Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài phong tục việt nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn ( www.sites.google.c...

Tài liệu đề tài phong tục việt nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
100
256
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Minh Tuyến Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hoài Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để tôi có thể hoàn thành khóa học, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt mọi khó khăn hoàn thành khóa học và luận văn. Tác giả luận văn Phạm Thị Minh Tuyến MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm 1990, khi trả lời những câu hỏi xung quanh vấn đề về Tự lực văn đoàn, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã khẳng định: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ở họ cái gì của Việt Nam”. Tự lực văn đoàn là tên gọi của một nhóm các nhà văn, nhà thơ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ năm 1932. Tính đến nay đã được trên bảy thập niên, vậy mà cái tên Tự lực văn đoàn với những sáng tác văn chương của họ vẫn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Số lượng công trình nghiên cứu, bài tham luận về Tự lực văn đoàn có thể nói là vô cùng phong phú. Cụ thể hơn, nhóm văn đoàn này đã được nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độ như: chính trị - xã hội, tôn giáo, phương pháp sáng tác, thi pháp học, dân tộc học, văn hóa học … Nội dung phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đã được ít nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, cho đến nay nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, chưa được lý giải và phân tích cặn kẽ, và đặc biệt là ít được tiếp cận dưới góc độ văn hóa học. Hơn nữa, trong những năm gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến mục tiêu “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” cũng là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn: “Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu những vấn đề phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn để có thể hiểu thêm về con người, xã hội Việt Nam vào những năm 1930 – 1945, thời kì bắt đầu của quá trình mở rộng giao lưu với phương Tây, để nhận ra đâu là những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà hôm nay chúng ta cần giữ gìn và phát huy, đâu là những hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi rất muốn được góp thêm ít sức mình vào công cuộc “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” qua việc kiếm tìm “cái gì của Việt Nam” trong thành tựu tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lịch sử quá trình nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dưới góc độ văn hóa, xã hội và phong tục, ta có thể phân chia thành ba thời kì: Thời kì trước 1945: Năm 1939, trong cuốn Dưới mắt tôi của Trương Chính, các tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm của Nhất Linh; Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình của Khái Hưng … đều đã được tác giả công trình nghiên cứu xem xét dưới quan điểm đạo đức xã hội. Cụ thể, sau khi phân tích nội dung tác phẩm Đoạn tuyệt, Trương Chính kết luận: “Ngoài những hạt bụi ấy, Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có một giá trị xã hội. Nó còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi được” 26, tr. 302. Hay mở đầu bài nghiên cứu tiểu thuyết Lạnh lùng, ông viết: “Lạnh lùng là mũi tên độc thứ hai ông Nhất Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổng giáo” 26, tr. 303. Về các sáng tác của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Trương Chính cũng đã ghi nhận sự đóng góp của nó về mặt chống lại chế độ đại gia đình: “Nửa chừng xuân là cuốn truyện ghi sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả biện luận cho quan điểm nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập quán do nền luân lý cổ truyền tạo ra” 26, tr. 313. Đến năm 1941, trong công trình nghiên cứu Ba mươi năm văn học, Mộc Khuê bàn về tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam. Nhà nghiên cứu này đã chia tiểu thuyết thành chín loại. Sau đó, ông lần lượt đi vào từng loại và giới thiệu những nhà văn cùng với một vài tác phẩm tiêu biểu. Đến loại tiểu thuyết phong tục, ông cho rằng: “Phong tục tiểu thuyết về miền thượng du Bắc Kỳ của Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện lạ đường rừng), về miền sơn cước Trung Kỳ của Lưu Trọng Lư (Khói lam chiều, Chiếc cáng xanh) của Trần Tiêu (Con trâu, Chồng con) và nhứt là quyển Lều chõng cự đại của Ngô Tất Tố” 57, tr. 51. Như vậy, ngay từ năm 1941, nhà nghiên cứu Mộc Khuê đã công nhận có sự tồn tại của thể tài tiểu thuyết phong tục. Và trong số những tiểu thuyết thuộc nhóm Tự lực văn đoàn, ông xếp Con trâu và Chồng con của Trần Tiêu vào loại tiểu thuyết phong tục viết về một vùng miền của đất nước. Trong cùng năm này, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm ra đời cũng đã công nhận: “công việc của Tự lực văn đoàn đã có ảnh hưởng về đường xã hội và đường văn học” 34, tr. 21. Theo Dương Quảng Hàm, phong tục tập quán thời xưa vừa có mặt hay, mặt không hay. Tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn có quan tâm phản ánh phong tục tập quán nhưng chưa thật xác đáng. Như tục đàn bà góa phải thủ tiết thờ chồng trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh chẳng hạn. Nhà văn chỉ chủ yếu tập trung làm rõ những ràng buộc khắt khe đối với người phụ nữ mà chưa đề cập đến ý nghĩa cao đẹp của tục lệ. Dù vậy nhưng nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm vẫn dành nhiều lời khen tặng cho nhóm văn Tự lực văn đoàn và đánh giá rất cao chủ trương cải cách xã hội của họ. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan cho ra mắt công trình Nhà văn hiện đại. Nhà nghiên cứu công trình này cho rằng tiểu thuyết Việt Nam có mười loại tất cả. Riêng trong nhóm Tự lực văn đoàn, theo Vũ Ngọc Phan, có đến bốn nhà tiểu thuyết. Hai nhà văn Khái Hưng và Trần Tiêu được ông xếp vào những nhà tiểu thuyết phong tục; Nhất Linh là nhà tiểu thuyết luận đề, còn Thạch Lam là nhà tiểu thuyết tình cảm. Đặc biệt, khi đi vào giới thiệu từng nhà văn, Vũ Ngọc Phan đã chọn lọc được những tác phẩm tiêu biểu và đưa ra nhiều đánh giá rất cụ thể. Về tác phẩm Thừa tự của Khái Hưng, ông kết luận rằng: “Rút cuộc ta thấy gì? Sự thiết lập ấy trong gia đình và xã hội Việt Nam, nếu xét đến nguồn gốc, cũng đã là vô lý lắm rồi, không đợi đến khi nó biến tính như ngày nay. Ngày nay người lợi dụng nó coi nó như một miếng mồi. Một miếng mồi đáng đem ra để nhử, một miếng mồi đáng thèm thuồng, mà người ta tưởng như không có sự xấu xa và nhục nhã. Chả có trong xã hội Việt Nam lại có những cuộc tranh luận, những cuộc âm mưu về thừa tự. Thật khốn nạn! Tất cả cái khốn nạn ấy, ta đã thấy trong những hành động của mấy nhân vật của Khái Hưng một tiểu thuyết gia tả phong tục rất là sâu sắc” 83, tr. 764 -765. Đến sáng tác của Trần Tiêu, Vũ Ngọc Phan khẳng định: “Tuy là tả dân tình, phong tục làng Cầm, nhưng Con Trâu thật là một cuốn tả sự sống và tính tình phong tục của người dân quê miền Bắc” 83, tr. 784. Từ 1945 đến 1986: Năm 1948, trong bản báo cáo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai đồng chí Trường Chinh đã đề cập đến vấn đề phản ánh phong tục của các nhà văn Tự lực văn đoàn: “Sau cơn khủng bố trắng 1930 – 1931, một sự buồn rầu, u uất tràn ngập tâm hồn nhân dân Việt Nam. Văn chương lãng mạn của Tự lực văn đoàn đã ra đời. Giai cấp tư sản dân tộc không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển ra đấu tranh bằng văn hóa chống phong kiến quan liêu (các báo Phong hóa, Ngày nay, tủ sách Tự lực văn đoàn). Dù sao hoạt động của nhóm Tự lực cũng đã góp phần đẩy phong trào văn nghệ nước ta tiến lên một bước” 32, tr. 54-55]. Tiếp theo đó, đến năm 1957, tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2 bàn về công tác phê bình văn học, Trường Chinh một lần nữa đã nhấn mạnh: “Đối với trào lưu văn nghệ lãng mạn, chúng ta không nên mạt sát, vơ đũa cả nắm, mà cần đi vào phân tích những dòng tiến bộ trong những thời kì khác nhau (…) chúng ta cần hết sức cố gắng tìm hiểu mọi nhân tố yêu nước và tiến bộ trong những tác phẩm lãng mạn trước đây”. Bởi “Việc uốn nắn lại những thái độ hẹp hòi, máy móc đối với những giá trị văn nghệ cũ không những có tác dụng sửa chữa những bất công đối với nhiều tác phẩm mà còn có tác dụng mở rộng con đường sáng tác cho văn nghệ hiện thời” [32, tr. 241-241]. Đến năm 1958, Nguyễn Văn Xung với Bình giảng về Tự lực văn đoàn do Tân Việt xuất bản cũng ghi nhận sự đóng góp của Tự lực văn đoàn trên cả hai phương diện. Ông khẳng định các nhà văn Tự lực văn đoàn chính “là những người đầu tiên biết sử dụng một lối văn sáng sủa, thích hợp để diễn đạt những tư tưởng và tình cảm của thời đại, Tự lực văn đoàn đã được sự đón tiếp nồng nhiệt của thanh niên nam nữ đương thời. Về hình thức họ là những nhà văn giá trị vào bậc nhất hành văn trong sáng, bình dị, đanh thép hay bóng bẩy. Về nội dung, họ biết mô tả những hoài bão, nguyện vọng, những thắc mắc lo âu, những nỗi niềm vui sướng hay sầu thảm của cả một thế hệ; thanh niên, học sinh, tiểu tư sản, trí thức là những độc giả trung thành của họ” [117, tr. 11]. Các nhà văn Tự lực văn đoàn một mặt đả phá những cái lỗi thời, phản tiến bộ, nhất là chế độ đại gia đình; một mặt họ kêu gọi dân chúng sống một đời sống mới, tự do tự lập. Theo nhận định của nhà nghiên cứu này thì nhóm Tự lực văn đoàn với “Những tư tưởng mà họ truyền bá được hoan nghênh như một làn gió mới và gây nhiều ảnh hưởng” [117, tr. 11]. Năm 1961, cuốn Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 – 1945 của Thanh Lãng chia tiểu thuyết Việt Nam những năm 1932 ra làm tám ý hướng: đấu tranh, tình cảm, thi vị, truyền kỳ, hồi ký, hài hước, phong tục, tả thực. Theo đó, Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo là ba nhà văn có tác phẩm thuộc ý hướng đấu tranh. Cụ thể, đó là các tác phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng: “Nhưng trọng tâm của cuộc đấu tranh tư tưởng trong giai đoạn thứ nhất này là đánh vào chế độ đại gia đình. Hai chiến sĩ chỉ huy tác chiến là Nhất Linh và Khái Hưng” [59, tr. 97]. Mặc dù thừa nhận Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo cũng có viết những tác phẩm thuộc ý hướng tình cảm như Nắng thu, Đôi bạn, Bướm trắng, Gia đình, … “Với Nắng thu, Nhất Linh tả mối tình hồn nhiên, lãng mạn, trong sạch, đau đớn của một sinh viên trí thức đối với một thiếu nữ câm nhưng thông minh và nhan sắc” [59, tr. 112] nhưng Thanh Lãng cho rằng ở những nhà văn này chủ trương chống Nho giáo rõ ràng hơn, quyết liệt hơn: “Tất cả cái khác, cái mới quyết liệt, cái mới phũ phàng của Tự lực văn đoàn là ở chỗ ấy” [60, tr. 29]. Năm 1972, trong Lịch sử văn học Việt Nam giản ước tân biên do nhà xuất bản Phạm Thế ấn hành, Phạm Thế Ngũ sau khi điểm qua nội dung các tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam … cũng đã đánh giá rất cao về phương diện tư tưởng, văn học của cả nhóm Tự lực văn đoàn: “Về đường tư tưởng, chủ trương duy tân và cấp tiến họ đưa ra tác động như một cơn lốc thổi vào cái xã hội trì trệ trước 1932”, “Tuy nhiên về đường văn học, đứng trên lập trường văn học sử, không ai có thể chối cãi vai tuồng xây dựng, những tiến bộ quan trọng mà họ đã thực hiện cho văn quốc ngữ” [77, tr. 440], [77, tr. 442]. Trở lên là tình hình nghiên cứu đánh giá về những đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn về mặt phản ánh văn hóa phong tục ở cả hai miền Nam Bắc từ 1945 đến 1986. Nhìn chung, vị trí, vai trò của những tiểu thuyết có nội dung phong tục của nhóm văn này đều được các nhà nghiên cứu công nhận. Chỉ có điều do tình hình văn hóa xã hội lúc này nên trong giới nghiên cứu chưa có người đi sâu khai thác những đóng góp ấy một cách cụ thể. Họ còn chú ý nhiều và đánh giá cao về khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhóm văn này như: Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Xung, Thế Phong, Dương Nghiễm Mậu, …; về nhân cách nhà văn như: Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hạnh, Trương Bảo Sơn, Tường Hùng, Trần Khánh Triệu, Nguyễn Văn Trung …; phương pháp sáng tác và các khía cạnh khác nữa … Từ năm 1986 đến nay: Năm 1986, sự định hướng mới của Đảng đối với hoạt động tư tưởng văn hóa văn nghệ nước nhà đã đem đến một sự thay đổi lớn trong giới lý luận phê bình văn học nghệ thuật. Tinh thần “nhìn nhận lại” dấy lên thành một phong trào. Các nhà văn Tự lực văn đoàn và văn chương của họ có thể nói là một trong số những hiện tượng được nhiều nhà nghiên cứu “nhìn nhận lại” nhất: Ngày 27 – 5 – 1989, tại Hà Nội, cuộc Hội thảo quy mô lớn do khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp phối hợp với nhà xuất bản Đại học tổ chức để bàn về văn chương Tự lực văn đoàn đã thu hút được đông đảo nhiều thế hệ nhà nghiên cứu lý luận phê bình, các nhà thơ nhà văn tài năng và tâm huyết. Nhiều bài tham luận được đưa ra với tinh thần khách quan, khoa học cao. Trong Hội nghị, nhà văn hóa Hoàng Xuân Hãn cho rằng: “nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [26, tr. 380]. Nhà văn Huy Cận lại nhấn mạnh tính dân tộc của lời văn trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn: “Một đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn là ở tiếng nói và câu văn dân tộc” [26, tr. 420]… Đến năm 1990, Phan Cự Đệ, trong chuyên luận Tự lực văn đoàn – con người và văn chương, cho rằng: “Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30 của thế kỷ, đổi mới từ quan niệm xã hội cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện đại hóa, làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng và giàu có hơn” [21, tr. 37]. Đặc biệt, năm 1995, Trần Đình Hượu với bài viết Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử, qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông in trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại khẳng định: “Tự lực văn đoàn đô thị hóa, Âu hóa có mới mẻ, xa lạ nhưng không phải không dân tộc. Cái đẹp trong văn chương Tự lực văn đoàn là Việt Nam chứ không phải Tàu, không phải Tây”, và “Tự lực văn đoàn là một hiện tượng phải nhìn – hay phải nhìn thêm – theo cách khác như vậy. Nhìn thêm từ một góc độ khác chắc chắn ta sẽ hiểu hiện tượng rõ hơn” [26, tr. 578], [26, tr. 579]. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Nguyễn Đăng Mạnh tái bản năm 1999, trong phần viết về Tự lực văn đoàn, có đoạn đã nhận xét thêm: “nói chung đề tài là chuyện tình yêu, chủ đề là ca ngợi tư tưởng, văn hóa, văn minh phương Tây, đấu tranh cho chủ nghĩa cá nhân, cho tình yêu và hôn nhân tự do, chống lễ giáo phong kiến, đề cao lối sinh hoạt của phương Tây hiện đại, cổ vũ phong trào Âu hóa từ tư tưởng, văn chương nghệ thuật, (…) Họ cũng có tinh thần dân tộc, dân chủ, cũng tỏ ra biết thương xót người nghèo khổ” [71, tr. 52-53]. Đến Tự lực văn đoàn trào lưu – tác giả của Hà Minh Đức vừa mới được nhà xuất bản Giáo dục giới thiệu tháng 5/2007 – một công trình nghiên cứu mới nhất về Tự lực văn đoàn – ngoài phần Khảo luận chung về Tự lực văn đoàn, phần phân tích một số tác phẩm tiêu biểu, tác giả cuốn sách đã tập hợp được một cách có chọn lọc những bài nghiên cứu Tự lực văn đoàn về nhiều khía cạnh khác nhau từ trước đến nay. Liên quan đến nội dung phong tục có bài của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Phạm Thế Ngũ, Bạch Năng Thi, Nguyễn Hoành Khung, Vũ Đức Phúc, Lê Thị Đức Hạnh, ….. Ngoài những cây bút lý luận phê bình cũ, từ thập niên 90 đến nay, nghiên cứu về Tự lực văn đoàn ta còn phải kể đến khá nhiều gương mặt mới như Nguyễn Hữu Hiếu, Lê Thị Dục Tú, Phạm Thanh Hùng, Trịnh Hồ Khoa, Phạm Thị Thu Hương, Đặng Ngọc Hùng, Cao Thị Ngọc Hà, Huỳnh Thị Hoa, …. Tất cả đã tạo được một không khí sôi nổi, khách quan, và khoa học nhằm đưa đến những nhận định công bằng, thấu đáo khi đánh giá về vai trò, vị trí của nhóm văn này trong nền văn học dân tộc. Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu văn chương Tự lực văn đoàn dưới góc độ văn hóa xã hội và phong tục, chúng tôi nhận thấy rằng: từ trước cho đến nay, Tự lực văn đoàn là nhóm văn duy nhất có sáng tác gây được nhiều sự chú ý trong công chúng. Và mặc dù các nhà nghiên cứu văn học nước ta đã tiếp cận sáng tác của họ từ rất nhiều hướng khác nhau: quan điểm lịch sử (Phong Lê, Trần Đình Hượu), phương pháp sáng tác (Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ), chức năng (Trương Chính, Lại Nguyên Ân), thể loại (Phong Lê, Vu Gia), thi pháp (Đỗ Đức Hiểu, Lê Thị Dục Tú, Trịnh Hồ Khoa), … và Tự lực văn đoàn với những đóng góp cho nền văn hóa, phong tục nước nhà cũng là một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận. Tuy nhiên, sự phân tích và lí giải vấn đề vẫn chưa thật thỏa đáng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phong tục không phải là đề tài xuyên suốt trong tất cả các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Nội dung này chỉ tập trung ở một số sáng tác của ba nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng và đặc biệt là Trần Tiêu. Do đó, đối tượng khảo sát của luận văn không phải là toàn bộ tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những tác phẩm mà trong đó tác giả có ít nhiều đề cập đến các vấn đề về phong tục Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những tác phẩm này, luận văn đi đến một cái nhìn cụ thể và hệ thống về các vấn đề phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng xung quanh vấn đề Tự lực văn đoàn, từ trước đến nay, ý kiến của các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tiếp thu một cách chọn lọc thành quả trong các công trình nghiên cứu của lớp người đi trước để có thể đi sâu vào những nội dung mà nhiệm vụ của đề tài luận văn đặt ra. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp: - Phương pháp phân loại và hệ thống: Hoạt động của Tự lực văn đoàn trên văn đàn kéo dài trong khoảng mười năm nhưng số lượng tác phẩm mà họ để lại có thể nói là khá lớn. Riêng mảng tiểu thuyết, Tự lực văn đoàn đã cho ra đời hơn hai mươi tác phẩm. Vì vậy, phương pháp phân loại là phương pháp được chúng tôi sử dụng đầu tiên. Phương pháp này giúp chúng tôi phân loại được tiểu thuyết phong tục với các tiểu thuyết khác. Đồng thời, cũng nhờ nó, chúng tôi xác định được đặc điểm chung và riêng về nội dung và hình thức của những tác phẩm thuộc thể tài này. Do đó, có thể khẳng định rằng, phân loại và hệ thống là hai phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng xuyên suốt. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Khi đi vào từng sáng tác, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu tác phẩm được cụ thể trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Và sau đó, phương pháp tổng hợp sẽ được dùng để khái quát lại vấn đề. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp không thể thiếu được trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào. Ở đây, so sánh giúp chúng tôi nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, giữa các sáng tác phong tục của Tự lực văn đoàn với các sáng tác phong tục của các tác giả khác. - Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc độ văn hóa học, dân tộc học: “văn hóa là không gian, bầu không khí để trên đó cây văn học nảy nở”, trong quá trình nghiên cứu tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng xuyên suốt phương pháp tiếp cận văn hóa học, dân tộc đã giúp chúng tôi tìm hiểu rõ về vai vai trò sáng tạo những mô hình văn hóa, cũng như những phê phán có tính văn hóa trong những tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Đồng thời, phương pháp tiếp cận này cũng đã giúp ích rất nhiều trong việc xác định những điểm mới của văn hóa được phản ánh trong văn học ở từng thời kì. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được chúng tôi thực hiện nhằm khảo sát bức tranh phong tục trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Trên cơ sở đó luận văn sẽ cho thấy rõ những thành tựu của văn đoàn này trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội, những đóng góp qua cái nhìn tiến bộ đậm chất nhân văn và cả những quan điểm còn lệch lạc về vấn đề phong tục qua cái nhìn nghệ thuật của các tác giả. Ngoài ra, người làm luận văn còn có mong muốn tìm ra những nét đặc sắc riêng của các tác giả trong nghệ thuật miêu tả phong tục Việt Nam để thấy rõ những giá trị thẩm mĩ của phong tục Việt Nam được khắc họa, lưu giữ bằng nghệ thuật ngôn từ. Luận văn vì vậy có thể sẽ góp phần để hiểu thêm về những tinh hoa đẹp đẽ của bản sắc dân tộc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp cho quá trình giảng dạy về những đóng góp của văn chương Tự lực văn đoàn đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường phổ thông đi vào chiều sâu. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu (12 trang), kết luận (3 trang) và thư mục tài liệu tham khảo (7 trang), luận văn có ba chương chính: - Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết phong tục trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 - Chương 2: Bức tranh phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - Chương 3: Nghệ thuật miêu tả phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT PHONG TỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 1.1. Khái niệm Phong tục và Tiểu thuyết phong tục 1.1.1. Khái niệm Phong tục Khi nói đến nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc, người ta thường hay nói đến phong tục tập quán. Phong tục tập quán là một phạm trù dùng để chỉ tổng thể những thói quen trong cuộc sống hàng ngày mang những nét đặc trưng riêng của một địa phương, một dân tộc hoặc một đất nước. Đây là những thói quen được hình thành do tính đặc thù của điều kiện địa lý, kinh tế, lịch sử, văn hóa, … Trong cuộc sống hàng ngày, phong tục gần gũi với tất cả mọi người. Phong tục chi phối hầu khắp các lĩnh vực hoạt động như lao động, sinh hoạt, tín ngưỡng. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, ở mục từ “phong tục”, tác giả định nghĩa: đây là “thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người công nhận và làm theo” [84, tr. 783]. Có thể chưa biết đến luật pháp nhưng con người đã biết đến phong tục. Nhờ được hình thành có hệ thống nên từ gia đình đến làng xã, từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi dường như đâu đâu con người cũng chủ yếu hành xử dựa trên phong tục. Tuy nhiên, phong tục không phải là những điều bất biến. Khi vừa mới hình thành, trong phong tục chưa có sự phân định tốt xấu. Nhưng qua thời gian, các điều kiện sống cũng như tâm lý tính cách con người có sự thay đổi, và cùng với quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, con người đã nhận ra những gì là hủ tục, những gì là thuần phong mỹ tục. Phong tục vì vậy luôn được con người bổ sung thêm những điều mới, và xóa bỏ những điều cũ, lỗi thời. Hay nói khác hơn, phong tục vừa có tính ổn định bền vững vừa có khả năng biến đổi. Phong tục sinh ra do nhu cầu cuộc sống, phát triển và định hình theo sự định hình của xã hội. Có phong tục thuộc về một đất nước. Có phong tục thuộc về một dân tộc. Và cũng có phong tục thuộc về một vùng, miền. 1.1.2. Khái niệm Tiểu thuyết phong tục “Tiểu thuyết phong tục” không phải là một cụm từ mới đối với những nhà lý luận văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Có rất nhiều bài viết lớn hoặc nhỏ đã nhắc đến cụm từ này, xem nó là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể tài văn học. Tuy nhiên, cho đến nay bản thân cụm từ “Tiểu thuyết phong tục” vẫn chưa được hiểu thật thống nhất. Mỗi nhà nghiên cứu với quan điểm và cách đặt vấn đề riêng đã có những kiến giải khác nhau xung quanh khái niệm này. Thật khó để tập trung đầy đủ nhưng chúng tôi sẽ cố gắng chọn lựa một số ý kiến tiêu biểu bàn về cụm từ này trên thế giới và ở Việt Nam rồi trên cơ sở đó xác định những đặc điểm cơ bản của thể tài tiểu thuyết này. Từ khoảng thế kỷ thứ XVIII, cụm từ “Tiểu thuyết phong tục” (novel of manners, roman de moeurs) đã được các nhà nghiên cứu văn học thế giới đề cập đến với tư cách là một thể tài văn học. Người quan tâm đề tài, người quan tâm hình thức, người quan tâm cả nội dung lẫn hình thức nhưng về cơ bản tất cả họ đều đã đưa ra cách hiểu của mình về thế nào là một tiểu thuyết phong tục. M. H. Abrams trong Từ điển thuật ngữ Văn học, định nghĩa tiểu thuyết phong tục là tiểu thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục và những thói quen, tập tục của một cộng đồng văn hóa nào đó. Còn R. Harris, ông chú thích, trong tiểu thuyết Tu viện Northanger của Jane Austen, tiểu thuyết phong tục khảo sát tỉ mỉ thái độ cư xử, tư cách đạo đức xã hội có chuẩn mực hoặc không chuẩn mực. Tiếp tục sau đó, khi phân loại tiểu thuyết, nhà nghiên cứu văn học này đã đưa ra cách hiểu cặn kẽ hơn: Đây là loại tiểu thuyết tập trung mô tả một cách chi tiết những phong tục tập quán của một nhóm xã hội đặc biệt. Những phong tục này thường thực hiện chức năng kiểm soát và điều khiển hành vi ứng xử của các nhân vật. Trang web http://www.britannica.com/eb/article_51001 cũng đã đề cập đến nhiệm vụ của nhà viết tiểu thuyết phong tục. Đó là những người có khả năng truyền đạt lại cho hậu thế những cách thức ứng xử xã hội thời anh ta sống. Hai nhà nghiên cứu văn học Dorothy Brewster và John Burrell trong tiểu luận Tiểu thuyết hiện đại trình bày rõ ràng quan điểm của mình về thế nào là một tiểu thuyết phong tục: “Tiểu thuyết phong tục là truyện của những cá nhân được coi như là những giá trị tinh thần, mô tả trong sự tiếp xúc với nhau và với xã hội. Sự mô tả này đôi khi châm biếm, đôi khi hài hước, nhưng luôn luôn đạo đức” [25, tr. 11]. Hay trong Sổ tay Văn học, Harmon William và Hugh Holman nhấn mạnh đây là một loại tiểu thuyết mà ở đó phong tục, tập quán, tục lệ và thói quen của một tầng lớp xã hội nhất định có vai trò quyết định. Trong một tiểu thuyết phong tục đích thực, tập tục của một nhóm người đặc biệt được mô tả một cách chi tiết, với sự chính xác cao. Phong tục ấy trở nên có quyền lực điều khiển nhân vật. Tuy không bắt buộc nhưng tiểu thuyết phong tục thường có tính chất trào phúng. Tóm lại, khi bàn đến thể tài tiểu thuyết phong tục, các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới, người thì quan tâm về đề tài, người quan tâm về nội dung và hình thức, hay tác dụng nghệ thuật của thể tài, … nhưng nhìn chung, xung quanh những ý kiến của họ ta có thể nhận ra rằng họ đã xem đây là thuật ngữ dùng để gọi tên một thể tài văn học. Thể tài văn học này chủ yếu lấy những vấn đề liên quan đến phong tục tập quán trong xã hội làm nội dung phản ánh. Đó có thể là tập tục của một nhóm người, hay một dân tộc tồn tại trong một thời đại nhất định. Về phương pháp sáng tác, những người viết tiểu thuyết phong tục thường sáng tác theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Những sáng tác này do đó có thể tái hiện đầy đủ về cách thức sinh hoạt của con người trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Người đọc tiểu thuyết phong tục vì vậy dễ dàng rút ra được nhiều bài học ứng xử quý báu cho cuộc sống của mình. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, tiểu thuyết phong tục đã có mặt trên văn đàn văn học Việt Nam. Vì vậy, trong một số sách lý luận văn học, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã nhắc đến cụm từ “tiểu thuyết phong tục” và xem đây là một thể tài. Tuy nhiên, cách hiểu về thể tài văn học này đến nay vẫn chưa được thống nhất. Khảo về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh do Nam phong tùng thư xuất bản năm 1929 chia tiểu thuyết ra ba loại: tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tả thực và tiểu thuyết truyền kì. Sau đó, ông đồng nhất tiểu thuyết tả thực với tiểu thuyết phong tục: “Tiểu thuyết tả thực – Loại này tiếng Tây gọi là tiểu thuyết về phong tục (romans de moeurs), nghĩa là cốt tả cái tình trạng trong xã hội theo như thói ăn cách ở của người đời, thứ nhất là người đương thời; cho nên cũng có thể gọi là tiểu thuyết tả thực được, vì cứ theo như cái cảnh thực ở trước mắt mà diễn tả ấy thường thường bao giờ cũng có ý bao biếm, ý khuyên răn ở đó, dẫu nhà làm sách không rặp tâm khen chê răn dạy gì ai, mà cái ý khuyên răn bao biếm bao giờ cũng có ngụ ở trong” [89, tr. 152]. Cách hiểu này của Phạm Quỳnh đã vô tình quy các thể tài tiểu thuyết có khuynh hướng tả thực như tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý, … đều là tiểu thuyết phong tục. Chúng tôi nghĩ rằng không hoàn toàn như vậy. Nội dung của tiểu thuyết phong tục yêu cầu phải có tính hiện thực nhưng không phải vì vậy mà chúng ta có thể xem mọi tác phẩm có khuynh hướng tả thực cũng đều là tiểu thuyết phong tục. Năm 1941, trong công trình nghiên cứu Ba mươi năm văn học, Mộc Khuê khi bàn về tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam lại chia tiểu thuyết thành chín loại. Lần lượt đi vào từng loại với những nhà văn và tác phẩm tiêu biểu, đến loại tiểu thuyết phong tục, ông viết: “Phong tục tiểu thuyết về miền thượng du Bắc Kỳ của Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện lạ đường rừng), về miền sơn cước Trung Kỳ của Lưu Trọng Lư (Khói lam chiều, Chiếc cáng xanh) của Trần Tiêu (Con trâu, Chồng con) và nhứt là quyển Lều chõng cự đại của Ngô Tất Tố” [57, tr. 51]. Như vậy, theo cách phân chia của Mộc Khuê, Trần Tiêu với tác phẩm Con trâu và Chồng con đã được xếp vào loại tiểu thuyết phong tục của một vùng miền. Đến năm 1942, Nhà văn hiện đại – quyển bốn của Vũ Ngọc Phan lại chia tiểu thuyết ra mười loại: phong tục, luận đề, luân lý, truyền kỳ, phóng sự, hoạt kê, tả chân, xã hội, tình cảm và trinh thám. Ở mỗi loại, Vũ Ngọc Phan cũng chọn dẫn ra vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu để phân tích. Và các sáng tác của Khái Hưng, Trần Tiêu, Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển và Thiết Can đã được nhà nghiên cứu chọn lựa làm dẫn chứng minh họa cho thể tài tiểu thuyết phong tục: “Nếu đọc những tác phẩm của ông (Khái Hưng – PTMT) từ Hồn bướm mơ tiên cho đến những tập gần đây nhất của ông, như Hạnh, người ta thấy ông mới đầu chú trọng vào lý tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu (…) Những tiểu thuyết ấy đều là những bài học rất hay cho những người bảo thủ thái quá” [83, tr. 780], hay “Ông (Trần Tiêu – PTMT) là một nhà tiểu thuyết chuyên viết về dân quê. Người ta tưởng ông viết riêng về cách sinh hoạt, về sự sống của người Việt Nam ở nơi đồng ruộng, nhưng đọc kỹ những tiểu thuyết của ông, người ta mới thấy ông chuyên chú vào phong tục của người dân quê nhiều hơn là cuộc sống nghèo nàn và không tổ chức của họ. Tiểu thuyết của ông thuộc vào loại tiểu thuyết phong tục thôn quê nhiều hơn là thuộc vào loại tiểu thuyết xã hội” [83, tr. 782]. Qua nội dung của những nhận định trên, ta có thể nói rằng tuy tác giả công trình Ba mươi năm văn học cũng như Nhà văn hiện đại không trực tiếp xác lập lý thuyết bàn về tiểu thuyết phong tục nhưng việc phân loại cùng những ý kiến đánh giá của hai ông dành cho từng tác phẩm đã ít nhiều giúp chúng ta xác định về mặt nội dung của thể tài tiểu thuyết phong tục. Tiểu thuyết phong tục đó là những tiểu thuyết viết về nếp sống đặc trưng của một loại người, một vùng miền. Sau Vũ Ngọc Phan là Bạch Năng Thi. Trong bài Khái Hưng, Bạch Năng Thi viết: “Phong trào bình dân, cái thị hiếu của độc giả có thay đổi, sự tấn công của văn phái hiện thực chủ nghĩa và của những người tiến bộ ủng hộ chủ nghĩa hiện thực và đả kích chủ nghĩa lãng mạn, làm cho Khái Hưng ít nhiều phải thay đổi đề tài và cách sáng tác (…) và nhất là đi sâu hơn nữa vào loại tiểu thuyết phong tục là loại tiểu thuyết đòi hỏi phải miêu tả con người và sự việc có thực trong đời sống (Gia đình, Thừa tự, Thoát ly, Băn khoăn). Khi sáng tác tiểu thuyết phong tục, nhà văn không thể rời bỏ xu hướng lãng mạn cố hữu của mình, nhưng yếu tố hiện thực có tăng lên trong tác phẩm”. Không dừng ở đó, đến bài Khái Hưng – từ tiểu thuyết lý tưởng, phong tục đến tiểu thuyết tâm lý, ông khẳng định: “Thừa tự cũng như Gia đình là tiêu biểu cho loại tiểu thuyết phong tục. Loại tiểu thuyết này chưa có nhiều ở nước ta vì người viết phải am hiểu tường tận phong tục trong nước, phải chú ý tới các phong tục ấy để quan sát; một chuyện về phong tục lại dễ khô khan, tẻ nhạt, không hấp dẫn đối với một số lớn độc giả. Tuy nhiên, ta thấy Khái Hưng vẫn giữ vững giá trị của mình trong loại tiểu thuyết này” [40, tr. 32-33], [40, tr. 51]. Đến năm 1962, Thanh Lãng có bài viết Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 – 1945 in trên tạp chí Đại học số 2,3 một lần nữa trở lại công việc phân loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết thế hệ 32 được Thanh Lãng chia làm tám ý hướng. Phong tục được xem là một trong số tám ý hướng đó. Ông viết: “Đã hẳn việc mô tả phong tục có liên hệ đến tâm lý vì nó cũng nhằm khảo xét những trạng thái tâm hồn, những tình cảm, những mối đam mê, những kỳ chứng (manies). Cái khác nhau chỉ là ở đây khảo xét các trạng thái tâm hồn công cộng, giống nhau của cả một đoàn thể đông đúc. Theo nguyên tắc, việc khảo xét tâm lý sở dĩ gây được hứng thú là khi tâm lý đó càng có bản sắc đặc biệt, khác những tâm lý khác. Ngược lại, việc mô tả phong tục cốt ý làm cho người ta nhận được những nét tâm lý mô tả cái gì là của chung nhiều người, của một đoàn thể” [59, tr. 73 – 74]. Sau đó, dựa vào hai quan niệm – quan niệm cổ điển và quan niệm tâm lý tập thể về ý hướng phong tục trong sáng tác văn học, tác giả khẳng định: “Như vậy, Việt Nam chúng ta, cho đến 1945, chưa có tiểu thuyết phong tục theo quan niệm mới mà chỉ có tiểu thuyết phong tục theo quan niệm cổ điển mà thôi. Khuynh hướng phong tục cổ điển này thường được gọi là khuynh hướng xã hội” [59, tr. 75]. Tiếp tục phát triển quan điểm này, năm 1965, Nguyễn Văn Trung, dựa vào quan niệm của nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm đã chia tiểu thuyết thành ba nhóm quan niệm: nhóm quan niệm tiểu thuyết là một quang cảnh, nhóm quan niệm tiểu thuyết là một ý thức và nhóm quan niệm tiểu thuyết là một phản tiểu thuyết. Cách chia này của ông đã xếp những tác phẩm mô tả phong tục vào nhóm quan niệm tiểu thuyết là một phong cảnh: “Tiểu thuyết của nhóm trong quan niệm I (nhóm quan niệm tiểu thuyết là một quang cảnh – P.T.M.T) phân chia ở trên để nhằm mô tả tâm lý, phong tục, xã hội; nói cách khác, nhằm trình bày một tính tình, một mẫu người hay một tình cảnh” [95, tr. 206]. Tóm lại, đến nay trong các từ điển tiếng Việt, từ điển Văn học và từ điển thuật ngữ Văn học của ta vẫn chưa có mục từ “tiểu thuyết phong tục”. Tiểu thuyết phong tục trước nay chỉ đơn thuần được các nhà nghiên cứu văn học hiểu là những tác phẩm có nội dung phản ánh chân thật phong tục của địa phương, đất nước. Giá trị của nó chủ yếu là cung cấp cho người đọc những vấn đề về phong tục tập quán. So với các thể loại văn học như sử thi, thơ, trường ca, … tiểu thuyết là một thể loại xuất hiện muộn hơn rất nhiều và là một thể loại có nhiều sự thay đổi nhất từ trước đến nay. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tiểu thuyết gây được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn học. Riêng về cách phân loại tiểu thuyết cũng có vô số ý kiến khác nhau. Người phân loại theo trào lưu sáng tác, người theo thi pháp thể loại, người lại dựa vào sự kết hợp giữa thể loại tiểu thuyết với các loại hình văn học khác, … Thể tài tiểu thuyết phong tục là một trong số những thể tài tiểu thuyết được xác định dựa trên cách phân chia chủ yếu theo hệ đề tài. Ở đây chúng tôi không tham vọng xác lập một định nghĩa “tiểu thuyết phong tục”. Tuy vậy, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của lớp người đi trước cùng với quá trình nghiên cứu những tiểu thuyết phong tục, chúng tôi có thể nêu khái quát một số đặc điểm của tiểu thuyết phong tục ở Việt Nam. Trước tiên, tiểu thuyết phong tục là loại tiểu thuyết có nội dung phản ánh xoay quanh những vấn đề đã trở thành lề thói. Những lề thói này là những lề thói tiêu biểu của một nhóm người trong một địa phương, một dân tộc hoặc cả một đất nước. Đó có thể là thói quen xấu hoặc tốt, tiến bộ hoặc phản tiến bộ, … Điều quan trọng ở đây là để sáng tác được một tiểu thuyết phong tục, nhà văn phải am hiểu tường tận phong tục tập quán của dân tộc mình và có khả năng “tái hiện” hiện thực sao cho trung thực, phong phú sinh động nhưng vẫn đảm bảo tác phẩm được ra đời không phải là bản sao từ cuộc sống. Vì mục đích của nhà viết tiểu thuyết phong tục là giúp người đọc nhận ra những gì là thuần phong mỹ tục cần giữ gìn và những gì là hủ tục lạc hậu phải xóa bỏ. Nhân vật trong tiểu thuyết phong tục thường được nhà văn chú ý khai thác trong mối quan hệ ứng xử giữa cũ và mới, đại diện cho một lớp người, do đó sẽ mang một quan điểm xã hội nhất định. Đọc tiểu thuyết phong tục vì vậy chúng tôi nhận thấy rằng tác phẩm dù có hay không có những đoạn bình luận trữ tình thì thái độ của nhà văn vẫn hiện rất rõ. Tóm lại, đối với người viết tiểu thuyết, tiểu thuyết phong tục là một thể tài vừa dễ vừa khó. Dễ vì nguồn đề tài phong phú, gần gũi. Khó vì phong tục là những vấn đề phổ biến hàng ngày trong xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người. Nhà văn muốn viết một tiểu thuyết phong tục hay cần phải tìm được cách thể hiện vấn đề sao cho mới mẻ để người xem không nhàm chán mà vẫn đảm bảo phản ánh được nếp nghĩ nếp sống của thời đại. Còn xét về những đóng góp đối với nước nhà, tiểu thuyết phong tục chính là một trong những thể tài văn học góp phần rất lớn cho công cuộc đấu tranh chống cái xấu phát huy cái tốt, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Ở nước ta, giai đoạn 1930 – 1945 được xem là giai đoạn phát triển nhất của thể tài này. 1.2. Tiểu thuyết phong tục trong văn học Việt Nam 1930 - 1945 Sau mười thế kỷ ròng rã chịu sự ràng buộc của thi pháp văn học trung đại, đến đầu thế kỷ XX, các nhà văn Việt Nam đã chuyển mình bước sang sáng tác theo hệ thống thi pháp mới – thi pháp văn học hiện đại. Bước chuyển này dù ban đầu có gây nhiều bở ngỡ, tranh cãi, xung đột nhưng nhờ đó mà bộ mặt văn học Việt Nam được thay đổi toàn diện từ lý luận nghiên cứu, phê bình đến phương pháp sáng tác, tiếp nhận văn học, ... Nhất là vào những năm 1930, nhiều cây bút trẻ mới xuất hiện đã khẳng định được phong cách. Thể loại sáng tác đa dạng. Số lượng lẫn chất lượng tác phẩm tăng vượt bậc. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan khi nhìn lại giai đoạn văn học này đã phải thảng thốt: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như 30 năm của người”. Mặc dù không thể lý giải tất cả bằng hoàn cảnh lịch sử nhưng những hiểu biết sơ bộ về xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là cần thiết cho việc tìm hiểu văn học Việt Nam 1930 – 1945 nói chung và tiểu thuyết phong tục nói riêng. 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời Như trên đã nói, ở Việt Nam tiểu thuyết phong tục bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ những năm hai mươi của thế kỷ XX. Tuy nhiên chỉ đến những năm ba mươi của thế kỉ này thì thể tài tiểu thuyết phong tục mới thật sự phát triển. Hoàn cảnh lịch sử tuy không phải là nhân tố duy nhất tác động đến việc sáng tạo nghệ thuật của nhà văn – một tác phẩm văn học ra đời luôn là kết quả của sự kết hợp giữa điều kiện khách quan xã hội và chủ quan người nghệ sĩ – nhưng so với các thể tài văn học khác thì thể tài tiểu thuyết phong tục là một trong những thể tài chịu sự chi phối từ những điều kiện lịch sử - xã hội nhiều nhất. Đầu thế kỷ XX, do hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn (1929 – 1933), (1935 – 1937) cùng với khả năng bùng nổ chiến tranh thế giới lần hai, chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa Đông Dương thật sự trở nên khốc liệt. Chúng ra sức vơ vét, bốc lột về sức người, sức của nhằm bù đắp những tổn thất của chính quốc. Ở Việt Nam, chúng cố tình duy trì nền tảng phong kiến vốn đã lỗi thời để thuận lợi cho việc thực thi chế độ cai trị. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam lúc này có sự pha tạp nhiều luồng tư tưởng: phương Đông cổ và phương Tây hiện đại. Sự phân tầng xã hội cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Nho giáo không còn chiếm vị trí thượng phong như trước kia mà bên cạnh nó còn có tư tưởng tự do, dân chủ phương Tây. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức chính là tầng lớp thích nghi nhanh chóng nhất, và là tầng lớp chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất trước những sự thay đổi này. Không những thế họ còn nhận ra sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, giữa phong tục Việt Nam và lối sống Pháp. Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của người Việt như những mạch ngầm, bền bỉ chảy suốt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong những năm 1930 này, thực dân Pháp dùng nhiều chiêu bài văn hóa hòng mị dân nhưng chúng không ngờ rằng việc làm của chúng lại giúp cho thanh niên Việt Nam, nhất là những người yêu nước, nhận thức tốt hơn về dân tộc mình, và càng dấy lên trong họ tình cảm yêu mến đối với quê hương. Họ càng thương hơn đất nước nhỏ bé với những con người có tính cách hiền hòa. Bằng cách này cách khác, những con người Việt Nam yêu nước đã thể hiện quyết tâm phục hưng văn hóa dân tộc, bảo tồn “quốc hồn quốc túy” của dân tộc. Những lời kêu gọi “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” vang lên và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt ở khắp nơi. Có thể nói, chính những phong trào này đã tạo nhiều thuận lợi cho cả một thế hệ nhà văn yêu nước trở về với cội nguồn bằng việc bắt tay vào sáng tác những tiểu thuyết viết về phong tục tập quán của nước nhà. Nhưng tất cả những điều nói trên mới chỉ là tiền đề ban đầu. Tiền đề có ý nghĩa quyết định về mặt chính trị - xã hội đối với sự ra đời của tiểu thuyết phong tục trong những năm 1930 – 1945 theo chúng tôi đó là cuộc sống của những người dân Việt Nam lúc này. Được sự bảo hộ của Pháp, ai giàu càng giàu, và càng được ăn trên ngồi trốc. Trong khi ấy, người nghèo, người cùng đinh lại càng nghèo và cùng đinh hơn. Ở chốn thành thị, tiền bạc, địa vị được người ta đặt lên hàng đầu. Người người đua chen nhau để có thể tồn tại. Vì vậy, kẻ khôn lanh thì được phong lưu, kẻ khờ dại phải chịu lao đao. Không chỉ diễn ra ở thành thị, ít lâu sau, lối sống ấy còn tràn về những vùng nông thôn làm đảo lộn cuộc sống chân chất bấy lâu của những con người sống sau lũy tre rặng dừa. Bên cạnh đó, lệ làng trước đây không quá khe khắt thì nay lại trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân nghèo. Các cuộc mua danh bán tước diễn ra một cách thường xuyên, công khai. Người ta tranh nhau một chỗ đứng, chỗ ngồi giữa chốn đình trung. Những buổi cúng tế của làng của xã cũng đã mất dần vẻ trang nghiêm và ý nghĩa thiêng liêng. Nó diễn ra một cách qua quýt chỉ cốt để người làng này phô trương sự giàu có của làng mình với người làng khác …Tóm lại, cuộc sống người dân Việt Nam vào những năm 1930 – 1945 có thể nói là bi thảm hơn lúc nào hết. Như vậy, ý thức xã hội, phong trào dân tộc, hiện thực đời sống người dân, tất cả cùng một lúc tác động mạnh đến sự ra đời của tiểu tuyết phong tục. Không có chúng có lẽ không có sự ra đời của tiểu thuyết phong tục. Tuy vậy, song song những yếu tố ấy, sự góp mặt của các yếu tố ngôn ngữ, thể loại, quan niệm về mục đích sáng tác hay còn gọi là những tiền đề văn học cũng có một ý nghĩa không nhỏ. Chữ quốc ngữ mặc dù đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX nhưng có thể nói mãi đến những năm ba mươi của thế kỉ XX loại chữ viết này mới được phổ biến rộng rãi trong đại bộ phận người dân. Bên cạnh đó, thì việc ngành in ấn và xuất bản ra đời trong thời kì này đã góp phần tạo nên nhiều thuận lợi để nhiều tác phẩm văn học hay của phương Tây đến được với đông đảo người Việt. Thay vì trước kia chỉ đọc thơ của Lí Bạch, Đỗ Phủ, tiểu thuyết chương hồi của La Quán Trung, Tào Tuyết Cần thì nay người ta bắt đầu đọc thơ của Musset, Vigny, Lamáctin, đọc tiểu thuyết của Huygô, Balzắc và phát hiện ra sự gần gũi giữa những tác phẩm văn học này với những thứ trong đời sống thường ngày. Nhiều nhà văn nước ta đã tập thể hiện theo câu văn của các nhà văn Pháp, Nga nhưng ban đầu gần như chỉ là sự dịch lại bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, dần dần câu văn xuôi tiếng Việt cũng đã trở nên gần gũi với ngôn ngữ đời sống hàng ngày của người Việt hơn, mềm mại và uyển chuyển hơn. Trong những năm 1930, bên cạnh sự phát triển của câu văn xuôi tiếng Việt thì việc xác lập quan niệm về thể loại tiểu thuyết theo quan niệm phương Tây trong giới nghiên cứu, sáng tác văn học Việt Nam cũng là một trong những tiền đề cho sự hình thành tiểu thuyết phong tục. Trong Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn đã khẳng định: “cái tiểu thuyết nó được ta đọc tới cũng phải tả sự thật, cho sự thật phá ra cái tư tưởng cao thâm mà nảy ra những cảm giác về nhân sinh, nhân loại (…) Tả đủ sự thực, tức là cách vật trí tri. Ta có thể coi đấy mà biết rõ được nhân tình thế thái, gần ra thì ở cái xã hội của ta, xa ra thì ở cái phong tục của xứ người, mà cốt nhất là biết rõ được cái bản sắc của nhân loại” [80, tr. 62-63], hay trên báo Ngày nay số ra ngày 23/9/1939, Khái Hưng cũng cho rằng: “Tiểu thuyết phải gần đời, phải là đời với những lúc sướng lúc khổ, phải có những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng của đời, phải có những cái đáng thương, những cái buồn cười, những cái bực tức” [80, tr. 76], nhà thơ Lưu Trọng Lư lại muốn tiểu thuyết là “một cuộc đời với tất cả những điều vụn vặt, những sự phiền toái, với tất cả những sự lộn xộn của nó” [80, tr. 95-99] … Tất cả đã có ý nghĩa định hướng cho những người cầm bút lúc này. Đa số các nhà văn đều xác định mục đích viết tiểu thuyết là để “chỉ rõ những sự nào mà đoàn thể ta nên bắt chước, những đoạn nào mà đồng bào ta nên xa chừa”, là “muốn tập rèn cái nết tốt cho đoàn thể quốc dân, cho đoàn thể quốc dân mình biết cái luân lí Việt Nam là tốt đẹp, cái phong hóa ở nước mình là hoàn hảo, kẻo để bấy lâu nay, hạng nam giới nữ giới nước ta, hễ có mùi Tây học thì đem lòng chê bai khinh rẻ nền luân lý và phong hóa nước mình” (Dẫn theo Nguyễn Kim Anh (chủ biên), Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 73-74). Do đó, có thể nói ở Việt Nam những tiểu thuyết ra đời vào thời kì đầu thế kỉ XX tuy còn mang tính chất giáo huấn luân lí nhưng xét ở một góc độ nào đấy những tiểu thuyết này vẫn được xem như là sự chuẩn bị về đề tài cho sự ra đời của những tiểu thuyết phong tục giai đoạn 1930 – 1945. Mặc dù vậy, điều kiện gần gũi hơn đối với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết phong tục Việt Nam phải kể đến sự có mặt của tiểu thuyết Pháp lúc bấy giờ. Đặc biệt là sáng tác của hai nhà văn Huygô và Balzắc – hai nhà văn có nhiều sáng tác viết về phong tục. Ngoài ra, cuộc thi viết tiểu thuyết do tờ báo Nông cổ mín đàm phát động: “Trong cuộc đời phải đem hết các việc quan hôn, tang chế, thầy thuốc, thầy chùa, thầy pháp vân vân. Tốt khen, xấu chê. Phải có cang thường, luân lý, nhơn duyên, thiện ác” [80, tr. 24] cũng đã tác động nhiều đến cách nghĩ, cách viết của nhà văn. Tóm lại, trong lịch sử văn học Việt Nam tuy đây không phải là lần đầu tiên vấn đề về phong tục tập quán, văn hóa nước nhà được các nhà văn quan tâm nhưng dường như đây chính là lần đầu tiên nó được nhiều người quan tâm hơn hết. Trở lên chúng ta có thể thấy rằng sự có mặt và phát triển của thể tài tiểu thuyết phong tục ở Việt Nam những năm 1930 – 1945 là một điều tất yếu và đã được chuẩn bị kĩ càng từ trước. Đến đây, chúng tôi sẽ chuyển sang trình bày một cái nhìn toàn cảnh, khái quát làm tiền đề đi vào tìm hiểu đề tài phong tục Việt Nam trong sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn. 1.2.2. Diện mạo của tiểu thuyết phong tục 1930 – 1945 Đầu thế kỷ XX một số tiểu thuyết viết về đề tài phong tục bắt đầu xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam. Tuy nhiên, ban đầu những tác phẩm mới chỉ là cho thấy niềm trăn trở của nhà văn về sự đổi thay của phong tục, văn hóa xã hội nước nhà như: Ai làm được (1912), Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh, Hiếu nghĩa vẹn hai (1923) của Phạm Minh Kiên, Tài mạng tương đố (1927) của Nguyễn Chánh Sắt, … Lúc này trước sức cám dỗ mạnh mẽ của tiền tài danh vọng, lối sống đạo đức tốt đẹp bấy lâu có nguy cơ bị con người đánh mất. Người viết tiểu thuyết thông qua tác phẩm đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng băng hoại của xã hội. Nhưng đến những năm 1930 – 1945, thì nội dung của tiểu thuyết phong tục không chỉ dừng ở các vấn đề phong hóa. Đề tài phong tục đã được mở rộng từ gia đình ra ngoài thôn xã, từ một cá nhân ra đến toàn thể cộng đồng, từ trẻ nhỏ đến người già, từ thành thị đến nông thôn, từ người giàu đến người nghèo … Tình yêu nam nữ, tình chồng vợ, vợ cả vợ lẽ, con dâu gia đình chồng, cân đai áo mão, lệ khao vọng, mua nhiêu mua xã, đầu óc mê tín dị đoan, … là những vấn đề được đa số nhà văn quan tâm. Và số lượng tiểu thuyết viết về phong tục ra đời nhiều trong giai đoạn này cũng đã góp phần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về văn hóa xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945. Về đội ngũ sáng tác, bên cạnh những cây bút trẻ mới xuất hiện thì nhiều cây bút trước đây chuyên viết về luân lý, ái tình, … nay cũng chuyển sang khai thác mảnh đất phong tục. Các nhà văn dù sở trường thiên về hiện thực (Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Mạnh Phú Tư …), hay lãng mạn (Nhất Linh, Khái Hưng, …), trong giai đoạn 1930 – 1945 đều có tác phẩm viết về phong tục. Số lượng tác giả, tác phẩm thuộc thể tài tiểu thuyết phong tục ra đời tăng một cách đáng kể: Gia đình (1936), Thừa tự (1938) của Khái Hưng, Con trâu (1938), Chồng con (1941) của Trần Tiêu, Cái thủ lợn (1939), Nợ nần (1940) của Nguyễn Công Hoan, Dã tràng (1939) của Thiết Can, Lều chõng (1939), Tắt đèn (1939) của Ngô Tất Tố, Làm lẽ (1939), Gây dựng (1941), Sống nhờ (1942), Nhạt tình (1942) của Mạnh Phú Tư, Đứa con (1941) của Đỗ Đức Thu, Thằng cu So (1941) của Nguyễn Đức Quỳnh, Quê người (1941) của Tô Hoài, Dưới đồng sâu (1942) của Phi Vân, Một chuỗi cười (1940), Khao (1945) của Đồ Phồn, Bút nghiên (1942), Nhà nho (1943) của Chu Thiên … Cụ thể hơn, năm 1933, Khái Hưng mới xuất hiện trong làng văn nhưng ông lại là nhà văn được Vũ Ngọc Phan nhắc đến trước tiên trong danh mục các nhà tiểu thuyết phong tục. Số lượng tác phẩm viết về đề tài phong tục của nhà văn này tuy không nhiều nhưng theo Vũ Ngọc Phan đây “là loại ông có nhiều đặc sắc nhất” [85, tr. 756]. Nửa chừng xuân (1934), Gia đình (1936), Thoát ly (1937) được xem là những tác phẩm tiêu biểu cho thái độ chiêm nghiệm của nhà văn về các vấn đề phong tục. Trong tác phẩm của mình, Khái Hưng tập trung phản ánh một cách cụ thể các quan niệm về hôn nhân gia đình, tư tưởng năm thê bảy thiếp, trọng nam khinh nữ, … đang tồn tại trong xã hội Việt Nam những năm 1930. Tiểu thuyết phong tục của ông do đó có thể nói là đã phản ánh được hàng loạt mâu thuẫn đang xảy ra giữa hai thế hệ cũ – mới cùng sự chi phối của phong tục trong cuộc sống hàng ngày của con người. Cùng chung hệ đề tài với Khái Hưng, năm 1940 - 1942 các tiểu thuyết Làm lẽ, Nhạt tình được Mạnh Phú Tư cho ra đời đã miêu tả kiếp chồng chung của những người phụ nữ Việt Nam. Hai trường hợp làm lẽ của người phụ nữ được Mạnh Phú Tư miêu tả trong Làm lẽ và Nhạt tình tuy có khác nhau, một bên người vợ lẽ bị đối xử như tôi tớ, một bên lại được yêu thương chìu chuộng, nhưng qua tác phẩm của ông chúng ta nhận thấy rằng tình yêu không chấp nhận bất cứ sự sẻ chia nào. Cả hai tiểu thuyết của Mạnh Phú Tư đều đã có chung một kết cục là cảnh gia đình tan nát, hạnh phúc vợ chồng không trọn vẹn. Tuy cách miêu tả của nhà văn còn đôi chỗ dễ dãi nhưng điều đáng quý là ông đã giúp người đọc thấy được điều tệ hại của tục đa thê đang gây ra đối với mỗi gia đình người Việt. Ở một tiểu thuyết khác – tiểu thuyết Gây dựng, Mạnh Phú Tư lại viết về bà Cang. Người mẹ này rất yêu những đứa con của mình. Bà luôn muốn gây dựng cho con một mái ấm gia đình. Dù đã hết sức cân nhắc khi lựa chọn người để dựng vợ gả chồng cho con nhưng chọn người này xong bà lại so sánh hơn kém với người khác để rồi lại không vừa ý. Con bà lại là những đứa chỉ biết sống theo ý mẹ nên bà Cang mặc sức bảo chúng cư xử theo những điều bà sắp đặt sẵn. Bà Cang không phải không biết việc làm của bà đã gây đau khổ cho bao người xung quanh. Lương tâm bà cũng có lúc dằn xé nhưng lòng ích kỉ của một người mẹ lại lớn hơn. Với giọng văn khi hài hước, khi đau đớn, chua cay, lúc lại đầy thương cảm, ngòi bút của Mạnh Phú Tư đã ghi lại chân thật hình ảnh của một người mẹ suốt đời chỉ biết đến hạnh phúc của con mình để rồi thành ra người độc đoán, tàn nhẫn. Vậy là nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã dựa trên nội dung phản ánh của tiểu thuyết Mạnh Phú Tư, để có thể đi đến nhận định rằng: “Điều rõ rệt nhất là hết thảy tiểu thuyết của ông (Mạnh Phú Tư – P.T.M.T) đều là tiểu thuyết phong tục và có tính chất Việt Nam đặc biệt” [83, tr. 805]. Còn Nguyễn Công Hoan, nhà văn này bước vào nghề văn từ những năm hai mươi của thế kỉ trước. Ban đầu ông thử bút với thể truyện ngắn như Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Tinh thần thể dục, Đồng hào có ma, Kép Tư Bền, Cụ Chánh bá mất giày, … Bước sang giai đoạn 1930 – 1945, nhà văn này lại lấn sang cả thể tiểu thuyết viết về mảng đề tài phong tục. Nguyễn Công Hoan đã cho ra đời đều đặn các tác phẩm như: Cô giáo Minh (1935), Lá ngọc cành vàng (1935), Cái thủ lợn (1939), Nợ nần (1940). Tuy nhiên, do là cây bút sở trường về truyện ngắn nên lúc vừa đến với mảnh đất mới này, Nguyễn Công Hoan có phần chưa thành thạo. Tìm hiểu Cô giáo Minh, người đọc cảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan