Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán De_thi_va_dap_an_kiem_toan...

Tài liệu De_thi_va_dap_an_kiem_toan

.DOC
8
469
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KIỂM TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút Đề số 1 Câu 1) Trình bày khái niệm và biểu hiện của gian lận và sai sót trong kiểm toán? Câu 2) Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: 1. Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến thông tin kế toán đó là: A. Các cơ quan nhà nước cần thông tin trung thực và hợp lý để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. B. Các nhà doanh nghiệp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. C. Các nhà đầu tư cần thông tin trung thực để ra quyết định đầu tư. D. Tất cả các phương án trên. 2. Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý quản lý là loại kiểm toán: A. Kiểm toán tuân thủ. B. Kiểm toán hoạt động. C. Kiểm toán BCTC. D. Không đáp án nào đúng. 3. Chức năng của kiểm toán hoạt động là hướng vào: A. Các yếu tố nguồn lực kinh tế của đơn vị trên cơ sở những kế hoạch đề ra. B. Tình hình tuân thủ pháp luật, chế độ của đơn vị. C. Tình hình tài chính của đơn vị. D. Tính hiệu quả của một phương án sản xuất của đơn vị. E. Câu A và D. 4. Hoạt động kiểm toán nào sau đây không phải là kiểm toán tuân thủ: A. Kiểm toán đơn vị trực thuộc về việc chấp hành các quy chế của Doanh nghiệp B. Kiểm toán của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. C. Kiểm toán để đánh giá hoạt động của một phân xưởng. D. Kiểm toán doanh nghiệp theo yêu cầu của Ngân hàng. 5. Ví dụ nào sau đây không phải là kiểm toán tuân thủ: A. Kiểm toán của đơn vị phụ thuộc về việc chấp hành quy chế của đơn vị cấp trên. B. Kiểm toán của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. C. Kiểm toán BCTC của doanh nghiệp theo yêu cầu của Ngân hàng. D. Kiểm toán các đơn vị hành chính sự nghiệp theo yêu cầu của nhà nước. Câu 3: Công ty Hải An có Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2010 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2010 Đơn vị tính: đồng Tài sản A. Tài sản ngắn hạn Số tiền 750.000.000 Nguồn vốn A. Nợ phải trả Số tiền 450.000.000 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Phải thu khách hàng 4. Hàng tồn kho 6. 5. Người mua ứng trước 7. B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định 50.000.000 40.000.000 95.000.000 315.000.000 (50.000.000) 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Phải trả người lao động 4. Khấu hao TSCĐ 60.000.000 40.000.000 50.000.000 100.000.000 800.000.000 900.000.000 B. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn kinh doanh 2. Lợi nhuận chưa phân phói Tổng cộng 1.100.000.000 1.000.000.000 100.000.000 1.550.000.000 Tổng cộng 1.550.000.00 0 Kế toán trưởng chỉ dẫn xem xét 3 nội dung; - Người mua ứng trước - Khấu hao tài sản cố định - Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán Yêu cầu: - KTV xác minh bảng cân đối kế toán đã lập - Điều chỉnh khoản mục trên Bảng cân đối kế toán cho đúng chế độ kế toán - Lập bảng cân đối kế toán mới - Nhận xét về chỉ dẫn của kế toán trưởng. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG MÔN KIỂM TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút Đề số 2 Câu 1) Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro trong kiểm toán? Câu 2) Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất: 1. Một cuộc kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vi phạm luật pháp, chế độ quy định của nhà nước thuộc về kiểm toán: A. Kiểm toán BCTC. B. Kiểm toán hoạt động. C. Kiểm toán tuân thủ. D. Tất cả đều sai. 2. Kiểm toán nội bộ của danh nghiệp được xem như: A. Một pháp nhân. B. Một tổ chức kinh doanh. C. Một bộ phận chức năng của doanh nghiệp. D. Một bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác để thu phí kiểm toán. 3. Một tổ chức kiểm toán được quyền thu phí kiểm toán của đơn vị được kiểm toán là: A. Các công ty kiểm toán độc lập. B. Cơ quan kiểm toán nhà nước. C. Kiểm toán nội bộ. D. Tất cả các câu trên. 4. Sự khác biệt cơ bản giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ: A. Kiểm toán độc lập phục vụ bên ngoài, kiểm toán nội bộ phục vụ cho doanh nghiệp. B. Kiểm toán độc lập có trả phí, kiểm toán nội bộ không trả phí. C. Kiểm toán độc lập do người bên ngoài đơn vị thực hiên, kiểm toán nội bộ được người trong đơn vị thực hiện. D. Kiểm toán độc lập tiến hành khi kết thúc niên độ, kiểm toán nội bộ tiến hành khi cần thiết. 5. Người sử dụng có thể mong đợi ở cuộc kiểm toán BCTC sẽ: A. Đảm bảo là toàn bộ nội dung của BCTC là hợp lý. B. Được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán. C. Xác định là đơn vị đầu tư có thận trọng không. D. Câu A và B đúng. Câu 3: Công ty Hải An có Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2010 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2010 Đơn vị tính: đồng Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản ngắn hạn 750.000.000 A. Nợ phải trả 450.000.000 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Phải thu khách hàng 4. Hàng tồn kho 8. 5. Người mua ứng trước 9. B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định 50.000.000 40.000.000 95.000.000 315.000.000 (50.000.000) 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Phải trả người lao động 4. Khấu hao TSCĐ 60.000.000 40.000.000 50.000.000 100.000.000 800.000.000 900.000.000 B. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn kinh doanh 2. Lợi nhuận chưa phân phói Tổng cộng 1.100.000.000 1.000.000.000 100.000.000 1.550.000.000 Tổng cộng 1.550.000.00 0 Kế toán trưởng chỉ dẫn xem xét 3 nội dung; - Người mua ứng trước - Khấu hao tài sản cố định - Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán Yêu cầu: - KTV xác minh bảng cân đối kế toán đã lập - Điều chỉnh khoản mục trên Bảng cân đối kế toán cho đúng chế độ kế toán - Lập bảng cân đối kế toán mới - Nhận xét về chỉ dẫn của kế toán trưởng. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KIỂM TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút Đáp án đề số 1 Câu 1) Khái niệm và biểu hiện của gian lận và sai sót trong kiểm toán - Khái niệm về gian lận: Gian lận là hành vi cố ý làm lệch lạc các số liệu, thông tin của một hay một nhóm người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hay bên thứ ba độc lập làm ảnh hưởng đến BCTC. - Biểu hiện của gian lận: + Xử lý chứng từ theo ý chủ quan ví dụ: Tẩy xóa, làm giả, sửa chữa chứng từ. + Cố ý ghi chép sai hoặc bỏ sót hoặc ghi khống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm biển thủ tài sản, tham ô, tham nhũng. + Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, chế độ, nguyên tắc kế toán. - Khái niệm về sai sót: sai sót là các lỗi không cố ý hoặc các nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến các thông tin và số liệu trên BCTC. - Biểu hiện của sai sót là: + Tính toán sai về mặt số học. + Do trình độ hiểu biết hạn chế nên áp dụng sai các chế độ, chuẩn mực, nguyên tắc kế toán. + Vô ý ghi trùng hoặc bỏ sót ngiệp vụ kinh tế phát sinh. Câu 2) 1 2 3 4 5 D B E C C Câu 3: Phát hiện ra ba điểm sai sót sau đây: - Người mua ứng trước để bên tài sản là sai. Sửa đúng là: Chuyển sang bên nguồn vốn. - Khấu hao tài sản cố định để bên nguồn vốn là sai. Sửa đúng là: chuyển sang bên tài sản để trong ngoặc đơn hoặc ghi số âm. - Tính toán số tiền của 2 bên sai. Sửa đúng là - Nhận xét về chỉ dẫn của kế toán trưởng: Kế toán trưởng chỉ ra những điều ra là chính xác. - Lập bảng cân đối kế toán mới: Tài sản A. Tài sản ngắn hạn Số tiền 500.000.000 Nguồn vốn A. Nợ phải trả Số tiền 200.000.000 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Phải thu khách hàng 4. Hàng tồn kho B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định 2. Khấu hao TSCĐ Tổng cộng 50.000.000 40.000.000 95.000.000 315.000.000 800.000.000 900.000.000 100.000.000 (1.300.000.000) 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Phải trả người lao động 4. Người mua ứng trước B. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn kinh doanh 2. Lợi nhuận chưa phân phói Tổng cộng 60.000.000 40.000.000 50.000.000 50.000.000 1.100.000.000 1.000.000.000 100.000.000 1.300.000.000 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KIỂM TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút Đáp án đề số 2 Câu 1) Khái niệm và phân loại rủi ro trong kiểm toán - Khái niệm: là khả năng xảy ra các gian lận và sai sót trọng yếu trong BCTC đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không đưa ra ý kiến nhận xét thích hợp. - Nguyên nhân: + Do chủ quan của kiểm toán viên về tâm lý sức khỏe và đạo đức. + Do doanh nghiệp hợp pháp hóa chứng từ. + Do kiểm toán chọn mẫu để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả nên rủi ro kiểm toán có thể rơi vào những phần mà kiểm toán viên không tiến hành kiểm tra. - Phân loại rủi ro gồm 3 loại sau đây: + Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng xảy ra các sai sót trọng yếu, tiềm ẩn vốn có của từng bộ phận, khoản mục trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp khi có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. + Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu trong từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa và phát hiện ra hết. + Rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng xảy ra các sai sót trọng yếu trong từng bộ phận, khoản mục trên BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà kiểm toán viên không thể phát hiện ra hết. Câu 2) 1 2 3 4 5 C C A C D Câu 3: Phát hiện ra ba điểm sai sót sau đây: - Người mua ứng trước để bên tài sản là sai. Sửa đúng là: Chuyển sang bên nguồn vốn. - Khấu hao tài sản cố định để bên nguồn vốn là sai. Sửa đúng là: chuyển sang bên tài sản để trong ngoặc đơn hoặc ghi số âm. - Tính toán số tiền của 2 bên sai. Sửa đúng là - Nhận xét về chỉ dẫn của kế toán trưởng: Kế toán trưởng chỉ ra những điều ra là chính xác. - Lập bảng cân đối kế toán mới: Tài sản A. Tài sản ngắn hạn Số tiền 500.000.000 Nguồn vốn A. Nợ phải trả Số tiền 200.000.000 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Phải thu khách hàng 4. Hàng tồn kho B. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định 2. Khấu hao TSCĐ Tổng cộng 50.000.000 40.000.000 95.000.000 315.000.000 800.000.000 900.000.000 100.000.000 (1.300.000.000) 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Phải trả người lao động 4. Người mua ứng trước B. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn kinh doanh 2. Lợi nhuận chưa phân phói Tổng cộng 60.000.000 40.000.000 50.000.000 50.000.000 1.100.000.000 1.000.000.000 100.000.000 1.300.000.000
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan