Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối A Đề thi thử quốc gia môn hóa lần 2 năm 2015 trường thpt quỳnh lưu 1, nghệ an...

Tài liệu Đề thi thử quốc gia môn hóa lần 2 năm 2015 trường thpt quỳnh lưu 1, nghệ an

.PDF
5
1626
128

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA 2015 – Lần 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh:.................................................Lớp: .............Trường: ................ Câu 1: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng as 6CO2 + 6H2O   C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ. Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là A. 80,70 gam. B. 88,27 gam. C. 78,78 gam. D. 93,20 gam. Câu 2: Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), Fe(NO3)2 (10). Axit HCl không tác dụng được với chất số: A. (3), (10). B. (5), (6). C. (3), (6). D. (1), (2). Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 12,96 gam nước. Mặt khác nếu cho 21g X tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1,2M sau đó cô cạn dung dịch thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân của axit tạo ra X là : A. C5H10O2. B. C5H10O3 C. C5H6O3. D. C5H8O3. Câu 4: Nguyên tử nào sau đây không có đủ 3 loại hạt cơ bản: A. 1H B. 40Ca C. 19F D. 14N Câu 5: Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả vì: A. Nước đá khô có khả năng thăng hoa. C. Nước đá khô có khả năng khử trùng. B. Nước đá khô có khả năng hút ẩm. D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng. Câu 6: Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom, iot A. Iot có tính ôxi hoá yếu hơn flo, clo, brom nhưng nó cũng ôxi hoá được nước . B. Brom có tính ôxi hoá mạnh, tuy yếu hơn clo, flo nhưng nó cũng ôxi hoá được nước C. Clo có tính ôxi hoá mạnh, ôxi hoá được nước D. Flo có tính ôxi hoá rất mạnh, ôxi hoá mãnh liệt nước Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng:  H 2 SO 4 loang  H 2 SO 4 đac  H O,t 0  KI   (Y)    (Y) Fe 2  (Z)   (X)  X và Z lần lượt là A. Fe3O4 và FeSO4. B. Fe2(SO4)3 và FeSO4. C. FeO và FeSO4. D. FeO và Fe2(SO4)3. Câu 8: Amino axit X có công thức H2N-CxHy-(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm của nguyên tố nitơ trong X là: A. 11,966% B. 10,526% C. 9,524% D. 10,687% Câu 9: Cho các phản ứng hóa học: H SO dac ,170 0 C (1) C2H5OH + H2SO4 đặc → C2H5OSO3H + H2O 2 4 (2) C2H5OH     C2H4 + H2O (3) C2H5OH + CH3COOH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O t (4) C2H5Br + NaOH  C2H5OH + NaBr 0  (5) C2H4 + H2O H C2H5OH Các phản ứng thế là: A. 1, 4, 5 B. 1, 3, 4 C. 1, 4 D. 4 Câu 10: Cho m gam Fe tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch HNO3 0,1M, kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 1,28 gam muối sắt. Tìm giá trị của m và V? A. 0,35 g; 0,112 lít B. 0,135 g; 0,224 lít C. 0,7 g; 0,112 lit D. 0,7 g; 1,12 lít Câu 11: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường: A. Al B. Fe C. Cu D. Ca Câu 12: Hỗn hợp X gồm tripeptit R và tetrapeptit T đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. % khối lượng nitơ trong R và T theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dd Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa R và T trong hỗn hợp X là: A. 7:3 B. 2:3 C. 3:2 D. 3:7 Câu 13: Hỗn hợp khí R gồm hai hidrocacbon mạch thẳng X, Y có thể tích 0,672 lít (đktc). Chia hỗn hợp R thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình dung dịch brom tăng m1 gam, lượng Br2 tham Trang 1/5 - Mã đề thi 209 gia phản ứng là 3,2 gam và không có khí thoát ra khỏi dung dịch brom. Phần 2 đem đốt hoàn toàn, sản phẩm cháy lần lượt dẫn qua bình P2O5 rồi đến bình chứa KOH dư, sau thí nghiệm bình P2O5 tăng m2 gam còn bình KOH tăng 1,76 gam. Giá trị m1, m2 lần lượt là: A. 0, 53; 0,57 B. 0,55; 0,63 C. 0,63; 0,57 D. 0,59; 0,63 Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn,Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2; trong đó NO và N2O có số mol bằng nhau) có tỉ khối so với heli bằng 9,25. Số mol HNO3 phản ứng là A. 2,8 mol. B. 3,0 mol. C. 3,5 mol. D. 3,4 mol. (1) X + 2NaOH → 2Y + H2O ; (2) Y + HClloang → Z + NaCl Câu 15: Cho các phản ứng sau: Biết X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho 0,1 mol Z tác dụng hết với Na (dư) thì số mol của H2 thu được là: A. 0,20 B. 0,15 C. 0,05 D. 0,10 Câu 16: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,5M và Cu(NO3)2 0,75M (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi khối lượng dung dịch giảm 11,65 gam thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân chứa các chất tan là A. NaNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. B. NaNO3, NaCl và Cu(NO3)2. C. NaCl và Cu(NO3)2. D. NaNO3 và Cu(NO3)2. Câu 17: Nhiệt độ thùng vôi tôi lên tới 1500C và có pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lỗ trông rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giảm nhẹ rất nhiều. Hãy lựa chọn một phương pháp sơ cứu mà em cho là có hiệu quả nhất trong các phương pháp sau: A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng nước mắm đổ lên (nước mắm có độ pH < 7,0). B. Chỉ dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi. C. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng dấm ăn dội lên. D. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi phủ kem đánh răng lên. Câu 18: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 3 muối natri oleat; natri sterat và natri linoleat. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là: A. b – c = 4a. B. b = c – a. C. b – c = 5a. D. b – c = 6a. Câu 19: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic đều no, mạch hở X, Y (Y hơn X một nhóm chức). Hóa hơi hoàn toàn m gam M thu được thể tích hơi bằng thể tích của 7 gam nitơ đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Nếu cho m gam M tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 28,6g CO2. Công thức phân tử của X và Y là: A. CH2O2 và C4H6O2. B. CH2O2 và C3H4O4 . C. C2H4O2 và C4H6O4 D. C2H4O2 và C3H4O4. Câu 20: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2, thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là A. 9m = 20a-11b. B. 8m = 19a-1b. C. 3m = 22b-19a. D. 3m = 11b-10a. Câu 21: Phản ứng hoá học giữa khí cacbonic với vôi tôi là cơ sở sử dụng vữa vôi trong xây dựng. Tuy nhiên, khi lượng cacbonic quá nhiều công trình sẽ không bền vững vì tạo ra sản phẩm Ca(HCO3)2. Cho khí CO2 tác dụng với dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Đồ thị nào sau đây biểu diễn mối quan hệ giữa số mol Ca(HCO3)2 với số mol CO2? a a A. _ 0 B. _ a 2a n(CO2) 0 a 2a n(CO2) a a C. _0 D. _ a 2a n(CO2) 0 a 2a n(CO2) Câu 22: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là: A. Na, Ca, Al. B. Fe, Ca, Al. C. Na, Cu, Al. D. Na, Ca, Zn. Trang 2/5 - Mã đề thi 209 Câu 23: Cho 32,25 gam một muối có công thức phân tử là CH7O4NS tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thấy thoát ra chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và thu được dung dịch X chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 35,5. B. 50,0. C. 30,0. D. 45,5. Câu 24: Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hóa học ? A. Cho propilen dư vào nước brom thấy nước brom bị mất màu và thu được một dung dịch đồng nhất trong suốt. B. Cho quỳ tím vào dung dịch benzyl amin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. C. Cho từ từ dung dịch CH3COOH loãng vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều, lúc đầu không thấy hiện tượng gì, sau một thời gian thấy có sủi bọt khí. D. Cho từ từ anilin vào dung dịch HCl thấy anilin tan dần vào dung dịch HCl. Câu 25: Cho 4,96 gam hỗn hợp Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X. Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Lấy một phần hỗn hợp Y cho lội từ từ qua bình nước Br2 dư thấy còn lại 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có d Z / H 2 = 4,5. Khối lượng (gam) bình Br2 tăng là A. 0,98 gam. B. 0,6 gam. C. 0,7 gam. D. 0,4 gam. Câu 26: Cho phản ứng: CH2=CH-C6H4-CH2CH2CH3 + KMnO4  K2CO3 + KOOC-C6H4-COOK + CH3COOK + MnO2 + KOH + H2O Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất trong sản phẩm tạo thành là: A. 42 B. 23 C. 65 D. 46 Câu 27: Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO, trong đó C2H5OH chiếm 50% về số mol. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam bạc. Giá trị của a là: A. 8,64. B. 1,08. C. 4,32. D. 2,16. Câu 28: Xem mô hình thí nghiệm. X là chất rắn, Y là chất khí Khi chất X rơi xuống gặp nước, tan ra thì chất lỏng trơ đựng trong ống chữ U mới dịch chuyển theo chiều mũi tên cong. Chất X, Y là: A. P2O5 và CO2 B. Ca và NH3 C. Na2O và CO D. CuSO4 và H2S Câu 29: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư .Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào? A. Ban đầu mờ dần đi rồi lại sáng dần lên. B. Mờ dần đi sau đó vẫn mờ mờ. C. Mờ dần đi rồi sau đó tắt hẳn. D. Ban đầu không đổi, sau đó sáng dần lên. Câu 30: Không thể điều chế axeton bằng phương pháp A. oxi hóa ancol propylic bằng CuO, đốt nóng. B. oxi hóa ancol isopropylic bằng CuO, đốt nóng. C. sục khí propin vào dung dịch chứa đồng thời HgSO4 và H2SO4 loãng (đun nóng). D. oxi hóa cumen (isopropyl benzen) bằng O2 có xúc tác và đốt nóng. Câu 31: Hỗn hợp X gồm FeS2 và một muối sunfua của kim loại M có số mol bằng nhau. Cho 6,51 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng tối thiểu dung dịch HNO3 đun nóng, phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 13,216 lit (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2, NO. Kim loại M là: A. Zn B. Ca C. Mg D. Cu Câu 32: Đun nóng m gam một hợp chất hữu cơ có chứa C, H, O mạch hở với 100 ml dung dịch KOH 2M đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X. Để trung hòa vừa hết lượng KOH dư cần dùng 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hòa một cách cẩn thận thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp hai muối. Vậy m bằng A. 13,42. B. 13,76. C. 21,12. D. 12,68. Câu 33: Gọi tên chất sau : CH3CH2 – CCl2 – CH(CH3)– COOH A. 3,3-điclo-2-metyl pentanoic. B. 3, 3-clo-2-metyl pentanoic. C. 3,3-điclo-3-metyl pentanoic. D. 3,3-điclo-2-metyl pentanic. Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Glucozơ, mantozơ, fructozơ, fomanđehit là những cacbohiđrat có phản ứng tráng bạc. B. Nhóm các chất: Val, Glu, Lys đều làm đổi màu quỳ tím ẩm. C. Tính bazơ của các chất: NaOH, C2H5ONa, CH3-NH2, NH3 giảm dần từ trái sang phải. D. Etilen bị oxi hoá bởi brom. Câu 35: Cho phản ứng: 2KClO3(r)  2KCl(r) + 3 O2(k) Trang 3/5 - Mã đề thi 209 Yếu tố không làm ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng trên là: A. áp suất B. Kích thước tinh thể KClO3 C. Xúc tác D. Nhiệt độ Câu 36: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dung dịch X đem điện phân với điện cực trơ, I = 7,72A đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó ở anot có 0,1 mol một chất khí thoát ra. Thời gian điện phân và nồng độ [Fe2+] lần lượt là A. 2500 s và 0,15M. B. 2300 s và 0,15M. C. 2500 s và 0,1M. D. 2300 s và 0,1M. Câu 37: Dịch vị dạ dày thường có pH khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, trước bữa ăn, người bệnh thường uống A. một ít giấm ăn. B. nước đun sôi để nguội. C. dung dịch natri hiđrocacbonat. D. nước đường. Câu 38: Loại thực phẩm nào sau đây chứa ít saccarozơ nhất A. mật mía. B. mật ong. C. đường kính. D. đường phèn. Câu 39: Cho 27,4 gam Ba tan hết vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 150 ml dung dịch FeSO4 1M, lọc lấy kết tủa, rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại chất rắn có khối lượng là A. 45,75 gam. B. 12 gam. C. 62,2 gam. D. 46,95 gam. Câu 40: Trung hòa hết 10,36 gam axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được 19,81 gam muối khan. Xác định công thức của axit? A. CH3COOH B. C2H3COOH C. C2H5COOH D. C3H5COOH Câu 41: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là A. 1,08 và 5,43. B. 0,54 và 5,16. C. 1,08 và 5,16. D. 8,10 và 5,43. Câu 42: Nguyên tử M có 20 electron, vậy cation M2+ có điện tích hạt nhân là: A. 18 B. 18+. C. 20. D. 20+. Câu 43: Polime nào sau đây thuộc polime thiên nhiên: A. Cao su buna B. Poli etylen C. Bông D. nilon – 6,6 Câu 44: Một thanh kim loại mảnh ngâm vào một dung dịch H2SO4 loãng như hình vẽ. Sau một thời gian (dài) thanh kim loại bị gãy tại đúng ranh giới tiếp xúc giữa dung dịch và không khí. Thanh kim loại là: A. Au B. Cu C. Ni D. Zn Câu 45: Hỗn hợp X gồm các chất Y (C3H10N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 28,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,12 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, 28,08 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là . D. 38,85. A. 37,65. B. 36,54. C. 42,9 Câu 46: Chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen ? (1) (2) C4H9 (3) (4) , A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). Câu 47: Cho các phản ứng hóa học sau: C. (1), (3). D. 2. (1) 2Fe + 3CuCl2 → 2FeCl3 + 3Cu (2) Fe + 3AgNO3 (dư)→ Fe(NO3)3 + 3Ag (3) 2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (4) 2NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + 2HCl (5) Cl2 + Ca(OH)2 (sữa vôi) CaOCl2 + H2O Những phản ứng hoá học không đúng là A. (1), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (4), (5) D. (2), (4). Câu 48: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là: A. 5 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 49: Cho m gam hỗn hợp N gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ số mol nX : nY : nZ = 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly, 80,1 gam Ala, 117 gam Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau và có tổng là 6. Giá trị của m là Trang 4/5 - Mã đề thi 209 A. 176,5. B. 226,5. C. 255,4. D. 257,1. Câu 50: Các túi khí an toàn được sử dụng trong các xe hơi. Chúng chứa natri azit (NaN3), kali nitrat (KNO3) và silic đioxxit (SiO2). Khi xe hơi bị va chạm, một loạt ba phản ứng hóa học bên trong túi sẽ tạo thành khí nitơ (N2) làm đầy túi khí, chuyển các sản phẩm phụ nguy hiểm thành vô hại và tạo thành hợp chất silicat ổn định (Na2K2SiO4). Các phương trình hóa học của những phản ứng này là Phản ứng 1: 2NaN3 → 2Na + 3N2 Phản ứng 2: 10Na + 2KNO3 → K2O + 5Na2O + N2 Phản ứng 3: K2O + Na2O + SiO2 → Na2K2SiO4 Toàn bộ cân bằng của phản ứng hóa học tạo thành khí từ các phản ứng (1 và 2) là: A. 2NaN3 + 10Na + 2KNO3 → 2Na + K2O + 5Na2O 4N2 B. 10NaN3 + 2KNO3 → K2O + 5Na2O + 16N2 C. 10NaN3 + 2KNO3 + 10Na → 2Na + K2O + 5Na2O + 16N2 D. 2NaN3 + 2KNO3 → K2O + 5Na2O + 4N2 Cho biết NTK: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137; Au = 197. ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 - Mã đề thi 209
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan