Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân...

Tài liệu đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải khu công nghiệp lê minh xuân

.PDF
65
247
128

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Khoảng thời gian 6 tháng để hoàn thành nghiên cứu này đã cho chúng tôi học được rất nhiều điều, giúp chúng tôi trưởng thành và vững chãi hơn trong cuộc sống. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy – PGS.TS Nguyễn Phước Dân đã định hướng và tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu khoa học này. Xin cảm ơn các anh chị ở Ban quản lý trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân như: anh Sang, anh Nguyên, anh Văn, anh Duy và chị Ngân (Phòng Môi Trường- BQL KCN), Phòng Thí nghiệm khoa Môi Trường – ĐH Bách Khoa; Sở Tài nguyên và Môi trường; HEPZA; Ban quản lý của các KCN, đặc biệt là Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Xây Dựng Bình Chánh (BCCI); trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện trao đổi, cung cấp tài liệu giúp tôi có đủ thông tin, số liệu để hoàn thành nghiên cứu này. Ngoài ra, chúng tôi cũng cảm ơn các bạn sinh viên khoa Môi Trường – ĐH Bách Khoa đã đồng hành thực hiện khảo sát trong suốt thời gian thực hiện đề tài. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ i MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. xii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1 II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................... 2 1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 3 III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 3 1. Tính mới của đề tài .................................................................................................... 3 2. Tính khoa học của đề tài ............................................................................................ 4 3. Tính thực tiển và khả năng áp dụng của đề tài .......................................................... 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN ................................................................................................................. 5 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHÁP LÝ ..................................................................................... 5 1.2. NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI ............................................................................. 6 1.3. HỆ THỐNG CỐNG THU GOM NƢỚC THẢI, CỐNG THOÁT NƢỚC MƢA VÀ NGUỒN TIẾP NHẬN ................................................................................................... 7 1.3.1. Hệ thống cống thu gom nước thải và nước mưa ............................................7 1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải và nươc1 mưa khu công nghiệp ......................... 7 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........9 2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................9 2.2. NỘI DUNG KHẢO SÁT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................10 2.2.1. Nội dung khảo sát.........................................................................................10 2.2.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................10 a. Đối tượng khảo sát ...........................................................................................10 iii b. Lượng nước thải phát sinh ...............................................................................12 c. Cống thoát nước mưa, cống thu gom nước thải và nguồn tiếp nhận ...............12 d. Cống thoát nước mưa, cống thu gom nước thải và TXLNT của DN ..............14 e. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.........................................................14 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG NƢỚC THẢI VÀ NƢỚC MƢA KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN..................15 3.1. LƢU LƢỢNG NƢỚC THẢI ...........................................................................15 3.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ..........................................18 3.2.1. Chất lượng nước thải ở các giếng thu gom nước thải .................................18 3.2.2. Chất lượng nước thải ở các cống xả nước mưa và nước thải .....................19 3.2.3. Chất lượng nước nguồn tiếp nhận............................................................... 22 3.2.4. Chất lượng nước thải của các DN ............................................................... 24 3.3. HIỆN TRẠNG CỐNG THOÁT NM VÀ CỐNG THU GOM NT ...............25 3.3.1. Cống thu gom nước thải và thoát nước mưa của KCN ..............................25 3.3.2 Cống thoát nước mưa và cống thu gom nước thải trong DN ......................30 3.3.3 Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của các DN trong KCN .....................32 3.3.4 Các vấn đề quản lý môi trường chung của các DN ....................................32 3.4 HIỆN TRẠNG TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG .....................33 3.4.1 Lưu lượng của TXLNT tập trung ................................................................ 33 3.4.2 Hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung ......................................34 3.4.3 Tính chất bùn thải của TXLNTTT..............................................................36 CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ CẢI THIỆN HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI KCN LMX ..................38 4.1. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ NHẰM CẢI THIỆN TRẠM XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG .....................................................................38 4.1.1 Các giải pháp kỹ thuật và quản lý cải thiện TXLNTTT ..............................38 4.1.2. Các giải pháp cải thiện quản lý và xử lý bùn thải .......................................40 4.2.CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG CỐNG THOÁT NƢỚC MƢA VÀ CỐNG THU GOM NƢỚC THẢI ...................................................................42 iv 4.2.1. Các giải pháp cải thiện cho hệ thống cống của KCN .................................42 4.2.2 Các giải pháp cải thiện cho hệ thống cống của DN .....................................42 4.3. CÁC QUI ĐỊNH VỀ KIỄM SOÁT NƢỚC THẢI CHO DN .......................44 4.3.1 Mạng lưới thoát nước mưa và nước thải ......................................................44 4.3.2 Kiểm soát hệ thống xử lý nước thải cục bộ của doanh nghiệp ....................46 4.4. GIẢI PHÁP KINH TẾ XỬ LÝ NƢỚC THẢI ...............................................48 4.4.1 Giới thiệu chung ...........................................................................................48 4.4.2 Phân tích phí nước thải hiện tại của KCN LMX ...........................................49 4.4.3 Giải pháp thu phí đề nghị .............................................................................51 4.4.4 Phương pháp thu phí nước thải ....................................................................53 4.5. CÁC K/H CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NƢỚC CHO KCN LMX.............55 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC A – CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN .................................................................. A1-A10 PHỤ LỤC B – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DN VÀ CỐNG THOÁT NƯỚC KCN LÊ MINH XUÂN ................................................................................... B1-B5 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban Quản Lý BOD : Nhu cầu oxy sinh học COD : Nhu cầu oxy hóa học CXNM : Cống Xả Nước Mưa CXNT : Cống Xả Nước Thải DN : Doanh Nghiệp ĐN1, ĐN2 : Đơn nguyên 1, Đơn nguyên 2 ĐS : Đường Số GTNT : Giếng Thu Nước Thải Tập Trung KCN : Khu công nghiệp KCN LMX : Khu công nghiệp Lê Minh Xuân NM : Nước Mưa NT : Nước Thải NTSH : Nước Thải Sinh Hoạt NTSX : Nước Thải Sản Xuất QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SX : Sản Xuất TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam XL : Xử lý TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TXL : Trạm Xử Lý TXLNTTT : Trạm Xử Lý Nước Thải Tập Trung vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng nước của các nhóm đối tượng KCN LMX ....................15 Bảng 3.2 Lượng nước tiêu thụ của các nhóm ngành có nhu cầu sử dụng nước cao trong khu công nghiệp ............................................................................................... 16 Bảng 3.3 Nhu cầu dùng nước của các DN có thành phần nước thải độc hại ............17 Bảng 3. 4 Chất lượng nước thải tại các giếng thu (GT) (đơn vị mg/L) ....................18 Bảng 3.5 Số lượng kênh khảo sát đợt 2 (9/4/2011) ..................................................22 Bảng 3.6 Chất lượng nước kênh tiếp nhận nước thải (9/4/2011) ..............................23 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát nước thải HTXL của các doanh nghiệp đợt 1, 2. ...........24 Bảng 3.8 Hiện trạng hệ thống cống thu gom nước thải và cống thoát nước mưa của khu công nghiệp ........................................................................................................25 Bảng 3.9 Các thông tin phản ánh của các doanh nghiệp được khảo sát ...................26 Bảng 3.10 Hiện trạng tuyến cống nước mưa và nước thải trong KCN vào ngày 9/4/2011 .....................................................................................................................29 Bảng 3.11 Hiện trạng cống thoát nước mưa và cống thu gom nước thải nước thải trong nội bộ các DN ..................................................................................................31 Bảng 3.12 Kết quả khảo sát HTXL nước thải của các doanh nghiệp ......................32 Bảng 3.13 Chất lượng bùn hóa lý & bùn sinh học (mg/kg) ......................................36 Bảng 4.1 Các giải pháp đề nghị cải thiện TXLNTTT ............................................ 38 Bảng 4.2 Các giải pháp cải thiên hệ thống cống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải của DN ..............................................................................................42 Bảng 4.3 Hệ số điều chỉnh K ....................................................................................49 Bảng 4.4 Chi tiết chi phí xử lý nước thải 8 tháng đầu năm 2010 tại TXLNT KCN LMX ..........................................................................................................................50 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Nguồn tiếp nhận nước thải của KCN LMX .................................................8 Hình 2.1 Sơ đồ lấy mẫu kênh và cống xả nước mưa (CXNM) và cống xả NT ........13 Hình 3.1 COD của nước thải ở các cống xả qua 3 lần khảo sát ................................ 19 Hình 3.2 SS của nước thải ở các cống xả qua 3 lần khảo sát ....................................20 Hình 3.3 Nồng độ Cr ở các ống xả qua hai lần khảo sát ...........................................21 Hình 3.4 Nồng độ Ni ở các cống xả qua hai lần khảo sát .........................................22 Hình 3.5 Tỷ lệ DN định kỳ nạo vét cống thoát nước bên trong DN .........................30 Hình 3.6 Tỷ lệ DN có cải tạo hệ thống thoát nước ...................................................31 Hình 3.7 Tổng lưu lượng nước thải xử lý cho cả hai đơn nguyên cả GĐ1 và GĐ2 .34 Hình 4.1 Quy trình thu phí nước thải ........................................................................54 1 MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (KCN LMX) được thành lập vào cuối năm 1996 và đầu 1997 và được biết đến như một KCN tập trung các ngành nghề ô nhiễm cao như dệt nhuộm, xi mạ, hóa chất, chế biến mủ cao su, xử lý môi trường,… Theo báo cáo Ban Quản Lý KCN Lê Minh Xuân (2009) (báo cáo môi trường 6 tháng đầu năm 2009), trong 7 tháng đầu năm 2009, kết quả kiểm tra chất lượng nước thải cho thấy đối với nước thải của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành thường xuyên hoặc vận hành kém hiệu quả. Trạm xử lý nước thải tập trung (TXLNTTT) được xây dựng bên trong KCN, có diện tích 1 ha công suất hiện nay là 4.000 m3/ngày. Nước thải đầu vào TXLNTTT thường xuyên vượt cột C theo tiêu chuẩn QCVN 2009:BTNMT rất nhiều lần. Điều này là do nước thải của các doanh nghiệp xử lý không đạt hoặc xả trực tiếp ra hệ thống thu gom nước thải của KCN. Nước thải sau xử lý của trạm XLNTTT một số ngày không đạt theo quy chuẩn QCVN 2009/BTNMT. Theo đánh giá của nhà chuyên môn, trạm XLNTTT của KCN Lê Minh Xuân đạt hiệu quả cao, có khả năng chịu tải tốt, người vận hành có chuyên môn và kinh nghiệm. Có thể có một số nguyên nhân dẩn đến các sự kiện môi trường gần đây liên quan đến hệ thống nước thải và bùn thải của KCN Lê Minh Xuân mà các phương tiện truyền thông đã đề cập. Các nguyên nhân này có thể là do một số đấu nối mạng lưới thoát nước thải không hợp lý, dẩn đến lưu lượng nước thải đổ về trạm XLNTTT bị quá tải vào các trận mưa lớn gây ra chảy tràn, hoặc do xả thải không hợp pháp của các doanh nghiệp vào mạng lưới thoát nước mưa hoặc xả trực tiếp vào kinh rạch xung quanh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nhằm khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý cho hệ thống thoát nước KCN LMX. Với 2 những lý do trên đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm cải thiện hệ thống thoát nước khu công nghiệp Lê Minh Xuân” được đưa ra. II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp kỹ thuật và quản lý để cải thiện tình hình quản lý hệ thống thoát nước khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện nay và nâng cấp hệ thống trong tương lai. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hệ thống thoát nước Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (chủ yếu là hệ thống thoát nước của khu công nghiệp và khu tiêu thủ công nghiệp lân cận). Hình 1. Khuôn viên KCN Lê Minh Xuân b. Phạm vi nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu của đề tài, các nội dung sau đây đã được tiến hành: 3  Thu thập các số liệu về hệ thống nước thải và thoát nước mưa của KCN Lê Minh Xuân và của các doanh nghiệp khảo sát.  Khảo sát hệ thống thoát nước của KCN, và các doanh nghiệp ô nhiễm lựa chọn  Đánh giá hiện trạng và phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước đến nguồn tiếp nhận 3. Nội dung nghiên cứu Đề tài gồm ba nội dung:  Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải cục bộ và trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân;  Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cải thiện hệ thống thoát nước (nước thải và nước mưa) cho khu công nghiệp;  Đề xuất giải pháp kinh tế trong thu phí nước thải cho khu công nghiệp LMX. III. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài Đã có những nghiên cứu vể hiện trạng môi trường tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, tuy nhiên việc đánh giá hệ thống thoát nước và đưa ra các giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện hệ thống thoát nước còn chưa thực hiện. Hiện nay, các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có một qui trình chuẩn để quản lý hệ thống thoát nước của khu công nghiệp mà chỉ dừng lại ở mức vĩ mô chưa đi sâu vào đánh giá kiễm soát cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đề tài đề xuất hướng dẫn qui trình cho Ban quản lý KCN thực hiện đánh giá kiễm soát ô nhiễm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Để tài không những đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống công cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp mà còn đưa ra kế hoạch cãi thiện môi trường cho KCN LMX. 4 Đưa ra phương pháp, qui trình thu phí nước thải cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân thay vì hiện nay Khu công nghiệp Lê Minh Xuân chỉ thu phí theo hàng quí và dựa vào lượng nước cấp sử dụng. 2. Tính khoa học của đề tài Nghiên cứu đã xây dựng nên các giải pháp quản lý và kỹ thuật khả thi nhằm cải thiện hệ thống thoát nước của khu công nghiệp Lê Minh Xuân góp phần giảm tác động đến môi trường do hoạt đông công nghiệp gây ra. Nghiên cứu nối tiếp các đề tài nghiên cứu trước đây vể vấn đề ô nhiễm khu công nghiệp nhưng ở mức độ cụ thể vào các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Kết quả của đề tài được rút ra từ những số liệu của các cuộc khảo sát có căn cứ khoa học rõ ràng; việc tính toán, xử lý số liệu thông qua các phương pháp như phương pháp SWOT, các công cụ môi trường như công cụ kinh tế, công cụ ra lệnh và kiễm soát cũng như các phương pháp đánh giá công cụ của một chính sách môi trường nên đảm bảo tính khoa học của đề tài. 3. Tính thực tiển và khả năng áp dụng của đề tài Theo báo cáo Ban Quản Lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (2009), kết quả kiểm tra chất lượng nước thải cho thấy đối với nước thải của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành thường xuyên hoặc vận hành kém hiệu quả. Trạm xử lý nước thải tập trung (TXLNTTT) được xây dựng bên trong KCN, có diện tích 1 ha công suất hiện nay là 4.000 m3/ngày. Nước thải đầu vào TXLNTTT thường xuyên vượt cột C theo tiêu chuẩn QCVN 2009:BTNMT rất nhiều lần. Có thể có một số nguyên nhân dẩn đến các sự kiện môi trường gần đây liên quan đến hệ thống nước thải và bùn thải của KCN LMX mà các phương tiện truyền thông đã đề cập. Đề tài này góp phần giải quyết khó khăn trong quản lý thoát nước KCN LMX. Chính vì lẽ đó mà đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn cao. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC KCN LÊ MINH XUÂN Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (KCN LMX) được thành lập vào cuối năm 1996 và đầu 1997. Được hình thành từ năm 2000 theo chỉ đạo của UBND TPHCM, với mục tiêu tiếp nhận những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư có ô nhiễm môi trường ở thành phố, KCN LMX đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước trong đó có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ô nhiễm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, KCN LMX được biết đến như một KCN tập trung các ngành nghề ô nhiễm cao như dệt nhuộm, xi mạ, hóa chất, chế biến mủ cao su, xử lý môi trường,v.v… Hiện tại, KCN có khoảng 156 doanh nghiệp đang hoạt động. 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHÁP LÝ Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân (nằm ở phía Tây TPHCM, thuộc đường biên xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, cách khu dân cư tập trung khoảng 8km, cách quốc lộ 1A 6km và Tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (dọc Tỉnh lộ 10) khoảng 3 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa, Huyện Bình Chánh. KCN được giới hạn như sau:  Phía Đông giáp tuyến đường số 10 (đường nội bộ của KCN) – ranh giới tiếp với khu đất nông trường LMX.  Phía Tây giáp với tuyến đường số 8 (đường Láng Le – Bầu Cò), là đường nội bộ của KCN thông qua dãy cây xanh cách ly nhà máy.  Phía Bắc giáp với một phần tuyến đường số 12.  Phía Nam giáp kênh số 8 (kênh tiếp nhận nước thải sau xử lý của trạm XLNT tập trung). 6 KCN có diện tích 100 ha gồm: 66,2 ha đất xây dựng nhà xưởng; 5,3 ha đất trung tâm, 11,4 ha đất cây xanh; 1,2 ha đất hạ tầng và 15,8 ha đất giao thông. Về mặt pháp lý, dự án KCN LMX được thành lập theo Quyết định 630/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/08/1997. Theo Quyết định 1104/TTg ngày 19/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ V/v cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh thuê đất đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh Xuân. Quy hoạch chi tiết KCN Lê Minh Xuân được bộ Xây Dựng phê duyệt theo Quyết định số 591/1997/QĐ-BXD ngày 15/12/1997. UBND TP. HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1/1a QSDĐ/72/UB ngày 03/02/1998. Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN rất đa dạng trong đó có nhiều ngành có mức độ ô nhiễm cao, gồm các nhóm ngành sau đây: 1. Sản xuất bình ắc qui 8. Nhuộm, in hoa 2. Thuốc bảo vệ thực vật 9. Thuộc da 3. Cao su, nhựa 10. Chế biến thực phẩm 4. Cơ khí 11. Xi mạ 5. Bao bì giấy 12. Dịch vụ xử lý môi trường 6. Chế biến gỗ 13. Các ngành khác 7. Dệt may Hiện tại, KCN có 156 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 15 công ty sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; 16 công ty dệt nhuộm; 15 công ty sản xuất chất dẻo và sản phẩm nhựa; 24 công ty, cơ sở cơ khí, xi mạ, v.v… 1.2. NGUỒN PHÁT SINH NƢỚC THẢI Với mục tiêu tiếp nhận những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư có ô nhiễm môi trường ở thành phố KCN LMX đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước trong đó có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ô nhiễm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. KCN LMX tập trung các ngành nghề ô nhiễm cao như dệt nhuộm, xi mạ, hóa chất, chế biến mủ cao su, xử lý môi trường,v.v…Do đó thành phần 7 tính chất nước thải của KCN rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, do có sự đa dạng về ngành nghề và quy mô doanh nghiệp khác nhau nên công tác quản lý môi trường, kiểm soát các nguồn thải (đặc biệt là nước thải) cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại KCN LMX có 3 nguồn phát sinh nước thải chủ yếu:  Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động văn phòng của các doanh nghiệp và từ ban quản lý KCN  Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của hơn 156 danh nghiệp và 115 doanh nghiệp hoạt động trong Khu TTCN LMX.  Nước mưa chảy tràn trong các khu vực sản xuất 1.3. Hệ thống cống thu gom nƣớc thải, cống thoát nƣớc mƣa và nguồn tiếp nhận của khu công nghiệp Lê Minh Xuân 1.3.1. Hệ thống cống thu gom nƣớc thải, cống thoát nƣớc mƣa Hiện tại KCN có mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh với hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải riêng biệt. Nước mưa được thu gom từ các nhà máy, xí nghiệp vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN và thải trực tiếp ra kênh thuỷ lợi xung quanh khu vực. Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của các doanh nghiệp sau khi được xử lý cục bộ sẽ được thu gom chung vào mạng lưới thoát nước thải của KCN và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung (TXLNTTT), xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B rồi xả ra kênh số 8. 1.3.2. Nguồn tiếp nhận nƣớc thải và nƣớc mƣa của KCN KCN có vị trí tiếp giáp với mạng lưới kênh rạch của lưu vực sông Bến Lức. Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn của KCN ra Kênh 6 và Kênh số 8 và cùng đổ ra Kênh B. Có 09 miệng cống xả nước mưa đổ vào các kinh này. Nước thải sau xử lý của TXLNTTT đổ vào Kênh số 8 rồi chảy ra Kênh B. Từ kênh B đổ ra Kênh C rồi vào Sông Bến Lức. Sông Bến Lức nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn qua kinh Đôi, rộng 20 - 25 m, sâu 2- 5 m, chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn 8 sông Vàm Cỏ Đông. Khu vực này bị xâm thực mặn do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển Đông thông qua hệ thống sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ, Chợ Đệm. Hình 1.1 Nguồn tiếp nhận nƣớc thải của KCN LMX 9 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa tài liệu Sưu tầm, kế thừa, chọn lọc các số liệu, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ các chương trình và đề tài khác có liên quan, từ giáo trình, internet,... Thu thập bổ sung thông tin, số liệu từ các cơ quan, ban ngành có liên quan. Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê số liệu, tài liệu, thông tin đã thu thập được để trình bày kết quả xúc tích và đầy đủ nhất. b. Phương pháp so sánh Phương pháp này được thực hiện nhằm bổ sung cho nội dung thứ 1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải từ các cống xã của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trạm xử lý nước thải tập trung cũng như các kênh tiếp nhận sẽ được phân tích và đánh gia thông qua việc so sánh với các TCVN, QCVN hiện hành hoặc các tiêu chuẩn ngành…  Dựa trên các số liệu điều tra, thống kê được sẽ tiến hành phân tích chọn lọc các số liệu phù hợp, từ đó sẽ tổng hợp để có hệ thống số liệu hoàn chỉnh, và  Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu, phân tích so sánh các số liệu thu thập được tổng hợp lại thành một bài báo cáo hoàn chỉnh theo đúng những nội dung đã xác định ở trên. c. Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu, tài liệu Dựa trên những tài liệu, số liệu sẵn có cộng với các số liệu thu thập được từ quá trình khảo sát, tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống thoát nước KCN, dùng các phương pháp trong phân tích hệ thống quản lý môi trường như phân tích SWOT để đánh giá khả thi của các giải pháp, phân tích lợi ích của việc áp dụng các giải pháp đó.... d. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 10 Nghiên cứu tiến hành khảo sát hệ thống nước thải và thoát nước mưa của KCN Lê Minh Xuân bằng các phương pháp khảo sát:  Khảo sát bằng bảng câu hỏi  Lấy mẫu  Phỏng vấn e. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến đề tài nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở Khu công nghiệp. 2.2.NỘI DUNG KHẢO SÁT VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.2.1. Nội dung khảo sát Các nội dung khảo sát hiện trạng hệ thống nước thải và nước mưa bao gồm: - Lượng nước thải phát sinh của KCN và khu TTCN. - Hệ thống cống thoát nước mưa, cống thu gom nước thải của KCN và nguồn tiếp nhận. - Hệ thống cống thoát nước mưa và cống thu gom nước thải các doanh nghiệp trong KCN. - Trạm xử lý nước thải của các DN. - Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. 2.2.2. Phƣơng pháp thực hiện a. Đối tƣợng khảo sát 40 doanh nghiệp của KCN và 20 doanh nghiệp của khu TTCN được lựa chọn khảo sát. Việc lựa chọn các doanh nghiệp khảo sát này dựa vào tiêu chí: (i) lượng nước thải phát sinh lớn và (ii) ngành công nghiệp phát sinh nước thải nồng độ chất ô nhiểm cao (iii) Các DN có đầu nối sai (iv) và các DN có hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động. Các doanh nghiệp được lựa chọn dựa trên các báo cáo định kỳ hàng năm của Ban Quản Lý KCN. 11 Việc khảo sát này được thực hiện cho ba đối tượng: (i) Khu công nghiệp và (ii) khoảng 40 doanh nghiệp trong KCN có tải lượng ô nhiễm nước thải cao (iii) và 20 DN trong khu TTCN, chủ yếu là các DN xi mạ và dệt nhuộm. Việc thu thập thông tin này được tiến hành bằng phiếu câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp các người vận hành/quản lý hệ thống xử lý của các doanh nghiệp và trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Ở mỗi đối tượng sẽ khảo sát các nội dung sau:  Thu thập thông tin chi tiết của trạm/hệ thống xử lý, bao gồm:  Thông tin kỹ thuật: - Công suất thiết kế - Công suất thực tế của hệ thống xử lý nước thải thông qua nhu cầu cấp nước sạch từ mạng lưới cấp nước CTy CN, khai thác nước ngầm hoặc số liệu từ đồng hồ đo lưu lượng nước thải của hệ thống, công suất bơm, thời gian làm việc trong ngày. - Công nghệ xử lý; - Chất lượng nước thải vào và ra từ các báo cáo giám sát định kỳ; - Nhu cầu hóa chất của hệ thống xử lý; - Nhu cầu nhân sự của quản lý và vận hành; - Diện tích mặt bằng của hệ thống; - Chi phí đầu tư, chi phí vận hành; - Thải đổ bùn/ xử lý bùn thải, - Các trở ngại/vấn đề trong vận hành thường gặp - Biện pháp khắc phục sự cố vận hành.  Thông tin quản lý: - Cơ cấu quản lý hệ thống quản lý MT - Chính sách, quy định và thông tư liên quan đến quản lý môi trường - Chi phí/phí/thuế liên quan đến trạm xử lý - Nhu cầu nhân sự vận hành và quản lý hệ thống 12 - Định kỳ giám sát, số lượng và các thông số giám sát - Định kỳ báo cáo cho các cơ quan cấp trên  Thu thập các thông tin về mạng lưới thu gom nước thải và nước mưa bao gồm:  Thông tin kỹ thuật: - Đường kính, độ dốc và chiều dài tuyến cống, - Đấu nối mạng lưới thoát nước giữa doanh nghiệp và KCN - Kích thước các miệng cống xả; - Công suất trạm bơm; - Nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải  Thông tin quản lý và vận hành: - Độ sâu ngập úng (nếu có); tần suất ngập - Định kỳ nạo vét; - Cơ quan hợp đồng nạo vét; - Lượng bùn nạo vét, - Định kỳ sửa chữa, thay mới Việc thu thập này được tiến hành bằng phiếu câu hỏi thu thập thông tin hoặc phỏng vấn trực tiếp các người vận hành/quản lý hệ thống xử lý của các doanh nghiệp và trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Bảng câu hỏi thu thập số liệu được trình bày ở phụ lục I. b. Lƣợng nƣớc thải phát sinh Lượng nước thải phát sinh của KCN và khu TTCN được đánh giá thông qua lượng nước cấp tiêu thụ hàng tháng của các doanh nghiệp. Các số liệu cấp nước trong 3 tháng đầu năm của năm 2010 được BQL KCN cung cấp. c. Cống thoát nƣớc mƣa, cống thu gom nƣớc thải và nguồn tiếp nhận Việc khảo sát mạng lưới cống thoát nước mưa và cống thu gom nước thải của KCN được tiến hành lần lượt vào ngày 19/02/2011 và ngày 09/04/2011 và khu TTCN vào ngày 25/08/2011. Khảo sát các hố ga thuộc hệ thống thoát nước của KCN và các hố ga 13 ở bên ngoài DN. Việc lựa chọn hố ga khảo sát dựa vào tiêu chí là các hố ga nằm trên các trục đường chính đổ về trạm xử lý nước thải và hố ga nằm gần các DN ô nhiễm nặng/có lưu lượng lớn. Quan sát dòng chảy, tình trạng vệ sinh, màu, mùi và mức bùn lắng đọng đã được ghi nhận. Số lượng hố ga nước mưa và nước thải của KCN là 35 và khu TTCN là 18. Hình 2.1 thể hiện vị trí lấy mẫu ở các điểm cống xả nước mưa và nước thải và các vị trí lấy mẫu trên kênh 6, kênh 8 và kênh B. Kênh B KB 2 KB 1 K 6A GT 1 CXNM 5 Đƣờng số 9 K 8A CXNM 4 Kênh 6 Kênh 8 Đƣờng số 4 CXNM 6 CXNM 3 CXNM 7 GT 2 Đƣờng số 6 CXNM 8 E CXNM 9 CXNM 2 Trạm XLNT I CXNM 1 Hình 2.1 Sơ đồ lấy mẫu kênh và cống xả nƣớc mƣa (CXNM) và cống xả NT (vị trí E)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan