Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức đề thi viết thi công chức chuyên ngành công thương có đáp án...

Tài liệu đề thi viết thi công chức chuyên ngành công thương có đáp án

.PDF
9
1494
108

Mô tả:

UBND TỈNH ................................ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Công thương Câu 1 (2 điểm). Anh (chị) hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của Sở Công thương về điện lực và năng lượng; khuyến công; cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xúc tiến thương mại; quản lý thị trường quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLTBCT-BNV ngày 28/5/2008 của Liên Bộ Công thương - Bộ Nội vụ. Cơ cấu điểm: Có 5 ý - Ý 1, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 2, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 3, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 4, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 5, có 3 ý, mỗi ý được 0,15 điểm, riêng ý 3 được 0,2 điểm. 1. Về điện lực và năng lượng: - Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh; - Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực tại địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn; - Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành điện lực theo quy định của pháp luật. 2. Về khuyến công: - Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương, bao gồm các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công tại địa phương. 3. Về cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 1 - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các ngành nghề, làng nghề nông thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công thương); phê duyệt điều lệ của các tổ chức đó; - Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn sau khi được phê duyệt. 4. Về xúc tiến thương mại: - Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam; - Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân. 5. Về quản lý thị trường: - Tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực công thương của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh; thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Câu 2 (2 điểm). Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Hãy nêu quy định việc ghi nhãn thực phẩm tại nghị định nói trên? Cơ cấu điểm: Có 3 ý lớn - Ý I, được 0,25 điểm; - Ý II, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm; - Ý III, có 3 ý + Ý 1 và 3 mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 2, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm I. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2012. 2 II. Ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm 1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm. 2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này. 3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên. III. Nội dung bắt buộc ghi nhãn 1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm. 2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây: a) Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng; b) Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: Công bố thành phần dinh dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có; c) Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ; d) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm; đ) Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm; e) Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn; g) Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với nhãn gốc. 3 3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn thực phẩm. Câu 3 (2 điểm). Hãy trình bày quy định về việc đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo; hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm và tiếp nhận, thẩm định, cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm được quy định tại Thông tư số 40/2012/TTBCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương. Cơ cấu điểm: Có 3 ý lớn - Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý II, có 3 ý, + Ý 1, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 3 được 0,15 điểm; - Ý III, có 3 ý, + Ý 1, được 0,15 điểm; + Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; I. Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo 1. Đăng ký lần đầu: Áp dụng đối với từng loại thực phẩm của một cơ sở sản xuất và chưa được xác nhận nội dung quảng cáo hoặc sản phẩm thực phẩm đã được xác nhận nội dung quảng cáo nhưng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bị hủy bỏ. 2. Đăng ký lại: Sản phẩm thực phẩm đã được xác nhận nội dung quảng cáo nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm hết hiệu lực. II. Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm Cơ sở nêu tại Điều 2 của Thông tư này phải gửi đầy đủ 01 (một) bộ Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phù hợp các quy định về an toàn thực phẩm tới cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo quy định tại Điều 13 Thông tư này. 1. Hồ sơ đăng ký lần đầu, gồm: a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền; c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh; 4 d) Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành và có hiệu lực) hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực); đ) Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm đúng như nội dung đăng ký quảng cáo; e) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết...); g) Giấy ủy quyền quảng cáo hoặc hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. 2. Hồ sơ đăng ký lại, gồm: a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội dung quảng cáo thực phẩm đã thay đổi; c) Các tài liệu quy định tại điểm b, điểm e khoản 1 Điều này. 3. Toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này phải có dấu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. III. Tiếp nhận, thẩm định, cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm 1. Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo quy định tại Điều 13 Thông tư này phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. 2. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo tiến hành thẩm định, thu phí, lệ phí theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và thông báo kết quả thẩm định nội dung quảng cáo cho cơ sở dưới hình thức: a) Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thẩm định đạt yêu cầu; b) Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. 3. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ vào: a) Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền (áp dụng đối với cơ sở sản xuất trong nước); b) Hiệu lực của văn bản công nhận đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đối với quốc gia hoặc cơ sở xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam. 5 Câu 4 (2 điểm). Hãy nêu mức xử phạt và hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Cơ cấu điểm: Có 8 ý - Ý 1, 2, 3, 4, 5, 7 mỗi ý được 0,2 điểm; - Ý 6, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm; - Ý 8, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm; Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm 1. Phạt tiền bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100.000.000 đồng. 2. Phạt tiền bằng 100% đến 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100.000.000 đồng. 3. Phạt tiền bằng 120% đến 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt quá 100.000.000 đồng. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm, trừ các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều này. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm. 6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; b) Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm; 6 c) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm. 7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm được sản xuất từ nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này; c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này. Câu 5 (2 điểm). Hãy nêu mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ. Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn: - Ý I, có 3 ý + Ý 1, được 0,15 điểm; + Ý 2, có 3 ý nhỏ mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 3, có 4 ý nhỏ mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý II, có 6 ý + Ý 1, 2, 3 mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 4, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 5, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; + Ý 6, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; I. Hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; b) Không công bố lại tiêu chuẩn áp dụng khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung đã công bố; 7 c) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc công bố tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; c) Buộc công bố lại tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; d) Buộc sửa đổi tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp tiêu chuẩn áp dụng là tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn khác phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc thay đổi các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa cho phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và thực hiện việc công bố lại tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. II. Hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định. 2. Hành vi bán sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng được áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại để xử phạt. 3. Phạt tiền từ một lần đến hai lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát hiện được tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng. 4. Phạt tiền từ hai lần đến ba lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đã được chứng nhận hoặc tiêu chuẩn tương ứng đã công bố; b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng. 5. Phạt tiền từ ba lần đến năm lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã công bố hoặc đã được chứng nhận; b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: 8 a) Buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa vi phạm và yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu công bố tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc chuyển đổi mục đích áp dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này; c) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp không thực hiện được việc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc gây hại cho sức khỏe, an toàn, môi trường. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan