Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông đề thi môn kiên thức chuyên ngành công thương...

Tài liệu đề thi môn kiên thức chuyên ngành công thương

.DOC
10
183
90

Mô tả:

ĐỀ THI MÔN KIÊN THỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG KỲ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH THANH HÓA NĂM 2015 (Dùng cho thí sinh thi vào sở Công thương, phòng Kinh tế-Hạ tầng, UBND các huyện, thị xã, thành phố Thời gian 180 phút) Câu 1: Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của phòng công thương? Nêu 2 nhiệm vụ quyền hạn của Sở công thương là khuyến công và thương mại điện tử? Câu 2: Nêu các hình thức khuyến mại? Câu 3: Nêu các quy định về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài? ĐỀ THI MÔN KIÊN THỨC CHUNG KỲ THI TUYỂN CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NGẠCH CHUYÊN VIÊN TỈNH THANH HÓA NĂM 2015 (Thời gian 180 phút) Câu 1: Nêu khái niệm quản lý hành chính nhà nước? Phân tích các tính chất hệ thống chính trị ở Việt Nam? Câu 2: Nêu nhiệm vụ của cán bộ, công chức theo luật cán bộ công chức? Câu 3: Nêu khái niệm cải cách hành chính nhà nước? Nêu các nội dung nhiệm vụ của chương trình cải cách hành chính ở Việt Nam? Đáp án Câu 2 đề thi tuyển công chức tỉnh Thanh Hóa năm 2014(4 điểm). Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II; đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định về đạo đức công vụ thành quy định của luật. Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức nhà nước, anh (chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định ? Dự kiến cơ cấu điểm: Có 2 nội dung: - Nội dung I có 6 ý, mỗi ý được 0,25 điểm - Nội dung II có 5 ý, mỗi ý được 0,5 điểm ĐỀ THI MÔN KIÊN THỨC CHUNG KỲ THI TUYỂN CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NGHẠCH CHUYÊN VIÊN TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 (Thời gian 180 phút) Câu 1 Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước được hình thành trên cơ sở nào. Nêu nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước dưới sự quản lý của Đảng, sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với quản lý hành chính nhà nước? Câu 2 Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II; đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định về đạo đức công vụ thành quy định của luật. Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức nhà nước, anh (chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định ? Câu 3 Nêu nội dung nhiệm vụ của cải cách hành chính tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015? Đáp án: Nội dung I. Vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức Ý 1. Vấn đề đạo đức trong nền công vụ là một nội dung quan tâm chung của tất cả các nhà nước. Bởi vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản ảnh qua nền công vụ, và hoạt động công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo đức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nước sẽ không thể có. Chính vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra các chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ của mình. Ý 2. Đạo đức là thành tố cơ bản của nhân cách công chức, góp phần nâng cao hiệu quả công tác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBCC, qua đó, niềm tin vào chế độ chính trị được củng cố. Ý 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, khẳng định đạo đức là cái gốc của người cách mạng, của cán bộ, công chức. Xây dựng nhà nước pháp quyền càng phải chú trọng tới đạo đức công chức. Vì vậy, việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để xác định rõ những chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà công chức phải tuân thủ trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ là một việc hết sức cần thiết; đồng thời, còn định hướng phương thức ứng xử của công chức, công khai hoá những yêu cầu và đòi hỏi về chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà công chức cần phải có để nhân dân giám sát. Ý 4. Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, CBCC có thể có những căn bệnh như quan liêu, lười biếng, hiếu danh, tham nhũng…Đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém của bộ máy nhà nước và nền công vụ. Ý 5. Trước đây, đạo đức công vụ chưa được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp lý nên rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện, không minh bạch trong quá trình giải quyết công vụ. Ý 6. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng vẫn đang diễn ra nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn triệt để. Công chức là lực lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững bản chất chính trị của Nhà nước. Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, công chức phải hội đủ 02 yếu tố: đạo đức và tài năng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nội dung II. Phần liên hệ của thí sinh (cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định): Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội ngũ cán bộ, công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ thể hiện trong các hành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công chức. Đạo đức công vụ cần có những quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ. Đạo đức công vụ được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản sau: Ý 1: Phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (Điều 15 của Luật cán bộ, công chức). Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, cán bộ, công chức cũng phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá nhân, xây dựng một lối sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản dị, khiêm tốn, có tình cảm, cởi mở, quan tâm đến mọi người, học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Công chức làm việc trong các công sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Về cần, làm việc phải đảm bảo thời gian quy định, không đến trễ, về sớm; làm khẩn trương, hoàn thành chu đáo, tăng năng suất trong công tác… Về kiệm, không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân. Về liêm, không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Về chính, là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh. Ý 2. Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm đến nơi đến chốn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi… là không có tinh thần trách nhiệm. Là cán bộ không nên suy bì xem công việc của mình có quan trọng hay không. Công việc nào cũng cần thiết. Vấn đề là ở chỗ khi đã làm việc gì dù gặp khó khăn, trở ngại cũng phải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ý 3. Chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ. Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ chức. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác. Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ, công chức phải phát huy. Ý 4. Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc. Người cán bộ, công chức phải luôn có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ; phải học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của công việc. Ý 5. Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. Mọi người trong một tập thể cần phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ thì công việc mới hoàn thành. Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến, dè dặt, đối phó với nhau thì không thể hoàn thành được công việc được giao. Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở đây không phải là bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ và trong cuộc sống. Những chuẩn mực đạo đức công vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau trong một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Đạo đức công vụ không phải tự thân mà có; mỗi cán bộ, công chức, viên chức nếu tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ, chắc chắn nền công vụ sẽ có một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chú ý: - Đáp án trên có tính chất tương đối. Tùy theo cách trình bày bài viết, có thể thay đổi mức điểm giữa các ý (ý nào được phân tích sâu sẽ được chấm điểm cao). - Khuyến khích những bài viết được trình bày theo đúng bố cục (mở đầu, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề), phần phân tích nêu được ví dụ minh họa và có liên hệ bản thân. Nếu không thực hiện như vậy sẽ không chấm điểm tuyệt đối. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ A 1 B 1 2 3 4 5 C 1 2 3 Luật Luật Khoa học và Công nghệ (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020 Quyết định số 2245/QĐ-TTg ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Khoa học và Công nghệ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 gắn với mô hình tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế Thông tư, quyết định của Bộ KH&CN Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính Quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước Thông tư số 15/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ KH&CN Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân 4 5 6 7 D 1 2 3 4 5 6 sách nhà nước Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 của Bộ KH&CN Quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính Hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/06/2015 của Bộ KH&CN về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2016-2020 Quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Quyết định số 2266/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều lệ Quỹ phát triển KH&CN Thanh Hóa. Quyết định 728/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của UBND tỉnh ban hàhh Quy chế quản lý tài chính Quỹ Phát triển KH&CN Thanh Hóa Quyết định số 205/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh ban hành “Quy định xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Quyết định số 204/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh ban hành “Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; Quyết định số 202/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh ban hành “Quy định đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” Quyết định 2397/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển tổ 7 8 9 10 E 1 chức khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Quyết định 3766/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học tỉnh Thanh Hóa Quyết định 5618/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Quyết định số 2023/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 Quyết định 4006/QĐ-UBND ngày 21/12/2007 của UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc UBND tỉnh, cấp huyện Quyết định của Sở KH&CN Quyết định 370/QĐ-SKHCN ngày 16/12/2010 của Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa về chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Sở KH&CN Thanh Hóa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan