Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề thi tham khảo cho kỳ thi thpt qg 2017

.PDF
7
1219
62

Mô tả:

Đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT QG 2017 Môn: Hóa Học Thời gian làm bài : 60 phút ( không kể thời gian phát đề ) Đề Chính Thức Mã đề thi : 198 ( Đề thi gồm 7 trang ) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC):  H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1 : Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là: A. Fe3O4, SnO, BaO B. PbO, K2O, SnO C. FeO, CuO, Cr2O3 Câu 2 : Axit fomic không tác dụng với chất nào dưới đây: A. CaCO3 B. C2H5NH2 D. FeO, MgO, CuO C. AgNO3 / NH3 D. NaNO3 Câu 3 : Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường kiềm? A. Tristearin. B. Protein. D. Xenlulozơ. C. Triolein. Câu 4 : Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân đạm cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng. B. Trong tự nhiên, oxi chỉ tồn tại dạng đơn chất. C. Khí clo được dùng để sát trùng nước sinh hoạt. D. Axit sunfuric là một trong những hóa chất có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp. Câu 5 : Nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây có độ âm điện lớn nhất ? A. Flo (Z = 9). B. Nitơ (Z = 7). C. Oxi (Z = 8). D. Photpho (Z = 15). Câu 6 : Hiệu ứng nhà kính gây lên nguyên nhân chính của việc nóng lên toàn cầu, điều này có thể làm băng tan chảy sớm , làm đất đai thu hẹp do nước biển dâng cao, hạn hán cháy rừng xảy ra, làm biếnmất các hồ nước. Vì những lý do đó mà năm 2005 nghị định thư Kyoto ( là nghị định liên quan đến chương trình khung biến đổi khí hậu với mục tiêu cắt giảm khí gây lên hiệu ứng nhà kính) đã được đi vào hiệu lực. Khí chính gây lên hiệu ứng nhà kính cần phải cắt giảm là: A. SO2 . B. CO2 . C. NO2 . D. CO. Câu 7 : Cho 4,11 gam Ba vào 1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,03 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là: A. 10,20 gam. B. 9,13 gam. C. 8,75 gam. D. 7,87 gam. Câu 8 : Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A. nilon-6,6 B. tơ lapsan C. tơ olon D. nilon-7 Câu 9 : Dung dịch chất nào sau đây dùng để ngâm xác động vật? A. CH3CHO. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. HCHO. Câu 10 : Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong etilenglicol. (b) Ở nhiệt độ thường, CH3CHO phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn anđehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Ancol etylic phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 11 : Phản ứng nào sau đây không đúng: A. B. C. D. Cr + 2HCl (loãng) → (𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 độ) CrCl2 + H2↑ 2 Cr(OH)3 + 4 NaOH → 2Na2CrO2 + 5H2O. 2Cr + 3S → (𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 độ) Cr2S3. 2Cr + 3Cl2 → (𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 độ) 2 CrCl3. Câu 12 : Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (b) Cho Na2CO3 vào dung dịch nước cứng. (c) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2S2O3 (natri thiosunfat). (d) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm thu được kết tủa ↓ là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 13 : Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp nào sau đây: A. Điện phân dung dịch nhôm clorua. B. Dẫn luồng khí CO qua ống sứ chứa nhôm oxit nung nóng. C. Điện phân nóng chảy nhôm oxit. D. Điện phân nóng chảy nhôm clorua. Câu 14 : Để loại bỏ khí SO2 lẫn trong C2H4 người ta dùng dung dịch nào sau đây: A. axit axetic. B. nước brom. C. nước vôi trong dư. D. thuốc tím. Câu 15 : Dãy các chất nào sau đây đều không làm mất màu nước brom: A. CH3COOH, HCOOH, CH2=CH2. B. CH3CHO, C6H5OH(phenol), toluen. C. Toluen, fructozo, acrilonitrin D. CH3COOCH3, tristearin, saccarozo. Câu 16 : Dãy các chất được xếp theo thứ tự tăng dần độ sôi là: A. CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH. B. C2H5OH < CH3CHO < CH3COOH. C. CH3COOH < C2H5OH < CH3CHO. D. CH3CHO < CH3COOH < C2H5OH. Câu 17 : Este X đơn chức tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C3H5O2Na và rượu Y1. Oxi hóa Y1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y2. Y2 tác dụng với Ag2O dư, đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Y2. Vậy tên gọi của X là: A. etyl propionat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl propionat. Câu 18 : Hợp chất M được tạo từ 3 nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1, tổng số electron trong ion [YX3]- là 32. Công thức phân tử M là: A. NaNO3 B. HNO3 C. LiHS D. KNO3 Câu 19 : Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời? A. Ca2+, Mg2+, Cl . B. Cl-, SO42-, HCO3-, Ca2+ C. Ca2+, Mg2+, SO42- D. HCO3-, Ca2+, Mg2+ Câu 20 : Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là A. 21,60. B. 18,90. C. 19,44. D. 17,28. Câu 21 : Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,26 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 8,88 gam Ca(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 8,0. B. 12,0. C. 16,0. D. 4,0. Câu 22 : Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe → (+𝑋) Fe(NO3)2 → ( +𝑌) Fe(NO3)3 → (+𝑍) Fe(OH)3. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaOH. B. Cu(NO3)2, Cu, KOH. C. HNO3, Fe, NaOH. D. AgNO3, Fe, KOH. Câu 23 : Cho TN như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là: A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng. C. Nước phun vào bình và không có màu. D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím. Câu 24 : Có 4 ống nghiệm chứa một trong các chất hữu cơ sau: phenylamoni clorua; metylamin; phenol; anilin. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả sau: Các chất X, Y, Z, T lần lượt là. A. phenylamoni clorua; anilin; metylamin; phenol B. phenol; metylamin; anilin; phenylamoni clorua C. anilin; phenylamoni clorua; metylamin; phenol D. anilin; metylamin; phenylamoni clorua; phenol Câu 25 : Thùng xăng vơi và thùng xăng đầy, thùng nào khi cháy dễ gây nguy hiểm hơn A. Thùng xăng vơi có oxi không khí nên làm cho quá trình cháy nhanh hơn. B. Thùng xăng đầy dễ tiếp xúc với không khí nên cháy nhanh hơn. C. Cả thùng xăng vơi và thùng xăng đầy cháy như nhau. D. Thùng xăng đầy do có hàm lượng xăng nhiều hơn nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 26 : Cho các phản ứng: → (𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 độ) (1) A + 2NaOH (2) B + 2NaOH → (𝐶𝑎𝑂,to) (3) 2C o →(H2SO4, 140 C) D 2C + B 2Na2CO3 + + H2 H2 O Biết tỉ khối hơi của D so với H2 bằng 23. Nhận xét không đúng là A. A có phân tử khối là 118 đvC B. C có 6 nguyên tử H trong phân tử C. A có 6 nguyên tử H trong phân tử D. C là ancol no đơn chức Câu 27 : Kim loại nào sau đây có trong thành phần của huyết sắc tố ở một số loài động vật: A. Na. B. Al. C. Cu. D. Zn. Câu 28 : Nhận định nào sau đây là đúng ? A. Chỉ có anđehit mới tham gia phản ứng tráng bạc. B. Cho a mol anđehit đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc thì luôn thu được 2a mol Ag. C. Các chất có công thức phân tử C2H4O2 đều tham gia phản ứng tráng bạc. D. Phản ứng tráng bạc dùng phân biệt mantozơ và saccarozơ. Câu 29 : Phát biểu đúng là A. Chỉ có ankin mới có công thức chung là: CnH2n-2. B. Trong phân tử amin, số hiđro luôn là số nguyên dương lẻ. C. Trong thành phần hợp chất hữu cơ, nhất thiết phải có cacbon và hiđro. D. Anken có công thức chung là : CnH2n (n>1) Câu 30 : Hỗn hợp H gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3 và CH2O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Cho H tác dụng hết với 200 ml dung dịch chứa NaOH 2M và KOH 2,5M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và thoát ra 0,2 mol khí làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m là A. 43,7. B. 64,2. C. 60,4. D. 52,2. Câu 31 : Cho các phương trình phản ứng sau: (1) NO2 + NaOH → (4) Fe2O3 + HI → (2) Al2O3 + HNO3 đặc, nóng → (5) FeCl3 + H2S → (3) Fe(NO3)2 + H2SO4 (loãng) → (6) CH2 = CH2 + Br2 → Số phản ứng oxi hóa – khử là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 32 : Phản ứng thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường axit không có đặc điểm nào sau đây ? A. là phản ứng thuận nghịch. B. sản phẩm gồm axit và ancol. C. là phản ứng một chiều. D. xảy ra khi có xúc tác axit, đun nóng. Câu 33 : Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 47,477. B. 43,931. C. 42,158. D. 45,704. Câu 34 : Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành được biểu diễn qua đồ thị sau: A . X là khí CO2, Y là dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2, Z là CaCO3. B . X là dung dịch NaOH, Y là dung dịch gồm HCl và AlCl3, Z là Al(OH)3. C . X là khí CO2, Y là dung dịch Ca(OH)2, Z là CaCO3. D . X là dung dịch NaOH, Y là dung dịch AlCl3, Z là Al(OH)3 Câu 35 : Cho các phương trình hóa học sau: X + 4NaOH →(to) Y + Y + 2[Ag(NH3)2]OH →(to) Z + HCl → Z + T C2H4NO4Na + C3H6O3 + NaCl + 2NaCl 2Ag↓ + + 3NH3 X1 + H2O T + Br2 + H2O → C2H4O2 + 2X2 Phân tử khối của X là : A. 231 B. 227 C. 220 D. 225 Câu 36 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở cần dùng 0,52 mol O2. Mặt khác đun nóng 22,96 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,042 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất ete hóa của ancol có khối lượng phân tử nhỏ là 60%. Hiệu suất của ancol còn lại là: A. 80% B. 60% C. 75% D. 50% Câu 37 : X là hỗn hợp gồm ancol đơn chức A và anđehit đơn chức B, đều mạch hở. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 21,6 gam bạc. Cũng lượng X trên nếu tác dụng với lượng dư H2 (Ni; to) được hỗn hợp Y và thấy có 4,48 lít H2 (đkc) phản ứng. Nếu cho Y tác dụng với Na dư thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đkc), còn nếu đốt cháy hoàn toàn lượng Y trên rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 300 gam dung dịch KOH 28% thì sau thí nghiệm nồng độ KOH còn lại là 11,9366%. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng anđehit B trong X là: A. 28,33%. B. 42,67%. C. 71,11%. D. 63,63%. Câu 38 : X, Y, Z, T, W lần lượt là các đipeptit, tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit và hexapeptit, đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp P gồm X, Y, Z, T, W chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 75,42 gam P bằng oxi vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 220,86 gam và có 8,064 lít khí (đkc) thoát ra khỏi bình. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 12 gam hỗn hợp P trên trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m gần với giá nào nhất dưới đây? A. 18,80. B. 16,00. C. 11,40. D. 19,28. Câu 39 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, CuS và S trong dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và có 4,48 lít khí (đktc) SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được 30,7 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thấy thoát ra hỗn hợp chứa a mol NO2 và 0,02 mol SO2. Dung dịch sau phản ứng chứa 15,56 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là: A. 0,34 B. 0,38 C. 0,36 D. 0,32 Câu 40 : Hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,05 mol X phản ứng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH, được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 144,9 gam hơi nước, và 15,4 gam hỗn hợp chất rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 7,95 gam Na2CO3; 20,9 gam CO2 và 4,95 gam H2O. Mặt khác cho phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa Ag và dung dịch chỉ chứ một muối hữu cơ. Giá trị tối đa có thể của m là: A. 32,4 B. 21,6 C. 10,8 D. 16,2 Pluss: Đây là một đề thi được biên soạn lần đầu bởi mình. Mình chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc ra đề thi và lựa chọn cấu trúc đề thi phù hợp nhất! Tuy vậy, đề thi mình thấy khá phù hợp với xu hướng luyện tập cho kỳ thi năm nay! Ngoại trừ 4-5 câu cuối hơi “Chúng ta không thuộc về nhau” lắm và cũng là hơi nặng so với những thằng trên tuy nhiên trong khuôn khổ 50 phút thì có thể hình dung là thay 4-5 câu đó thành những câu đơn giản thì mức độ như vậy là vừa đủ và đủ cho luyện tập! @@ Những câu trên mình cảm thấy khá hài lòng vì nó rất phù hợp với kỳ thi mới bây giờ với một khối lượng trong một môn thi trắc nghiệm 40 câu trong vòng 50 phút thì như vậy là hợp lý! Những câu cuối thì là cuộc chơi cho những bạn “lỡ” sa vào cuộc chơi “nhanh quá” thì thử thách bản thân trong thời gian làm bài! Cuối cùng, mình rất muốn gửi một lời cảm ơn đến Hóa Học Bookgol – và đây cũng là nơi mình trường thành trong tư duy Hóa Học…. dù mình đang theo học những thứ không liên quan đến Hóa lắm =))) -By Đặng Quốc Huy – K55 . KTĐN – Trường ĐH Ngoại Thương HN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan