Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De tn sinh hoc 8 ky i

.DOC
3
316
106

Mô tả:

KIỂM TRA HỌC KỲ I SINH 8 ĐỀ Câu 1. Có mấy loại mô chính? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 2. Màng sinh chất có chức năng : a. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất b. Thực hiện bài tiết của tế bào c. điều khiển của tế bào sống d. Tổng hợp các chất. Câu 3. Tế bào thần kinh còn được gọi là gì? a. Tổ chức thần kinh đệm b. Nơron. c. Sợi nhánh d. Sợi trục và sợi nhánh. Câu 4. Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: a. màng sinh chất ,ti thể,nhân b. Chất tế bào. ri bô xôm, nhân con c. Nhân ,chất tế bào, trung thể d. Màng sinh chất,chất tế bào, nhân. Câu 5. Phương tiện để sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay là: a. Một nẹp dài 30-40cm rộng 4-5cm b. 02 cuộn băng y tế c. 02 miếng gạc y tế d. Tất đều đúng Câu 6. Có mấy loại khớp cơ bản: a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 7. Gặp người bị tai nạn gãy xương phải làm gì? a. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy b. Tiến hành bó chỗ xương bị gãy c. Chở ngay đến bệnh viện d. đặt nạn nhân nằm yên Câu 8 Công của cơ phụ thuộc vào yếu tố nào. a. Thời gian lao động b. Trạng thái thần kinh c. Nhịp độ lao động d. Khối lượng của vật và nhịp co của cơ Câu 9. Mô cơ có mấy loại : a. 2 b.3 c. 4 d. 5 Câu 10: Ở người già xương dễ bị gãy là do: a. Tỉ lệ chất vô cơ giảm xuống b. Tỉ lệ chất hữu cơ giảm vô cơ tăng c. Tỉ lệ chất hữu cơ tăng lên d. Tỉ lệ sụn tăng lên Câu 11. Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là gì? a. vitamin b. Chất xơ c. Mỡ động vật d. Chất khoáng Câu 12. Nhóm máu không nhận được các nhóm máu khác với nó là(chuyên cho) a. Nhóm máu O b. Nhóm máu A c. Nhóm máu B d. Nhóm máu AB Câu 13. Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Nơ ron Câu 14. Tế bào lim phô T đã phá huỷ các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, bằng cách nào? a. Tiết ra các prôtêin đặc hiệu để phá hủy tế bào nhiễm bệnh. b. Nuốt tế bào bị nhiễm đó c. vô hiệu hóa tế bào nhiễm bệnh d. Ngăn cản các tế bào bị nhiễm bệnh Câu 15. Máu và nước mô vận chuyển đến tế bào các chất: a. Các chất dinh dưỡng và ôxi b. Khí cacbonic và muối khoáng c. Prôtêin, gluxit và các chất thải d. các vitamim và chất thải Câu 16. Máu đông được là nhờ: a. Huyết tương b. Các tơ máu c. Hồng cầu d. Bạch cầu Câu 17. Cấu tạo trong của tim người gồm mấy ngăn? a. 2 b. 3 c. 4 d.5 Câu 18 hệ bạch huyết gồm: a.Phân hệ bạch huyết lớn b. Mạch bạch huyết c. Mao mạch bạch huyết d. Phân hệ bạch huyết lớn và nhỏ Câu 19. Máu lưu chuyển trong toàn cơ thể là do: a. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch b. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể c. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng d. Lồng ngực co, dãn Câu 20. Trung bình mỗi phút chu kỳ co, giãn tim (nhịp tim) là: a. 55 lần b. 75 lần c. 100 lần d. 120 lần Câu 21. Sự thực bào là: a. Các bạch cầu vô hiệu hóa vi khuẩn b. Các bạch cầu tiêu huỷ vi khuẩn c. Các bạch phá hủy vi khuẩn d. Các bạch cầu hình thành chân giả để bắt và nuốt vi khuẩn Câu 22. Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là gì? ( đúng nhất) a. Bụi, chất khí độc, vi sinh vật gây bệnh b. Vi sinh vật gây bệnh, Chất khí độc c. Chất khí độc, Vi sinh vật gây bệnh d. Bụi. Chất khí độc. Câu 23: Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phồi là: a. Thực quản b. Xoang mũi c. Khí quản d. Phế nang. Câu 24. Phương pháp hô hấp nhân tạo cho nạn nhân là a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt b. Phương pháp ấn lồng ngực c. Kết hợp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực d. Tất cả đều đúng Câu 25. Cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí vì: a. Hút khi Oxy nhả khí cacbonic b. Hút khi Cacbonic nhả khí Oxy c. Lá thoát hơi nước d. Lá có màu xanh Câu 26. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào theo cơ chế a. Nồng độ b. Thẩm thấu c. Trong ngoài d. khuếch tán Câu 27. Cấu trúc nào không ñược xem là bộ phận của ống tiêu hoá là: a/Thực quản b. Gan c. Ruột già d. Ruột non Câu 28. Hoạt động biến đổi hoá học thức ăn trong dạ dày được thực hiện bởi. a. Enzim pepsin b. Enzim Amilaza c. Dịch tuỵ d. Vi khuẩn Câu 29. Hệ tiêu hoá cung cấp cho cơ thể những chất là. (đúng nhất) a. Chất dinh dưỡng, nước, ôxi. b. Chất dinh dưỡng, muối khoáng, vitamin. c. Chất dinh dưỡng, protein. d. Gluxit, vitamin, muối khoáng. Câu 30. Trao đổi chất ở tế bào được thực hiện qua a. Hệ tuần hoàn b. Hệ hô hấp c. Hệ tiêu hoá d. Hệ bài tiết Câu 31. Biến ñổi lý học ở dạ dày gồm : a. Sự tiết dịch vị. b. Sự co bóp của dạ dày c. Sự nhào trộn của thức ăn d. b và c đúng Câu 32. Biến đổi hoá học ở dạ dày gồm: a. Co bóp của cơ dạ dày b. Đảo trộn thức ăn c. Hoạt động của Enzimpepsin d. Hoạt động của Amilaza Câu 33. Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động của cơ quan nào? a. Cơ môi b. Vòm miệng c. Lưỡi d. Răng Câu 34. Ăn uống hợp lí là: a. Ăn quá nhiều các chất b. Ăn đúng giờ, đúng bữa c.Ăn nhiều bữa trong ngày d. Ăn thức ăn hợp khẩu vị Câu 35. Điều nào sau đây đúng khi nói về hoạt động tiêu hoá ở ruột già. a. Hấp thụ nước và thải chất bã b. xảy ra các hoạt động lí học c. xảy ra sự biến đổi hoá học d. Hấp thu chất dinh dưỡng Câu 36. Đặc điểm cấu tạo của dạ dày phù hợp tiêu hóa cơ học là: a. Có lớp cơ rất dày và khoẻ b. Có lớp niêm mạc nhiều tuyến tiết dịch vị c. Lớp dưới niêm mạc phát triển d. Lớp màng nhầy phát triển Câu 37. Enzim tiêu hoá của dịch nước bọt là: a. Mantaza b. Sáccaraza c. Amilaza d. Tríp sin Câu 38. Có mấy con đường hấp thụ chất dinh dưỡng a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 39. Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm 2 mặt là: a. Đồng hoá và tiêu hoá b. Đồng hoá và bài tiết c. Đồng hoá và dị hoá d. Dị hoá và tiêu hoá Câu 40. Năng lượng được giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng như sau: a. Tổng hợp nên chất sống mới của cơ thể b. Sinh ra nhiệt cho cơ thể c. Tạo ra công để cơ thể sử dụng d. Tất cả các ý đều ñúng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan