Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối B Đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học lần 2 năm 2015 trường thpt chuyên long an, ...

Tài liệu Đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học lần 2 năm 2015 trường thpt chuyên long an, long an

.PDF
6
908
108

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (2014–2015) TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN MÔN: HÓA HỌC (Lần 2) (Đề thi có 5 trang, 50 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 90 phút; Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207. Câu 1: Cho hình vẽ sau: Phản ứng xảy ra trong bình hứng (eclen) có thể là: A. HCl + Br2 → 2HBr + Cl2 B. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr C. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 D. 5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3 Câu 2: Cho 0,1 mol CH3COOH vào cốc chứa 30 ml dung dịch ROH 20% (d=1,2g/ml, R là một kim loại nhóm IA). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, rồi đốt cháy hoàn toàn chất rắn khan còn lại. Sau khi đốt cháy thì còn lại 9,54g chất rắn và có m gam hỗn hợp gồm CO2, hơi nước. m có giá trị gần nhất với: A. 8,5 B. 9,5 C. 7,5 D. 10,0 Câu 3: Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là A. CuSO4  Cu + S + 2O2. B. 2CuSO4 + 2H2O  2Cu + 2H2SO4 + O2. C. CuSO4  Cu + SO2 + 2O2. D. CuSO4 + H2O  Cu(OH)2 + SO3. Câu 4: Cho các phát biểu sau: (a) Đun nóng phenyl clorua bằng dung dịch NaOH loãng dư thu được phenol. (b) Điều chế cumen bằng cách cho benzen phản ứng cộng với propilen. (c) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (d) Có thể phân biệt axit fomic và axit acrylic bằng dung dịch nước brom. (e) Ala - Gly khi cho tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu tím đặc trưng. (g) Anilin tác dụng với axit HNO3 ở nhiệt độ thường cho phenol. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 2. C. 3. Câu 5: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH? A. Phenol. B. Alanin. C. Axit axetic. D. 4. D. Anilin. +X + NaOH (dö)  Phenyl axetat  Câu 6: Cho dãy chuyển hóa sau: Phenol  Y (hợp chất thơm). Hai chất X, t0 Y trong sơ đồ trên lần lượt là: A. axit axetic, phenol. B. anhiđrit axetic, phenol. C. anhiđrit axetic, natri phenolat. D. axit axetic, natri phenolat. Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. Trang 1/6 - Mã đề thi 132 (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 8: X là một axit cacboxylic, Y là một este hai chức, mạch hở (được tạo ra khi cho X phản ứng với ancol đơn chức Z). Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 lấy dư, thu được 0,11 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm m gam đồng thời thu được 69 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 26,28. B. 27,63. C. 29,82. D. 21,34. Câu 9: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Phenyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Etyl axetat. D. Propyl axetat. Câu 10: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là: A. 38,07%. B. 40%. C. 49%. D. 50%. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai este X1, X2 là đồng phân của nhau cần dùng 19,6 gam O2, thu được 11,76 lit CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì còn lại 13,95 gam chất rắn khan. Tỷ lệ mol của X1, X2 là: A. 4:3. B. 1:2. C. 2:3. D. 3:1. Câu 12: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat? A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ). B. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ. C. Sản xuất thuỷ tinh. D. Sản xuất xi măng. Câu 13: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng a. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được kết tủa và 15,68 lit hỗn hợp khí Z ở đktc. Sục khí Z qua dung dịch brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của a gần nhất với: A. 9,9 B. 9,7 C. 10,0 D. 9,8 Câu 14: Dãy chất nào sau đây có thể dùng để tách riêng các chất từ hỗn hợp lỏng gồm benzen và anilin? A. Dung dịch NaOH, dung dịch brom. B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH. C. H2O, dung dịch brom. D. Dung dịch NaCl, dung dịch NaOH. Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron:1s22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hidro của X là: A. X2O5 và XH3 B. X2O7 và XH C. XO2 và XH4 D. XO3 và XH2 Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol, glixerol có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 4,368 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng vừa đủ với kali thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là: A. 13,43. B. 13,24. C. 7,49. D. 13,63. Câu 17: Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với: A. 160. B. 180. C. 170. D. 190. Câu 18: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit A. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH B. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH D. H2N-CH2-NH-CH2COOH Câu 19: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m là gần nhất với: A. 37 B. 38 C. 40 D. 39 Trang 2/6 - Mã đề thi 132 Câu 20: Cho phương trình ion rút gọn của pư sau: 2M + 4H+ + SO42-  2Mn+ + SO2 + 2H2O. M có thể là kim loại nào sau đây: A. Ag B. Cu C. Zn D. Fe Câu 21: Một loại phân lân có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 (còn lại là các tạp chất không chứa photpho) được sản xuất từ quặng photphorit có độ dinh dưỡng 47%. Phần trăm khối lượng của Ca(H2PO4)2 trong loại phân lân đó là: A. 77,45%. B. 65,75%. C. 95,51%. D. 87,18%. Câu 22: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là: A. 0,13. B. 0,11. C. 0,12. D. 0,10. Câu 23: Cho phản ứng: KMnO4 + CH3CH=CH2 + H2O CH3CH(OH)-CH2OH + KOH + MnO2. Tỉ lệ mol của chất bị oxi hóa và chất bị khử trong phương trình phản ứng trên là: A. 4 : 3. B. 3 : 2. C. 2 : 3. D. 3 : 4. Câu 24: Peptit X được cấu tạo bởi một amino axit trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm NH2. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (được lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng nhiều hơn X là 75 g. Số liên kết peptit trong phân tử X là: A. 17. B. 16. C. 15. D. 14. Câu 25: Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch: A. Ag+, Fe3+, H+, Br−, NO3−, CO32−. B. Na+, Mg2+, NH4+, SO42−, Cl−, NO3−. 2+ + 2+ − − C. Ca , K , Cu , OH , Cl . D. Na+, NH4+, Al3+, SO42−, OH−, Cl−. Câu 26: Cho các nhận xét sau: (a) Khi điện phân dung dịch NaCl, ở catot xảy ra sự oxi hoá nước. (b) Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 thì cơ bản Fe bị ăn mòn điện hoá. (c) Trong thực tế để loại bỏ NH3 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí Cl2 vào phòng (d) Khi cho một lượng CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần. (e) Sục H2S vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 thu được 2 loại kết tủa. (g) Dung dịch FeCl3 không làm mất màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng. Số nhận xét đúng là: A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 27: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Chất Y và Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. Chất X và Y đều tan vô hạn trong nước. C. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng. D. Chất T tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2. Câu 28: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HCl 0,2 M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch X. Cho 300 ml dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1M được dung dịch Z có pH=1. Giá trị của V là: A. 0,32 lít. B. 0,24 lít. C. 0,16 lít. D. 0,08 lít. Trang 3/6 - Mã đề thi 132 Câu 29: Hòa tan hết 0,03 mol một oxit sắt có công thức FexOy vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,01 mol một oxit nitơ có công thức NzOt (sản phẩm khử duy nhất). Mối quan hệ giữa x, y, z, t là: A. 27x -18y = 5z – 2t. B. 9x -8y = 5z – 2t. C. 3x -2y = 5z – 2t. D. 9x -6y = 5z – 2t. Câu 30: Cho 3,36 gam bột Fe vào 300 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 5,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 1,8 gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là: A. 2,24. B. 1,45. C. 2,80. D. 4,92. Câu 31: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa C, H, O. X phản ứng với Na thu được H2 có số mol bằng số mol của X và X phản ứng với CuO nung nóng tạo ra anđehit. Lấy 13,5g X phản ứng vừa đủ với Na2CO3 thu được 16,8 gam muối Y và có khí CO2 bay ra. Công thức cấu tạo của X là: A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. HO-CH2-CH2-CH2-COOH. C. HO-CH2-CH2-COOH. D. HO-CH2-COOH. Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Zn, Al phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm HCl và 0,015 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa 8,11 gam muối và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết rằng tỉ khối của Y so với H2 là 4,50. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là: A. 0,540 gam. B. 0,675 gam. C. 0,945 gam. D. 0,810 gam. Câu 33: Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm but-1-in và anđehit fomic vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 0,6 mol AgNO3 phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của anđehit fomic có trong hỗn hợp là: A. 65,22%. B. 32,60%. C. 26,40%. D. 21,74%. Câu 34: X là dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít, Y là dung dịch Ba(OH)2 b mol/lít. Nếu trộn 200 ml dung dịch X với 300 ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Mặt khác, nếu trộn 200 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là: A. 0,075 và 0,10. B. 0,10 và 0,05. C. 0,10 và 0,20. D. 0,05 và 0,075. Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 3,79 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 5) vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO3 thu được dung dịch Y và V ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để phản ứng hết với các chất trong Y thu được dung dịch trong suốt cần 3,88 lít dung dịch NaOH 0,125M. Giá trị của V gần nhất với: A. 290. B. 270. C. 300. D. 280. 2+ 4 Câu 36: X có cấu hình electron: [Ar]3d . X là nguyên tố: A. 24Cr. B. 26Fe. C. 28Ni. D. 29Cu. Câu 37: Trong các phát biểu sau: (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. (2) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. (3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (4) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. (5) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. (6) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. (7) Al vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH nên Al lưỡng tính Có bao nhiêu phát biểu chưa đúng? A. 3 B. 2 C. 5. D. 4 Câu 38: Nung 9,04 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 sau một thời gian thu được 5,96 gam chất rắn Y và khí Z. Hấp thụ hoàn toàn khí Z bằng 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 x mol/lít và NaOH y mol/lít, sau khi phản ứng xong thu được dung dịch T và 5,50 gam kết tủa. Nếu đun nóng kĩ dung dịch T thì thu được thêm m gam kết tủa nữa. Nếu tỉ lệ x : y = 12 thì giá trị của m là: A. 0,50. B. 1,50. C. 0,75. D. 1,00. Câu 39: Để khử hết V lít xeton X mạch hở cần vừa đủ 3V lít H2 (Ni, to) thu được chất hữu cơ Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư Na thu được V lít khí H2. Các khí đều được đo ở cùng điều kiện. Công thức thu gọn của X là (với n  3): A. CnH2n – 2O2. B. CnH2n – 4O. C. CnH2n – 4O2. D. CnH2n – 2O. Câu 40: Để phân biệt SO2 và CO2, ta có thể dẫn hỗn hợp qua: Trang 4/6 - Mã đề thi 132 A. dung dịch brom B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch thuốc tím D. A hoặc C. Câu 41: Thủy phân một lượng mantozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71, 28 gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sobitol. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 38,88 g. B. 34,56 g. C. 69,12 g. D. 43,20 g. Câu 42: Số đồng phân amin là dẫn xuất của benzen ứng với công thức phân tử C7H9N, khi tác dụng với NaNO2/HCl (0 – 50C) tạo thành muối điazoni là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 43: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. Câu 44: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl dư. (d) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch KHSO4. (f) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2. Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp xuất hiện kết tủa là: A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 45: Axit terephtalic có bao nhiêu nguyên tử H? A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 Câu 46: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6Cl2. Thủy phân X trong NaOH đặc, ở nhiệt độ cao, áp suất cao thu được chất Y có công thức C7H7O2Na. Số công thức cấu tạo của X là: A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 47: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (b) Phenol không tham gia phản ứng thế (c) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen. (d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím (e) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4 . B. 5. C. 3. D. 2. Câu 48: Cho 54,04 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch HCl thu được dung dịch X và còn 2,24 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được 0,98 lít khí Y không màu hoá nâungoài không khí (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 226,01. B. 268,54. C. 277,99. D. 282,71. Câu 49: Cho các kim loại: Al, Mg, Zn, Fe, Cu, Ca, Ni. Số kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 50: Một bình kín dung tích 5,6 lit có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức và 3,2g O2. Nhiệt độ trong bình là 109,20C, áp suất trong bình là 0,728 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hai ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,50C và áp suất là p atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1) đựng H2SO4 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dd NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26g, khốil ượng bình (2) tăng 2,2g. Biết rằng thể tích bình không đổi, p có giá trị là: A. 0,724. B. 0,9. C. 0,924. D. 0,8 ----------- HẾT ---------- Trang 5/6 - Mã đề thi 132 ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 132 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A B B D C B C C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B A B D A B B B A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A D B C B A A D D D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C D D A B A C A C D 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 A D C A B C C B C B Trang 6/6 - Mã đề thi 132
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan