Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học đề thi môn hóa lý dược (đhyd tphcm...

Tài liệu đề thi môn hóa lý dược (đhyd tphcm

.PDF
7
2507
88

Mô tả:

KHOA DƯỢC – ĐH Y DƯỢC TP.HCM  ĐỀ THI MÔN HÓA LÝ DƯỢC DƯỢC 2 HỆ CHÍNH QUY Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Từ câu 1 – 40, chọn câu trả lời đúng nhất và ghi X vào ô thích hợp ở phiếu trả lời 1. Keo Al(OH)3 được điều chế bằng phương pháp: a. Phân tán trực tiếp b. Ngưng tụ bằng phương pháp thay thế dung môi c. Phân tán bằng pepti hóa d. Phân tán bằng cơ học e. Ngưng tụ bằng phương pháp hóa học 2. Chuyển động Brown là chuyển động của các tiểu phân: a. Theo quỹ đạo gấp khúc của các hạt có kích thước < 5nm b. Theo quỹ đạo tịnh tiến của các hạt có kích thước < 5μm c. Theo quỹ đạo gấp khúc của các hạt có kích thước < 5μm d. Theo quỹ đạo gấp khúc của các hạt có kích thước > 5mm e. Tất cả câu trên đều đúng 3. Khi khái niệm về hệ keo người ta có thể nêu: a. Keo là hệ phân tán dính gồm tác tiểu phân từ 10-7 đến 10-5 cm phân tán trong môi trường nước b. Keo là hệ dị thể gồm các hạt có kích thước nhỏ từ 10-7 đến 10-5 cm, mắt thường có thể phân biệt được, phân tán trong môi trường phân tán. c. Keo là hệ dị thể bao gồm các tiểu phân có kích thước nhỏ từ 10-7 đến 10-5 cm, phân tán trong một môi trường phân tán. d. Câu a, b, c đúng e. Tất cả đều sai 4. Khi cho bột lưu huỳnh vào nước, ta thu được một sản phẩm: a. Hỗn dịch b. Keo thân dịch c. Keo lưu huỳnh d. Nhũ dịch e. Câu b và c đúng 5. Tốc độ sa lắng của các tiểu phân hạt keo được biểu diễn theo công thức sau: a.   2r 2 (d1  d 2 ) 9g b.   r 2 (d1  d 2 )g 9 c.   2g 2 (d1  d 2 )r 9 d.   2r 2 (d1  d 2 )g 9 6. Keo lưu huỳnh được điều chế bằng: a. Phân tán trực tiếp b. Phân tán bằng hồ quang c. Phân tán bằng phương pháp thay thế dung môi d. Phân tán bằng phương pháp hóa học e. Tất cả đều sai 7. Vai trò của nước trong điều chế keo xanh phổ: a. Là chất ổ định màu của keo xanh phổ b. Là chất pepti hóa để phân tán các tiểu phân keo c. Là môi trường phân tán các tiểu phân keo d. Là dung môi giúp làm sạch tủa keo xanh phổ e. Tất cả đều sai 8. Khi các tiểu phân hạt keo hấp phụ điện tích, thứ tự các lớp từ ngoài vào trong: a. Nhân, lớp khuếch tán, lớp ion đối, lớp tạo thế hiệu b. Nhân, lớp ion đối, lớp tạo thế hiệu, lớp khuếch tán c. Lớp khuếch tán, lớp ion đối, lớp tạo thế hiệu, nhân d. Lớp tạo thế hiệu, lớp khuếch tán, lớp ion đối, nhân e. Lớp tạo thế hiệu, nhân, lớp ion đối, lớp khuếch tán 9. Keo Fe(OH)3 có thể điều chế theo phương pháp a. Phương pháp thẩm tích b. Phương pháp siêu lọc c. Phương pháp điện thẩm tích d. Phương pháp thay thế dung môi e. Tất cả đều sai 10. Khi cho bột khô Al(OH)3, Mg(OH)2 vào nước ta được: a. Hỗn dịch b. Keo thân dịch c. Keo sơ dịch d. Keo vừa thân dịch, vừa sơ dịch e. Tất cả đều đúng 11. Keo xanh phổ sau khi điều chế có thể tinh chế bằng cách: a. Cho dung dịch keo xanh phổ qua giấy lọc thường b. Cho dung dịch keo xanh phổ qua giấy lọc xếp c. Cho dung dịch keo xanh phổ qua màng thẩm tích d. Cho keo xanh phổ qua lọc gòn e. Tất cả đều đúng 12. Tinh chế keo bằng phương pháp thẩm tích là phương pháp làm sạch hệ keo bằng cách: a. Các ion hoặc các đơn phân tử của hợp chất sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do lực khuếch tán b. Các tiểu phân hệ keo sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do lực khuếch tán c. Các tiểu phân hệ keo sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do áp suất nén d. Các tiểu phân hệ keo sẽ di chuyển qua màng thẩm tích do hút chân không e. Các tiểu phân keo bị nước lôi cuốn và làm sạch 13. Tốc độ khuếch tán của các tiểu phân trong hệ keo khi qua diện tích S được tính theo biểu thức: a. s dm  D dx b. dm  D dx s c. dm  D dC s d. dT  D dx s e. dT  D dS C dT dC dm dx dT dC dT dx dm dC 14. Khi chiếu các tia sáng đơn sắc qua hệ keo ta thấy: a. Chùm tia đỏ có khả năng khuếch tán mạnh nhất b. Chùm tia vàng có khả năng khuếch tán mạnh nhất c. Chùm tia tím có khả năng khuếch tán mạnh nhất d. Chùm tia lam có khả năng khuếch tán mạnh nhất e. Tất cả các câu trên đều đúng 15. Trong kính hiển vi nền đen: a. Ánh sáng được chiếu qua vật khảo sát từ dưới lên b. Ánh sáng được chiếu qua vật khảo sát từ trên xuống c. Ánh sáng được chiếu qua vật khảo sát từ góc bên d. Không dùng ánh sáng chiếu qua vật khảo sát nên thị trường có màu đen e. Vật tự phát sáng trong thị trường đen 16. Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét, trên có 2 điện cực nối với nguồn điện một chiều, sau một thời gian thấy bên điện cực dương ống nghiệm mở đục. Hiện tượng này gọi là: a. Hiện tượng điện thẩm b. Hiện tượng điện phân c. Hiện tượng điện môi d. Hiện tượng điện di e. Hiện tượng điện ly 17. Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét, trên có 2 điện cực nối với nguồn điện một chiều, sau một thời gian thấy bên điện cực âm thể tích dịch ống nghiệm tăng. Hiện tượng này gọi là: a. Hiện tượng điện thẩm b. Hiện tượng điện phân c. Hiện tượng điện môi d. Hiện tượng điện di e. Hiện tượng điện ly 18. Mixen là những tiểu phân hạt keo a. Chỉ mang điện tích dương (+) b. Chỉ mang điện tích âm(–) c. Vừa mang điện tích dương (+), vừa mang điện tích âm (–) d. Trung hòa điện tích e. Không mạng điện tích 19. Khi cho một lượng nhỏ xà phòng Natri vào hệ chứa 6 ml nước và 3 ml dầu, lắc mạnh ta được nhũ dịch dầu trong nước. Điều này được giải thích như sau: a. Xà phòng natri đã làm giảm sức căng bề mặt giữa hai pha dầu nước b. Xà phòng natri đã tạo lớp bảo vệ giúp các hạt dầu khỏi dính vào nhau c. Xà phòng natri đã làm giảm năng lượng tư do bề mặt của các hạt dầu d. Xà phòng natri là một chất hoạt động bề mặt gồm 1 phần thân dầu và 1 phần thân nước e. Các câu trên đều đúng 20. Khi cho một lít dung dịch AgNO3 0,005M tác dụng với 2 lít dung dịch KI 0,001M ta được keo AgI a. Mang điện tích dương (Ag+) b. Mang điện tích âm (I-) c. Trung hòa điện tích d. Mang điện tích âm (NO3-) e. Mang điện tích dương (K+) 21. Độ bền vững của hệ keo phụ thuộc a. Kích thước tiểu phân của hạt keo b. Tính tích điện của hệ keo c. Khả năng hydrat hóa của các tiểu phân hệ keo d. Nồng độ tiểu phân các hạt keo e. Tất cả câu trên đều đúng 22. Khi xử lý nước phù sa bằng dung dịch phèn nhôm, hiện tượng keo tụ trên được gọi là: a. Keo tụ tự phát b. Keo tụ do tác dụng của hóa chất c. Keo tụ tương hỗ d. Dị keo tụ e. Tất cả đều đúng 23. Nhũ dịch được khái niệm a. Là hệ vi dị thể gồm 2 chất lỏng hòa tan vào nhau b. Là hệ vi dị thể gồm 2 chất lỏng không tan, phân tán vào nhau c. Là hệ vi dị thể gồm một chất rắn phân tán trong môi trường lỏng d. Là hệ vi dị thể gồm một chất lỏng phân tán trong môi trường chất khí e. Là hệ vi dị thể gồm một chất lỏng phân tán trong môi trường chất rắn 24. Phương pháp nào sau đây không được dùng để phân loại nhũ dịch: a. Pha loãng nhũ dịch với một lượng nước để khảo sát độ bền của nhũ dịch b. Đo độ dẫn điện của nhũ dịch c. Nhuộm màu và quan sát nhũ dịch d. Đo kích thước các tiểu phân của hạt phân tán trong nhũ dịch e. Đo điện trở của nhũ dịch 25. Khi điều chế nhũ dịch D/N, để nhũ dịch được ổn định người ta thường: a. Tăng tỷ lệ dầu so với nước b. Thêm dung dịch CaCl2 c. Thêm dung dịch NaCl d. Thêm natri stearat e. Thêm calci stearat 26. Chất nào có thể được sử dụng là chất tẩy rửa trong vùng nước cứng a. Natri stearat b. Calci acetat c. Natri dodecyl benzen sulfonat d. Calci stearat e. Tất cả đều đúng 27. Trong kem đánh răng, chất tạo bọt thường dùng là: a. Natri stearat b. Natri dodecyl benzen sulfonat c. Natri lauryl sulfat d. Span e. Tween 28. Muối stearat trimetyl amoni bromur là chất hoạt động bề mặt có đặc tính: a. Khi cho vào nước phân ly thành anion b. Được dùng trong môi trường kiềm c. Tạo bọt tốt d. Có khả năng sát khuẩn tốt e. Tất cả đều đúng 29. Span là chất hoạt động bề mặt có đặc điểm: a. Là ester của sorbitol và acid béo b. Là ester của sorbitan và acid béo c. Là ete của sorbitan và alcol béo d. Là ete của sorbitol và alcol béo e. Là ester của sorbitan và acid hữu cơ 30. Tween là chất hoạt động bề mặt có đặc điểm: a. Là ester của span và acid béo b. Là ete của span và ethylen glycol c. Là ete của sorbitan và poli ethylen glycol d. Là ete của sorbitan và polioxi ethylen glycol e. Là ete của span và polioxi ethylen glycol 31. Khi hòa tan một lượng xà phòng natri vào nước sẽ có hiện tượng a. Xà phòng natri phân tán trên bề mặt của dung dịch b. Xà phòng natri là giảm sức căng bề mặt của dung dịch c. Xà phòng natri phân tán vào trong lòng chất lỏng làm tăng sức căng bề mặt của dung dịch d. Xà phòng natri phân tán trên bề mặt và trong lòng như nhau, không làm thay đổi sức căng bề mặt e. Các câu trên đều đúng 32. Tween và Span là các chất hoạt động bề mặt thường được dùng trong a. Kem đánh răng b. Kỹ nghệ nhuộm c. Thuốc trừ sâu d. Mỹ phẩm e. Bột giặt 33. Sự keo tụ tương hỗ là quá trình keo tụ do: a. Sự hiện diện chất điện ly khi thêm vào hệ keo b. Sự tương tác của hai loại keo có điện tích khác nhau c. Sự tương tác hai loại keo cùng điện tích d. Do khối lượng các tiểu phân keo tự hút nhau thành keo tụ e. Sự tương tác giữa lớp ion đối và lớp tạo thế hiệu 34. Khi có sự hấp phụ chất lỏng lên chất rắn, yếu tố nào sau đâu không bị ảnh hưởng a. Bản chất của chất hấp phụ b. Bản chất của chất bị hấp phụ c. Nồng độ của chất hấp phụ d. Áp suất của khí quyển lên bề mặt dung dịch e. Độ phân tán của chất hấp phụ 35. Yếu tố nào sau đây không phù hợp với thuyết hấp phụ của Langmuir a. Trong quá trình hấp phụ, bề mặt của chất hấp phụ có các tâm hấp phụ b. Tại tâm hấp phụ, sự hấp phụ xảy ra tại những nơi trống chưa bị hấp phụ c. Các nơi bị hấp phụ chỉ hình thành lớp đơn phân tử d. Các phân tử bị hấp phụ không tương tác với nhau e. Sau khi quá trình hấp phụ kết thúc thì quá trình phản hấp thụ mới xảy ra 36. Tốc độ phản ứng có thể được biểu thị như sau: a. Là sự thay đổi thành phần chất tham gia theo thời gian b. Là sự biến đổi sản phẩm theo thời gian c. Là sự biến đổi nồng độ chất tham gia theo thời gian d. Là sự thay đổi của thời gian theo nồng độ e. Là sự thay đổi thành phần của sản phẩm theo thời gian 37. Phản ứng bậc nhất là phản ứng a. Là phản ứng mà tốc độ chỉ phụ thuộc bậc nhất vào nộng độ chất tham gia b. Chỉ có 1 sản phẩm tạo thành c. Chu kì bán hủy phụ thuộc vào nồng độ d. Có chu kì bán hủy được tính theo công thức T1/2 = 0,963/k e. Tất cả đều sai 38. Hằng số tốc độ của phản ứng bậc nhất được biểu thị a. k  d. k  3, 203 t 2,303 t ln lg [A o ] [A] [A] [A o ] b. k  e. k  3, 203 t 2,303 t ln lg [A] [A o ] c. k  3, 203 t lg [A] [A o ] [A o ] [A] 39. Đặc điểm của phản ứng bậc nhất a. Hằng số tốc độ phản ứng có thứ nguyên là t-1 b. Chu kì bán hủy T1/2 = 0,693/k c. Tuổi thọ có công thức là T90 = k/0,105 d. Câu a và b đúng e. Câu a, b và c đúng 40. Công thức tính hằng số tốc độ phản ứng bậc nhất theo thực nghiệm: a. k  d. k  2,303 t 2,303 t lg n  no ln n  no n  n t n  n t b. k  e. k  t 2,303 5,303 t lg n  no ln n  no n  nt c. k  2,303 t lg no  n n  n t n  n t Từ câu 41 – 60, phân biệt đúng sai bằng cách đánh dấu X vào ô trả lời A (đúng) và B (sai) 41. Trong sự hấp phụ, khi nhiệt độ tăng sự hấp phụ giảm 42. Trong khoảng nhiệt độ tương đối thấp, khi nhiệt độ tăng lên 10oC, hệ số tốc độ phản ứng tăn 2–4 lần. Đây là câu đúc kết từ thực nghiệm của Arrhenius. 43. Trong trạng thái dung dịch, Ba2+ có bán kính hydrat hóa bé hơn Be2+ 44. Các chất hoạt động bề mặt có HLB từ 3–6 là các chất tạo bọt tốt 45. Các chất hoạt động bề mặt có HLB > 18 là chất nhũ hóa nhũ dịch N/D tốt 46. Sự keo tụ là quá trình tất yếu theo thời gian 47. Nhựa trao đổi ion là những hợp chất cao phân tử khó tan trong dung môi hữu cơ 48. Sự hấp phụ của acid acetic trên than hoạt là sự hấp phụ hóa học 49. Keo hồ tinh bột là hệ keo sơ dịch 50. Trong các máy ly tâm, vận tốc quay của máy quyết định vận tốc sa lắng của các tiểu phân hệ keo 51. Hiện tượng khuếch tán ánh sáng chỉ xảy ra khi kích thước tiểu phân hệ keo > 1/2 (độ dài sóng) 52. Trong sương mù, ánh sáng đỏ bị khuếch tán nhiều nhất 53. Kính hiển vi nền đen có thể giúp quan sát sự di động của các tiểu phân hệ keo 54. Keo nhôm hydroxyd là hệ keo có các tiểu phân mang điện tích âm 55. Với cùng 1 nồng độ 0,01M, dung dịch acid HCl có độ dẫn điện thấp hơn dung dịch CH3COOH 56. Xà phòng natri là chất hoạt động bề mặt thường được dùng trong mỹ phẩm và dược phẩm 57. Span là chất hoạt động bề mặt có khả năng tạo bọt rất tốt 58. Khi nhiệt độ tăng 1oC, độ dẫn điện tăng 10% 59. Dung lượng trao đổi ion là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của các chất nhựa trao đổi ion 60. Nhựa trao đổi ion có thể đuợc dùng để định tính và định lượng các chất trong ngành dược Từ câu 61 – 80, điền vào cá chỗ trống của phiếu trả lời bằng các từ thích hợp 61. Khi bảo quản hệ keo một thời gian, các tiểu phân hệ keo kết hợp lại, hiện tượng này được gọi là_____ 62. Một trong các ứng dụng của hiện tượng Tyndall là chế tạo ra______________ 63. Keo lưu huỳnh được điều chế bằng phương pháp_______________ 64. Khi cho vào thủy tinh một lượng_________với nồng độ thật nhỏ thì thủy tinh có màu đỏ tía 65. Keo AgI được điều chế bằng phương pháp__________ 66. Keo thạch được điều chế bằng phương pháp phân tán đơn giản trong đó________là chất pepti hóa 67. Kể tên 2 phương pháp tinh chế keo___________ 68. Chuyển động____________là chuyển động của các tiểu phân có kích thước 5μ theo quỷ đạo gấp khúc 69. Kể tên ba tính chất cơ bản của hệ keo________________ 70. Nhũ dịch là__________gồm 1 chất lỏng phân tán thành những tiểu phân nhỏ trong chất lỏng khác 71. Keo xanh phổ được điều chế bằng phương pháp___________ 72. Chất pepti hóa trong phương pháp điều chế keo xanh phổ là_____________ 73. Viết công thức tính độ đương lượng của dung dịch_____________ 74. Sự_____________là quá trình di chuyển của một chất từ nơi nồng độ cao sang nơi nồng độ thấp 75. Natri lauryl sulfat là chất hoạt động bề mặt loại_______________ 76. Theo động học, phản ứng giữa acetat ethrl và nước được gọi là phản ứng______________ 77. Viết công thức biểu diễn sự hấp phụ của một chất trên bề mặt rắn theo thuyết Freundlich___________ 78. Để đông tụ keo albumin lòng trắng trứng, thông thường người ta dùng tác nhân___________________ 79. Lauryl trimetyl amoni bromur là chất hoạt động bề mặt loại____________ 80. Tween là chất hoạt động bề mặt loại_______________ Từ câu 81 – 100, chọn câu trả lời đúng nhất và ghi X vào ô thích hợp ở phiếu trả lời 81. Keo lưu huỳnh có thể được điều chế bằng phương pháp: a. Hòa tan đơn giản b. Thủy phân c. Oxy hóa khử d. Ngưng tụ trong môi trường nước từ dung dịch lưu huỳnh bão hòa trong cồn e. Tất cả đều sai 82. Keo xanh phổ được điều chế bằng cách: a. Phản ứng giữa FeCl2 với Ferocyanur Kali b. Phản ứng giữa FeCl2 với Fericyanur Kali c. Phản ứng giữa FeCl3 với Fericyanur Kali d. Phản ứng giữa FeCl3 với Ferocyanur Kali e. Tất cả đều đúng 83. Keo hydroxyd sắt (III) được điều chế bằng phản ứng: a. Oxy hóa khử giữa FeCl2 và nước b. Oxy hóa khử giữa FeCl3 và nước c. Thủy phân khử giữa FeCl3 và nước d. Trao đổi giữa FeCl2 và nước e. Tất cả đều sai 84. Khi quan sát keo lưu huỳnh ta có thể thấy màu: a. Trắng đục b. Trắng xanh c. Trắng vàng d. Trắng hồng e. Tất cả đều đúng 85. Khi cho phenol vào nước, tùy theo hàm lượng giữa hai chất ta có thể tạo thành các hệ sau a. Dung dịch của phenol trong nước b. Dung dịch của nước trong phenol c. Nhũ dịch phenol trong nước d. Nhũ dịch nước trong phenol e. Tất cả đều đúng 86. Giản đồ hòa tan hạn chế của phenol và nước có dạng a. Là một đường cong lồi b. Là một parabol có đỉnh cực tiểu c. Là một đường tròn d. Là một oarabol có đỉnh cực đại e. Là một đường cong lõm 87. Điểm cực đại của giản đồ phenol – nước được gọi là: a. Điểm giới hạn b. Điểm tới hạn c. Đỉnh hòa tan d. Điểm tương đương e. Điểm cực đại 88. Trong quá trình chiết xuất, yếu tố cơ bản quyết định cách chiết nhiều lần có lợi hơn một lần là: a. Tăng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha b. Lực chiết c. Kỹ thuật định lượng d. Thời gian chiết e. Tất cả đều sai 89. Để chiết iod từ dung dịch nước người ta có thể dùng các dung môi sau: a. Cồn ethylic b. Acid acetic c. Ethylen glycol d. Glycerin e. Benzen 90. Khi khảo sát phản ứng bậc không, người ta có thể xác định chu kì bán hủy của phản ứng theo công thức a. T  1 2 3[A o ] k b. T  1 2 [A o ] 2k c. T  1 2 k [A o ] d. T  1 2 0, 693 k e. T  1 2 0,105 k 91. Từ việc khảo sát tốc độ của một phản ứng phân hủy thuốc, ta có thể xác định được: a. Chu kì bán hủy của thuốc b. Thời hạn sử dụng thuốc c. Thuổi thọ của thuốc d. Có kế hoạch phân phối và bản quản thuốc hợp lí e. Tất cả đều đúng 92. Thông thường các thuốc dưới dạng hỗn dịch hay nhũ dịch phân hủy theo phản ứng a. Bậc không b. Bậc một c. Bậc hai d. Bậc ba e. Bậc bốn 93. Trong quá trình hấp phụ than nào có khả năng hấp phụ tốt nhất a. Than đước b. Than gáo dừa c. Than đá d. Than gòn e. Than bùn 94. Quá trình acid acetic bị hấp phụ trên than hoạt tính là quá trình a. Hóa học b. Hóa lý c. Vật lý d. Bề mặt e. Tất cả đều đúng 95. Kể tên một sản phẩm chứa than hoạt sản xuất tại Việt Nam a. Carbophos b. Actiacrbine c. Quinocarbin d. Carbogast e. Normogastryl 2+ 2+ 96. Trước khi sử dụng phương pháp trao đổi ion để tách ion Ni và Co người ta phải a. Rửa sạch cột bằng nước đến khi hết ion H+ b. Rửa cột bằng 200ml nước cất c. Rửa cột với tốc độ dịch chảy 2-3 ml/phút d. Rửa cột đến khi dịch chảy ra có màu xanh e. Rửa cột đến khi dịch chảy ra có màu hồng 97. Thứ tự các bước thực hiện thi tách hỗn hợp dung dịch chứa Ni2+ và Co2+ là a. Cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl b. Rửa nước, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl c. Rửa nước, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl d. Cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat II, dd citrat I, dd HCl e. Cho HCl, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, 98. Yếu tố ảnh hưởng đến thứ tự tách Ni2+ và Co2+ phụ thuộc vào a. pH của dung dịch citrat I b. Tốc độ chảy của dung dịch citrat I c. Nồng độ của dung dịch citrat I d. Bản chất của các ion Ni2+ và Co2+ đối với nhựa trao đổi ion e. Tất cả đều đúng 99. Khi cho dung dịch NaCl vào hệ keo Fe(OH)3 sẽ đưa đến kết quả: a. Giúp bảo vệ hệ keo bền hơn b. Không ảnh hưởng đến độ bền của hệ keo Fe(OH)3 c. Gây đông tụ keo Fe(OH)3 d. Chuyển keo Fe(OH)3 thành keo FeCl3 e. Tất cả đều sai 100. Khi cho gelatin tiếp xúc với keo Fe(OH)3, keo gelatin có vai trò a. Bảo vệ keo Fe(OH)3 khỏi tác động của NaCl b. Gây đông tụ keo Fe(OH)3 c. Gây đông tụ keo Fe(OH)3 theo nguyên tắc keo tụ tương hỗ d. Không có tác dụng gì với keo Fe(OH)3 e. Kết hợp với NaCl và làm mất tác dụng của NaCl
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng