rơi doanh nghiệp đều mất thời gian thiết kế và in ấn tài liệu. Còn với E-marketing, doanh nghiệp không bị mất thời gian để in ấn mà chỉ mất thời gian để thiết kế. Do vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí cho in ấn tài liệu. Đồng thời, với việc in ấn hóa đơn, chứng từ, doanh nghiệp có thể in ấn dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn với hóa đơn điện tử và thông tin dữ liệu khách hàng đã được lưu trữ trên mạng máy tính. Ngoài ưu điểm tiết kiệm những chi phí chủ yếu và quan trọng đối với một doanh nghiệp như trên, E-marketing còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí hoạt động quảng cáo, marketing… 1.2.1.5. Khả năng lưu trữ và xử lý thông tin tốt Do sự phát triển của công nghệ máy tính, E-marketing cho phép khả năng lưu trữ thông tin lớn hơn và không giới hạn không gian thời gian lưu trữ. Mặt khác, với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm như phần mềm quản lý, kế toán, tài chính, doanh nghiệp giảm bớt rủi ro do yếu tố con người quản lý và tăng cường được độ chính xác, tin tưởng của các phần mềm đã được lập trình. 1.2.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm, E-marketing vẫn còn tồn tại những nhược điểm hạn chế của nó so với marketing truyền thống. Đó là: Sử dụng công cụ E-marketing đòi hỏi kỹ thuật và hiểu biết chuyên ngành. Mỗi công cụ E-marketing có tính sử dụng đơn giản hay phức tạp khác nhau. Ví dụ, công cụ Email marketing đòi hỏi người dùng chỉ cần biết cách lập tài khoản email, biết sử dụng các tính năng trong hộp thư thoại gửi thư đi, phản hồi email, tạo các signature… là 5 người dùng có thể sử dụng được công cụ này. Hay như việc sử dụng công cụ trang mạng xã hội facebook, người sử dụng chỉ cần tạo lập một tài khoản facebook, lập fanpage, update các bài viết, lôi kéo người like, bình luận, chia sẻ là có thể tiến hành được marketing cho sản phẩm, dịch vụ mục tiêu. Hay như công cụ SEO hay thiết lập website đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu hơn về mạng, về domain, về tên miền…thì mới có thể sử dụng được. Do vậy, bất cứ công cụ nào của E-marketing từ cách ứng dụng đơn giản nhất đến phức tạp nhất đều đặt ra yêu cầu kỹ thuật đối với người thiết lập. Chính vì thế E-marketing đòi hỏi nhân lực có hiểu biết, thích nghi về công nghệ và đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Ảnh hưởng tới công tác bán hàng: trong E-marketing, những giao dịch bán hàng được thực hiện trên internet (hay còn gọi là giao dịch điện tử), người mua hàng chỉ có thể cảm nhận được sản phẩm thông qua hình ảnh, mô tả, thông tin kĩ thuật, cách sử dụng mà doanh nghiệp thể hiện trên đó. Điều này, trái ngược với những thói quen hành vi mua hàng chủ yếu của khách hàng là cần phải được nhìn thấy, cảm quan về sản phẩm, hoặc phải dùng thử. Do vậy, những giao dịch điện tử có nhược điểm trước hết là khiến cho khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào một sản phẩm được quảng cáo. Từ đó làm giảm động cơ mua hàng của họ. Điều này yêu cầu đòi hỏi doanh nghiệp cần có tính trung thực cho các sản phẩm được quảng cáo. Khách hàng có tin tưởng vào chất lượng sản phẩm thì sẽ có niềm tin để thực hiện giao dịch điện tử sau này. Bên cạnh đó, giao dịch điện tử thưởng đi kèm với thanh toán điện tử. Điều này khiến đa phần khách hàng e ngại tới sự an toàn giao dịch thanh toán của họ thông qua internet. Rủi ro trên internet là mọi thông tin bảo mật đều có thể bị đánh mất bởi hacker. Ảnh hưởng quyền riêng tư con người: trong môi trường internet, mọi người đều có thể quảng cáo ở bất cứ địa chỉ nào. Có thể quảng cáo trên chính công cụ mình tạo ra hoặc trên các công cụ của đối tượng khác. Điều này có ưu điểm là thông tin được quảng bá nhanh chóng. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là dễ làm phiền những người truy cập không có nhu cầu biết tới sản phẩm hay dịch vụ đó. Ví dụ, người sử dụng có thể đang tiến hành tìm kiếm thông tin làm việc thì lại gặp phải những đoạn quảng cáo hiện ra một cách bất ngờ. Do đó, họ phải thực hiện những thao tác không mong muốn và mất thời gian. Điều này có thể dần dần khiến họ mất thiện cảm với những phương thức quảng cáo trên mạng. Hoặc với nhiều chiêu thức quảng cáo trên internet gây ra những ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình mỗi cá nhân, đặc biệt với lứa tuổi là trẻ em. 6 Thang Long University Library 1.3. Các công cụ E- marketing 1.3.1. Website Website được hiểu là một trang thông tin đa dạng (văn bản, hình ảnh, video,…) được xem hình thức cơ bản nhất của bất cứ loại hình giao tiếp internet nào. Có thể nói website là một trong những công cụ quan trọng nhất trong E marketing và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Website chính là ngôi nhà riêng cho mỗi công ty, tổ chức, thậm chí cho mỗi cá nhân trên Internet. Một website là rất cần thiết cho hoạt động của một doanh nghiệp bởi những lợi ích của nó như sau: Website là kênh giới thiệu, PR quan trọng của công ty: có thể nói, website được coi như bộ mặt của công ty. Một công ty có thể chứa đựng đầy đủ những thông tin mà họ muốn khách hàng biết đến, từ lịch sử công ty cho đến những tính năng của sản phẩm và rất nhiều những thông tin khác trên website. Đồng thời, thông qua website người truy cập có thể đánh giá được mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động công ty và tạo sự ấn tượng ban đầu khi lần đầu biết tới công ty. Hình 1.1: Website của Coca- cola Nguồn: http://www.coca-colacompany.com/our-company/ 7 Website có thể là nơi diễn ra giao dịch khi tích hợp các chức năng mua bán điện tử. Việc tích hợp chức năng này, khiến doanh nghiệp có thể nhanh chóng bán được sản phẩm của mình. Bởi một phần, người tiêu dùng lựa chọn mua bán trực tuyến là do họ muốn tiết kiệm thời gian hoặc họ không có thời gian đến xem cụ thể hàng hóa tại các cửa hàng một cách trực tiếp. Bên cạnh chức năng đặt mua, website còn hỗ trợ công cụ thanh toán trực tuyến. Công cụ thanh toán trực tuyến giúp doanh nghiệp thu hồi được công nợ so với khách hàng so với thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản ngân hàng. Đồng thời, công cụ này cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quản lý vấn đề thanh toán. Hình 1.2: Website của Hotdeal có tích hợp chức năng mua bán điện tử Nguồn: http://www.hotdeal.vn/ha-noi/gia-dung/binh-nuoc--tui-my-bottle_155242.html 8 Thang Long University Library Hình 1.3: Website của Hotdeal có tích hợp chức năng thanh toán điện tử Nguồn: http://www.hotdeal.vn/thanh-toan?pid=p155242&cid=c587&city=440 Website là nơi hội tụ những người có chung sở thích nào đó liên quan đến ngành nghề của họ. Là nơi họ có thể giao tiếp, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp thu những ý kiến này để cải thiện sản phẩm của mình. Hình 1.4: Website tinhte.vn nơi diễn ra trao đổi kinh nghiệm về các sản phẩm công nghệ Nguồn: /www.tinhte.vn/threads/bkav-thu-hoi-3-000-dien-thoai-bphone-de-cap-nhatphan-mem.2477366/ 9 Trang website www.tinhte.vn là nơi những tín đồ yêu thích công nghệ có thể đăng tải những chia sẻ kinh nghiệm về một sản phẩm công nghệ nào đó. Mọi thành viên của diễn đàn có thể tham gia bình luận, gửi phản hồi, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm tiêu dùng cá nhân về sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính, ti vi… Website là nơi quảng cáo, trao đổi với các đối tác trong và ngoài nước. Với công cụ website được thiết lập, các đối tác không chỉ trong nước mà cả nước ngoài đều có thể truy cập và trao đổi thông tin mua bán với nhà cung cấp. Bởi bất cứ công cụ nào của E-marketing đều không giới hạn về thông tin. 1.3.2. SEM SEM là viết tắt của Search engine marketing (Tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm). SEM là một hình thức internet marketing và là một phương pháp marketing nhằm tăng sự hiện diện của doanh nghiệp thông qua công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm là một phầm mềm giúp tìm ra các trang trên mạng Internet dựa trên yêu cầu của người dùng và cơ sở dữ liệu mà chúng có. Việc tìm kiếm thường dựa trên từ khóa (Keyword) được người dùng gõ vào và trả về là danh mục các trang có chứa từ khóa đó. SEM gồm có SEO (search engine optimization), PPC (Pay per Click), PPI (Pay per Inclusion), SMO (Social Media Optimization), VSM (Video search Marketing), Google adwords. 1.3.2.1. SEO SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là một quá trình trong đó website của doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa hơn để thân thiện với các công cụ tìm kiếm và được các công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là website sẽ liệt kê tất cả những kết quả đầu tiên khi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm phổ biến. Hoặc có thể hiểu đơn giản, SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Việc tối ưu hóa SEO có thể cho các loại sau: - Tiêu đề trang (title): Sử dụng title của website là vấn đề quan trọng nhất liên quan mật thiết đến công cụ tìm kiếm trỏ tới. Do đó nên sử dụng title là chính từ khóa và không nên sử dụng title quá dài. - Từ khóa: xác định từ khóa cho sản phẩm, dịch vụ là một công việc quan trong đầu tiên trong chiến dịch SEO. Tiếp đó phải tối ưu nội dung, tiêu đề bài viết sao cho nổi bật các từ khóa. 10 Thang Long University Library - URL: đường dẫn của website thân thiện với cấu trúc hợp lý có thể cung cấp nhiều thông tin hơn cho người dùng và máy tìm kiếm. - Dung lượng: dung lượng website không được nặng quá, website càng nhẹ (khoảng 65k) sẽ sử dụng tốt hơn cho việc lưu trữ và quét thông tin của máy tìm kiếm. Dung lượng nhẹ giúp cho người dùng dễ truy cập dù với đường truyền yếu hơn. - Xây dựng hệ thống liên kết, tìm kiếm trao đổi các liên kết một cách tự nhiên, liên kết với các website khác. SEO là công cụ cạnh tranh tốt nhất bởi khi khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm thì họ sẽ cần đến sự trợ giúp của các kênh tìm kiếm. Thông thường khách hàng có xu hướng ưu tiên cho những kết quả hiện về đầu tiên. Mặt khác khi tìm hiểu về hành vi tiêu dùng, SEO trả về kết quả số liệu thống kê có bao nhiêu % người tìm kiếm sản phẩm nào đó trên công cụ tìm kiếm. Như vậy SEO là công cụ khiến cho khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với doanh nghiệp. 1.3.2.2. VSM VSM (Video search Marketing) là hình thức quảng cáo thông qua video clips ngắn được đưa lên website được tối ưu để có thể tìm kiếm đuợc. Thông qua VSM doanh nghiệp có thể truyền tải những nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng để họ có thể hình dung chi tiết nhất, rõ ràng nhất về chúng. Từ đó, VSM tăng cường được niềm tin vào sản phẩm cho khách hàng khi mà họ chưa thể cảm quan và trực tiếp nhìn thấy sản phẩm. 1.3.2.3. PPC PPC là hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên internet. Tác dụng của hình thức quảng cáo này là làm tăng lưu lượng người truy cập vào website thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về website của bạn ngay phần bên cạnh trong kết quả tìm kiếm. Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được qui định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo. 1.3.2.4. PPI PPI là một hình thức nhằm giúp cho website, đặc biệt là những website mới xây dựng và mới đưa vào hoạt động, dễ dàng có thể được các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu. 1.3.2.5. SMO SMO (Social Media Optimization). Chỉ cần trả một mức phí (tuỳ thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm, mức phí có thể khác nhau) nhưng mục đích chính của nó là duy trì 11 sự có mặt của website trong hệ cơ sở dữ liệu của họ. Vì khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các website có nội dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh mục website mở khác. Vì thế cho nên nếu website phù hợp với từ khoá được sử dụng để tìm kiếm thì site của bạn sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí không thể ngờ tới. Là một cách tối ưu hoá website bằng cách liên kết và kết nối với website mang tính cộng đồng nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy nghĩ hay kinh nghiệm thực tế về một vấn đề…Phương pháp SMO thường sử dụng là dùng đến RSS feeds (RSS Feeds là một trong những cách thức sử dụng để cập nhật tin tức thường xuyên, liên tục.. giống như blogs, …) Ngoài ra, nó còn có thể có liên kết với một số công cụ khác như: You tube để chia sẻ video, hay Flickr chia sẻ ảnh, album…để tạo ra tính hấp dẫn thu hút người đọc thường xuyên truy cập đến địa chỉ và coi đó là địa chỉ quen thuộc. 1.3.2.6. Google adwords Adwors là từ viết tắt của “Advertisement keywords” có nghĩa là quảng cáo từ khóa. Như vậy, google adwords là một dịch vụ thương mại của Google cho phép doanh nghiệp mua những quảng cáo bằng chữ hoặc hình ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác Google cung cấp. Quảng cáo adwords cho phép thông tin doanh nghiêp xuất hiện đúng khi khách hàng cần. Những lợi ích của Google adwords là: - Giúp doanh nghiệp hướng đến đúng khách hàng tiềm năng: Chỉ khi nào khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thì các mẫu quảng cáo của doanh nghiệp mới hiển thị một cách rõ ràng. Google đã loại đi những đối tượng không có nhu cầu tới thông tin của doanh nghiệp, chỉ cho những người quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp sẽ tìm tới doanh nghiệp đó - Tiết kiệm tối đa chi phí: Khi khách hàng nào đó click vào mẫu thông tin quảng cáo của doanh nghiệp bằng kết quả tìm kiếm Google, có nghĩa là họ quan tâm tới dịch vụ đó. Và doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho những click chuột này. Do đó, việc tiết kiệm chi phí một cách tối đa này, giúp cho hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ không phụ thuộc nhiều vào ngân sách. Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động, linh hoạt trong việc điều chỉnh từ khóa hiển thị cũng như giá tiền cần phải trả. - Dễ dàng trong việc tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng và thực sự có nhu cầu. 12 Thang Long University Library Sự thật, lượng tìm kiếm thực hiện trên Google là áp đảo so với các công cụ tìm kiềm khác. Theo điều tra của Comsore Media, trên thế giới có trên 80% thị phần nghiêng về Google và đối với Việt Nam, con số ngày ở mức 90%. Con số sử dụng công cụ tìm kiếm Google là cách để doanh nghiệp dễ dàng trong tiếp cận một cách chính xác nhu cầu khách hàng tiềm năng cho công ty. 1.3.3. Email marketing Email là một hệ thống truyền thông toàn cầu, trong đó thông điệp sẽ được tạo ra tại một máy tính và truyền đến một máy tính khác, để xem được thông điệp người nhận cần đăng nhập vào tài khoản của riêng mình. Lợi ích của Email marketing Có thể nói thứ điện tử Email là công cụ được dùng phổ biến nhất trong Emarketing. Bởi những lợi ích thiết thực của nó như sau: Thứ nhất, tiết kiệm thời gian: sử dụng email để gửi thư và nhất là gửi với số lượng lớn đến nhiều địa chỉ khác nhau, thời gian tiết kiệm được là rất lớn cũng như chi phí cho việc gửi thư cũng thấp hơn nhiều. Email cho phép có thể gửi nhiều thư đến nhiều địa chỉ trong một lần gửi. Đây là chức năng rất mạnh của email, với chức năng này khi doangh nghiệp muốn gửi một bức thư cùng một nội dung đến nhiều người cùng một lúc thì chỉ cần soạn thảo ra một bức thư và đưa tất cả địa chỉ email của những người muốn gửi vào, sau đó nhấn vào nút "Send". Hơn nữa, với email, có thể sử dụng dịch vụ để trợ giúp thực hiện việc quản lý danh sách gửi thư một cách hoàn toàn tự động. Với dịch vụ này, nó sẽ tự động loại tất cả những người đã thực hiện việc mua loại hàng hóa mà bạn muốn gửi thư đi chào hàng ra khỏi danh sách. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót không đáng có với một chi phí rất rẻ. Thứ hai, chi phí thấp: marketing bằng email với chi phí rất thấp nhưng lợi nhuận mà nó tạo ra lại rất lớn. Lợi nhuận mà bạn có thể nhận thấy dễ nhất đó là các chi phí mà bạn tiết kiệm được trong khi nó không phải là nhỏ. Marketing bằng email đã cho phép các công ty thực hiện việc trao đổi thường xuyên với tất cả các khách hàng của mình hàng ngày hay hàng tuần mà chi phí bỏ ra chỉ bằng một phần trăm hay một phần ngàn chi phí mà họ phải trả với cách thông thường. Như vậy, việc marketing bằng email sẽ tăng cường mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, cũng như gây được thiện cảm và sự tin cậy của họ. Thứ ba, nhanh chóng đem lại hiệu quả: việc marketing bằng email có thể đem lại những đơn đặt hàng ngay sau khi gửi thư chào hàng. Gửi thư chào hàng bằng email, 13 thời gian gửi rất ngắn, khách hàng nhận được thư chào hàng trong khi đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Có thể họ sẽ thực hiện việc đặt hàng ngay lập tức và không cần đắn đo gì. Với những lợi ích đó email marketing thực sự là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, để áp dụng được hình thức marketing một cách có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất lớn và là một bài toán hóc búa cho bất cứ doanh nghiệp nào. Hình thức sử dụng Email marketing Sử dụng email marketing có hai hình thức: Thứ nhất, Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận. Đây là hình thức rât hiệu quả: gửi đển đúng đối tượng khách hàng, mang đến những nhãn hiệu nhanh chóng, xây dựng được mối quan hệ với khách hàng. Thứ hai, email marketing không được sự cho phép của người nhận, còn gọi là Spam. 1.3.4. Quảng cáo trực tuyến: Trong marketing truyền thống, công cụ quảng cáo là sự tác động một chiều giữa doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong E-marketing công cụ quảng cáo trực tuyến có sự tương tác hai chiều. Khách hàng có thể quyết định chọn lựa xem quảng cáo này và xem trong thời gian bao lâu. Những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng quảng cáo trực tuyến: Truyền tải thông tin nhanh chóng: quảng cáo trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán Tăng cường tính linh hoạt và khả năng phân phối:với đặc điểm quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, việc quảng cáo trực tuyến có thể được bắt đầu cập nhật hay hủy bỏ bất cứ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ quảng cáo ở tuần đầu tiên và thay thế quảng cáo tại thời điểm sau nếu cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn hẳn so với quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo trên tivi với mức chi phí cao nếu thay đổi quảng cáo thường xuyên. Tăng cường khả năng tương tác: mục tiêu của quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thỏa mãn yêu cầu thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa 14 Thang Long University Library hàng tới trưng bày sản phẩm, kiểm tra sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Việc tương tác trực tiếp như vậy có thể gián đoạn bất cứ khâu nào trong quá trình kiểm tra hàng trước khi mua. Tuy nhiên, quảng cáo trực tuyến có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào. Tiết kiệm chi phí: so với quảng cáo bình thường thì quảng cáo trực tuyến mang lại hiệu quả tốt hơn nhưng chi phí rẻ hơn nhiều. Các hình thức của quảng cáo trực tuyến bao gồm: Banner, logo: đặt banner trên các website có nhiều người truy cập, thu hút sự chú ý của các đối tượng mục tiêu, gần giống quảng cáo trên các báo giấy. Có 4 loại banner: banner dạng tĩnh, banner dạng động, banner dạng tương tác và banner dạng rich media. - Banner dạng tĩnh: banner quảng cáo dạng tĩnh là các ảnh cố định trên một site nào đó. Ưu điểm của loại này là dễ làm và được hầu hết các site chấp nhận. Mặt khác, nhược điểm của nó trông nhàm chán. - Banner dạng động: là những banner có thể di chuyển, cuộn lại hoặc dưới hình thức nào đó. Banner dạng động có thể đưa ra nhiều hình ảnh và thông tin hơn banner tĩnh. - Banner kiểu tương tác: quảng cáo kiểu banner tương tác cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với quảng cáo chứ không đơn thuần là “nhấn”. Các banner loại này còn thu hút khách hàng bằng nhiều cách khác nhau như qua trò chơi trên mạng, chèn thông tin, trả lời câu hỏi, kéo menu xuống hoặc điền vào mẫu mua hàng. - Banner rich media: kết hợp hình ảnh, âm thanh và truyền tải nội dung qua internet. Bannar rich media cho phép khách hàng hoàn tất việc giao dịch quảng cáo mà không phải tránh ra khỏi website của nhà thiết kế. Text link: đặt quảng cáo bằng chữ có liên kết đến website hay các bản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên các website khác. Pop up: Pop up là một cửa sổ tự động nhảy ra mà không hề bấm chuột khi lướt web. Quảng cáo Pop up phát huy tác dụng trong một số trường hợp. 1.3.5. Mobile marketing Tháng 11 năm 2009, hiệp hội marketing di động đã đưa ra định nghĩa về Mobile marketing: “Mobile marketing là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng”. 15 Hay một cách hiểu đơn giản, mobile marketing là tiếp thị trên điện thoại đi động: smart phone or tables. Các hình thức của mobile marketing bao gồm: SMS (tin nhắn văn bản), MMS(tin nhắn đa phương tiện), PSMS, WAP (giao thức ứng dụng mạng không dây), Video xem trên điện thoại đi dộng. SMS- tin nhắn văn bản: đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Doanh nghiệp có thể dử dụng SMS để gửi cho khách hàng những thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật… Hình 1.5: Tin nhắn quảng cáo dịch vụ của Viettel Nguồn: http://tinvienthong.com/wp-content/uploads/2015/01 PSMS là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường. Sử dụng PSMS doanh nghiệp có thể kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động. MMS- tin nhắn đa phƣơng tiện bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hiệu quả tác động của tin nhắn loại này rất tích cực, nó khiến cho người đọc cảm thấy hấp dẫn và hứng thú hơn so với các hình thức khác. Tuy nhiên, mức chi 16 Thang Long University Library phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào cũng có thể nhận được tin nhắn MMS trên điện thoại. WAP: trang web trên điện thoại di động. Doanh nghiệp có thể đưa thông tin về công ty hay các sản phẩm dịch vụ lên những trang wap này Video xem trên điện thoại di động: tương tự MMS, tác động của video đối với khách hàng trên điện thoại đi động khá bất ngờ. Tuy nhiên để khách hàng có thể xem được thì điện thoại của họ phải sử dụng công nghệ hiện đại thông minh. 1.3.6. Viral marketing Viral marketing được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Như vậy khi người này giới thiệu cho những người khác trên mạng về doanh nghiệp, những người khác sẽ tiếp tục thông tin đến những người khác, cứ như vậy thông tin được lan truyền. Viral marketing tồn tại dưới hai hình thức: chiến dịch viral marketing tự nhiên là các chiến dịch phát triển một cách tự nhiên mà không có sự tác động của các nhà tiếp thị và chiến dịch viral marketing được kiểm soát là các chiến dịch được hoạch định rõ ràng. Khi áp dụng viral marketing, doanh nghiệp có được một số lợi ích như: - Sự gia tăng lưu lượng giao tiếp: Lưu lượng giao tiếp là tần suất tỉ lệ truy cập, tương tác giữa khách hàng với những thông tin lan truyền của doanh nghiệp. - Tạo ra những mối quan hệ mới: với sự lan truyền của công cụ E- marketing này từ người này sang người khác sẽ tạo ra những mối quan hệ mới giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa các khách hàng khác nhau. - Hiệu quả ngay khi kết thúc: ngay khi thông tin lan truyền, doanh nghiệp cũng nhận được sự phản hồi từ phía khách hàng. Do đó hiệu quả tác động của nó có thể biết được ngay khi lan truyền. 1.3.7. Kênh truyền thông xã hội Kênh truyền thông xã hội là một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên các dịch vụ trực tuyến. Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, 17 bài, hình ảnh, video clip sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, blog,… Các kênh truyền thông xã hội là nơi người ta mong muốn được trải nghiệm, giao lưu, học tập với người khác. Các tin bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi nên luôn có tính chất đối thoại. Qua đó, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng của mình, quản lý danh tiếng công ty và theo dõi xem khách hàng nói gì về sản phẩm của mình. Các phương thức thực hiện chủ yếu Social networks Social networking marketing là quảng cáo trên mạng xã hội ảo. Đây là xu hướng ngày càng phổ biến và đang thịnh hành trong marketing hiện nay. Sự ra đời của hiện tượng mạng xã hội mang lại một sự thay đổi trong cách nhiều người phê duyệt web, đặc biệt là cách tất cả mọi người tương tác xã hội: facebook, myspace, twitter là những trang web phổ biến nhất hiện nay. Blogs Blog là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ Web log để dùng chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật kí dựa trên nên web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hằng ngày vì một vấn đề nào đó Blog marketing: là hình thức tiếp thị, quảng cáo, xuất bản nội dung online cho thương hiệu, sản phẩm, website, sự kiện, …thông qua công cụ Blog Microblogging Nền tảng microblogging là một loại dịch vụ blog nhưng chỉ cho phép đăng tải một số lượng hữu hạn ký tự trong một lần “post”. Dịch vụ microblogging nổi tiếng là Twitter.com, dịch vụ này chỉ cho phép đăng tối đa 140 ký tự trong mỗi lần “tweet”. Mạng xã hội tin tức (social news site) Các dịch vụ mạng xã hội tin tức định hướng người dùng truy cập và đánh giá nội dung trên các website tin tức khác. Khi người dùng tìm kiếm nội dung mà họ quan tâm trên mạng internet ví dụ như bài viết, đường link, video, hình ảnh… họ có thể gửi những nội dung đó lên website mạng xã hội tin tức. Sau đó, cộng đồng những người sử dụng dịch vụ này có thể tìm kiếm được những nội dung mà họ quan tâm, họ có thể đánh giá chất lượng nội dung bài viết đó, những bài viết có đánh giá tốt sẽ được hiển thị lên đầu để người dùng có thể lựa chọn click đọc bài. Ví dụ như dịch vụ Digg.com, Reddit.com, Mixx.com v.v… 18 Thang Long University Library Mạng xã hội “đánh dấu website” (social bookmarking site) Các dịch vụ mạng xã hội đánh dấu website gần giống với nền tảng website chia sẻ nội dung tin tức, nhưng điểm khác biệt là người dùng đánh dấu những đường link này trên tài khoản social bookmarking, đồng thời lưu trữ và chia sẻ đường link (bookmark) này với những thành viên khác trong cộng đồng bookmarking đó. Dịch vụ nổi tiếng cho nền tảng mạng xã hội này là Delicious.com và StumbleUpon.com. Mạng xã hội chia sẻ media Các dịch vụ chia sẻ media cho phép người dùng dịch vụ có thể đăng tải các nội dung truyền thông đa phương tiện (multimedia): ví dụ như video, hình ảnh, podcast, tài liệu và những dạng thức media khác. Loại hình truyền thông xã hội điện tử này đang được ưa chuộng và phát triển rất mạnh bởi tính phổ biến và tính đa dạng của các dịch vụ, như dịch vụ mạng xã hội chia sẻ video YouTube.com, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Flickr.com, mạng xã hội chia sẻ tải liệu Scribd.com, SlideShare.net v.v… 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động E-marketing 1.4.1. Môi trường bên ngoài 1.4.1.1. Môi trường vĩ mô Môi trường pháp luật Như chúng ta đã biết tất cả các doanh nghiệp e-commer hay e business đều phải chấp hành luật phát như các doanh nghiệp truyền thống. Hoạt động trong môi trường thương mại điện tử (môi trường mang tính chất quốc tế), doanh nghiệp không những phải tuân thủ các Luật liên quan đến TMĐT của trong nước mà còn chịu ảnh hưởng của TMĐT quốc tế. Do vậy, hoạt động E-marketing chịu ảnh hưởng của luật TMĐT. Tại Việt Nam, giao dịch về TMĐT, ứng dụng E marketing cũng dần phát triển. Và hoạt động này chịu sự chi phối của một số bộ luật ban hành. Bảng 1.1. Khung pháp lý cơ bản cho giao dịch điện tử tại Việt Nam Luật 29/11/2005 Luật giao dịch điện tử 29/06/2006 Luật công nghệ thông tin 23/11/2009 Luật Viễn thông 19 Văn bản dƣới luật 16/05/2013 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động TMĐT áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam. 15/11/2013 Nghị định 185/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. 20/6/2013 Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website TMĐT Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Với sự phát triển của công nghệ và tốc độ ứng dụng của internet ngày càng cao, việc sử dụng các phần mềm, chương trình ngày càng đa dạng phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu hoạt động marketing của doanh nghiệp. Hơn nữa E-marketing trở thành phương tiện chính là cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như quảng bá, mở rộng thị trường doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống pháp luật thương mại điện tử phù hợp với môi trường trong nước và quốc tế trở nên rất cấp bách như hiện nay. Các luật cần xây dựng và áp dụng bao gồm các quy chế, chính sách, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và quy định của nhà nước, luật pháp cùng các cơ quan nhà nước có vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích: Bảo vệ các website trong quan hệ cạnh tranh tránh những hình thức kinh doanh không chính đáng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các trường hợp khách hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Bảo vệ khách hàng chống lại cách thức kinh doanh tùy tiện vô trách nhiệm với xã hội của các website và trên các công cụ E marketing khác. Nhân tố kinh tế Kinh tế tăng trưởng tác động đến tất cả các ngành kinh doanh. Do nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng tăng cũng như thị trường kinh doanh ngày càng rộng mở. Việt Nam có nền kinh tế tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, điều đó kích thích việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Khi đó, E-marketing là công cụ nhanh chóng để các doanh nghiệp Việt Nam tiến ra nước ngoài cũng như đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa. 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng