Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề thi thử thpt quốc gia môn hoá học

.PDF
4
180
147

Mô tả:

đề thi thử thpt quốc gia môn hoá học
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 BỘ 8 ĐỀ 8 ĐIỂM – ĐỀ SỐ 02 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: ………………………………….. GV: Trần Thanh Bình Số báo danh: ………………………………………... SĐT: 0977111382 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32, Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. THÔNG TIN ĐỀ THI STT Nội dung Số câu Nội dung Mức độ = 4 : 4 : 2 : 0 4 1 Este - Lipit 3:1:0:0 (16c : 16c : 8c: 0) L/B = 30c/10c 3 2 Cacbohiđrat 2:0:1:0 5 3 Amin – amino axit - protein 2 : 2 : 1: 0 3 4 Polime 2:1:0:0 5 5 Tổng hợp hữu cơ 0:3:2:0 4 6 Đại cương kim loại 2:1:1:0 4 7 KL kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 2 : 2 : 0: 0 4 8 Crom, Sắt và KL khác 2:2:0:0 Nhận biết, Hóa học với môi trường. 3 9 Bài tập hình ảnh, thí nghiệm 1:1:1:0 5 10 Tổng hợp hóa vô cơ 0 : 3 : 2: 0 40 (30L/10B) Tổng Câu 1: Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. C2H5OH. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3CHO. Câu 2: Thủy phân hoàn toàn etyl fomat trong dung dịch NaOH thu được X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là A. axit fomic. B. ancol etylic. C. natri fomat. D. anđehit axetic. Câu 3: Tripanmitin có công thức là A. C17H35COOH B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. C15H31COOH. Câu 4: Khi đốt cháy cacbohiđrat X bằng a mol O2 vừa đủ, thu được b mol CO2 và c mol H2O. So sánh nào sau đây luôn đúng? A. a = b. B. a = c. C. b = c. D. a = b + c. Câu 5: Cho 9 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 10,8. B. 21,6. C. 5,4. D. 2,7. Câu 6: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥ 1). Câu 7: Phân tử khối của alanin là A. 75 đvC. B. 80 đvC. C. 89 đvC. D. 93 đvC. Câu 8: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH. Câu 9: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron. Đ/C lớp offline: Số 6, ngõ 599 - Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội Trang 1/4 Câu 10: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là A. K và Cl2. B. K, H2 và Cl2. C. KOH, H2 và Cl2. D. KOH, O2 và HCl. Câu 11: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2. C. Thanh đồng nhúng trong dung dịch FeCl3 loãng. D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4. Câu 12: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 13: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây? A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg. Câu 14: Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Chất tan trong X là A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2. Câu 15: Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là A. P. B. Fe2O3. C. CrO3. D. CrO. Câu 16: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm thử tính tan của khí X như sau: Biết rằng chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt quì tím, hiện tượng quan sát được là nước phun vào trong bình có màu đỏ. Khí X là A. NH3. B. SO2. C. CO2. D. HCl. Câu 17: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 75%). Khối lượng este tạo thành là A. 6,6 gam. B. 4,4 gam. C. 8,8 gam. D. 5,2 gam. Câu 18: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 19: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin? A. 6. B. 9. C. 4. D. 3. Câu 20: Tơ olon X có phân tử khối trung bình là 66780 đvC. Số mắt xích của X là A. 1540. B. 899. C. 1048. D. 1260. Câu 21: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, C2H5COOH, CH3CHO, HCOOCH3, C12H22O11 (saccarozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 22: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. B. Cao su buna−N thuộc loại cao su thiên nhiên. C. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin. D. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol. Câu 24: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là Đ/C lớp offline: Số 6, ngõ 599 - Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội Trang 2/4 A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 25: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 210 ml. B. 60 ml. C. 90 ml. D. 180 ml. Câu 26: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3. Câu 27: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Mg, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Zn, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg. Câu 28: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là A. AlCl3. B. CuSO4. C. Ca(HCO3)2. D. Fe(NO3)3. Câu 29: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ. B. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại. C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội. D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra khí hiđro. Câu 30: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH (dư). B. HCl (dư). C. AgNO3 (dư). D. NH3(dư). Câu 31: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: A. MgO, Na, Ba. B. Zn, Ni, Sn. C. Zn, Cu, Fe. D. CuO, Al, Mg. Câu 32: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường? A. Dẫn khí Cl2 vào dung dịch H2S. B. Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH. C. Cho CuS vào dung dịch HCl. D. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3. Câu 33: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 87,5%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 2,3 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 18,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0. Câu 34: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 27,75. B. 24,25. C. 26,25. D. 29,75. Câu 35: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; pC6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; (C6H5COO)2C2H4; ClH3NCH2COOH. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (a) C3H4O2 + NaOH → X + Y (b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T (c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3 (d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3 Chất E và chất F theo thứ tự là A. HCOONH4 và CH3CHO. B. (NH4)2CO3 và CH3COONH4. C. HCOONH4 và CH3COONH4. D. (NH4)2CO3 và CH3COOH. Đ/C lớp offline: Số 6, ngõ 599 - Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội Trang 3/4 Câu 37: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa hai ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? A. 1,0. B. 1,5. C. 1,2. D. 0,8. Câu 38: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 39: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%. Câu 40: Dẫn từ từ khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau: Giá trị của V là A. 800. B. 400. C. 200. D. 600. ____HẾT____ Giáo viên: Trần Thanh Bình. Học hàm: Thạc sĩ phương pháp giảng dạy Hóa học. Phương châm giảng dạy: Gãi đúng chỗ “ngứa” của học sinh. Một số câu châm ngôn tâm đắc: “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết” “Đừng làm một điểm trên đường tròn mà hãy làm trung tâm điểm” “Trên con đường thành công không có bóng dáng của kẻ lười biếng” Facebook: https://www.facebook.com/binh.pro.750 Đ/C lớp offline: Số 6, ngõ 599 - Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội Trang 4/4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan