Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long T...

Tài liệu Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu

.DOC
37
470
134

Mô tả:

Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu
Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu LỜI CẢM ƠN Chúng em xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến cha mẹ, những người đã hết lòng bao năm lo lắng tạo điều kiê n cho chúng em ăn học nên người. ê Chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Quốc Lâm đã tâ ên tình hướng dẫn, giúp đỡ cho chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này. Chúng em cũng gửi lời cám ơn đến tâ êp thể nhà trường, Ban Giám Hiê u trường Trung ê Học Phổ Thông Đức Trí đã tạo sân chơi và khuyến khích các em thể hiê ên năng lực của mình trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chúng em xin tri ân đến các cô chú, anh chị ở các phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng đã hỗ trợ trong công tác phỏng vấn để chúng em có những số liê u ê khảo sát thực tế. Xin cảm ơn phòng kinh tế Thị xã Tân Châu đã cấp cho chúng em bản niên giám thống kê, văn phòng phường Long Thạnh Thị xã Tân Châu đã cung cấp cho em các tài liê êu về môi trường tại địa phương để chúng em có số tài liê êu tham khảo nhằm hoàn thiê ên bài nghiên cứu này. Nhóm trưởng: Ngô Xuân Tấn An Trang 1/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 4 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................................4 II. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................................4 1. Mục đích:........................................................................................................................................................4 2. Mục tiêu..........................................................................................................................................................5 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.................................................................................................................5 IV. QUY TRÌNH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:.........................................................................................5 1. Quy trình nghiên cứu:...................................................................................................................................5 2. Thời gian nghiên cứu:....................................................................................................................................7 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................8 1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội:........................................................................................8 1.1.1 Vị trí địa lý:...............................................................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................................................................9 1. 1.3 Kinh tế xã hội...........................................................................................................................................9 1. 2. Thực trạng môi trường ở Thị xã Tân Châu.................................................................................................9 1.3. Môi trường, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng.....................................................................................9 1.3.1. Môi trường và các loại môi trường.........................................................................................................9 1.3.2. Các loại ô nhiễm môi trường và nguyên nhân.....................................................................................10 1.4. Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người trên thế giới và ở Việt Nam....12 1.4.1. Môi trường trên thế giới........................................................................................................................12 1.4.2. Môi trường ở Việt Nam..........................................................................................................................13 1.5. Tác động của con người tới môi trường......................................................................................................13 1.5.1. Các loại rác thải sinh hoạt.....................................................................................................................13 1.5.2. Các cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến môi trường...................................................................................14 1.5.3. Từ các nguồn gây ô nhiễm khác............................................................................................................14 Trang 2/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu 1.6. Ý thức chung của người dân về bảo vệ môi trường....................................................................................15 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN...................................................................................16 2.1 Thông tin chung................................................................................................................16 2.2. Một số nhận thức chung về nước thải sinh hoạt.........................................................................................17 2.3. Một số nhận thức về rác và xử lý rác tại nguồn..........................................................................................20 2.4. Mức độ quan tâm của người dân về môi trường........................................................................................22 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................25 3.1 Kết luận...........................................................................................................................................................25 3.2. Kiến nghị........................................................................................................................................................26 Tài liệu tham khảo....................................................................................................................... 27 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN..........................................................................28 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI....................................................31 Trang 3/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môi trường có tầm quan trọng đă êc biê êt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người, thực vâ êt, đô êng vâ êt cùng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hô i của mô t đất nước, dân ê ê tô êc và của cả thế giới, nó kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ với các hê ê sinh thái. Tuy nhiên, môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chủ yếu là hoạt đô ng của con người và các chất thải từ các khu công nghiê êp chưa ê được xử lí đã thải ra môi trường như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Ảnh hưởng của con người gây ra cho môi trường không chỉ trong mô êt phạm vi nhất định như mô êt ấp, xã, huyện, tỉnh hay cả mô êt thành phố và cả mô êt đất nước, mà còn ảnh hưởng đến các nước xung quanh và các khu vực lân câ ên. Hiê n nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề hàng đầu được ê nhiều nước trên thế giới quan tâm, trong đó có Viê êt Nam. Ô nhiễm môi trường cũng chính là mô êt bài toán khó của các nhà nghiên cứu môi trường hiện nay. Ở đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghiê êp hóa nông nghiê êp, tốc đô ê phát triển của các đô thị mọc lên như nấm sau mưa, sự ngặp mặn và hiện tượng nước biển dâng [7], đã đă t ê những người nông dân chân chất thâ êt thà suốt năm với ruô êng đồng trước mô êt bài toán khó nan giải, đó là vấn đề bảo vê ê môi trường. Nó đòi hỏi mọi người phải có ý thức tự thân bảo vê ê những tài sản có tính chất lâu dài để đảm bảo cho thế hê ê mai sau phát triển bền vững Thị xã Tân Châu là mô êt trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị mới phát triển trong mười năm gần đây. Viê êc quản lí môi trường trên địa bàn Thị xã vùng biên này cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía mà nhâ n thức của người dân là vấn đề quan trọng nhất. Thực trạng môi trường trên địa bàn ê Thị xã trong những năm gần đây có một số điều bắt câ êp, viê êc tuyên truyền của cán bô ê địa phương chưa được sâu sát đến từng người dân và chưa được người dân quan tâm. Đặc biệt là các Phường nội ô xung quanh thị xã, một số khu, cụm tuyến dân cư ở các Phường này, đối với vấn đề rác và nước thải sinh hoạt người dân có ý thức ra sao và có sự phối hợp như thế nào giữa chính quyền địa phương, ấp với các hộ dân sinh sống trên địa bàn. Chính vì lý do đó chúng em chọn đề tài: “Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu”. II. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: - Nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa trình độ học vấn, sự quan tâm đến bảo vệ môi trường và ý thức trách nhiệm của người dân trên địa bàn ba phường nội ô xung quanh Thị Xã Tân Châu đối với việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thị Xã. Trang 4/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu 2. Mục tiêu Qua bài nghiên cứu, nhằm giúp chúng em trả lời các câu hỏi sau: - Trình độ học vấn có ảnh hưởng như thế nào đến sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường của người dân? - Việc sử dụng nước thải sinh hoạt và các biện pháp của người dân dùng để tiết kiệm nguồn nước. - Việc tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường có ảnh hưởng đến việc xử lí rác tại nguồn như thế nào? - Việc hoạt động xử lí rác của ban công trình công cộng được người dân đánh giá như thế nào? - Mức độ quan tâm của cá nhân đến về vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào? Từ đâu mà người dân có thể tìm hiểu các thông tin về môi trường? - Việc người dân đề xuất các ý kiến về bảo vệ môi trường đâu là các ý chung nhất? III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: tìm các tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững, ô nhiễm môi trường và các nhân tố ảnh hưởng, sự nhận thức của người dân từ các tài liệu sẵn có ở thư viện, trên mạng internet, các cơ quan ở địa phương. - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môi trường, sự biến đổi khí hậu, sự phát triển đô thị qua các tài liệu lịch sử và địa phương. - Phương pháp quan sát: ghi nhận hình ảnh về các thực trạng rác thải sinh hoạt, rác thải bờ sông, sự quản lý và xử lí rác của ban công trình công cộng. - Phương pháp điều tra: bằng hệ thống các bảng câu hỏi phỏng vấn một số hộ dân trên địa bàn Thị xã Tân Châu. IV. QUY TRÌNH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Quy trình nghiên cứu: Trang 5/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Xác định vấn đề nghiên cứu Quá trình xử lý rác trên địa bàn Thị Xã Tân Châu Tìm hiểu các thông tin của vấn đề Môi trường là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường Xây dựng giả thuyết Xây dựng đề cương Thu thập số liệu và phân tích kết quả Giải thích kết quả và viết báo cáo 2. Thời gian nghiên cứu: Sự quan tâm của người dân đến việc bảo vệ môi trường. Thực trạng môi trường ở Thị Xã Tân Châu. Sự quan tâm đến môi trường và trình độ học vấn Việc tuyên truyền về ý thức xử lí rác tại nguồn của các cấp và chính quyền địa phương ra sao ? Lý do chọn đề tài: Vấn đề cấp bách để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Phương pháp và quy trình nghiên cứu. Các tài liệu có thể tham khảo về môi trường và nhận thức của con người. Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Chụp ảnh một số khi vực nóng về Môi trường trên địa bàn Chọn ngẫu nhiên 70 hộ dân cần phỏng vấn và dùng phần mềm Excel hỗ trợ phân tích, thống kê. Trả lời các câu hỏi ở phần giả thuyết nghiên cứu. Nêu các kiến nghị để giúp nâng cao nhận thức của người dân đối với môi trường. * Từ ngày 20/08/2015  10/09/2015 tiến hành khảo sát, chụp ảnh về hiện trạng môi trường, xử lí rác, tình trạng rác thải và nước thải sinh hoạt ở phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng. Trang 6/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu * Từ ngày 11/09/2015 15/10/2015 tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu. * Từ ngày 20/10/2015  28/11/2015 tổng kết xử lí số liệu và viết báo cáo. - Phạm vi nghiên cứu: phường Long Châu, Long Thạnh, Long Hưng, bờ kè Tân Châu, bãi rác Long Thạnh. - Đối tượng: chọn ngẫu nhiên 70 hộ dân ở các địa bàn trên, để phỏng vấn bằng phiếu khảo sát có sẵn. Trang 7/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội: 1.1.1 Vị trí địa lý: Thị xã Tân Châu thuộc vùng biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh An Giang, là địa phương đầu nguồn sông Tiền, có đường biên giới dài 6,33 km giáp với tỉnh Kandal – Vương quốc Campuchia. Phía Bắc giáp tỉnh Kandal – Campuchia. Phía Nam giáp huyện Phú Tân. Phía Tây giáp huyện An Phú. Phía Đông giáp sông Tiền ( Huyện Hồng ngự - Đồng Tháp) Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thị Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang Thị xã Tân Châu được thành lập theo nghị quyết 40/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2009 của chính phủ có 14 đơn vị hành chính phường, xã. Trong đó có: 5 phường gồm: Long Thạnh, Long Trang 8/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Hưng, Long Châu, Long Phú, Long Sơn; và 9 xã gồm: Phú lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long An, Tân Thạnh, Châu Phong, Phú Vĩnh, Lê Chánh [3], [4] 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên Tân Châu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 27 0C, lưọng mưa trung bình năm khoảng 1400 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 79,3%. 1. 1.3 Kinh tế xã hội Diê ên tích toàn thị xã là 176,65 km2; với dân số trung bình là 172.628 đạt bình quân mâ t đô ê ê 2 dân số là 977 người/1 km . Sản lượng lương thực năm 2014 là 233.754 tấn giá trị sản xuất công nghiê êp so sánh giữa 2014 với 2010 ước đạt 1370.18 tỉ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2014 là 4056.11 tỉ đồng. 1. 2. Thực trạng môi trường ở Thị xã Tân Châu Tân Châu là một thị xã đầu nguồn sông Tiền, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương và có truyền thống thương mại lâu đời. Năm 2014, tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu gần 1,4 triệu tấn (tăng hơn 352% so năm 2013), kim ngạch đạt trên 651 triệu USD (xuất khẩu chiếm 99,37%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Tân Châu đạt 5.052 tỷ đồng, tăng 10,43% so 2013. Trong đó, nhiều loại hình đạt mức tăng trưởng cao, như: Tài chính - ngân hàng (tăng 15,17%), khách sạn - nhà hàng (tăng 13,24%), vận tải kho bãi - thông tin liên lạc (tăng 119,33%). Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở mức cao, rác thải đang ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý rác thải. Đó là kết quả tất yếu của quá trình sinh hoạt và sản xuất, rác thải tác động cùng lúc lên cả ba môi trường đất, nước, không khí, là một hiểm họa chung của tỉnh An Giang. Ở Tân Châu hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt xuống sông, kênh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Là một Thị xã cù lao được bao bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, nên sự phát tán rác thải sinh hoạt của Tân Châu đến các vùng khác qua các tuyến sông, kênh là vấn đề không thể tránh khỏi. Phần lớn các chợ xã ở thị xã Tân Châu đều nằm dọc theo các tuyến kênh. Theo niên giám thông kê năm 2014 thì số hô ê sử dụng nước hợp vê ê sinh đạt 99,64% ở thành thị, ở nông thôn là 99,82%, số hô ê có nhà tiêu hợp vê ê sinh là 82,80% đối với thành thị, đối với nông thôn là 72,18%. Cũng trong năm 2014, về chỉ tiêu chất thải và nước thải sinh hoạt cùng các hoạt đô êng bảo vê ê môi trường nông thôn trên toàn thị xã là chưa đạt. 1.3. Môi trường, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng 1.3.1. Môi trường và các loại môi trường Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả những yếu tố tự nhiên và xã hội có liên quan mật thiết với nhau đang bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động lên mọi hoạt động sống của con người như tài nguyên thiên nhiên, ánh sáng, cảnh quan, không khí, nước, độ ẩm, quan hệ xã hội... Nói chung, môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta, giúp chúng ta có cơ sở để tồn tại và phát triển. Trang 9/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để phân loại môi trường. - Phân loại theo chức năng: + Môi trường tự nhiên: Bao gồm những nhân tố khách quan như: đất đai, động-thực vật, ánh sáng, không khí... + Môi trường xã hội: Bao gồm những quan hệ giữa người với người như: luật lệ, quy định, cam kết, các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, họ hàng... + Môi trường nhân tạo: Tất cả những thứ do con người tạo ra như: tivi, xe đạp, xe máy, máy bay, nhà, khu trung cư, đô thị, công viên nước... - Phân loại theo quy mô, theo không gian địa lý ta có: + Môi trường toàn cầu (Toàn thế giới). + Môi trường khu vực. Ví dụ: Châu Á, Đông Nam Á. + Môi trường Quốc Gia. Ví dụ: Việt Nam, Nhật Bản. + Môi trường vùng. Ví dụ: miền bắc nước ta. + Môi trường địa phương. Ví dụ: Thành phố Hà Nội, Tỉnh Lai Châu. - Phân loại theo mục đích nghiên cứu sử dụng: + Môi trường theo nghĩa rộng: Môi trường là tập hợp tất cả các nhân tố tự nhiên cũng như xã hội cần thiết đối với sự sống và sản xuất của con người. + Môi trường theo nghĩa hẹp: Chúng ta bỏ đi nhân tố tài nguyên thiên nhiên, chỉ quan tâm đến những nhân tố nào liên quan một cách trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Ví dụ: môi trường học tập gồm giáo viên, bạn bè, nội quy trường lớp...; những quy tắc về ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, giữa hàng xóm với nhau, những quy tắc này tuy không được viết thành văn bản nhưng nó vẫn được xã hội công nhận và thực hiện; môi trường hành chính nhà nước giữa các cơ quan các cấp và những nghị định, thông tư... - Phân loại theo thành phần: + Theo thành phần tự nhiên thì môi trường được chia ra làm 4 loại: đất, nước, không khí, biển. + Theo thành phần dân cư thì môi trường được chia ra làm 2 loại: thành thị và nông thôn. [1] 1.3.2. Các loại ô nhiễm môi trường và nguyên nhân Theo tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sĩ và Viện Blacksmith của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng nhất trên thế giới [5]. i. Khai thác vàng thủ công Với phương tiện đơn giản nhất như quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân, hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai thác hít khí độc, còn chất thải thủy ngân gây ô nhiễm, môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm. ii. Ô nhiễm mặt nước Trang 10/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Dân số tăng, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. iii. Ô nhiễm nước ngầm Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. iv. Ô nhiễm không khí do môi trường sống Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí. v. Khai khoáng công nghiệp Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt. vi. Các lò nung và chế biến hợp kim Trong quá trình sản xuất và chế biến các kim loại như đồng, ni-ken, kẽm, bạc, cobalt, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như: hydrofluor, sunfua-dioxit, nitơoxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, arsen, chrom, cadmium, ni-ken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. vii. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác urani Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực quân sự và y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình khai thác urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. viii. Nước thải không được xử lý Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông, rạch và ao hồ gây thiếu hụt ôxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỉ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các TP, nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người chết liên quan đến nước thải không được xử lý. ix. Ô nhiễm không khí ở các đô thị Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại. Trang 11/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên. x. Sử dụng lại bình ắc quy Ắc quy ô tô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương. 1.4. Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Môi trường trên thế giới Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố bảng phân tích đầu tiên về ảnh hưởng của các yêu tố môi trường đối với sức khỏe con người tại từng quốc gia trên toàn cầu. Qua đó, cơ quan y tế này khẳng định sức khỏe con người có thể được cải thiện rất nhiều nếu giảm thiểu được các nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Theo số liệu của WHO, mỗi năm thế giới có 13 triệu người tử vong liên quan đến vấn đề môi trường. Tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, trung bình cứ 100 người chết thì có hơn 10 người thiệt mạng vì các yếu tố môi trường, tiêu biểu như nguồn nước thiếu vệ sinh hay ô nhiễm không khí trong gia đình do dùng nhiên liệu rắn nấu ăn. Những nạn nhân chính của “từ thần môi trường’ là trẻ em dưới 5 tuổi, đã số các ca tử vong thường gặp là do tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Thống kê còn cho thấy ở một số nước, trên 1/3 các loại bệnh tật có thể được ngăn ngừa được bằng cách cải thiện môi trường sống. Vẫn theo khảo sát của Tổ chức y tế thế giới, tuy các quốc gia có thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các yếu tố môi trường, nhưng không một đất nước nào, kể cả những nước có điều kiện môi trường tương đối tốt, có khả năng miễn dịch trước các tác hại của môi trường lên sức khỏe con người. 1.4.2. Môi trường ở Việt Nam. Các chất thải sinh hoạt như phân, nước tiểu, các thức ăn thừa, rác quét nhà, các chất rắn trong quá trình xử lí nước cống rãnh… Trong các chất này có các chất thải hữu cơ có thể lên men và là môi trường phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Về tình trạng môi trường ở Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới ghi nhận trung bình cứ mỗi năm có trên 9 ngàn ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Số người chết vì nguyên nhân do ô nhiễm không khí trong nhà là hơn 10 ngàn người và hơn 6 ngàn người thiệt mạng hằng năm vì bầu không khí bên ngoài bị ô nhiễm. Trang 12/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Quả thật, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe con người và lan rộng trong mọi khía cạnh sinh hoạt đời sống, từ nguồn nước, khói bụi, không khí, rác thải, nhiên liệu xăng dầu… giữa lúc nhà chức trách vẫn chưa tìm ra giải pháp đối phó hữu hiệu. Tổ chức thương mại Quốc tế (WHO) cũng yêu cầu các chính phủ phải lưu ý hơn nữa đến công tác xử lí nước sinh hoạt, tiêu hủy rác thải đúng cách, và giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm như SARS và bệnh cúm do virus H5N1 vì đây là loại virus nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nổi bật trong số các bệnh do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhiễm trùng hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cúm, tiêu chảy, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội chứng lỵ, bại não, sốt suất huyết. Kế đó là các quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh ngoài da, uốn ván, lưu thai… Tại các lưu vực sông bị ô nhiễm, tỷ lệ người mắc bệnh đường ruột gia tăng như ở xã Hoàng Tây (Hà Nam) có 21% trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, 86% trẻ bệnh giun đũa, 76% trẻ mắc bệnh giun [6]. Mặt khác, nước có sẵn trong bãi rác hoặc nước mưa ngấm vào rác sẽ tạo thành nước rò rĩ chứa các yêu tố độc hại đặc biệt chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường nước và đất. Nước rò rỉ có thể ngấm làm ô nhiễm nước ngầm. 1.5. Tác động của con người tới môi trường 1.5.1. Các loại rác thải sinh hoạt Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, thì nguồn rác thải sinh hoạt ở đô thị lẫn cả nông thôn ngày càng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Những năm gần đây do sự gia tăng dân số, sự thiếu nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường, tài ngyên và các hoạt động sản xuất kinh tế phục vụ cho con người đã gây tác động làm cho môi trường và các thành phần môi trường ngày càng suy thoái theo chiều hướng bất lợi. Rác thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất, hoặc trong các hoạt động khác Ngày nay rác thải sinh hoạt có nhiều thành phần và rất đa dạng. Từ các chất dễ bị phân hủy sinh học (thực phẩm thừa, cuộn rau, lá rau, vỏ hoa quả, xác động thực vật,…) đến các chất khó bị phân hủy sinh học (kim loại, thủy tinh, mảnh bát, mãnh sành,…). Thành phần rác thải nói chung là không ổn định và thay đổi. Chất dẻo dưới dạng túi nylon bao bì ngày một nhiều và trở thành nguy cơ ô nhiễm trong những năm gần đây . Lượng chất thải không qua hệ thống xử lí mà trực tiếp mà đưa xuống kinh rạch, các loại rác thải sinh hoạt khó xử lí như bọc nylon cũng góp phần gây nên sự ô nhiễm dòng kinh, gây cản trở dòng chảy, gây mất vẻ mỹ quang của dô thị…Bên cạnh đó, núi nylon dù bị vùi lắp hàng chục năm nó vẫn không bị phân hủy. Ước tính một ngày ở Hà Trang 13/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Nội thải ra một lượng rác thải khoảng 10.000 trong đó 10% là túi nylon. Do đó, túi nylon hiện tồn tại ở khắp nơi và ngày càng nhiều là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam hiện nay vẫn thường dùng cách xử lí rác là chon, đốt, hay tái sinh. Tuy nhiên, khi đốt gây ô nhiễm không khí sinh ra chất độc điôxin, chôn thì làm cho đất và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm . Song, số liệu tổng kết được đối với rác thải ở các cấp thị trấn, thị tứ, cấp xã, rác hữu cơ chiếm thành phần chủ yếu, khoảng 52,22% tới 59,28%; rác thải có thể tái chế chỉ từ 9,72% (cấp xã) tới 12,58% (cấp thị trấn); rác nguy hại từ 0,02% tới 0,04% . Ngoài ra, hiện nay các hộ sản xuất nói chung và dọc các dòng sông nói riêng đa phần thải nước thải không qua hệ thống xử lí nào, đó chính là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm. 1.5.2. Các cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường sống của dân cư ở những nơi có cơ sở sản xuất trên sông là rất nghiêm trọng, bởi mặt nước sông, rạch người dân dùng trong sinh hoạt hằng ngày thường xuyên có váng mỡ, chuyển màu do ô nhiễm. Sự ô nhiễm đó chính là sự phân giải các hợp chất hữu cơ của rác thải tạo nên những sản phẩm độc gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí. Đáng lo ngại nhất là ngoài những chất thải đã phát hiện còn xuất hiện thêm nhiều chất thải độc hại khác mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có đủ phương tiện máy móc để phát hiện. 1.5.3. Từ các nguồn gây ô nhiễm khác Ngoài các nguồn ô nhiễm trên còn vô số các nguồn khác như: nguồn nhiễm bẩn từ đô thị, đó là sự rỏ rỉ của hệ thống cống thải nước, nguồn nhiễm bẩn dưới dạng lỏng (từ sinh hoạt, công nghiệp, các hoạt động kinh tế - xã hội và từ dòng chảy do mưa tạo ra), chất thải dưới dạng rắn (túi nylon, đồ nhựa,…), nguồn nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, nguồn nhiễm bẩn từ công nghiệp. Độc thủy ngân cũng là một trong những chất gây nguy hại đến sự tồn tại của cac dòng sông ở các nước, đặc biệt đối với những nước có nền công nghiệp phát triển thì sự ô nhiễm bởi độc chất thủy ngân tang cao. Từ cuối những năm 1970 các hoạt động khai thác mỏ bùng nổ tại một số nước xung quanh khu vực sông Amazon, gây ra tình trạng ô nhiễm thủy ngân trên lưu vực con sông này và các thủy vực xung quanh. Đến nay, ô nhiễm thuyt ngân đã trở thành một vấn đề nan giải mang tính toàn cầu, xuất hiện tại nhiều nước như Tanzania, Philippin, Indonexia, Trung Quốc, Brazin, Mỹ, Canada,…Báo cáo gần đây của chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cho thấy các hoạt động của con người đã làm tăng hàm lượng thủy ngân trong không khí quyển lên 3 lần so với thời kì tiền công nghiệp. Ngoài những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường thì vấn đề chung do bùng nổ dân số, dô thị hóa, công nghiệp hóa, ô nhiễm do vật liệu làm nhà, đồ đạc vật dụng trong nhà và cách sống của mỗi gia đình. Do đó, ô nhiễm còn tùy thuộc rất nhiều vào ý thức và lối sống, điều Trang 14/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu kiện của mỗi gia đình. Ô nhiễm môi trường có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm nhưng chủ yếu vẫn là do con người tác động và gây ra ô nhiễm. 1.6. Ý thức chung của người dân về bảo vệ môi trường Do thói quen sinh hoạt và trình độ nhận thức của người dân chưa cao, trình độ quản lí của chính quyền địa phương còn thấp và đời sống kinh tế của người dân chưa được cải thiện. Cho nên, mặc dù các vấn đề về môi trường đã được tổ chức quản lý nhưng hiệu quả còn hạn chế, một số hoạt động gây tác hại môi trường ngày nay vẫn còn phát triển và khó kiểm soát và bảo vệ môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, các chất thải từ các cơ sở sản xuất và rác thải sinh hoạt gia đình đều đổ xuống sông, rạch hoặc ra môi trường xung quanh, gây mất vẻ mỹ quan của môi trường sống, không những vậy còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng dân cư [2]. Những dòng sông sạch trước kia nay trở nên ô nhiễm là do con người đã vô ý thức biến dòng sông trở thành bãi rác thải đủ các loại tạp chất bẩn thiểu do người dân đã tuông xuống dòng sông. Nếu con người sống trong một cộng đồng không ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường thì con người không thể sống khỏe mạnh khi môi trường bị ô nhiễm. “Hãy cứu lấy môi trường trước khi quá muộn” là thông điệp mà tất cả mọi người trên hành tinh này nhắc nhở nhau. Rác tràn ngập các dòng kinh, nguyên nhân ở đây có thể thấy rõ là do người dân kém ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng lấn chiếm, xả rác bừa bãi xuống kinh, rạch làm tắt dòng chảy, do công tác quy hoạch không phù hợp. Trang 15/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 2.1 Thông tin chung. Trình độ chung của những người được phỏng vấn được chia theo từng cấp độ với các tỉ lệ phần trăm như sau: biết đọc và biết viết là 8,57%, cấp 1 là 11,43%, cấp 2 là 14,29%, cấp 3 là 14,29%, chiếm tỉ lệ cao nhất là trình độ trung cấp cao đẳng đại học chiếm 51,43%. Chính tỉ lệ cao của trình độ trung cấp cao đẳng đại học cũng phản ảnh một phần về nghề nghiệp của 70 đối tượng phỏng vấn, cụ thể có thể xem trong đồ thị bên dưới. Hình 2.1: Đồ thị phân bố nghề nghiệp của các đối tượng phỏng vấn Nhìn vào đồ thị ta thấy, 44,29% đó là cán bộ công nhân viên chức, công nhân chiếm 5,71%, 11,43% là nội trợ, 14,29% là làm thuê hay lao động tự do và các nghề nghiệp còn lại chiếm tổng là 24,28%. Trong đồ thị trên ta cũng thấy có 5,71% là nghề nghiệp khác, đó là các nghề bán ve chai, bán vé số, bán hàng rong, các người lớn tuổi sống bằng lương hưu. Từ hai chỉ số này ta có nhận định chung về trình độ hiểu biết của người dân được nâng cao và có một ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của họ đối với vấn đề bảo vệ môi trường, cụ thể ở những người được hỏi đa phần đều có trách nhiệm giử gìn môi trường sống xung quanh, đều nhiệt tình cho biết các thông tin mà bản thân họ thu được liên quan đến môi trường, cũng như ý thức Trang 16/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu trách nhiệm của họ khá cao đối với việc giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh đó, một số ít người dân dù trình độ chưa hết cấp 1, nhưng bản thân họ cũng có ý thức về việc để rác và thu gom rác trước nhà, đa phần không có vấn đề vứt rác không đúng nơi quy định. 2.2. Một số nhận thức chung về nước thải sinh hoạt. Đa số những đối tượng được phỏng vấn đều có sử dụng hệ thống nước sinh hoạt từ nhà máy cấp nước của thị xã, tỉ lệ này là 88,57%, có 4 hộ (5,71%) là sử dụng nước từ giếng, 4 hộ (5,71%) là sử dụng nước sông. Nhận định chung về chất lượng nước ta có tỉ lệ sau: tốt 55,72%, khá tốt 38,57%, không tốt 5,71%, chất lượng nước này được đánh giá từ ý kiến chủ quan của các đối tượng phỏng vấn với nguồn nước cấp từ nhà máy. Cũng xin nói thêm, trong số những người có sự đánh giá về chất lượng nước tốt và khá tốt thì đa phần họ đều dùng nước từ hệ thống cấp thoát nước để phục vụ cho tất cả các như cầu sinh hoạt hằng ngày ở gia đình như uống trực tiếp, hoặc nấu đun sôi để nguội...... Về hình thức xử lý nước thải sinh hoạt, ta quan sát biểu đồ bên dưới Hình 2.2: Biểu đồ về hình thức thải nước sinh hoạt của người dân Trong biểu đồ trên, chúng em nhận thấy có 77,14% số hộ dân xử lý nước thải sinh hoạt ra hệ thống thoát nước chung ở các cống, rảnh nước cập và sau nhà. Đối với 10% số hộ ở cập bờ kè thị xã Tân Châu, thì họ thải nước ra sông qua hệ thống đường ống dẫn nước trực tiếp từ nhà. Một số hộ dân sống ở gần ruộng đồng thì họ dùng hệ thông tự ngấm bằng cách đào một cái hố nhỏ và có đường ống dẫn ra ngoài đồng, số này chiếm 12,86%. Theo nhận định của một số hộ dân về vấn đề nước thải sinh hoạt, thì vào mùa mưa, nhất là những trận mưa lớn thì hệ thống thoát nước cung ở 3 phường không đáp ứng kip nên xảy tình trạng ngập nước cục bộ (trận mưa lớn trung tuần tháng 10, tình trạng ngập cục bộ kéo dào gần 1 giờ làm cho hệ thống gia thông ở một số tuyến đường không thông suốt). Cũng trong nghiên cứu này, ở một số hộ dân sống ven các tuyền được chính, khi chúng em hỏi, họ có thường xuyên đổ nước sinh hoạt ra mặt đường, mặt lộ không, đa phần người dân điều trả lời là rất hạn chế, lý do họ đưa ra là có sự tuyên truyền của các cán bộ ban tự quản ấp, khóm liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trang 17/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Khi được hỏi về chất lượng nước sông đối với các hộ dân ở cập bờ kè sông Tiền, cập các con kênh, ta có đồ thị sau: Hình 2.3: Biểu đồ về nhận xét mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Theo nhận định trên, ta thấy người dân đã đánh giá về chất lượng nước sông theo cảm tính, cụ thể trong 70 người được phỏng vấn, 26 người (37,1%) đánh giá chất lượng nước sông là ô nhiễm nặng, không ô nhiễm là 7 người (chiếm 10%), còn 11 người (15,7%) trả lời là không biết. Theo nhận định của chúng em, về ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do rác thải ở cặp bờ kè Tân Châu, rác thải của các hộ dân sống cặp các con kênh. Mặt khác, trong quá trình phỏng vấn, một số hộ dân có sự so sánh giữa chất lượng nước sông vào mùa lũ, mùa khô và chất lượng nước sinh hoạt được cung cấp qua hệ thống cấp nước của Thị Xã. Từ sự so sánh đó, họ đánh giá chất lượng nước sông là ô nhiễm và ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm này không đến nỗi bi quan như nhận định của các hộ dân được phỏng vấn trong nghiên cứu này. Riêng đối với 15,7% số hộ dân không biết đánh giá thế nào về chất lượng nước sông, lý do theo chúng em được biết là đa phần những người này quanh năm lo buôn bán, đầu tắt mặt tối với miếng cơm manh áo và bản thân họ cũng ít đi đâu xa quanh nơi họ cư trú. Trang 18/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Hình 2.3: Một con rạch phía sau bãi rác Long Thạnh Trang 19/ 37 Đề tài NCKH: Nhận thức về rác và nước thải sinh hoạt của người dân Phường Long Thạnh, Long Châu, Long Hưng Thị Xã Tân Châu Hình 2.4: Tình trạng vứt rác bừa bải ở một góc bờ kè Long Thạnh Về các cách tiết kiệm nước thải sinh hoạt, theo chúng em được biết một số hộ dân dùng nước vo gạo để rửa rau quả, rửa chén hay dùng để tưới cây; hầu như các hộ thường dùng ca để rửa mặt, súc miệng vệ sinh hằng ngày nhằm tiết kiệm một phần nước. Ngoài ra, họ còn tận dụng nước mưa để dùng cho việc sinh hoạt và tưới tiêu. 2.3. Một số nhận thức về rác và xử lý rác tại nguồn Trong 70 đối tượng được hỏi về vấn đề phân loại và không phân loại rác tại nguồn thì 46 người được hỏi trả lời là không phân loại rác, chiếm tỉ lệ 65,71%. Về việc phân loại rác, đa số người dân đều nói là trước đây, có một số cán bộ Ấp, Phường có xuống gia đình vận động phân loại rác hữu cơ, vô cơ, đồng thời họ cũng được cấp cho một số bọc nhựa dùng để phân loại rác. Nhưng sau một thời gian, người dân thấy phiền phức nên không còn thực hiện theo hướng dẫn nữa, Hiện giờ, đối với các loại rác có khả năng gây mùi hôi thúi thì họ để vào bọc ni lông và buộc lại để tránh mùi khó ngửi, và vẫn còn một số hộ (gia đình hơi khó khăn) đối với các bọc ni lông, chay nhựa, chay lọ thủy tinh .....họ giữ lại bán ve chai, đồ mũ còn các loại rác thải khác tùy theo mức độ có ích mà họ vứt ra ngoài đường hay chôn xung quanh các gốc cây xung quanh nhà. Về hình thức xử lý rác tại gia đình, chúng em có bảng thống kê bên dưới Bảng 1: Các hình thức xử lý rác tại nhà Trang 20/ 37
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng