Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải rắn trong ngành xây dựng...

Tài liệu đề tài ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải rắn trong ngành xây dựng

.PDF
20
174
58

Mô tả:

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG GVHD: T.S Phạm Anh Đức Người thực hiện: 1. Lê Bách 166011001 2. Nguyễn Hữu Cường 166011025 I) Giới thiệu. - Mức độ đô thị hóa ở nước ta hiện đang tăng rất nhanh, các công trình xây dựng cũng mọc lên nhiều hơn ở các đô thị lớn và cả các vùng miền. Đi đôi với vấn đề này chính là việc lượng chất thải rắn xây dựng sinh ra cũng tăng nhiều hơn. - Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 thì cứ mỗi ngày, thành phố lại thải ra khoảng 900 – 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng. - Vì vậy, nếu không có sự quản lý tốt thì đây sẽ là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn đối với chúng ta. II) Tổng quan công trình khảo sát. - Tên công trình: Công trình Nhà điều hành Tổng công ty Cảng hàng không miền nam. - Tổng diện tích xây dựng trên 7000 m2 . - Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không miền nam II) Tổng quan công trình khảo sát. Phối cảnh khi hoàn thiện công trình II) Tổng quan công trình khảo sát. - Theo thống kê, trong 1 tuần công trình thì khối lượng nhập nguyên vật liệu để sử dụng tại công trình là: + Sắt: 12 tấn. + Gỗ copha: 16800 tấm. + Xi măng: 1200 bao. III) Lập kế hoạch và tổ chức. 3.1) Thiết lập mục tiêu. - Giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh tại công trường xây dựng. - Tiết kiệm chi phí cho việc xử lý chất thải rắn. - Đảm bảo mặt bằng thi công gọn gàng góp phần giảm thiểu tai nạn lao động. 3.2) Phạm vi thực hiện: Toàn bộ công trình. 3.3) Thời gian thực hiện: Từ lúc bắt đầu thi công đến khi hoàn tất. IV) Pha đánh giá. 4.1) Thu thập số liệu. - Chất thải rắn ở công trình xây dựng tồn tại nhiều dạng khác nhau như: sắt dư, gạch bể, xà bần, gỗ, bao xi-măng… - Theo số liệu thống kê tại công trình trong tuần qua, khối lượng sắt thừa sinh ra là 300 - 400 kg, bao xi măng 200 bao, ngoài ra còn có một số lượng lớn gỗ thừa và xà bần. - Với hiện trạng như vậy nếu cứ tồn động lâu dài trong công trình thì mặt bằng làm việc có thể sẽ rất bừa bộn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình thi công. - Vì vậy, việc giảm thiểu chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng sẽ là mục tiêu được ưu tiên. IV) Pha đánh giá. 4.2) Thành lập đội đánh giá. - Đội đánh giá việc thực hiện công việc giảm thiểu chất thải rắn tại công trình bao gồm các thành viên sau: + Giám đốc điều hành. + Chỉ huy trưởng công trình. + Giám sát an toàn của công trình + Quản lý kho. + Đội bảo vệ công trình. IV) Pha đánh giá. 4.3) Xem xét hiện trường: Sắt dư tại công trình IV) Pha đánh giá. 4.3) Xem xét hiện trường: Xà bần và gỗ IV) Pha đánh giá. 4.4) Lựa chọn giải pháp. - Có rất nhiều phương pháp để xử lý chất thải như: đốt, chôn lấp, tái chế, tái sử dụng hoặc giao cho các công ty xử lý rác… - Theo quan sát, hầu hết các loại chất thải sinh ra ở công trình xây dựng đều có thể tận dụng với cho mục đích khác: + Bao xi măng: sau khi làm sạch có thể làm bao tải để chứa giấy vụn ở văn phòng hoặc có thể tận dụng để thay thế cho bao ni-lon chứa rác. IV) Pha đánh giá. 4.4) Lựa chọn giải pháp + Sắt vụn có thể đem căn ký để bán cho cơ sở thu gom phế liệu. + Các loại gỗ thừa từ cofa có thể bán để làm chất đốt cho các cơ sở sản xuất gạch nung hay những cơ sở có sử dụng lò hơi đốt củi. + Gạch bể hay xà bần từ công trình này được sử dụng để làm nguyên liệu cho công đoạn xây nền ở những công trình khác mà công ty đang thực hiện. IV) Pha đánh giá. 4.4) Lựa chọn giải pháp. Thông qua các nhận định trên thì việc tái sử dụng sẽ là hướng giải pháp được ưu tiên nhất để xử lý chất thải tại công trình xây dựng. - V) Phân tích tính khả thi. 5.1) Đánh giá về mặt kỹ thuật. Việc thu gom các loại chất thải xây dựng tại công trình không cần sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật mà sẽ thực hiện thủ công là chính. Về phương tiện vận chuyển: vì là ngành xây dựng nên công ty đã có sẵn các loại xe cơ giới và xe cẩu để thực hiện việc này vận chuyển. Vì vậy, theo nhận xét thì hiện tại công ty có thể đáp ứng các phương tiện kỹ thuật để thực hiện công việc này. V) Phân tích tính khả thi. 5.1) Đánh giá về mặt kinh tế. a) Lợi ích từ việc tận dụng bao xi-măng. - Trong 1 tháng công trình sẽ mua 6 cuộn ni-lon để đựng rác. Nên công trình đã tái sử dụng bao xi măng để thay thế bao ni-lon. Giá bao nilon hiện tại 3 cuộn là 50.000đ. Vậy sẽ tiết kiệm được: 2 * 50.000đ = 100.000đ. V) Phân tích tính khả thi. 5.1) Đánh giá về mặt kinh tế. b) Lợi ích từ việc bán sắt phế liệu. - Giá sắt phế liệu hiện tại là 5.500đ/kg. Một tuần tại công trình nhập vào 12 tấn sắt và thải ra 350kg sắt vụn. Vậy công ty sẽ thu được. 350*5.500đ = 1.925.000 đ/tuần. V) Phân tích tính khả thi. 5.1) Đánh giá về mặt kinh tế. c) Lợi ích từ việc tái sử dụng gạch vụn, xà bần để xây nền làm đường cho công trình. - Giá gạch xà bần đang bán ở ngoài là khoảng 300.000/xe. Hiện tại, công trình dự kiến sẽ sử dụng khoảng 20 xe. Nếu có thể tái sử dụng nguồn xà bần tạo ra từ công trình này và từ những công trình khác đem lại thì sẽ tiết kiệm được: 20*300.000đ = 6.000.000 đ VI) Giai đoạn thực hiện. - Khảo sát công trường và định ra nơi tập kết chất thải để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc. - Sắp xếp thời gian thu gom. - Chọn thời gian vận chuyển. - Thiết lập một số thủ tục, giấy tờ khác để thực hiện và tiến hành quản lý. VII) Kết luận. - Việc thu gom và tái sử dụng các loại chất thải tại công trình sẽ đem lại các lợi ích: + Giảm được khối lượng rác thải sinh ra + Giảm chi phí cho việc xử lý rác. + Mặt bằng thi công gọn gàng, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động. + Bảo vệ môi trường. + Làm cho công trình được đẹp hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan